Tên viết tắt: SAMSET Nhận thấy được tiềm năng phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa nên ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép thành lập “ Trạm Phát Hành Khánh Hội” vào
Trang 1
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI
VÀ DỊCH VỤ HÀNG HẢI CẢNG SÀI GÕN
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển:
1.1.1 Giới thiệu về công ty:
Tên Việt Nam: Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ hàng hải Cảng Sài Gòn
Tên đối ngoại: Saigon port Maritime Services and Transport joint stock Company
Tên viết tắt: SAMSET
Nhận thấy được tiềm năng phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa nên ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép thành lập “ Trạm Phát Hành Khánh Hội”
vào năm 1987, trên cơ sở hợp tác giữa Cảng Sài Gòn, Công ty COSEVINA và Ủy Ban
nhân Dân quận 4, hoạt động chủ yếu là giao nhận và phát hành quà biếu từ nước ngoài
gửi về cho thân nhân trong nước, với quy mô chưa lớn lắm Năm 1990, “Trạm Phát
Hành Khánh Hội” đổi tên thành “Công ty Phát hành Khánh Hội”, trên cơ sở hợp tác giữa
Cảng Sài Gòn và Ủy Ban Nhân Dân quận 4 Trong những năm đầu hoạt động, Công ty
đã gặp không ít khó khăn về tiền mặt và vốn hoạt động, đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh
nghiệm Bên cạnh đó, Công ty còn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty
giao nhận khác Do đó, để để có thể đứng vững và tồn tại trong nền kinh tế thị trường,
Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ công nhân viên đã không ngừng nỗ lực và học hỏi
thêm kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiện toàn bộ máy quản lý,
Trang 2đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ Nhờ vậy Công ty đã vượt qua
được những khó khăn ban đầu, bước vào giai đoạn ổn định và phát triển
Tháng 8 năm 2001, Công ty được đổi tên là “ Công Ty Vận Tải & Dịch Vụ Hàng
Hải Khánh Hội - Trực thuộc Cảng Sài Gòn” Công ty được thành lập và hoạt động theo:
-Căn cứ quyết định số 886/QĐ-TC-CBLĐ ngày 12/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao
Thông Vận Tải về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà Nước Cảng Sài Gòn
-Căn cứ quyết định số 576/QĐ-HĐQT ngày 21/6/1996 của Hội Đồng Quản Trị Tổng
Công Ty Hàng Hải Việt Nam về việc phê chuẩn điều lệ và tổ chức hoạt động Cảng Sài
Gòn
-Căn cứ quyết định số 187/QĐ-TGĐ ngày 13/3/2002 của Tổng Giám đốc Công Ty
Hàng Hải Việt Nam về việc đổi tên Công ty Dịch Vụ Phát Hành Khánh Hội thành Công
Ty vận Tải & Và Dịch Vụ Hàng Hải Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn với nhiều chức
năng và nhiệm vụ kinh doanh hơn
Đầu năm 2009, để chuẩn bị cho công tác cổ phần hóa, Công ty được đổi tên thàng
“Xí nghiệp Vận tải & Dịch vụ Hàng hải Khánh Hội”
Tháng 12/2009, “Công ty Cổ phần Vận tải & Dịch vụ Hàng hải Cảng Sài Gòn”
chính thức ra đời
Hơn 20 năm qua, toàn thể Ban Giám Đốc và nhân viên của Công ty đã không
ngừng phấn đấu, khắc phục những khó khăn, chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt mọi
công việc, cùng nhau đưa công ty ngày một phát triển về phạm vi kinh doanh cũng như
việc xậy dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu Công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực giao
nhận hàng hóa chủ yếu là hàng quà biếu, hàng phi mậu dịch và dịch vụ làm thủ tục hải
