báo cáo thực tập công ty tnhh tm - dv kiến hưng

42 542 0
báo cáo thực tập công ty tnhh tm - dv kiến hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH TM – DV KIẾN HƢNG. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Công ty TNHH TM-DV Kiến Hưng được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4101050029 được cấp bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh ngày 12/05/2006 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/06/2006. Đăng kí và thay đổi lần thứ 4 ngày 03/07/2010. Tên công ty: Công Ty TNHH TM & DV Kiến Hưng. Tên giao dịch quốc tế: Kien Hung Forwarding,Trading & Service Co.,Ltd Người đại diện hợp pháp của công ty: + Giám đốc: Nguyễn Thúc Dũng + Trụ sở: 143/6 Lê Thị Riêng- P.Bến Thành-Q.1-Tp. Hồ Chí Minh + ĐT: 08-9254332 Fax: 08-2911803 + Mã số thuế: 0304982083 Công ty hoạt động với con dấu riêng, hạch toán kế toán độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Là một doanh nghiệp mới thành lập còn non trẻ mới đi vào hoạt động, ban lãnh đạo và tập thể nhân viên công ty TNHH Kiến Hưng đã và đang nổ lực hết mình để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế của mình trên thương trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn mạnh. 1.2. Phạm vi hoạt động kinh doanh:  Giao nhận hàng hóa xuất-nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không.  Đại lý vận tải hàng hóa.  Dịch vụ khai thuê hải quan.  Mua bán văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, máy vi tính, linh kiện máy vi tính, đồ chơi trẻ em ( trừ đồ chơi có hại nhân cách, ảnh hưởng an ninh Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 2 trật tự, an toàn xã hội), hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, trang trí nội thất, giấy, hạt nhựa.  Môi giới thương mại.  Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô. Cụ thể, công ty thực hiện các dịch vụ sau: Thay mặt người gửi hàng (Người Xuất khẩu) : Theo các chỉ thị gởi hàng của người xuất khẩu, công ty Kiến Hưng phải:  Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải thích hợp.  Lưu khoang với hãng tàu đã chọn lựa.  Nhận hàng .  Đóng gói hàng hóa ( trừ phi việc này do người gửi hàng thực hiện trước khi giao hàng cho người giao nhận ) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất hàng hóa và các luật lệ áp dụng nếu có nước xuất khẩu, các nước chuyển tải và nước đến.  Sắp xếp việc lưu kho hàng hóa ( nếu cần ).  Vận chuyển hàng vào cảng, sắp xếp việc khai hải quan, lo các thủ tục chứng từ, liên hệ và giao hàng cho người vận tải.  Thanh toán chi phí và các phí tổn khác, bao gồm cước phí. Thay mặt người nhận hàng (Người nhập khẩu): Theo các chỉ thị giao hàng của người nhập, công ty Kiến Hưng cần phải: Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển dịch hàng, khi người nhận hàng lo việc vận tải hàng (như nhập theo FOB).  Nhận và kiểm soát mọi chứng từ thích hợp liên quan đến việc chuyển dịch hàng.  Nhận hàng từ người vận tải, trả cước phí vận tải cho người chuyên chở nếu cần.  Sắp xếp việc khai thuê hải quan và đóng thuế, lệ phí và các chi phí khác cho hải quan và các cơ quan công quyền khác. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 3  Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận.  Giúp đỡ người nhận hàng – nếu cần – tiến hành việc khiếu nại đối với hãng tàu về việc mất hàng hay bất cứ hư hại nào đối với hàng.  Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu cần. 1.3. Cơ cấu tổ chức công ty: 1.3.1. Sơ đồ tổ chức: Qua hoạt động thực tiễn, công ty đã lựa chọn bộ máy tổ chức phù hợp, thể hiện sự phân biệt rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm về mối quan hệ gắn bó ràng buộc giữa cấp lãnh đạo và các phòng ban chức năng. Được thực hiện theo sơ đồ sau: 1.3.2. Chức năng – nhiệm vụ các phòng ban: Giám đốc: Là người điều hành và quản lý công việc chung của công ty  Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động thương mại, dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, quản lý điều hành tập thể nhân viên  Xác định chiến lược kinh doanh của công ty  Giao dịch và đàm phán trực tiếp với khách hàng Phó giám đốc: Là người được thay mặt Giám đốc giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Giám Đốc Phòng Kế toán. Phòng Sale & Marketing Phòng Chứng từ và Giao nhận P.Giám Đốc Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 4  Tham mưu cho Giám đốc trong các chiến lược kinh doanh.  Thay mặt cho Giám đốc giải quyết mọi giao dịch phát sinh khi Giám đốc đi vắng. Phòng Kế toán: Quản lý tổ chức thực hiện các công tác liên quan đến tài chính  Theo dõi và phản ánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch theo kinh tế tài chính, dự toán chi phí trong quá trình hoạt động .  Thực hiện và chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý kinh tế tài chính, thúc đẩy việc củng cố chế độ hạch toán kinh tế.  Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty.  Lập bản tổng kết tài sản và báo cáo tài chính định kỳ tháng cho Ban Tổng giám đốc.  Thực hiện kê khai và nộp các khoản thuế nhà nước, quản lý thu chi trong công ty và thanh toán lương cho nhân viên theo định kì. Phòng Sale & Marketing: Là phòng ban đóng góp vô cùng quan trọng trong họat động của công ty với nhiệm vụ:  Tổ chức công tác tìm kiếm thị trường và giao dịch với khách hàng cũng như các nhà cung cấp.  Tìm hiểu thị trường về giá cả, công ty cạnh tranh, từ đó đưa ra những dự báo có lợi cho công ty.  Theo dõi và quản lí các đơn đặt hàng  Giới thiệu và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Phòng Chứng từ và Giao nhận: Chịu trách nhiệm về toàn bộ chứng từ và việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ giao chứng từ và hàng hóa cho khách hàng. Cụ thể như:  Nhận và kiểm tra bộ chứng từ từ khách hàng.  Lấy lệnh giao hàng.  Làm thủ tục Hải quan.  Tổ chức giao và nhận hàng cho khách hàng. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 5 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009 – 2011: 1.4.1. Cơ cấu dịch vụ: Bảng 1: Cơ cấu dịch vụ qua các năm ( từ tháng 1/2009-12/2011 ). Đơn vị tính: VNĐ. Loại hình dịch vụ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu (VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (VNĐ) Tỷ trọng (%) Doanh thu (VNĐ) Tỷ trọng (%) Giao nhận hàng Air 713.230.100 24,78 730.453.200 24,45 785.260.958 24,72 Giao nhận hàng nguyên cont (FCL) 721.519.170 25,07 850.930.390 28,48 935.515.179 29,45 Giao nhận hàng lẻ (LCL) 814.450.730 28,30 895.415.960 29,97 956.798.546 30,12 Dịch vụ khác 628.800.000 21,85 511.200.450 17,10 499.047.317 15,71 Tổng cộng. 2.878.000.000 100 2.988.000.000 100 3.176.622.000 100 Nguồn: Phòng kế toán. Biểu đồ 1: Cơ cấu dịch vụ qua các năm. 24,78% 25,07% 28,30% 21,85% Năm 2009 Giao nhận hàng Air Giao nhận hàng FCL Giao nhận hàng LCL Dịch vụ khác Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 6 Qua biểu đồ ta có thể thấy rằng tỉ trọng cơ cấu các dịch vụ của công ty có sự thay đổi theo từng năm, cụ thể như sau:  Dịch vụ giao nhận hàng FCL trong năm 2009 chiếm tỷ trọng là 25,07 %. Năm 2010, tỷ trọng của dịch vụ này tăng lên 28,48% (tăng 3,41%), sở dĩ có được con số này là do trong năm doanh nghiệp đã có được những khách hàng lớn thường xuyên nhập khẩu hàng hóa với khối lượng lớn Tổng kết năm 2011, dịch vụ giao nhận hàng nguyên container tăng lên 0,97% (tương ứng 29,45%).  