Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)

- Đồng cảm mà không ba phải.

5.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng

Xây dựng những nét văn hóa riêng có trong doanh nghiệp, làm sao cho các thành viên cảm nhận được tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn là doanh nghiệp. Ngoài giờ lao động, họ có nhiều lý do để giao tiếp, ứng xử.

 Có thể xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp qua việc truyền thống thể hiện sự quan tâm đến nhau như nhân ngày sinh, ngày cưới, ngày về nhà mới... mọi người cùng đến để chia vui; đến để thăm hỏi khi đồng nghiệp ốm đau, sinh con ; đồng thời còn đến để chia buồn khi đồng nghiệp có người thân qua đời.

 Sự chia vui và chia buồn, tính chất của từng sự việc rất rõ ràng, văn hóa ứng xử phải phù hợp với cách thức thực hiện rất khác nhau giữa các doanh nghiệp.

d) Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp

1. Những điều cần tránh đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Không biết cách dùng người .

Người là gốc của vạn vật. Đối với doanh nghiệp, nhân tài cũng là nhân tố cốt lõi, quyết định cho sự thành bại của doanh nghiệp đó. Nhưng nhìn lại đời sống kinh tế xung quanh chúng ta, đâu đâu cũng có hiện tượng để mất nhân tài, vì sao lại như vậy ?

Thứ nhất, dùng người chỉ vì thân.

Dùng người chỉ vì thân sẽ hạn chế việc dùng nhân tài tích cực và có tính sáng tạo.

Phương thức này rõ ràng giảm bớt phần hao phí bên trong của doanh nghiệp trong thời kỳ đầu lập nghiệp, tăng cường lực ngưng tụ của doanh nghiệp là thành viên cùng một gia tộc, mức tín nhiệm sẽ tương đối cao, tiện cho việc triển khai kinh doanh, giảm giá thành quản lý, quyết sách nhanh chóng, lợi cho việc kinh doanh linh hoạt của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp đã trưởng thành, những thói xấu trong việc quản lý kiểu gia tộc sẽ nổi rõ lên: Bức tường ngăn gia tộc của người lãnh đạo gây trở ngại đến cơ hội xuất hiện của những nhân tài không phải gia tộc, từ đó không dễ nảy sinh lòng trung thành và lực hướng tâm đối với doanh nghiệp, quyền lực của người lãnh đạo không có sự hạn chế, thiếu sự giám sát đôn đốc có hiệu quả; lãnh đạo thường dùng tình thay lý, làm chế độ trở thành hình thức, cá nhân độc đoán quyết sách dẫn đến những tổn thất cho doanh nghiệp.

Thứ hai, ganh ghét người hiền tài, sai lầm nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hay mắc phải.

“Thành sự là người, thất bại cũng là người”. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp muốn đứng được trên mảnh đất không thất bại trong cuộc cạnh tranh kịch liệt trên thị trường thì phải thay đổi tâm lý hẹp hòi.

Nếu lòng dạ hẹp hòi, không dung nạp được người dưới quyền có tài năng vượt quá mình, tiến hành loại bỏ người hơn mình nhất định sẽ rơi vào mảnh đất không thắng trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt; đồng thời sẽ khó khăn cho việc thu hút sức đồng lòng của nhiều người.

Thứ ba, không chú ý nâng cao tính năng động của đội ngũ nhân viên.

Người lãnh đạo một doanh nghiệp cần phải hiểu rõ rằng: Nhân tài, chỉ có không ngừng được kích thích thì mới làm sống lại, làm cho tính lười biếng của con người chuyển thành tiên tiến, không ngừng sáng tạo cái mới, không ngừng tiến lên, không ngừng chiến thắng, nếu không nhân tài của doanh nghiệp sẽ trở thành xơ cứng, từ đó làm thiệt hại cho lợi ích của doanh nghiệp.

Thứ tư, làm người lãnh đạo mà không chú ý giữ cho kết cấu nhân lực hợp lý hóa và đa dạng hóa, từ đó làm ảnh hưởng đến sức mạnh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, quy mô các doanh nghiệp ngày càng phát triển, bối cảnh đa dạng hóa kinh doanh đang thịnh hành càng đòi hỏi phải đa dạng hóa nhân lực trong tất cả các lĩnh vực tài chính, lao động sản xuất, marketing, luật pháp

 Như vậy, số lượng nhân viên không những cần nhiều, mà còn phải có nhiều tài khác nhau, nếu người nhiều nhưng chỉ tinh thông một mặt, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh chỉnh thể. Nếu như trên một chiếc thuyền, người trên thuyền chỉ biết bơi chèo và chèo giỏi, nhưng không có người biết cầm lái, thì rõ ràng thuyền ấy không thể ra khơi.

Người lãnh đạo thiếu tầm chiến lược.

 Trong giới doanh nghiệp nước Mỹ thường lưu hành một câu “người không hiểu chiến lược, không thể làm giám đốc”, cho thấy rõ tính chất quan trọng của chiến lược quy hoạch dài hạn.

 Khi phân tích chiến lược, người lãnh đạo cần suy nghĩ tới nội dung bên trong và bên ngoài. Mặt bên “trong” chỉ tình trạng của doanh nghiệp, bao gồm: vốn, con người, nhà xưởng, chỗ ưu thế đặc biệt của doanh nghiệp. Mặt bên “ngoài” chỉ hoàn cảnh bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao

gồm tình hình kinh tế thế giới và khu vực, xu thế phát triển kinh tế, phong tục văn hóa, tập quán, tình hình của ngành kinh tế mà doanh nghiệp theo đuổi và tình hình đối thủ cạnh tranh v.v....

Sự lựa chọn chiến lược chính xác phải tổng hợp được các nhân tố hai mặt “trong” và “ngoài”. Bất kỳ nội dung nào trong đó bị coi nhẹ hoặc nhận thức không rõ đều có khả năng dẫn đến sai lầm khi đề ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Độc đoán chuyên quyền, tập quyền quá mức.

 Chủ doanh nghiệp là người lãnh đạo tất cả các công nhân viên, đảm bảo uy quyền nhất định là cực kỳ cần thiết, nhưng uy quyền không có nghĩa là độc tài.

Tập quyền quá mức, chuyên quyền độc đoán rất dễ làm cho người lãnh đạo nảy sinh sự ham hố quyền lực; từ đó mất đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp của người lãnh đạo như lý trí, bình tĩnh, chính trực, công bằng, dân chủ, làm mất lòng tin của cấp dưới.

 Chuyên quyền độc đoán còn bóp chết tính chủ động và cảm giác trách nhiệm của cấp dưới; gây trở ngại ngay cho người lãnh đạo khó tập trung tinh lực suy nghĩ những vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp.

 Như vậy, tác phong của người lãnh đạo chuyên quyền độc đoán quá mức sẽ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, còn như trao quyền đúng mức là cách làm đúng đắn, phủ hợp với trào lưu hiện đại, với lý luận và quan niệm quản lý hiện đại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (Trang 31 - 33)