quan, với lượng hàng ít và quy mô còn nhỏ, đến nay công ty đã thực sự trưởng thành và
ổn định
Cho đến nay, tổng số phương tiện vận tải của công ty có 4 tàu, tự hành vận tải
Container Với số phương tiện vận tải trên, công ty có khả năng phục vụ tốt các dịch vụ
vận tải cho khách hàng cũng như theo yêu cầu của các công ty thành viên Cảng Hơn
nữa, công ty đã chủ động liên kết với các công ty thành viên Cảng Sài Gòn, đặc biệt là
Trang 3Công ty xếp dỡ Khánh Hội, công ty xếp dỡ Tân Thuận, Phòng tiếp thị Cảng Sài
Gòn,…đã đưa hoạt động kinh doanh của đơn vị ngày càng phát triển, từng bước mở rộng
các dịch vụ và áp dụng phương thức vận tải mới Logistics, để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của đơn vị
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong những năm qua có bước phát triển
tốt, mở ra nhiều phương hướng hoạt động mới, cán bộ nhân viên có làm việc thường
xuyên, đời sống cán bộ nhân viên từng bước được nâng lên
1.2.Các lĩnh vực hoạt động của công ty:
-Giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
- Vận tải hàng hóa nội địa
-Tổ chức dịch vụ hàng hải phục vụ cho các hãng tàu trong và ngoài nước
-Tổ chức kinh doanh dịch vụ phát hàng và giữ hàng
- Thực hiện các dịch vụ gửi hàng cho Việt kiều và tư nhân trong nước
*Đối tƣợng phục vụ: Hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ cho tất cả
các loại hàng hóa xuất nhập khẩu và cho mọi đối tượng trong các thành phần kinh tế, có
nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với chính sách ngoại thương và Pháp luật Việt
Nam
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.3.1 Chức năng:
-Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
-Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa, đường bộ và ô tô (trừ ô tô chuyên dụng)
-Bốc xếp hàng hóa ở cảng biển và cảng sông
-Dịch vụ đại lí vận tải bằng đường biển
-Hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan
-Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải bằng đường bộ (trừ kinh doanh bến- bãi
ô tô)
-Kinh doanh dịch vụ Logistics
-Quản lý và khai thác Cảng
Trang 41.3.2 Nhiệm vụ:
-Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập của công ty
-Thực hiện và tuân thủ đúng theo chính sách của Nhà nước đã đưa ra về tài chính, thuế
và các quy định khác liên quan đến hoạt động của Công ty
-Thực hiện đầy đủ và đúng với những cam kết cũng như hợp đồng với khách hàng
1.4.Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
1.4.1.Sơ đồ tổ chức công ty:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
P.TỎNG GIÁM ĐỐC
KINH DOANH KHAI
THÁC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
P.KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ
TỔNG GIÁM ĐỐC
P KHAI THÁC QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN
P TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
P KHAI THÁC
KHO BÃI
CẢNG
P TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG HÀNH CHÍNH
TỔ KHAI
THÁC CẢNG
BỘ PHẬN TỔ CHỨC NHÂN SỰ TIỀN LƯƠNG
TỔ VẬT TƯ
TỔ DỊCH VỤ HÀNG BẮC NAM
TỔ KHAI
THÁC KHO
BÃI
BỘ PHẬN HÀNH CHÁNH
TỔ QUẢN LÍ KHAI THÁC TÀU
BÔ PHẬN AN TOÀN LAO ĐỘNG
TỔ DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN
BÔ PHẬN BẢO VỆ
Trang 51.4.2.Chức năng chung của các phòng ban:
Tổng giám đốc:
Là người đại diện Công ty Cảng Sài Gòn theo ủy quyền của Tồng Giám Đốc Cảng
Sài Gòn, có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm cá nhân trước
Tồng Giám Đốc Cảng Sài Gòn, trước Pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty
Phó Tổng giám đốc:
Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Được Giám Đốc phân công, ủy
quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được
Giám Đốc phân công, trực tiếp giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực công tác hành
chính - an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, tổ dịch vụ Container, tổ bốc xếp, tổ bảo
vệ
Phòng Tài chính-Kế toán:
-Tham mưu cho Giám Đốc về công tác quản lý Tài chính - Kế toán, công tác xây
dựng, quản lý sử dụng hiệu quả tài sản cố định, các nguồn vốn trong phạm vi quản lý của
công ty
-Tổ chức hoạch toán kế toán, lập bảng tổng kết tài sản và báo cáo tình hình hoạt động
hàng tháng, lập bảng cân đối thu chi, lời lỗ theo quy định
-Lập sổ sách ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác và trung thực toàn bộ tài sản, nguồn
vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng chế độ hiện hành của Nhà
nước
Phòng Kế Hoạch - Tiếp thị - Thương vụ:
-Tham mưu cho Giám Đốc trong công tác kế hoạch thống kế đúng quy định của Nhà
nước và phù hợp yêu cầu quản lý nhiệm vụ của cấp trên trong hệ thống Cảng Sài Gòn
-Tham mưu cho Giám Đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ
chức khai thác có hiệu quả các chức năng kinh doanh của Công ty
Trang 6-Tổ chức tiếp thị, mở rộng thị trường, nguồn hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh của
đơn vị
Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương:
-Tổ chức và quản lý thực hiện các mặt về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền
lương, bảo hiểm xã hội, công tác đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỉ luật
-Quản lý ngày công lao động, kiểm tra nội quy, kỷ luật lao động, thời gian làm việc tại
công ty
-Theo dõi chấm công chấm điểm, tính toán lương cho cán bộ công nhân viên một cách
công bằng, hợp lý
Phòng Khai thác - Quản lý phương tiện vận tải:
Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý, định mức tiêu hao năng lượng nhiên
liệu, vật liệu, sửa chữa các phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ, khai thác có hiệu
quả các phương tiện vận tải do ban quản lý khai thác các tuyến vận tải nội địa bằng
đường thủy, đường bộ
Tổ dịch vụ thủ tục hải quan:
Tổ chức tiếp thị, mở rộng thị trường, nguồn hàng, đối tượng phục vụ, tiếp nhận và
hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cần thiết để khai báo hải quan đúng pháp luật, giao nhận hàng
hóa từ Cảng đến kho chủ hàng và ngược lại
Tổ dịch vụ cung ứng Hàng hải:
Tổ chức các dịch vụ hàng hải cho hãng tàu trong và ngoài nước như sửa chữa tàu biển,
cung ứng vật tư thiết bị cho tàu, cung ứng lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm cho
tàu, tổ chức các dịch vụ tham quan đưa đón thuyền viên, dịch vụ chăm sóc y tế
Tổ dịch vụ Container:
Là đơn vị sản xuất trực tiếp, phối hợp với công ty Xếp dỡ Khánh Hội, Nhà Rồng, Tân
Thuận, thực hiện các công việc liên quan đến Container theo yêu cầu của Cảng, Hải
quan, Đại lý, Chủ hàng
Tổ vận tải nội địa:
Trang 7Là đơn vị sản xuất trực tiếp được trang bị phương tiện để vận chuyển hàng hóa,
container từ các cửa khẩu về kho hàng và ngược lại theo yêu cầu của Cảng, chủ hàng
Tổ bốc xếp tổng hợp:
Tổ chức xếp dỡ, đóng gói, rút ruột hàng hóa trong container cho các đại lý, chủ hàng
do công ty và chi nhánh Hải quan, phòng khai thác để thực hiện tốt hình thức vận tải
“door to door”
Bộ phận bảo vệ:
Có trách nhiệm đảm bảo tình hình an ninh, bảo vệ tài sản và trật tự an toàn cho công
ty, đảm bảo cho các hoạt động tổ chức và kinh doanh của công ty
1.5.Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây:
BẢNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT – NHẬP KHẨU
Hình 1.2: Bảng thu nhập hoạt động giao nhận hàng hóa xuất-nhập khẩu
(Nguồn: Báo cáo tài chính của phòng quản trị tài vụ Công ty vận tải - Dịch vụ Hàng hải
Cảng Sài Gòn)
Trang 8BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2008 – 2010)
25
20
Doanh thu Chi phí
10
5
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hỉnh 1.3: Biểu đồ hoạt động kinh doanh (năm 2008 – 2010)
Lợi nhuận là hiệu số giữa khoảng doanh thu và chi phí bỏ ra trong hoạt động gioa nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu
Nhận xét:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh mà công ty đat được không ngừng tăng lên sp với
những năm trước và nếu tính tới năm 2010 thì khoản lợi nhận này sẽ không những tăng
Trang 9lên mà còn tăng lên rất nhiều vì công ty đang thực hiện chính sách: “Giảm chi phí tới
mức tối thiểu và tăng doanh thu tới mức tối đa”
1.6.Đối thủ cạnh tranh:
-Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước
trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, APEC, WTO là
điều không thể không làm, chính thị trường trong nước cũng đang cạnh tranh rất gay gắt
và khốc liệt bởi càng ngày càng có nhiều công ty xuất nhập khẩu được thành lập, đặc
biệt là các công ty tư nhân Các đối thủ cạnh tranh sẵn sàng đưa ra mức giá thấp hơn mặc
dù phí vận chuyển và phụ phí không ngừng tăng lên
-Hiện nay, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là Safi, Transimex, Sotrans…Lợi
thế cạnh tranh của công ty là nguồn tài chính dồi dào, giàu kinh nghiệm trong quá trình
thâm nhập quốc tế và nghiệp vụ giao nhận hàng hóa Thực hiện một cách bài bản, chính
quy, áp dụng các phương pháp quản lí mới nhất sao cho hiệu quả kinh doanh cao nhất,
đây cũng chính là bài toán rất khó mà các công ty Việt Nam nói chung và Công ty Vận
tải và Dịch vụ Hàng hải Cảng Sài Gòn nói riêng bắt buộc phải tham gia nếu muốn tồn
tại, đặc biệt khi đã gia nhập WTO Trên cơ sở đó, công ty cũng đã thấy được áp lực cạnh
tranh mọi lúc mọi nơi trên tất cả các ngành xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động giao
nhận vận tải nói riêng
1.7.Định hướng phát triển của công ty:
-Chú trọng định hướng các mặt hàng kinh doanh, đầu tư thích hợp, đổi mới cơ sở vật
chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ; tiết kiệm chi phí,
tăng sức cạnh tranh thị trường
-Nắm bắt thông tin thương mại, các quy định, thủ tục nhanh chóng, chính xác, kịp
thời Đa dạng hóa thị trường, nguồn hàng, chủ động liên doanh, liên kết, đẩy mạnh công
tác tiếp thị, tham gia nhiều hoạt động xúc tác thương mại, giữ uy tín, không gian lận
trong thương mại, chấp hành tốt chính sách pháp luật
-Nâng cao tinh thần đoàn kết, nhất trí trong nội bộ công ty
Trang 10-Tạo môi trường hoạt động ổn định, nâng cao tinh thần và trách nhiệm của ban lãnh
đạo
-Có chiến lược củng cố phát triển khách hàng như: xác định, phân loại khách hàng
theo từng ngành hàng, nhóm hàng Chọn lọc những nhóm khách hàng thân thuộc, uy tín
và đối tác quan trọng để xây dựng mối quan hệ lâu bền
Trang 11Chương 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
CHO HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử:
2.1.1.Một số khái niệm:
*Thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải
thực hiện theo quy định của Luật hải Quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải khi
xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (theo Luật Hải Quan Việt
Nam)
*Thủ tục hải quan điện tử:
Là thủ tục hải quan, trong đó việc khai báo, tiếp nhận xử lí thông tin khai hải quan, ra
quyết định được thực hiện thông qua hệ thống xử lí dữ liệu điện tử của hải quan
2.1.2.Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng:
Khách hàng giao đầy đủ những chứng từ cần thiết và các hóa đơn đóng thuế xuất nhập
khẩu các lô hàng gần đây (nếu cần thiết)
Tất cả các chứng từ sẽ được kiểm tra cẩn thận
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ:
Sau khi nhận bộ chứng từ từ khách hàng, phòng chứng từ sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra
chi tiết bộ chứng từ đã tiếp nhận có phù hợp và đầy đủ hay không, chữ viết trên chứng từ
phải rõ ràng, chứng từ hợp lệ phải có đầy đủ con dấu và chữ ký của công ty
Thông tin chi tiết về người xuất khẩu và người nhập khẩu:
Tên Công ty xuất khẩu: HITACHI CABLE ASIA PACIFIC (HCAP) PTE.LTD
Địa chỉ: Số 61 Alexandra Terrace, Harbour link, #05-05, Singapore 119936
Mã số thuế:(Không có)
Điện thoại: +65-6265-6711
Trang 12Fax: +65-6278-8202
Ngân hàng: The bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd (Singapore branch)
Tên Công ty nhập khẩu: Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 03 Nguyễn Tất Thành, P12, Q4, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Trị giá nguyên tệ: CIF HCM 33.791,92USD
Bước 3 Nhận lệnh giao hàng (D/O- Delivery Order)
Khi nhận D/O ở hãng tàu nhân viên phải mang theo:
-Vận đơn chính (B/L)
-Giấy giới thiệu
Trong hai giấy tờ trên thì giấy giới thiệu không thể thiếu Sau khi đóng lệ phí chứng
từ, xếp dỡ hàng được nêu trong thông báo hàng đến thì hãng tàu sẽ cấp lệnh giao hàng Đối với hàng nguyên container (cont) thì nhà nhập khẩu khi lấy lệnh giao hàng phải
thông báo cho hãng tàu biết là doanh nghiệp rút ruột hàng tại cảng hay mượn cont đem
về kho Đối với lô hàng cáp điện tử thì nhà nhập khẩu xin mượn cont đem về kho Do đó
trên lệnh giao hàng sẽ có dấu “LỆNH GIAO THẲNG”, và doanh nghiệp phải đóng tiền
cược cont ( thường là 500.000đ / một cont) để được mang cont đem hàng về kho Sau khi
lấy hàng ra khỏi cont, doanh nghiệp trả cont lại cho hãng tàu và nhận lại tiền cược cont
Trong quá trình trả cont thì hãng tàu sẽ kiểm tra lại tình trạng cont, nếu có hư hỏng gì thì
Trang 13công ty phải chịu chi phí tu sửa cont theo cước phí đã được định sẵn theo mức độ hư hại
của cont Sau khi đóng tiền cược cont và phí chứng từ hãng tàu cấp lại cho nhân viên
giao nhận:
-Ba lệnh giao hàng
-Giấy hạ cont
Bước 4.Khai báo trên tờ khai hải quan:
a) Chuẩn bị và lên tờ khai hải quan:
Tờ khai Hải quan là chứng từ quan trọng và bắt buộc phải có trong quá trình làm thủ
tục Hải quan Đó là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của người khai Hải quan trước
pháp luật, là cơ sở để xác định thuế xuất nhập khẩu của lô hàng
Để lên tờ khai xuất khẩu, người khai báo cần dựa vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương
mại, hợp đồng, vận đơn, biểu thuế xuất nhập khẩu,…để có thể khai báo các thông tin
được đầy đủ, chính xác
Hiện nay có 2 phần mềm hỗ trợ việc khai báo hải quan từ xa là ECUS và AiKTX với
mỗi chương trình đều có phần hướng dẫn khai báo, có cả video clip hướng dẫn, giúp
doanh nghiệp dể dàng thao tác khai báo hải quan từ xa, giao diện của phần mềm tương
đối giống với tờ khai thực tế Người truyền hải quan từ xa chỉ cần điền những thông tin
cần thiết vào phần mềm và sau đó truyền dữ liệu đến chi cục hải quan
Sau đó máy chủ sẽ cấp lại mã số tiếp nhận, khi nhà nhập khẩu đến chi cục hải quan để
mở tờ khai, phải cung cấp cho cán bộ hải quan mở tờ khai số tiếp nhận trên
Đầu tiên muốn khai hải quan điện tử thì công ty phải Đăng ký tham gia thủ tục hải
quan điện tử tải chi cục hải quan TPHCM tại cục hải quan Cảng Vict để nhận “user” và
“password” mới có thể khai báo hải quan điện tử
Bộ hồ sơ đăng ký gồm :
- 1 biên bản bàn giao tài khoản truy cập hệ thống xử lí dữ liệu điện tử
- 1 giấy giới thiệu
- 1 giấy đăng kí tham gia thủ tục hải quan điện tử
Trang 14- 1 danh bạ điện thoại của công ty TNHH một thành viên cảng Sài Gòn
b)Cách lên tờ khai:
Có 4 mục :
A Phần thông tin tờ khai
- Tại ô “Tổng cục Hải quan”:
Cục Hải quan: TP.HCM
Chi cục Hải quan:KVIII- HQ cảng Vict
Chi cục hải quan cửa khẩu: C041- Cảng Vict
Tiêu thức 1: Người xuất khẩu
Ghi đầy đủ thông tin về tên và địa chỉ của công ty xuất khẩu, không bắt buộc phải ghi
mã số thuế
Ở đây nhà xuất khẩu là: HITACHI CABLE ASIA PACIFIC (HCAP) PTE.LTD
Địa chỉ: Số 61 Alexandra Terrace, Harbour link, #05-05, Singapore 119936
Tiêu thức 2: Người nhập khẩu
Ghi đầy đủ tên công ty nhập khẩu, địa chỉ, mã số thuế của công ty
Ở đây nhà nhập khẩu là Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 03 Nguyễn Tất Thành, P12, Q4, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã số thuế:
Tiêu thức 3: Người uỷ thác
Nếu quá trình xuất nhập khẩu có qua công ty uỷ thác thì ghi đầy đủ các thông tin liên
quan đến công ty uỷ thác như ở tiêu thức 1 và tiêu thức 2
Trong trường hợp này không có công ty uỷ thác nên để trống
Tiêu thức 4: Đại lý làm thủ tục Hải quan
Ghi tên đại lý làm thủ tục hải quan, ở đây không có nên để trống
Tiêu thức 5: Loại hình
0 3 0 0 4 7 9 7 1 4
433333333 3
Trang 15Ghi loại hình nào mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh cho lô hàng
Đối với lô hàng của công ty Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG SÀI GÒN
là nhập kinh doanh nên ghi là : NKD01-Nhập kinh Doanh
Tiêu thức 6: Giấy phép (nếu có)
Ghi số văn bản cấp hạn ngạch hoặc duyệt kế hoạch nhập khẩu của Bộ Thương Mại,
Bộ ngành chức năng (nếu có), ngày ban hành, ngày hết hạn
Tiêu thức này dành cho các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu phải có giấy phép của
nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền
Đối với mặt hàng Cáp điện sử dụng cho cần cẩu RTG thì không cần