Các dịch vụ còn lại cũng có sự thay đổi qua các năm, trong đó dịch vụ giao nhận hàng LCL có sự gia tăng đáng kể. - Cụ thể là dịch vụ giao nhận LCL chiếm 28,30%(năm 2009) tăng lên 29,97% (năm 2010) và đạt 30,12% (năm 2011). Điều này cho thấy rằng mặc dù các khách hàng của công ty chủ yếu là những khách hàng nhỏ nhưng lượng hàng nhập khá thường xuyên nên làm cho tỷ trọng của dich vụ này tăng lên qua các năm. - Đối với dịch vụ giao nhận hàng Air chiếm 24,78% (năm 2009) giảm xuống 24,45% (năm 2010) và tăng nhẹ lên 24,72% (năm 2011). 24,45 28,48% 29,97% 17,10% Năm 2010 Giao nhận hàng Air Giao nhận hàng FCL Giao nhận hàng LCL Dịch vụ khác 23,98% 29,45% 30,12% 15,71% Năm 2011 Giao nhận hàng Air Giao nhận hàng FCL Giao nhận hàng LCL Dịch vụ khác Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 7 - Doanh thu các dịch vụ khác qua các năm thì giảm liên tục vì trong thời gian này khách hàng chủ yếu tập trung và dịch vụ giao nhận. Tỷ trọng qua các năm lần lượt là: 21,85% (năm 2009); 17,10% (năm 2010); 15,71% (năm 2011). Tổng kết lại, qua phân tích trên ta thấy rằng, sự chênh lệch tỷ trọng giữa các dịch vụ là không lớn và sự thay đổi diễn ra khá đồng bộ làm cho doanh thu tăng liên tục qua các năm. 1.4.2. Cơ cấu thị trường: Bảng 2: Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu công ty làm dịch vụ. Đơn vị tính: USD Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Nhật Bản 135.270 18,95 141.870 20,27 157.480 20,42 Trung Quốc 397.480 55,69 329.450 47,06 356.940 46,28 Singapore 113.290 15,87 155.370 22,19 178.960 23,21 Thị trường khác 67.690 9,49 73.350 10,48 77.830 10,09 Tổng cộng 713.730 100 700.040 100 771.210 100 Nguồn: Phòng kế toán. Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu các năm. 18,95% 55,69% 15,89% 9,49% Năm 2009 Nhật Bản Trung Quốc Singapore Thị trường khác Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 8 Qua ba bảng số liệu và 3 biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường mà công ty TNHH Kiến Hưng thực hiện, ta thấy rằng: Tổng doanh thu từ các thị trường năm 2009 đạt 713.730 USD. Trong đó doanh thu từ thị trường Trung Quốc lớn nhất là 397.480 USD ( chiếm 55,69%), tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 135.270 USD (chiếm 18,95%), thị trường Sigapore đạt 113.290 USD (chiếm 15,87%) còn lại là thị trường khác đạt 67.690 USD (chiếm 9,49%). Năm 2010, doanh thu từ các thị trường đều có sự thay đổi. Thị trường Nhật Bản đạt 141.870 USD (tăng 1,32% so với 2009); thị trường Trung Quốc giảm xuống còn 329.450 USD; thị trường Singapore đạt 155.370 USD (tăng 6,32%); thị trưởng khác đạt 73.350 USD. Những sự thay đổi đó làm cho tổng doanh thu 2010 giảm 13.690 USD. Năm 2011, doanh thu từ các thi trường có sự gia tăng đồng bộ, trong đó đạt mức cao nhất vẫn là thị trường Trung Quốc với 356.940 USD, tiếp đến là thị 20,27% 47,06% 22,19% 10,48% Năm 2010 Nhật Bản Trung Quốc Singapore Thị trường khác 20,42% 46,28% 23,21% 10,09% Năm 2011 Nhật Bản Trung Quốc Singapore Thị trường khác Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 9 trường Singapore đạt 178.960 USD, thị trường Nhật Bản đạt 157.840 USD, thị trường khác đạt 77.830 USD. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là Châu Á, trong đó thị trường mà Việt Nam nhập khẩu thường xuyên và chủ yếu là thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng (55,69% năm 2009, 47,06% năm 2010, 46,28 % năm 2011). Thị trường ở các nước khác cũng ngày càng tăng do chính sách mở cửa hội nhập thông thương với nhiều quốc gia, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ngoài ra kết quả của chính sách mở cửa đã mang lại nhiều ưu đãi về thuế suất, thủ tục thông quan hàng hóa giữa các nước…làm cho thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu diễn ra sôi nổi hơn. 1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 3: Doanh thu, lợi nhuận hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011: Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu thực hiện Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng Doanh thu: - Từ Dịch vụ - Từ Kinh doanh nội địa 3.333,8 2.878 455,8 3.516,6 2.988 528,6 3.790,52 3.176,62 613,9 Tổng Chi phí 1.635,8 1.700 1.758,92 Lợi nhuận trước thuế 1.698 1.816,6 2.031,6 Lợi nhuận sau thuế 424,5 454,15 507,9 Nguồn: Phòng kế toán. Biểu đồ 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2011: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 10 Qua báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh ba năm từ 2009-2011 ta thấy công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể: - Năm 2010, doanh thu tăng 182,8 triệu so với năm 2009, tuy nhiên, so với năm trước thì mức tăng giảm chỉ còn 5,48%. Nguyên nhân là do:  Thời gian này công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và những rủi ro về mặt thị trường đó là thương mại thế giới tăng trở lại nhưng không tăng đột biến vì vậy nhu cầu sản phẩm tăng không nhiều. Do đó làm cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam cũng như các nước khác bị tác động trực tiếp. Vì vậy mà các công ty giao nhận sẽ có ít dịch vụ hơn trước.  Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các đối thủ trực tiếp ngày càng gia tăng-đó là các công ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, và các hãng tàu lớn có bộ phận tổ chức giao nhận hàng để thu hút khách hàng. - So với năm 2010, doanh thu năm 2011 tăng 273,92 triệu đồng tương ứng 7,79% làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 53,75 triệu đồng tương ứng 11,847%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do:  Nguyên nhân khách quan: Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO (11/01/2007) thì hoạt động kinh doanh xuất nhập 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế [...]... toàn bộ quy trình thông quan hàng nhập khẩu mà công ty TNHH TM- DV Kiến Hưng thực hiện theo ủy thác của công ty Cổ phần TM SX Thiết bị Điện Miền Nam Trang 31 GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY TRÌNH THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH TM DV KIẾN HƯNG 3.1 Nhận xét chung: 3.1.1 Thuận lợi: Chính... lên tàu) 2.2 Quy trình thông quan cho hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH TM- DV Kiến Hưng: Trang 12 GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ quy trình thông quan tại Công ty TNHH TM- DV Kiến Hưng: Nhận và Khai Lấy Làm Giao kiểm tra báo Hải lệnh thủ tục hàng, BCT từ quan giao Hải quyết khách điện tử hàng- quan tại toán và D/O cảng trả BCT hàng cho KH 2.2.1 Chi tiết các nghiệp... Tiến Báo cáo thực tập tốt nghiệp khẩu ngày một sôi nổi và đa dạng hơn tạo ra cơ hội kinh doanh dịch vụ cho các công ty giao nhận nói chung và công ty Kiến Hưng nói riêng  Nguyên nhân chủ quan: Qua hơn 4 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công ty đã tạo được niềm tin ở khách hàng cùng với đó là sự đóng góp về kinh nghiệm và khả năng điều hành của lãnh đạo công ty Tất cả đã làm cho uy tín của công ty. .. đối với những hàng hóa phải kiểm tra thực tế thì công ty phải làm cả hai công đoạn: vừa thực hiện đăng ký tờ khai bằng phương thức khai báo điện tử qua