báo cáo thực tập công ty tnhh thương mại - dịch vụ xây dựng đại nguyên

42 525 2
báo cáo thực tập công ty tnhh thương mại - dịch vụ xây dựng đại nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo thực tập công ty tnhh thương mại - dịch vụ xây dựng đại nguyên

MỤC LỤC Lời mở đầu........................................................................................................................1 Chương 1 : Tổng quan và một số quy định chung của đơn vị thực tập...........................2 1.1 Lịch sử hình thành và phát truyển của công ty...................................................2 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty.....................................................................2 1.1.2 Một số công trình thi công.......................................................................2 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại đơn vị thực tập...............3 1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất....................................................................3 1.2.2 Sơ đồ tổ chức.............................................................................................4 1.2.3 Những yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng........................6 Chương 2: Nội Dung Thực Tập........................................................................................9 2.1 Giơí thiệu về công trình........................................................................................9 2.1.1 Hiện trạng....................................................................................................9 2.1.2 Quy mô công trình......................................................................................9 2.1.3 Cơ cấu tổ chức............................................................................................9 2.1.3.1 Công tác chuẩn bị thi công.............................................................9 2.1.3.2 Tổ chức nhân sự ở hiện trường.....................................................12 2.2 Nội dung công việc thi công..............................................................................15 2.2.1 San lắp mặt bằng thi công........................................................................15 2.2.1.1 Hai dạng công tác san đất ............................................................16 2.2.1.2 Thiết kế thi công công tác san .....................................................16 2.2.1.3 Thiết kế mặt bằng san..................................................................17 2.2.2 Biện pháp thi công nền đường................................................................17 2.2.2.1 Thi công nền đường đào...............................................................17 2.2.2.2 Thi công nền đường đắp...............................................................18 2.2.3 Giải pháp thi công mặt đường Bê tông xi măng....................................20 2.2.3.1 Chuẩn bị lòng đường....................................................................20 2.2.3.2 Chuẩn bị vật liệu...........................................................................20 2.2.3.3 Trình tự thi công...........................................................................20 Chương 3: Tự đánh giá và nhận xét thực tập.................................................................31 3.1 Nhận thức của sinh viên khi tìm hiểu và tham gia thực tập tại Công ty TNHH Xây Dựng Tổng hợp Tiến Thành.............................................................................31 3.2 Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong bộ phận và đơn vị thực tập..............32 3.3 Học hỏi từ các quy định nơi thực tập.................................................................32 3.3.1 Học hỏi từ các quy định về nội quy lao động, học tập, nghỉ ngơi và an toàn lao động......................................................................................................32 3.3.2 Học tập được qua quy định PCCC, vệ sinh và môi trường.....................33 3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết..............................................34 3.4.1 Những việc sinh viên đã làm được và thu hoạch trong quá trình thực tập.......................................................................................................................34 3.4.2 Những việc sinh viên chưa làm được.......................................................34 3.4.3 Sự hỗ trợ từ Cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập và giáo viên hướng dẫn tại trường............................................................................................................35 3.4.3.1 Sự hỗ trợ từ Cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập...........................35 3.4.3.2 Sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn tại trường...............................35 Kết luận...........................................................................................................................36 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển của nhiều nghành nghề khác nhau, ngành xây dựng cũng là một nghành đóng góp rất quan trọng trong quá trình phát triển của nước nhà, kèm theo đó là sự phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến, tất cả đều đòi hỏi phải có những đội ngũ kĩ sư giàu kinh nghiệm và đầy lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp,họ có vai trò hết sức quan trọng trong công việc đóng góp và đổi mới xây dựng làm cho đất nước được phát triển như ngày hôm nay. Vậy nên, là một sinh viên ngành xây dựng của trường Đại học Lạc Hồng, em luôn cố gắng tiếp thu và không ngừng học hỏi những kiến thức mà các thầy cô trong Khoa Kỹ thuật công trình đã giảng dạy cho em trong suốt quá trình học và em sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được vào trong thực tiễn cũng như ở công trường mà em đang tham gia thực tập. Báo cáo thực tập tốt nghiệp không chỉ giúp cho em tích lũy được những kiến thức bổ ích trong quá trình thực tập, mà em cũng được tiếp thu rất nhiều kinh nghiệm quý giá tại công trường, nó đã tạo cho điều kiện tốt để em vận dụng những kiến thức đã có được và khả năng làm việc của em vào trong công việc ở ngoài công trường. Để hoàn thành tốt được bài báo cáo này, em luôn nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình và sự chỉ bảo của thầy Lê Hữu Thọ cùng các thầy cô trong Khoa Kỹ thuật công trình và các anh, các chị trong Công ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được tham gia thực tập ở ngoài công trường. Em xin chân thành cảm ơn! Trang 5 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Lịch sử hình thành và phát truyển của công ty: 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Tên đơn vị : CÔNG TY TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN • Địa chỉ: số 293/6 KHU PHỐ PHƯỚC LỘC, THỊ TRẤN PHƯỚC BỬU, • HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU: Điện Thoại : 064772020: 0918005099 Cơ sở pháp lý: CÔNG TY TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN được cấp giấy phép kinh doanh số 3500974239, ngày 24 tháng 11 năm 2008. Ngày hoạt động 01/01/2009 1.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển và những thành tựu đã đạt được của công ty. CÔNG TY TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN tiền thân là đơn vị hoạt động tư vấn xây dựng-tư vấn thiết kế.Trải qua nhiều giai đoạn hoạt động và phát triển ngày càng lớn mạnh, khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường. 1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức tại đơn vị thực tập 1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh  Ngành nghề kinh kinh doanh chính của công ty : Xây dựng công trình kĩ thuật công trình: xây dựng cầu đường và các công trình thuỷ lợi.  Quy trình hoạt động của Công ty : • Kí hợp đồng xây dựng Trang 6 • Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã kí kết, Công ty nhận mặt bằng xây dựng: giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư • Công ty tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế kĩ thuật thi công, sau khi được bên chủ đầu tư nghiệm thu kỹ thuật và cho phép thi công tiếp, đơn vị tở chức xây dựng thi công tiếp công trình, sau khi bên chủ đầu tư nghiệm thu kỹ thuật và cho phép thi công tiếp, đơn vị tổ chức thi công xây dựng hoàn thiện công trình. • Hoàn thành công trình dưới sự dám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kĩ thuật và tiến độ thi công. • Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư: sau khi có biên bản nghiệm thu kỹ thuật toàn bộ công trình, hạng mục công trình của bên chủ đầu tư doanh nghiệp tiến hành thủ tục bàn giao công trình cho chủ đầu tư vào sử dụng và thanh quyết toán hợp đồng. Công ty có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của Nhà nước. 1.2.2 Sơ đồ tổ chức  Sơ đồ tổ chức của đơn vị thực tập. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Trang 7 Phòng Hành chính Phòng Kế Toán Phòng Kế Hoạch Phòng Kĩ Thuật  Lãnh dạo ban điều hành Gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc • Giám đốc: trong công ty Giám đốc là người đại diện pháp nhân trước pháp luật, đó là người có quyền cao nhất trong Công ty, trực tiếp chỉ đạo sản suất, kinh doanh của Công ty; trao đổi và chỉ đạo đối với Phó giám đốc để có những quyết định và lên kế • hoạch về các lĩnh vực mà bộ phận đảm nhận. Phó giám đốc:là người trợ lý đắc lực của Giám đốc, điền hành một số lĩnh vực theo sự phân công hoặc ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ dược phân công.  Chức năng và nhiệm vụ các phòng: • Phòng hành chính: Đảm nhận công tác giao dịch, tiếp khách quản lý con dấu, công văn giấy tờ tài liệu và chịu trách nhiệm mua sắm bổ sung, quản lý tài sản văn phòng, phục vụ công tác thi công. • Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chính xác kết quả kinh doanh thông qua tập hợp, tính toán đúng chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực hiện thu chi thanh toán đúng chế độ, đúng đối tượng giúp cho Giám đốc quản lý, sử dụng một cách khoa học tiền vốn, theo dõi công nợ với các bên, các đội xây dựng để kịp thời thu hồi vốn, thanh toán đúng quy định, hướng dẫn kiểm tra các đội xây dựng mở sổ sách thu nhập chứng từ ban đầu. Tiến hành phân bổ chi phí lương vào chi phí sản suất kinh doanh trong kỳ. • Phòng kế hoạch: Tham mưu giúp giám đốc ký kết hợp đồng kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước. Ngoài ra tự khai thác thị trường, xây dựng kế hoạch, giám sát kiểm tra, đánh giá chất lượng của các sản phẩm công trình công ty. Căn cứ vào các công trình mà công ty ký hợp đồng với các chủ đầu tư và các đơn vị khác, cùng ban A giao nhận mặt bằng tổ chức thi công, nghiệm thu về Trang 8 khối lượng hoàn thành, thanh toán. Thường xuyên báo cáo khối lượng thực hiện và theo dõi chất lượng kỹ thuật công trình cho ban lãnh đạo. • Phòng kĩ thuật: Là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm. Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế. Kết hợp với phòng kế hoạch vật tư theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm. 1.2.3 Những yêu cầu đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng −  Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng. − Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát bảo đảm − mặt bằng công trường luôn khô ráo. Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu. Trang 9 − An toàn về điện: + Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ; có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu vực thi công. + Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây dựng. + Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện. − An toàn về cháy, nổ: + Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉ huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân cấp cụ thể; + Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo quy chế hoạt động; + Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động, đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó; − Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan − Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những công trình có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Hiện tại Công ty đang là một công ty có quy mô nhỏ, nên những tiêu chuẩn kiểm soát được đưa ra ở mức độ trung bình, nhưng trong tương lai không xa Công ty rất có khả năng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng kiểm soát hơn nữa.  Yêu cầu khi thi công xây dựng − Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện. − Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào Trang 10 chất lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã được nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định. − Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường. − Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định; Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được − kiểm định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn. Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng. − Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương. − Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định của pháp luật về lao động. Chương 2: Nội Dung Thực Tập Thi Công Đường Bê Tông Xi Măng Nông Thôn 2.1 Giơí thiệu về công trình. 2.1.1 Hiện trạng Địa hình : Trang 11 • Công trình Đường thuộc hẻm 24 ấp việt kiều, đoạn giao với tỉnh lộ 328 có tổng chiều dài 425.4 m và các vị trí giao lộ ra vào khu vực. • Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc theo hướng Đông Tây Thủy văn: Tuyến đường nằm trên vùng đất cao, không có sông suối, mựa nước ngầm rất sâu . Ngoài ra có một số đồng ruộng do nhà dân khai thác trồng trọt tạo thành. Nhìn chung tuyến không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thuỷ văn, chủ yếu nền đường phải thoát nước mặt tốt. 2.1.2 Quy mô công trình: • Thôn triển khai làm 425.4m đường liên thôn với tổng kinh phí 526 triệu đồng. • Bề rộng nền đường: Bn = 5m. • Bề rộng mặt đường: Bm = 3m • Lề đường rộng: 1x2 = 2m • Độ dốc ngang mặt đường Imặt = 2% • Độ dốc nganglề đường Ilề =4% • Khi đổ bê tông cứ 5m ta bố trí khe co giãn rộng 2cm. • Kết cấu mặt đường: mặt đường BTXM M250 đá 2x4 dày 18cm, trên lớp lót bạt nhựa. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1 Công tác chuẩn bị thi công a) Chuẩn bị về vật tư, máy móc: - Chuẩn bị tập kết máy móc, vật tư thiết bị và vận chuyển vật liệu đến hiện trường. - Các máy móc thiết bị thi công của nhà thầu trước khi tập kết ra công trường phải qua kiểm tra, bảo dưỡng và khám máy một cách đầy đủ, đạt tiêu chuẩn yêu cầu đảm bảo phục vu thi công tốt. Trang 12 - Các vật liệu thi công trước khi vận chuyển đến hiện trường thi công nhà thầu phải tiến hành trước các thí nghiệm, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công yêu cầu. - Làm lán trại kho xưởng, nhà làm việc của ban chỉ huy công trường, nhà ở của công nhân  Công tác phụ trợ cho công trình. - Điện được lấy từ mạng lưới nội bộ của thôn, dọc tuyến đường thi công, phục vụ cho việc thi công và sinh hoạt, trong khi thi công phải tuyệt đối sử dụng an toàn, phòng tránh tai nạn. - Nước được sử dụng nguồn nước tại chổ hoặc các hộ dân dọc tuyến đường thi công, trước khi thi công phải kiểm tra nguồn nước không bị nhiễm mặn, phèn. - Xe chở vật tư, vật liệu phải che phủ tránh rơi vật liệu xuống đường gây nguy hiểm và ô nhiễm môi trường.  Các loại vật liệu được đưa vào sử dụng trong công trình. • Đá, sỏi: - Đá đổ bê tông 2x4 - Trước khi đổ bê tông sẽ được rửa sạch, không dính bùn đất, đảm bảo yêu cầu về cường độ, các chỉ tiêu cơ lý và dùng đúng chuẩn loại theo hồ sơ thiết kế. • Cát xây dựng. - Cát dùng để đổ bê tông, xây trát không được nhiễm mặn, đường kính thỏa mãn quy định. - Cát khi dùng phải sàn loại bỏ tạp chất. • Xi măng: - Xi măng phải đảm bảo chất lượng và được tư vấn giám sát kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu mới đưa vào sử dụng trong công trình. - Không dùng xi măng rách bao hoặc mất nhãn hiệu - Xi măng được bảo quản trong điều kiện khô ráo. Trang 13 b) Chuẩn bị hiện trường thi công: - Khôi phục tuyến: + Đo đạt khôi phục và cố định vị trí tim đường, các mốc cao đạt dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ, kiểm tra và bổ sung các mặt cắt ngang trong trường hợp cần thiết + Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, xác định và cắm mới hệ thống cọc tim. Bổ sung cọc chi tiết ở các vị trí đường cong, các vị trí thay đổi địa chất thay đổi, kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến. + Đối với các điểm khống chế chủ yếu, rời dấu cọc ra ngoài phạm vi thi công theo phương vuông góc với tim đường để làm căn cứ cho việc khôi phục lại vị trí cọc ban đầu bất cứ lúc nào trong thời gian thi công, những cọc này được bảo vệ cẩn thận, tránh những nơi có khả năng lún, xói, trượt lở đất. Hệ thống cọc mốc và cọc tim được tư vấn giám sát xác nhận nghiệm thu trước khi tiến hành thi công. + Công tác đo đạc, định vị tim trục công trình được thực hiện bằng máy kinh vĩ, máy thủy bình có độ chích xác cao. Nhà thầu có bộ phận trắc đạc thường trực trên công trường để theo dõi kiểm tra trong suốt quá trình thi công + Mọi sai khác so với thiết kế ban đầu sẽ được ghi lại trên bản vẽ và báo cáo cho cơ quan thiết kế cùng chủ đầu tư xác định giải quyết. - Lên khuôn nền đường: + Công tác lên khuôn đường nhằm cố định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang nền đường trên thực địa để đảm bảo thi công nền đường đúng với thiết kế. Dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường. + Mép nền đường được đánh giấu trên thực địa bằng các cọc nhỏ tại vị trí xác định bằng cách đo trên mặt cắt ngang kể từ vị trí cọc tim đường. Trang 14 + Đối với nền đắp, công tác lên khuôn dường bao gồm cả việc xác định độ cao đắp tại tim và mép đường. Các cọc lên khuôn đường ở nền đắp thấp được đóng tại vị trí H và cọc phụ, ở nền đắp cao được đóng cọc cách nhau 20 – 40m và đường cong cách nhau 5 – 10m. + Đối với nền đào lên khuôn đường nhằm khống chế giới hạn phần đất đào trong suốt quá trình, các cọc lên khuôn đường cần phải dời ra khỏi phạm vi thi công, trên các cọc phải ghi lý trình và chiều sâu đào. 2.1.3.2 Tổ chức nhân sự ở hiện trường Chỉ huy trưởng công trình Bộ phận hành chính Bộ phận quản lý Kỹ thuật Quản lý chất lượng thí nghiệm Trang 15 Đội thi công xây lắp số 1 Đội thi công xây lắp số 2 Tổ chức thi công ván khuôn Tổ chức thi công điện+nước  Bộ máy quản lý: - Chỉ huy trưởng công trường: Do kỹ sư cầu đường chịu trách nhiệm có nhiều năm trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình giao thông có qui mô và tính chất tương tự, làm quản lý chung. - Bộ phận quản lý kỹ thuật: Kỹ sư cầu đường chịu trách nhiệm kỹ thuật thi công trên công trường. - Kỹ thuật thi công: 01 Trung cấp giao thông Trang 16 - Bộ phận hành chính: 01 người - Bộ phận vận tải: 01 người - Bộ phận thủ kho, thủ quỹ: 01 người  Bộ phận thi công: - Đội thi công xây lát: Chuyên thi công phần xây lát như: Xây lát đá, bê tông, đắp đất thủ công… . Phần lớn công nhân của Công ty đã qua thực tế thi công và được đào tạo căn bản tại các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật. - Tổ mộc: Thi công, công tác ván khuôn, đà giáo, thi công cấc kết cấu gỗ. - Tổ sắt: Chuyên gia công cốt thép, các cấu kiện cốt thép. - Tổ điện, nước: Chuyên lắp đặt hệ thống điện nước phục vụ cho thi công, sinh hoạt và hệ thống cấp thoát nước. Phục vụ các đội, công nhân bậc cao có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng và tổ chức thi công. a) Nguyên tắc tổ chức: - Chấp hành nghiêm chỉnh đồ án thiết kế đã được duyệt, những qui định về hướng dẫn kỹ thuật của Hồ sơ yêu cầu. - Toàn bộ các mặt hoạt động của công trường thi công đều đặt dưới sự chỉ đạo của Chỉ huy trưởng công trình, giám sát thi công tại hiện trường. - Thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng, tôn trọng quyền làm chủ của tập thể lao động, thực hiện đầy đủ thông tin liên tục từ công trường đến trụ sở của đơn vị. - Nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp kỹ thuật, thể lệ hành chính của đơn vị. b) Nhiệm vụ và quyền hành của ban quản lý công trình: Trang 17 - Công trường nằm trong cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty. Doanh nghiệp điều hành các hoạt động gián tiếp ở công trường, đảm bảo sự thống nhất, quản lý trực tiếp từ văn phòng đến công trường. Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động ở công trường kể từ ngày được giao nhiệm vụ và kế hoạch xây dựng, tiến độ thi công, chất lượng công trình, kế hoạch vật tư, tiền vốn, nhân công và công tác an toàn lao động - Có mối quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư, Giám sát và Đơn vị thiết kế nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và chất lượng. - Cán bộ thi công, thủ quỹ, bảo vệ của đơn vị thi công phải thực hiện chức năng quản lý nghiệp vụ của mình trên công trường, chất lượng vật liệu, các loại thành phẩm, các loại chi tiết lắp đặt, các hạng mục công trình, quản lý tốt thiết bị, tiền vốn, vật tư nhập về công trường, quản lý và điều hành tốt các đội thi công và thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Các đội công nhân có trách nhiệm với công việc được giao, tổ chức thi công dưới sự giám sát của cán bộ kĩ thuật về công việc trên hiện trường, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Tất cả các công việc giáo dục và nhắc nhở công tự giác, bảo vệ làm tốt công tác phòng hộ và tự phòng hộ, an toàn lao động. - Chỉ huy trưởng công trình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo năng suất và hiệu quả cao, phát huy hết năng suất máy mốc, thiết bị thi công và nhân lực có mặt trên hiện trường. Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo nghiệp vụ, kỹ thuật tài chính, lao động, tiền lương, bảo hộ lao động. - Các đội trưởng sau mỗi ngày làm việc phải tổng hơp công tác trong ngày, họp giao ban với chỉ huy trưởng, báo cáo và đề xuất các phương án, kế hoạch sắp tới để lãnh đạo kịp thời giải quyết, để đề ra biện pháp đảm bảo chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thi công. c) Mối quan hệ giữa trụ sở chính và ngoài hiện trường: Trang 18 - Công trường được giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất và điều hành mọi hoạt động trên cơ sở chịu sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của giám đốc doanh nghiệp về mọi mặt kỹ thuật, tổ chức nhân sự, tài chính kế toán và vật tư. - Hàng tháng, hàng tuần doanh nghiệp sẽ tổ chức kiểm tra công trường về các mặt kế toán tài chính, vật tư, nhân sự để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. - Công tác quản lý chất lượng và vật tư theo quy trình, quy phạm của nhà nước được phân giao cho ký thuật kiểm tra thường xuyên, công tác kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị thi công được thực hiện hàng ngày, hàng tuần để phục vụ cho thi công - Mọi hoạt động của công trường đều được chỉ huy trưởng công trường thông báo cho các tổ nghiệp vụ để biết kịp thời hỗ trợ, báo cáo thường xuyên với giám đốc doanh nghiệp để điều hành thi công. d) Trách nhiệm được phân giao cho quản lý hiện trường: - Quản lý hiện trường phải có trách nhiệm tổ chức thi công hoàn thành kế hoạch được giao, tìm mọi biện pháp thi công hiệu quả nhất và chất lượng cao đúng tiến độ thi công - Phát huy hết công suất thiết bị và nhân lực để tổ chức thi công tốt. - Quản lý điều hành toàn diện kế hoạch thi công kĩ thuật, tiền lương, tiền thưởng, quản lý số lượng và chất lượng vật tư, đảm bảo công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động. - Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra giám sát chất lượng của công trình theo đúng quy phạm của Nhà nước về xây dựng cơ bản. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra chất lượng công trình. Trang 19 - Xử lý tất cả các sai phạm về kĩ thuật, nhân lực theo đúng quy định chung của nhà nước. - Được quyên tổ chức, sắp xếp thành lập, giải tán các tổ công nhân hoặc đề nghị khen thưởng và kỷ luật các bộ phận nhân viên thuộc quyền. - Có mối quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư và đơn vị thiết kế giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả, đảm bảo chất lượng tốt. 2.2 Nội dung công việc thi công 2.2.1 San lắp mặt bằng thi công: San lấp mặt bằng, là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay một mặt bằng quy hoạch, từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau. San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó vận chuyển đến các vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó, nhằm làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất đó theo chủ định trước của con người Như vậy bản thân công tác san đất thường bao gồm các công tác đào đất, vận chuyển đất và đắp đất. Trang 20 Hình 2.1: Dùng máy ủi san lấp mặt bằng thi công Trong công tác san đất, đầu tiên, đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm vi công trường. Lượng đất thừa hay thiếu phải liên hệ với bên ngoài phạm vi công trường, thường chỉ là nguồn bổ trợ hay chỉ chiếm khối lượng nhỏ, hoặc thậm chí không có (như khi san cân bằng đào đắp). 2.2.1.1 Hai dạng công tác san đất - San theo điều kiện khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san, mà không chú ý lắm đến khối lượng đất thừa hay thiếu. - San theo yêu cầu về khối lượng đất khi san, bao gồm các trường hợp: san cân bằng khối lượng đào với đắp, san với điều kiện chủ định chừa ra một khối lượng đất sau san (đào nhiều hơn đắp) hoặc cố ý bổ xung thêm một lượng đất trước san (đắp nhiều hơn đào). 2.2.1.2 Thiết kế thi công công tác san Trong cả hai dạng công tác san, thì việc thiết kế thi công san đất đều đòi hỏi phải được thực kiện lần lượt qua hai bước cơ bản như sau: + Thiết kế mặt bằng san (bước này nhằm xác định khối lượng đất phải thi công, hướng và cự ly vận chuyển đất trung bình từ vùng đào sang vùng đắp trong nội bộ công trường.) + Thiết kế biện pháp thi công san (thiết kế biện pháp thi công cụ thể cho công tác san đất, sau khi đã biết được khối lượng đất phải thi công và cự ly vận chuyển chúng trong khi san.) 2.2.1.3 Thiết kế mặt bằng san Bản đồ địa hình có thể trực tiếp cho biết khái quát độ cao của mặt đất tự nhiên trong vùng địa hình, qua các đường đồng mức trong bản đồ. Tuy vậy, để tính toán khối lượng đất thi công chính xác đến mức có thể chấp nhận được thì cần phải xác định chi Trang 21 tiết cao độ của một loạt các điểm thuộc mặt đất tự nhiên, mà có thể không thuộc các đường đồng mức. 2.2.2 Biện pháp thi công nền đường: 2.2.2.1 Thi công nền đường đào:  Căn cứ chọn phương án thi công: - Khối lượng đất đào đối với công trình này không lớn - Căn cứ máy mốc hiên có của công ty. - Công trành này nằm ở đồng bằng, địa hình không dốc và bề mặt không gồ ghề nên thuận lợi cho máy làm việc. Từ những yếu tố trên chúng ta chọn phương án đào đất nền đường từng lớp theo chiều dọc tuyến.  