Tiêu thức 7: Hợp đồng
Dựa vào hợp đồng, ghi rõ số hợp đồng, ngày ký và ngày hết hạn (nếu có)
Số: 08102010 HCAP
Ngày: 08/3/2011
Tiêu thức 8: Hóa đơn thương mại
Căn cứ vào hóa đơn thương mại, ghi rõ số và ngày hóa đơn thương mại:
Số: MIN/8180
Ngày: 02/3/2011
Tiêu thức 9: Phương tiện vận tải ( chỉ hiện ra khi ghi tiêu thức 10)
Ghi tên tàu, số hiệu phương tiện vận tải chở hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt
Nam
Tên, số hiệu: AYUTTHAYA BRIGDE
Tiêu thức 10: Vận tải đơn ( Bill of Lading):
( Bấm vào dấu có 2 mũi tên để ghi các thông tin trong vận đơn, khi ghi xong các Tiêu
thức 9, 11,12,13,14 sẽ hiện ra )
Tiêu thức này cung cấp số, ngày, tháng, năm của vận đơn (B/L) hoặc chứng từ vận tải
có giá trị do người vận tải cấp thay thế B/L
Số: 015141580515
Ngày: 01/3/2011
Trang 16Hình 2.1
Tiêu thức 11: Nước xuất khẩu ( chỉ hiện ra khi ghi tiêu thức 10)
Ghi tên nước mà từ đó hàng hoá được chuyển đến Việt Nam:
Tiêu thức 12: Cảng, địa điểm xếp hàng ( chỉ hiện ra khi ghi tiêu thức 10)
Ghi tên cảng, địa điểm bốc hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có), nơi mà từ đó
hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam, áp dụng mã ISO,
hay căn cứ vào B/L
Cảng xếp hàng: YAKOHAMA
Tiêu thức 13: Cảng, địa điểm dỡ hàng ( chỉ hiện ra khi ghi tiêu thức 10)
Trang 17Ghi tên cảng, địa điểm dỡ hàng theo hợp đồng ngoại thương ( nếu có) nơi hàng hóa
được dỡ khỏi phương tiện vận tải, áp dụng mã hóa cảng phù hợp với ISO, nếu địa điểm
dỡ hàng chưa được cấp mã số theo ISO thì chỉ ghi địa danh vào mục này, hay căn cứ vào
B/L
C041 Cảng Vict
Tiêu thức 14: Điều kiện giao hàng ( chỉ hiện ra khi ghi tiêu thức 10)
Ghi rõ điều kiện địa điểm giao hàng được thể hiện trên hợp đồng
CIF HCM
Hình 2.2
Trang 18Tiêu thức 15: Đồng tiền thanh toán và tỷ giá tính thuế:
Đồng tiền thanh toán:
Ghi theo đồng tiền thanh toán đã được thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương để
thanh toán Ở hợp đồng của lô hàng này là USD
Tỷ giá tính thuế:
Là tỷ giá của ngày đăng ký tờ khai, dựa theo công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam Ở đây, tỷ giá tính thuế là 20693 (tự động cập nhật tỷ giá trong ngày )
Tiêu thức 16: Phương thức thanh toán
Ghi tên phương thức thanh toán đã được thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương Ở
đây là thanh toán bằng T/T
B Phần danh sách chi tiết hàng:
Tiêu thức 20: Tên hàng, quy cách phẩm chất:
Ghi rõ tên hàng hoá theo hợp đồng ngoại thương, LC, hoá đơn…
Trường hợp lô hàng có 04 mặt hàng trở lên, ghi :
+ Trên tờ khai hải quan: ghi “ chi tiết theo phụ lục đính kèm”
+ Trên phụ lục tờ khai : ghi rõ tên, quy cách phẩm chất của từng mặt hàng
- Đối với lô hàng được áp vào 1 mã số thuế nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết,
nhiều mặt hàng thì ghi tên gọi chung củ lô hàng trên tờ khai và lập bản khai chi tiết
Hàng ở đây là Cáp điện sử dụng cho cần cẩu RTG, bao gồm 10 loại riêng biệt, nên
cần phải ghi trên phần “phụ lục tờ khai”
Mỗi tờ phụ lục tờ khai chỉ ghi được 09 loại hàng, nên mặt hàng thứ 10 phải ghi qua tờ
thứ 2
Tiêu thức 21: Mã số hàng hoá
- Ghi mã số hàng hoá (mã HS- Harmonized System Codes) theo Danh mục hàng hoá
XNK Việt Nam ( HS.VN) do Tổng cục Thống kê ban hành
Mặt hàng này có mã số HS là 7312900000
Tiêu thức 22: Xuất xứ