mạng vừa làm cả những công việc của thủ tục hải quan thủ công Công Trang 33 GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Báo cáo thực tập tốt nghiệp ty phải đến chi cục hải quan điện tử, liên hệ ngày giờ xuống cửa khẩu (cảng, sân bay) để thực hiện kiểm hóa  Quá trình xử... công ty, đòi hỏi mỗi nhân viên của công ty phải luôn tìm tòi học hỏi, có tư duy sáng tạo, biết rõ tổ Trang 34 GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Báo cáo thực tập tốt nghiệp chức, nắm rõ thị trường và những biến động thị trường nhằm xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý và đúng đắn hơn Do đó, công ty nên quan tâm một số biện pháp để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên công ty như:  Nhân viên trong công ty. .. doanh của công ty qua 3 năm ta thấy rằng: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thông qua những con số về doanh thu và lợi nhuận thì nhìn chung công ty hoạt động khá hiệu quả Tin rằng trong tương lai, với những gì đã đạt được lãnh đạo công ty cùng với các phòng ban sẽ kiểm soát và phát triển tốt hơn nữa để mang lại hiệu quả tốt nhất cho công ty Trang 11 GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Báo cáo thực tập tốt nghiệp...  Tiêu thức 1: Người nhập khẩu Vì ở bước 2 đã chọn Doanh nghiệp khai báo nên ở tiêu thức này chương trình sẽ tích hợp sẵn trên tờ khai: - Tên công ty: Công ty Cổ phần TM SX Thiết bị Điện Miền Nam Trang 16 GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Địa chỉ : 185A Xa lộ Hà Nội, Phường Phước Long A, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh - Mã số thuế: 0302159942  Tiêu thức 2: Người xuất khẩu Dựa vào hợp đồng... của Công ty Thiết bị Điện Miền Nam để kết nối với Hải quan và tiến hành gửi dữ liệu đi Khi khai báo thành công, hệ thống khai báo của Hải quan sẽ phản hồi lại “số tiếp nhận”, sau đó lấy kết quả xử lí tờ khai từ hệ thống của Hải quan trả về gồm có: - Số tờ khai: 44844 - Ngày, giờ đăng kí: 20/04/2012 - Kết quả phân luồng: luồng đỏ (kiểm tra thực tế) Trang 22 GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Báo cáo thực tập. .. giảm nhiều nên công ty phải cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp trong nước hoạt động cùng lĩnh vực mà còn cả những công ty nước ngoài được đầu tư kỹ và mạnh với trình độ chuyên môn cao Hơn nữa, Thị trường dịch vụ nói chung và dịch vụ về khai báo Hải quan nói riêng ngày càng trở nên sôi đông, sự gia nhập của nhiều công ty tạo áp lực không nhỏ đối với công ty Kiến Hưng  Trong quá trình thực hiện thông... khoản cơ bản theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam Trong phạm vi bài báo cáo này em xin phép được trình bày thực tế quy trình thông quan cho lô hàng nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển của: Công ty Cổ phần TM SX Thiết bị Điện Miền Nam - Địa chỉ: 185A Xa lộ Hà Nội, P.Phước Long A, Q.9, ủy thác cho Công ty Kiến Hưng tổ chức thực hiện thông quan nhập khẩu hàng theo phương thức FCL ở cảng Cát Lái mặt . bằng đường biển tại Công ty TNHH TM- DV Kiến Hưng: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 13 Sơ đồ quy trình thông quan tại Công ty TNHH TM- DV Kiến Hưng: . Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Tiến Trang 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH TM – DV KIẾN HƢNG. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Công ty. ngày 03/07/2010. Tên công ty: Công Ty TNHH TM & DV Kiến Hưng. Tên giao dịch quốc tế: Kien Hung Forwarding,Trading & Service Co.,Ltd Người đại diện hợp pháp của công ty: + Giám đốc: Nguyễn

Ngày đăng: 24/09/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan