Những điều cần tránh đối cấp dướ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (Trang 33 - 34)

- Đồng cảm mà không ba phải.

2.Những điều cần tránh đối cấp dướ

Lạm dụng việc nghỉ ốm

Vấn đề này luôn là chuyện đau đầu đối với người quản lý. Điều này khiến các ban giám đốc gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch, lập dự án cũng như dự trù thời gian và chất lượng thực thi công việc.

Ý thức vệ sinh kém

Những nhân viên biết giữ gìn vệ sinh luôn được đồng nghiệp và cấp trên quý mến. Ngược lại, sếp cũng rất khó chịu với những nhân viên có tác phong luộm thuộm và không biết giữ vệ sinh cá nhân.

Tự do quá trớn

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có được sự tự do trong công việc. Tuy nhiên, nếu sự tự do này trở nên quá mức, bạn cần điều chỉnh giảm bớt xuống. Cấp trên không

muốn thấy các nhân viên của mình tự do đến mức “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, bởi họ cảm thấy như vậy sẽ rất khó kiểm soát công việc trong doanh nghiệp.

Thông tấn xã vỉa hè

Những lời đồn đại luôn gây khó chịu cho người quản lý. Họ cho rằng nguyên nhân của các lời đồn là do nhân viên không tập trung vào công việc mà chỉ để tâm vào những vấn đề khác. doanh nghiệp là nơi làm việc chứ không phải để tán gẫu.

Sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong giờ làm việc.

Sẽ không thích hợp khi bạn nhận quá nhiều cuộc điện thoại di động tại nơi làm việc. Đừng buộc cấp trên phải nghe trộm các cuộc trò chuyện qua điện thoại di động của bạn, chỉ để biết xem liên quan đến công việc hay không. Họ còn rất nhiều công việc khác cần thiết hơn để làm.

Giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc.

Người quản lý không mong muốn nơi làm việc của mình trở thành một sân bóng, nơi mà hai đội kỳ phùng địch thủ quyết đấu với nhau. Họ không muốn mình trở thành trọng tài bắt đắc dĩ đứng ra dàn xếp mâu thuẫn giữa các nhân viên.

Luôn miệng kêu ca phàn nàn.

Không có gì dễ làm sếp bực mình bằng những lời phàn nàn, kêu ca của nhân viên từ ngày này qua ngày khác. Doanh nghiệp luôn đưa ra những phần thưởng và quyền lợi để khuyến khích nhân viên làm việc, nhưng dường như nó không bao giờ đầy đủ đối với những người hay phàn nàn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (Trang 33 - 34)