Chọn thiết bị thi công: Máy phục vụ cho công tác đào đất: Máy ủi 110CV, máy đào 0.8m 3– 1,6m3và máy lu.  Biện pháp thi công: - Xác định kích thước, cao độ và phạm vi từng mặt cắt ngang nền đường đào. - Thi công đến đâu phải hoàn chỉnh đến đó và phải đảm bảo việc thoát nước nền đường bằng cách: đào rảnh theo chiều ngang và dọc tuyến nhằm tránh nước đọng lại trên nền đường khi có trời mưa xảy ra. - Đất đào và xúc bằng máy đào. Trang 22 - Đất đào mặt bằng có chiều sâu nhỏ nên kết hợp máy đào và máy ủi để gom đất đổ lên ô tô 10T vận chuyển đi nơi khác để đắp những đoạn cần đắp theo hồ sơ thiết kế. - Làm bằng phẳng mặt bằng, bằng máy ủi và dùng máy lu lèn đạt độ chặt yêu cầu. - Khi đất đào xong gần đến cao độ thiết kế cho lu loại nhẹ lu qua 2-3 lần/điểm, sau đó tiếp tục sửa lại cho đúng cao đọ thiết kế. - Kỹ thuật và giám sát tại tiến hành kiểm tra độ chặt đất đào tại hiện trường.  Yêu cầu đối với lòng đường: - Lòng đường sau khi làm xong phải bằng phẳng, không có những chỗ lồi lõm gãy đọng nước say này. - Phải đảm bảo đúng chiều rộng của lòng đường theo thiết kế. - Việc thoát nước lòng đường theo thiết kế với độ dốc ngang mặt đường i=2%. 2.2.2.2 Thi công nền đường đắp:  Yêu cầu kỹ thuật: - Trong công tác thi công nền đường, để đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng nền đường đắp, cần chú ý yêu cầu kỹ thuật như sau: + Khai thác đất phải đúng theo loại đất thiết kế qui định, càng đồng chất càng tốt. Đảm bảo độ ẩm để đầm nén dễ đạt độ chặt. + San dọn mặt bằng sạch sẽ, đồng thời thoát nước mặt tốt, tránh sình nhão. Trang 23 + Chọn thiết bị thi công phải đầy đủ phù hợp để thi công đạt hiệu quả, chất lượng cao. + Lập hệ thống quản lý chất lượng và máy móc kiểm tra đầy đủ phục vụ thi công chính xác, đảm bảo cho việc tổ chức thi công được hiệu quả. + Lập kế hoạch và biện pháp thi công chặt chẽ, khoa học để tổ chức thi công đảm bảo tiến độ đề ra. + Trong quá trình thi công, thực hiện nghiêm túc các qui trình, quy phạm do nhà nước quy định.  Khai thác vật liệu đất đắp: - Đối với công trình này vật liệu đất đắp tận dụng đất đào nền đường. - Trước khi khai thác vật liệu cần phải vạch rõ ranh giới, phạm vi vị trí lấy đất đóng cọc làm dấu. - Lưa chọn công cụ và phương pháp đào cần phải xét tới: Cường độ đào trung bình, lớn nhất của mỗi ngày tương ứng với diện tích vị trí khai thác; loại công cụ vận chuyển có thể có; cự ly vận chuyển, loại công cụ đào, tiến độ thi công, tính toán sao cho việc tổ chức thi công được nhịp nhàng, liên tục và đồng bộ, tránh phải chờ đợi lãng phí. - Vị trí đất đào bằng phẳng nên dùng cách đào từng lớp theo mặt phẳng và hơi dốc về phía ngoài để thoát nước mưa, tránh làm thành những hố sâu.  Vận chuyển đất đắp: - Đối với công trình này tận dụng đất đào nền đường, cự ly vận chuyển không xa nên dùng ô tô 10T vận chuyển đất là phù hợp nhất. - Số lượng ô tô sẽ tính toán cho phù hợp với cường độ thi công từng ngày, phụ thuộc vào các yếu tố như: cường độ đầm nén, cường độ khai thác đất, tiến độ thi công. Trang 24  Thi công đắp đất: − Yêu cầu kỹ thuật: + Đắp đất bao gồm các công việc đấp đất nền đường đầm chặt theo yêu cầu thiết kế, các công việc thi công bao gồm đổ đất, san, tưới ẩm, đầm nén. Tùy theo điều kiện thi công cụ thể, công dụng sử dụng và tính chất vật liệu đắp, có thể giảm bớt hoặc phối hợp với các công việc trên với nhau. + Chỉ được đắp đất sau khi san dọn mặt bằng sạch sẽ. + Đất đắp thành từng lớp, phải đắp các chỗ thấp trước, khi nào tạo thành mặt bằng thì đắp lên đều. + Trong quá trình đắp san nền không cho phép có hiện tượng cao su. Nhưng nếu cục bộ với diện tích nhỏ hơn 5m 2 không quá một lớp thì không cần xử lý. + Biện pháp thi công: − Đắp đất nền đường được thi công bằng cơ giới, đắp theo phương pháp từ gần ra xa, nhằm tận dụng xe chở nặng bổ sung cho việc lu lèn thêm và giúp cho quá trình vận chuyển được thuận lợi hơn. − Đất đắp từ nơi đào vận chuyển đến đổ thành từng đống gần kề nhau, mật độ dày hay thưa do chiều dày đầm nén đã thí nghiệm xác định. − Dùng xe ủi san thành từng lớp có chiều dày qui định. − Mỗi lớp đất đắp không được vượt quá 30cm, việc lu lèn sẽ được kỹ thuật tại hiện trường kiểm tra chặt chẽ theo từng lớp qui định. Khi lớp dưới được lu lèn đầy đủ cà đạt độ chặt yêu cầu mới tiến hành đắp lớp tiếp theo. Trang 25 2.2.3 Giải pháp thi công mặt đường Bê tông xi măng 2.2.3.1 Chuẩn bị lòng đường: − Nền đường phải đảm bảo được độ chặt K95. Lòng đường phải đúng bình đồ, cao độ và độ dốc ngang theo thiết kế. − Lòng đường phải bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm gây đọng nước. − Phải đảm bảo đúng chiều rộng của lòng đường và hai thành vững chắc tùy từng chỗ theo đúng thiết kế. − Đảm bảo thoát nước lòng đường. 2.2.3.2 Chuẩn bị vật liệu: − Vận chuyển vật liệu và vật tư bằng ô tô 7T tới vị trí cần đổ và đổ thành từng đống − Kiểm tra vật liệu: cát, đá, xi măng, nước và lấy mẫu kiểm tra cường độ chịu nén của các vật liệu trước khi đưa vào thi công xây dựng công trình. 2.2.3.3 Trình tự thi công:  Thi công lớp cát đệm: Cát được vận chuyển từ bãi tập kết đén khuôn đường đổ thành từng đống, nhân công san phẳng theo chiều dày 5cm phủ kín bề mặt khuôn đường cho phẳng.  Thi công ván khuôn:  Yêu cầu ván khuôn: − Sử dụng ván khuôn thép và ván khuôn gỗ. Trang 26 − Ván khuôn được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt, đổ và đầm bê tông. − Ván khuôn được kín mít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ cho bê tông mới đổ dưới tác dụng của thời tiết. − Ván khuôn được gia công đúng theo hình dạng và kích thước kết cấu của công trình. − Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại tim trục và cao độ bằng máy thủy bình, kiểm tra lại hệ chống thật an toàn. − Công tác ván khuôn, đà giáo, gia công và lắp đặt phải tuân thủ theo quy phạm TCVN5724-93.  Lắp đặt ván khuôn: − Để đảm bảo bê tông đúng độ uốn của đường nên khi lắp dựng ván khuôn dùng các loại đinh thép tròn Ф20 đóng chặt xuống nền đường Trang 27 Hình 2.2: Dùng đinh thép để cố định ván khuôn − Trước khi lắp đặt ván khuôn dùng nhớt hoặc mỡ bôi trên thành khuôn (bên trong bề mặt tiếp xúc với bê tông) nhằm thuận tiện cho việc tháo dỡ và không rỗ mặt bê tông khi tháo ván khuôn.  Bố trí khe co dãn: − Khe co dãn dùng bằng đay tấm nhựa đường. − Theo phương dọc cứ cách 5m bố trí 1 khe co và 20m bố trí 1 khe giãn − Yêu cầu khe co giãn sau khi đổ bê tông phải bằng phẳng không được gồ ghề để xe chạy được êm thuận. Trang 28 Hình 2.3: Bố trí khe co dãn  Đổ bê tông:  Yêu cầu bê tông: − Công tác bê tông phải tuân thủ đúng theo TCVN 4453-95, TCVN 4452-87 và các tiêu chuẩn về vật liệu cho vữa bê tông. − Vữa bê tông được sản xuất cho công trình phải được thiết kế thành phần cấp phối theo yêu cầu của vữa bê tông, khi vữa bê tông đã đong cứng phải đảm bảo mác thiết kế về cường độ. − Bê tông sau khi đổ phải làm láng mặt và đúng độ dốc ngang theo thiết kế.  Trộn bê tông: Trang 29 • Trộn vữa bê bông bằng máy trộn 250 lít, 500 lít trình tự thi công như sau: − Đổ từ 15% - 20% lượng nước của một máy trộn vào thùng trộn. − Đổ cốt liệu cát, đá dăm sau đó là xi măng lần lượt vào thùng trôn. − Đổ lượng nước còn lại vào cối trộn, duy trì độ dẻo của hỗn hợp bê tông. − Thời gian trộn cho một mẻ trộn theo thông số năng suất quy định của máy trộn. Hình 2.4: Máy trộn bê tông Trang 30 • Bê tông được lấy từ nhà máy phải đảm bảo các yêu cầu sau: − Cường độ bê tông (cường độ mẫu bê tông ở tuổi 28 ngày bảo dưỡng theo − − − − TCVN 3105-93 hoặc theo thoả thuận của khách hàng). Độ sụt bê tông tại chân công trình và sai số độ sụt cho phép. Xi măng: Chủng loại, nhãn, nơi sản xuất... Cốt liệu: Kích thước, loại, nguồn sản xuất... Phụ gia chủng loại, nơi sản xuất (nếu bên đặt hàng có yêu cầu riêng về phụ gia)  Các yêu cầu khác nếu có: Thời gian ninh kết, độ chống thấm, lượng bọt khí, cường độ bê tông ở tuổi 3 - 7 ngày.  Vận chuyển bê tông:  Bê tông trộn tại chỗ: − Đối với bê tông trộn tại chỗ ta vận chuyển bê tông bằng cộ rùa. − Thời gian vận chuyển theo các trị số quy định như sau: Bảng 2.1 : Thời gian vận chuyển bê tông khi không có phụ gia Nhiệt độ không khí (0o) Thời gian vận chuyển cho phép (phút) Các >30 30 trị số 20-30 45 nêu 10-20 60 5-10 90 trong bảng này chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia bê tông. Nếu có phụ gia phải quan thí nghiệm để xác định lại thời gian vận chuyển. − Cự ly vận chuyển bê tông bằng xe rùa không được xa quá 200m. − Đối với bê tông thương phẩm trộn tái nhà máy ta vận chuyển bằng xe bồn. Trang 31 Hình 2.5: Xe bồn vận chuyển bê tông đến công trường.  Đổ bê tông: − Trước khi đổ bê tông mặt đường ta lót bạc để chống thoát nước giữ độ ẩm cho bê tông trách hiện tượng co ngót diễn ra quá nhanh. Trang 32 Hình 2.6: Lót bạc trước khi đổ bê tông. − Khi đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Trộn lại hỗn hợp bê tông bị phân tầng. + Không làm sai lệch vị trí ván khuôn. + Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi nào hoàn thành một khoảnh đổ hoặc kết cấu nào đó theo quy định thiết kế. Trang 33 Hình 2.7: Xe bồn đổ bê tông  Đầm bê tông: − Đầm bê tông bằng đầm dùi và đầm bàn. − Sau khi đầm bê tông được chặt chẽ và không bị rời, dấu hiều nhận biết bê tông được đặc chắc là vữa xi măng nổi trên bề mặt và bọt khí không còn nữa. Trang 34 − Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1.5 bán kính tác dụng của đầm và chiều cao mỗi lớp đầm không quá 80% chiều dài của đâm dùi. Hình 2.8: Dùng đầm dùi đầm Bê tông. − Nếu sử dụng đầm tay bằng thủ công thì mỗi lớp bê tông không quá 20cm. Trang 35 Hình 2.9: Đầm tay dùng đầm bê tông  Bảo đưỡng bê tông: − Bê tông cần được bảo dưỡng để phòng nước trong bê tông bốc hơi nhanh, dẫn đến nứt do co ngót, đồng thời bảo đảm quá trình thủy hóa xi măng. Sau khi mặt bê tông đã đạt độ cứng tương đối (dùng ngón tay ấn không có vết hoặc 06h sau khi đổ bê tông) thì có thể tiến hành bảo dưỡng. Biện pháp bảo dưỡng đơn giản là dùng cát ẩm hoặc rơm, rạ hoặc bao tải phủ lên tấm bê tông 2 - 3cm, mỗi ngày tưới nước đều từ 2 - 4 lần để duy trì trạng thái ẩm ướt của lớp bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng trong vòng 14 ngày. Trang 36 Hình 2.10: Bê tông được bảo dưỡng bằng cát Trong quá trình bảo dưỡng cần đảm bảo các vấn đề sau: Không cho người và xe cộ đi lại. Không cho mưa xói hỏng bê tông. Không cho nước bốc hơi đảm bảo cho bê tông có đủ lượng nước cần thiết trong quá trình đông cứng. − + + + Chương 3 TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT THỰC TẬP 3.1 Nhận thức của sinh viên khi tìm hiểu và tham gia thực tập tại Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự chỉ dạy, giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị cán bộ trong Công ty để thực hiện đề tài : “ Thi công đường bê tông xi măng nông thôn ” tại phòng kỹ thuật của Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI Trang 37 NGUYỄN. Trong quá trình thực tập em đã gặp phải một số khó khăn cũng như có những thuận lợi sau:  Thuận lợi: Được làm việc trong môi trường có thể áp dụng những kiến thức đã được học tại trường học đồng thời được học hỏi, vận dụng thêm kiến thức thực tể để phát triển nghề nghiệp bản thân và nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ cũng như kỹ năng sống. Vì Công ty có bộ máy quản lý khá chặt chẽ. Các phòng ban luôn hỗ trợ công việc cho nhau nên hiệu quả hoạt động của Công ty tương đối cao. Ngoài ra, Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có ý thức kỷ luật cao, có tinh thần đoàn kết. Người lãnh đạo của các phòng ban là người có trình độ cao, biết cách sắp xếp và bố trí công việc hợp lý theo trình độ của từng nhân viên. Các cấp lãnh đạo là những người vui vẻ, biết quan tâm và chăm lo tới đời sống của các công nhân trong các phân xưởng. Mỗi người phụ trách một công việc cụ thể, việc kiểm tra, thi công chi tiết đều được tiến hành chính xác, thận trọng và kịp thời; đảm bảo giảm thiểu sai sót trong quá trình thi công và đảm bảo yêu cầu kiểm tra, giám sát giữa các thành viên với nhau cũng như của trưởng phòng với nhân viên. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và năng động, nên công tác thi công của Công ty luôn nhạy bén và chuyên nghiệp. Các nhân viên có một không gian làm việc rộng rãi và thoải mái,vui vẻ điều này mang lại tâm lý thoải mái giúp tăng hiệu quả công việc.  Khó khăn Với những kiến thức thuộc phạm vi chung chung đồng thời do không được cọ xát thực tế nhiều trong quá trình học tập dẫn đến những khoảng cách lớn đối với sinh viên ban đầu bắt đầu ra làm việc thực tế không khỏi lúng túng trong việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Do đó đỏi hỏi những sinh viên phải luôn luôn cố gắng, học tập nâng cao kiến thức, và phải làm việc thật sự nghiêm túc và có hiểu quả để có thể vừa nắm vững công việc vừa phát huy tối đa năng lực nhìn nhận, ứng dụng hiệu quả các kiến thức có được. Mặc dù đã làm việc tại công ty một thời gian nhưng em vẫn chưa có đủ những kinh nghiệm đủ để giải quyết nhanh các công việc và đồng thời do hiện nay tại công ty. Do đó đòi hỏi tôi luôn phấn đấu học hỏi thêm kiến thức và các kỹ năng nghề nghiệp. Trang 38 3.2 Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong bộ phận và đơn vị thực tập Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong bộ phận và đơn vị luôn hòa nhã, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc, tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa các nhân viên tạo hiệu quả, chất lượng công việc tốt. Tuy nhiên trong tập thể vẫn không tránh khỏi các xung đột nhỏ và bất đồng ý kiến dẫn đến mâu thuẫn giữa các cá nhân khi công việc gia tăng quá nhiều. Nhìn chung các nhân viên trong công ty luôn cố gắng hòa nhập trong một môi trường chuyên nghiệp của Công ty để phát triển công việc của bản thân. Em nhận thấy từ các mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trong đơn vị thực tập, em cần học cách nhẫn nhịn hơn, biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy tính logic và không thiếu sự thuyết phục để có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với đồng nghiệp. 3.3 Học hỏi từ các quy định nơi thực tập 3.3.1 Học hỏi từ các quy định về nội quy lao động, học tập, nghỉ ngơi và an toàn lao động. Qua quá trình thực tập tại Công ty em đã học hỏi được rất nhiều thứ bổ ích từ công việc đến kinh nghiệm sống. Em học được cách kiên nhẫn để giải quyết vấn đề, biết sắp xếp và giải quyết công việc được giao một cách khoa học vừa chính xác mà mang lại hiệu quả cao. Em cần học hỏi kinh nghiệm nhiều từ anh chị đã đi làm để bổ sung kinh nghiệm cho bản thân. Em cần nhanh nhẹn, linh hoạt hơn nữa để có thể linh động trong công việc. Em học được các nội quy về lao động và an toàn lao động và biết chấp hành nghiêm chỉnh. Nhân viên vào làm phải tuân thủ theo những quy định chung cơ bản của công ty như: đi làm đúng giờ, nghĩ việc riêng phải báo và xin phép trước. Chấp hành quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao, giữ gìn và bảo quản tài sản chung của công ty. Tuân theo hướng dẫn của người quản lý trực tiếp, trưởng bộ phận về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. 3.3.2 Học tập được qua quy định PCCC, vệ sinh và môi trường Trang 39 Nhân viên phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định phòng cháy chữa cháy trong công ty, phải luôn có ý thức bảo vệ môi trường, luôn giữ cho môi trường làm việc xanh – sạch – đẹp. Nhân viên phải tuân thủ những quy định nêu sau: + Không đưa bất kỳ vật liệu dễ cháy, nổ vào trong công ty. + Không hút thuốc tại các khu vực đã quy định. + Trang bị phòng chữa cháy hợp lý trong cơ quan, đơn vị. Không di chuyển bình chữa cháy từ các địa điểm của nó + Không sử dụng chất lỏng dễ cháy trong nơi làm việc, không nên đặt gần các thiết bị nóng hoặc nguồn điện… + Khi phát hiện hỏa hoạn, nhân viên phải có trách nhiệm thông báo ngay cho các cá nhân và bộ phận liên quan để xử lý tình huống trong thời gian sớm nhất. + Tất cả nhân viên nên biết làm thế nào để sử dụng bình chữa cháy, cần biết sơ tán khi có sự cố xảy ra và nên nghiêm túc tham gia diễn tập sơ tán cháy tiến hành thường xuyên. + Cơ quan đơn vị có trách nhiệm duy trì kiểm tra bình chữa cháy tại nơi làm việc của mình. Nếu có bình nào hư hỏng nó phải được xác nhận và thay thế. + Nhân viên phải ngắt nguồn điện của tất cả các thiết bị, điện tử (trừ các vị trí đã dán nhãn quy định đóng ngắt nguồn điện) trước khi rời khỏi nơi làm việc. 3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết Trong suốt quá trình học tập, các thầy cô tại khoa Kỹ thuật công trình nói riêng và quý thầy cô trường Đại học Lạc Hồng nói chung đã luôn tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ sinh viên hoàn thành tốt quá trình học tập của mình. Tuy nhiên em nhận thấy các môn học vẫn còn mang tính lý thuyết khá nhiều, vì vậy nhà trường nên kết hợp lý thuyết và thực tiễn, đưa những tình huống thực tế thêm vào trong quá trình giảng dạy để sinh viên làm quen và giải quyết tốt hơn. Các doanh nghiệp cũng nên tạo điều kiện cho nhà trường trong việc tiếp cận thông tin,tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi giữa nhà trường với doanh nghiệp. Bản thân sinh viên cần có sự cố gắng hơn nữa, tiếp cận thực tế nhiều hơn để nâng cao và bồi dưỡng kiến thức, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân mình, làm hành trang vững chắc cho bản thân sau này. 3.4.1 Những việc sinh viên đã làm được và thu hoạch trong quá trình thực tập Trang 40 Sau khi kết thúc thời gian thực tập tốt tại Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN, em đã hiểu rõ hơn về công việc mà mình đang làm trong đơn vị. Em đã vận dụng lý thuyết đã được học vào công việc hiện tại và hoàn thành tốt công việc được giao. Em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm hữu ích nhằm giúp ích cho công việc sau này. Thái độ làm việc nhiệt tình, lịch sự khi tiếp xúc với mọi người, có ý thức, kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc. Thực hiện và chấp hành đúng nội quy, quy chế cơ quan, giữ gìn tài sản chung. Sau thời gian làm việc tại công ty, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn, trau dồi được thêm những kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giao tiếp, khả năng tư duy,sáng tạo, nhạy bén trong công viêc, tự tin hơn trong công việc mà em phụ trách. Giúp em học được cách trình bày, khả năng quan sát tinh tế và biết sáng tạo trong công việc. 3.4.2 Những việc sinh viên chưa làm được: Do trình độ kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn non yếu nên em không tránh khỏi việc gặp một số khó khăn trong quá trình hoàn thành công việc. Ngoài những thuận lợi thì em cũng còn gặp một số hạn chế, thiếu sót như: - Tiếp thu kiến thức mới còn chậm. - Đọc bản vẽ còn yếu. - Chưa linh hoạt, nhạy bén trong quá trình làm việc - Do chưa có kinh nghiệm nên khi vận dụng lý thuyết đã học áp dụng vào thực tiễn còn lúng túng, môi trường thực tập còn mới nên chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. - Với những thiếu sót và hạn chế nêu trên em sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian tới. 3.4.3 Sự hỗ trợ từ Cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập và giáo viên hướng dẫn tại trường 3.4.3.1 Sự hỗ trợ từ Cán bộ hướng dẫn tại nơi thực tập: Anh Trí chỉ huy trưởng công trình luôn tận tình giúp đỡ, chỉ dạy cho em, giúp giải quyết và giải thích các thắc mắc của em một cách chính xác, đầy đủ, rành mạch. Luôn tạo không khí hòa đồng, xem em như một thành viên mới trong tập thể Công ty.Anh cung cấp các tài liệu cần thiết cho em giúp em hoàn thành bài báo cáo một cách dễ dàng nhất, cùng với các anh chị khác tại công trường đều luôn nhiệt tình giúp đỡ và Trang 41 góp ý chỉ bảo cho em thấy cái đúng cái sai, cái thiếu sót trong bài báo để làm cho bài báo cáo của em thể hoàn thành tốt hơn. 3.4.3.2 Sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn tại trường: Với sự chỉ dạy chu đáo của thầy Lê Hữu Thọ khoa Kỹ thuật công trình, em đã được bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tế, cách thức để hoàn thành bài báo cáo chính xác, đầy đủ. Mặc dù có nhiều công việc nhưng thầy vẫn dành thời gian để hướng dẫn cho từng sinh viên thực tập. Thầy lắng nghe, giải thích những thắc mắc của em chi tiết, súc tích, thầy đã chỉ cho em lỗi sai trong khi làm bài và chỉ cho em phương hướng làm bài, giúp em hoàn thiện bài báo cáo một cách hiệu quả nhất. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN và quý thầy cô, đặc biệt là thầy Lê Hữu Thọ trường Đại học Lạc Hồng đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN đã không ngừng phát triển, dần dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty khá tốt, các tài khoản được mở đầy đủ, chấp hành đúng theo quy định nhà nước. các sổ sách chứng từ được mở đúng theo đúng mẫu và quy định của luật. Trong quá trình thực tập tại Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN, em đã học hỏi được nhiều điều. Từ những kiến thức lý thuyết, em đã tìm hiểu sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế làm việc để bổ sung kiến thức đã học trên ghế nhà trường. Do tầm hiểu biết còn hạn hẹp cùng kiến thức chuyên môn còn chưa đủ nên bài báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bài báo cáo này. Trang 42 Qua đề tài này, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại học Lạc Hồng, các anh chị làm việc tại Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN, đặc biệt là thầy Lê Hữu Thọ đã nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! [...]... GIÁ VÀ NHẬN XÉT THỰC TẬP 3.1 Nhận thức của sinh viên khi tìm hiểu và tham gia thực tập tại Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã nhận được sự chỉ dạy, giúp đỡ nhiệt tình từ các anh chị cán bộ trong Công ty để thực hiện đề tài : “ Thi công đường bê tông xi măng nông thôn ” tại phòng kỹ thuật của Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI ... Đội thi công xây lát: Chuyên thi công phần xây lát như: Xây lát đá, bê tông, đắp đất thủ công Phần lớn công nhân của Công ty đã qua thực tế thi công và được đào tạo căn bản tại các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật - Tổ mộc: Thi công, công tác ván khuôn, đà giáo, thi công cấc kết cấu gỗ - Tổ sắt: Chuyên gia công cốt thép, các cấu kiện cốt thép - Tổ điện, nước: Chuyên lắp... thi công xây dựng công trình giao thông có qui mô và tính chất tương tự, làm quản lý chung - Bộ phận quản lý kỹ thuật: Kỹ sư cầu đường chịu trách nhiệm kỹ thuật thi công trên công trường - Kỹ thuật thi công: 01 Trung cấp giao thông Trang 16 - Bộ phận hành chính: 01 người - Bộ phận vận tải: 01 người - Bộ phận thủ kho, thủ quỹ: 01 người  Bộ phận thi công: - Đội thi công xây. .. quản lý công trình: Trang 17 - Công trường nằm trong cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty Doanh nghiệp điều hành các hoạt động gián tiếp ở công trường, đảm bảo sự thống nhất, quản lý trực tiếp từ văn phòng đến công trường Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động ở công trường kể từ ngày được giao nhiệm vụ và kế hoạch xây dựng, tiến độ thi công, ... hàng ngày, hàng tuần để phục vụ cho thi công - Mọi hoạt động của công trường đều được chỉ huy trưởng công trường thông báo cho các tổ nghiệp vụ để biết kịp thời hỗ trợ, báo cáo thường xuyên với giám đốc doanh nghiệp để điều hành thi công d) Trách nhiệm được phân giao cho quản lý hiện trường: - Quản lý hiện trường phải có trách nhiệm tổ chức thi công hoàn thành kế hoạch được... trường thi công nhà thầu phải tiến hành trước các thí nghiệm, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công yêu cầu - Làm lán trại kho xưởng, nhà làm việc của ban chỉ huy công trường, nhà ở của công nhân  Công tác phụ trợ cho công trình - Điện được lấy từ mạng lưới nội bộ của thôn, dọc tuyến đường thi công, phục vụ cho việc thi công và sinh hoạt, trong khi thi công phải... điện nước phục vụ cho thi công, sinh hoạt và hệ thống cấp thoát nước Phục vụ các đội, công nhân bậc cao có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng và tổ chức thi công a) Nguyên tắc tổ chức: - Chấp hành nghiêm chỉnh đồ án thiết kế đã được duyệt, những qui định về hướng dẫn kỹ thuật của Hồ sơ yêu cầu - Toàn bộ các mặt hoạt động của công trường thi công đều đặt dưới... khỏi phạm vi thi công, trên các cọc phải ghi lý trình và chiều sâu đào 2.1.3.2 Tổ chức nhân sự ở hiện trường Chỉ huy trưởng công trình Bộ phận hành chính Bộ phận quản lý Kỹ thuật Quản lý chất lượng thí nghiệm Trang 15 Đội thi công xây lắp số 1 Đội thi công xây lắp số 2 Tổ chức thi công ván khuôn Tổ chức thi công điện+nước  Bộ máy quản lý: - Chỉ huy trưởng công trường: Do... thi công hiệu quả nhất và chất lượng cao đúng tiến độ thi công - Phát huy hết công suất thiết bị và nhân lực để tổ chức thi công tốt - Quản lý điều hành toàn diện kế hoạch thi công kĩ thuật, tiền lương, tiền thưởng, quản lý số lượng và chất lượng vật tư, đảm bảo công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động - Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra giám sát chất lượng của công. .. một loạt các điểm thuộc mặt đất tự nhiên, mà có thể không thuộc các đường đồng mức 2.2.2 Biện pháp thi công nền đường: 2.2.2.1 Thi công nền đường đào:  Căn cứ chọn phương án thi công: - Khối lượng đất đào đối với công trình này không lớn - Căn cứ máy mốc hiên có của công ty - Công trành này nằm ở đồng bằng, địa hình không dốc và bề mặt không gồ ghề nên thuận lợi cho máy ... SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1 Lịch sử hình thành phát truyển công ty: 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Tên đơn vị : CÔNG TY TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN • Địa chỉ: số 293/6... Chương TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT THỰC TẬP 3.1 Nhận thức sinh viên tìm hiểu tham gia thực tập Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN Trong thời gian thực tập Công ty, em nhận được sự dạy, giúp... trình thực tập Trang 40 Sau kết thúc thời gian thực tập tốt Công Ty TNHH DV-TM XÂY DỰNG ĐẠI NGUYỄN, em hiểu rõ về công việc mà làm đơn vị Em vận dụng lý thuyết được học vào công việc

Ngày đăng: 20/10/2015, 15:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết 34

  • Kết luận 36

    • 3.4 Đánh giá mối liên hệ giữa thực tiễn và lý thuyết

    • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan