Những giờ dạy như trên thực chất là những giờ dạy chưa có hiệu quả, chất lượng còn thấp và đó chính là nguyên nhân học sinh không cảm thấy hứng thú học tập. Vậy làm thế nào để xây dựng được một giáo án cụ thể, có được một phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh để những giờ học thể dục thực sự là những giờ học vui, lôi cuốn và hấp dẫn. Đó cũng chính là câu hỏi luôn làm cho tôi băn khoăn, trăn trở và cũng chính là lí do tôi tôi vận dụng sáng kiến: “XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIẢNG DẠY THỂ DỤC LỚP 8”
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Điều 53 Luật giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo thế
hệ trẻ phát triển toàn diện Như vậy giảng dạy Thể dục trong trường THCS là một
nhiệm vụ và là một nhu cầu không thể thiếu được
Qua những năm giảng dạy bộ môn Thể dục, được dự nhiều giờ, tham khảo một số hồ
sơ, bài soạn của các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án của một số giáo viên còn sơ sài, qua loa, chiếu lệ Đa số giáo viên đều soạn vắn tắt, không cụ thể, chưa đưa ra được những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, chưa có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học hay đưa ra các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết học để tìm biện pháp giải quyết, có phương pháp khắc phục thích hợp
Một số giáo viên chưa hiểu rõ vị trí bài giảng trong toàn bộ cấu trúc chương trình, chưa thấy được mối liên hệ giữa bài đã dạy và bài sẽ dạy Cũng có những giờ học giáo viên chưa hiểu rõ đối tượng học sinh, chưa đi đúng trọng tâm của bài Giờ dạy còn thiếu dụng cụ, sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lí, kém hiệu quả
Có những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chính sau:
- Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài học Chưa nghiên cứu các phương pháp dạy học trong sách hướng dẫn giáo viên, chưa chịu khó tìm tòi, bổ sung những phương pháp mới thích hợp
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa chu đáo
- Không nắm vững từng đối tượng học sinh
- Thực hiện chưa tốt việc soạn giáo án, chuẩn bị bài
Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng:
- Học sinh học một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
- Học sinh không có thời gian luyện tập nhiều
- Đôi khi sự chuẩn bị không chu đáo sẽ dẫn đến một số tình huống không an toàn trong tập luyện
Những giờ dạy như trên thực chất là những giờ dạy chưa có hiệu quả, chất lượng còn thấp và đó chính là nguyên nhân học sinh không cảm thấy hứng thú học tập
Vậy làm thế nào để xây dựng được một giáo án cụ thể, có được một phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh để những giờ học thể dục
thực sự là những giờ học vui, lôi cuốn và hấp dẫn Đó cũng chính là câu hỏi luôn làm
DỰNG GIÁO ÁN ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIẢNG DẠY THỂ DỤC LỚP 8”
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khác với các môn văn hóa khác, Thể dục là một môn học mang tính đặc thù, đòi hỏi phải có sức hấp dẫn, lôi cuốn, phải tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, tránh sự lặp lại
Trang 2nhàm chán, sự áp đặt nặng nề về kĩ thuật Đặc biệt các em cần được luyện tập, được vui chơi, thư giãn sau những tiết học văn hóa căng thẳng, qua đó các em hiểu được tác dụng của việc luyện tập thể thao đối với đời sống tinh thần của con người, đặc biệt là đối với chính bản thân các em
Vì vậy mục đích của tôi khi chọn vấn đề này là: Tìm ra những biện pháp để chuẩn
bị bài giảng, xây dựng được một giáo án đảm bảo các yêu cầu chính sau đây:
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học
- Nội dung và hình thức giảng dạy đa dạng, phong phú
- Phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Có tính giáo dục thiết thực: Bồi dưỡng, nâng cao về nhận thức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Giáo dục cho các em về tác dụng của
việc luyện tập thể thao, hướng con người tới cái Chân - Thiện - Mĩ
Qua bài giảng nhằm giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học, tạo không khí hưng phấn, phấn khởi, để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, giúp các
em hứng thú tham gia tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lí Bên cạnh đó, thông qua các hình thức đa dạng phong phú, phương pháp luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, giáo dục các em trở thành những học sinh có đạo đức tốt, biết giữ gìn kỉ luật, biết phấn đấu vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống, trở thành những con ngoan, trò giỏi, tạo sự hứng thú để các em yêu thích môn học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của ngành Giáo dục nước nhà
III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình
IV/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
- Nghiên cứu chỉ đạo của Sở GD - ĐT Hòa Bình về giáo dục toàn diện học sinh, về chương trình và phương pháp giảng bộ môn Thể dục trong các trường THCS
- Nghiên cứu nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học tập môn Thể dục
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THCS hiện nay
- Thực hiện một số giải pháp sau :
+ Tìm hiểu học sinh - Phân loại đối tượng
+ Tìm hiểu bài dạy
+ Sưu tầm và nghiên cứu tư liệu phục vụ bài giảng + Chuẩn bị đồ dùng dạy học
+ Xây dựng giáo án
+ Dự kiến các tình huống có thể xảy ra
+ Rút ra bài học kinh nghiệm
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Điều tra
- Trắc nghiệm
- Phân tích
Trang 3- Nghiên cứu tài liệu.
- Tổng kết rút kinh nghiệm
- Địa bàn: Trường THCS Tuân Đạo
- Thời gian: Trong năm học 2008 - 2009
- Phạm vi ứng dụng: Có thể ứng dụng cho tất cả các giáo viên Thể dục cấp THCS
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Giáo dục thể chất trong trường THCS được tổ chức dựa trên cơ sở giảng dạy một môn học đặc biệt được mang tên là “Thể dục thể thao” Khuynh hướng giảng dạy cơ bản của môn học này là đảm bảo sự giáo dục thể chất chung trên cơ sở thống nhất với
sự giáo dục toàn diện các khả năng về thể lực, củng cố sức khỏe, hoàn thiện các đặc điểm và cấu trúc cơ thể Cùng với việc truyền thụ những kiến thức chuyên môn thể dục thể thao trong quá trình giảng dạy sẽ đồng thời hình thành những kỹ năng và kỹ xảo vận động do chương trình quy định, qua đó nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, phát triển ý thức xã hội, rèn luyện đạo đức, ý chí, khả năng trí lực, óc thẩm
mỹ và giáo dục lao động
Luyện tập thể dục thể thao đối với cơ thể học sinh THCS có ý nghĩa tác dụng lớn: + Học sinh THCS được hướng dẫn, rèn luyện TDTT thường xuyên, bảo đảm đúng các phương pháp khoa học sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cơ thể như: Khả năng trao đổi chất được tăng cường, góp phần nâng cao sức đề kháng, sức khỏe, các tố chất và khả năng vận động Qua đó, tác động đến cơ năng, cấu trúc của hệ thống cơ quan phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển theo lứa tuổi, như: Đối với hệ thần kinh, luyện tập TDTT có thể nâng cao được sự thăng bằng, tính linh hoạt, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh khí hậu, thời tiết
+ Luyện tập TDTT còn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về tâm lý, hình thành nhân cách, đây cũng là cơ sở, thời điểm, phương tiện tốt để chuẩn bị cho học sinh THCS các vốn tri thức vận động, để các em sẵn sàng, đủ sức khỏe học tập vươn lên tiến bộ, đồng thời bồi dưỡng, giáo dục, phát triển thói quen hoạt động, vận động TDTT trong đời sống, ý thức quan tâm và hoạt động tập thể, tính tích cực, tính kỉ luật, tính tự tin, khiêm tốn và những hành vi đạo đức tốt khác
Với những ý nghĩa tác dụng trên, việc học thể dục trong trường THCS là không thể thiếu được Để giảng dạy môn Thể dục đạt hiệu quả chúng ta có nhiều phương pháp, nhưng trước hết các phương pháp đó phải được người giáo viên sắp xếp một cách khoa học, sử dụng hợp lí, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh Muốn đạt được
Trang 4điều đó người giáo viên trước khi lên lớp phải chuẩn bị kĩ bài giảng thông qua việc soạn giáo án của mình
Chuẩn bị tốt giáo án trước khi lên lớp là một việc làm hết sức quan trọng để đảm bảo thành công của một tiết dạy, một bài học Các nhà Giáo dục đã từng khuyến cáo
giáo viên rằng: Một giáo án tốt quyết định tới 50% thành công của tiết dạy học Thực
vậy, nếu người giáo viên dành công sức để soạn một kế hoạch bài học thật hoàn chỉnh
và chi tiết có nghĩa là mọi việc trên lớp đã được hình dung và phác thảo đầy đủ, bài học
có những dự báo tình huống sư phạm có thể xuất hiện trên lớp, giúp người giáo viên tự tin lên lớp một cách chủ động
Chất lượng soạn giáo án thể hiện trình độ sư phạm, tính sáng tạo, nghệ thuật giáo dục của giáo viên, giáo án giảng dạy TDTT có tính chuyên biệt, nên với việc thực hiện giáo án, giáo viên không chỉ chuẩn bị bài toàn diện các tri thức khoa học cần thiết, mà cần qua đó để trao đổi vốn kĩ năng vận động phong phú, làm đúng các kĩ thuật, động tác…Đây chính là cơ sở để giờ học TDTT có chất lượng giáo dục cao Thông qua việc soạn giáo án chi tiết người giáo viên có thể áp dụng tốt những phương pháp đổi mới phù hợp với thực tế giáo dục hiện nay
Chương 2: THỰC TRẠNG.
Trường THCS Tuân Đạ có 301 học sinh từ 11 đến 15 tuổi Địa phương nơi các em đang sinh sống có phong trào hoạt động thể dục thể thao tương đối sôi nổi nhưng không đồng đều, chỉ tập trung ở một số môn như: cầu lông, bóng chuyền Các môn Điền kinh trong chương trình học của các em không phát triển nên phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng và tinh thần học tập môn Thể dục của học sinh
Về thái độ và nhận thức của học sinh đối với môn học thể dục qua khảo sát thực tế đầu năm 85 học sinh lớp 8 trường THCS Tuân Đạo, tôi thấy:
- Thực tế vẫn còn một số lượng lớn học sinh không thích học môn thể dục
- Gìơ học thể dục ở trường qua nhận xét của các em chưa thực sự hấp dẫn
- Số lượng học sinh cho rằng học môn Thể dục không đem lại lợi ích cho tương lai của mình là rất lớn Nhiều gia đình không muốn con mình dành nhiều thời gian cho việc học môn Thể dục
Sở dĩ có thực trạng trên đây là do xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
- Nhiều học sinh, nhiều gia đình quan niệm: Môn thể dục chỉ là một môn học phụ, không quan trọng Theo họ học Thể dục chẳng có lợi ích gì cho tương lai của con mình, các môn mà con họ cần là Văn, Toán, Ngoại ngữ vì vậy quan niệm đó ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, phần nào giảm đi ở các em sự yêu thích, hứng thú khi học môn học này
- Trong thực tế, tôi nhận thấy: Vẫn còn một số giáo viên thực hiện chưa tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nên kết quả giảng dạy chưa cao, giờ học còn nhàm chán, chưa có sức hấp dẫn đối với học sinh
- Sân luyện tập chưa đủ tiêu chuẩn đem lại hạn chế cho giáo viên khi tổ chức tập luyện
Trang 5Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Thể dục là một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự tư duy, đầu tư thời gian công sức vào chuẩn bị bài giảng Có như vậy việc giảng dạy Thể dục mới thực sự có ý nghĩa
và đạt hiệu quả cao
Chương 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.
A Thực nghiệm khoa học :
Căn cứ vào thực trạng trên đây tôi đã xây dựng cho bản thân một số bước chuẩn
bị bài giảng trước khi lên lớp, điều đó đã giúp tôi vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin hơn trong giảng dạy
Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết: Giáo án là tài liệu phục vụ giảng dạy trên lớp hoặc các giờ luyện tập TDTT Giáo án phải thể hiện được mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức sư phạm và các điều kiện đảm bảo
Giáo án được xây dựng và soạn theo nội dung chương trình, kế hoạch dạy học quy định theo từng phần, từng tuần, và từng tiết học Khi tiến hành soạn giáo án, cần chú ý những vấn đề sau:
- Cần chuẩn bị hệ thống tri thức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nội dung giảng dạy, mối quan hệ giữa các phần, các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục cần đạt
- Nghiên cứu, đánh giá sát thực trình độ vận động, đặc điểm lứa tuổi, sức khỏe
và khả năng tiếp thu, hoạt động, vận động của học sinh
- Tìm tòi, sáng tạo, xây dựng, tổ chức các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện (có thể) phục vụ kịp thời nội dung bài học - đảm bảo để giáo án thực hiện đúng mục tiêu và đảm bảo sử dụng hợp lý các phương pháp
- Trong mỗi giáo án, giáo viên khi soạn cần phải xác định rõ mức độ yêu cầu, nhiệm vụ về giáo dục, mức độ cần đạt được của kĩ thuật động tác, các phương pháp sửa chữa sai lầm, dụng cụ bổ trợ phục vụ thực hiện bài tập cần nêu rõ phần trọng tâm, trọng điểm của động tác mẫu, và các yếu tố đảm bảo khác, để tạo điều kiện cho giờ học đạt hiệu quả
Từ những cơ sở trên tôi đã tiến hành chuẩn bị bài giảng theo các bước sau:
I Tìm hiểu học sinh – Phân loại đối tượng:
1) Tìm hiểu học sinh:
Muốn xây dựng được một giáo án thích hợp trước hết người giáo viên phải hiểu đối tượng học sinh, nắm được tâm lí, trình độ của từng đối tượng, có như vậy ta mới đưa ra được phương pháp phù hợp với từng em để giúp các em nắm vững kiến thức, hiểu sâu bài học Chúng ta có thể tìm hiểu các em bằng các phương pháp: Vấn đáp, điều tra, phỏng vấn, trắc nghiệm
Để xây dựng giáo án cho các tiết dạy Thể dục 8, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu về các em, nắm bắt từng đối tượng ở các lớp, chỉ cần tìm hiểu một lần vào đầu năm học giáo viên có thể nắm vững từng đối tượng trong suốt cả năm và những năm học sau
Trang 6Không chỉ nắm được nhu cầu, sở thích mà quan trọng hơn người giáo viên phải nắm được trình độ, học lực của học sinh Chúng ta có thể tìm hiểu điều đó từ kết quả học tập môn Thể dục từ những năm học trước, từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Thể dục giảng dạy năm trước Giáo viên cũng dễ dàng khảo sát chất lượng học tập của học sinh bằng hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành (Kiểm tra bất kì kiến thức nào đã học)
Qua các giờ học, qua các phong trào Thể dục thể thao của trường giáo viên phát hiện những học sinh có năng khiếu để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nâng cao thành tích cho các em, những em có năng khiếu sẽ là những hạt nhân quan trọng cho sự phát triển phong trào Thể thao của trường
2).Phân loại đối tượng:
Sau khi khảo sát, tìm hiểu về nhu cầu, sở thích, học lực, phát hiện năng khiếu tôi tiến hành phân loại học sinh khối lớp 8 thành các đối tượng sau:
HỌC LỰC
SỞ THÍCH
Trang 7Căn cứ vào các nhóm đối tượng này tôi đã đưa ra được một số phương pháp giảng dạy các bài học có hiệu quả
II Tìm hiểu bài dạy :
Người giáo viên muốn xây dựng được một giáo án cụ thể, trước hết cần phải nắm vững nội dung bài giảng ấy Muốn vậy, trước khi soạn bài giáo viên cần phải:
- Đọc kĩ phần bài dạy trong sách giáo khoa, xác định trọng tâm của bài
- Đọc kĩ phần hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo viên để nắm vững yêu cầu, thủ pháp lên lớp, bổ sung những thủ pháp còn thiếu, các phương pháp sáng tạo…sao cho phù hợp với trình độ của học sinh và qua đó định hướng chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần sử dụng
- Giáo viên phải luyện tập các động tác thị phạm một cách linh hoạt, chính xác
*Minh họa: Tìm hiểu bài:
Bài: NHẢY CAO - CHẠY BỀN
Bài gồm 2 phần:
Phần 1: NHẢY CAO.
+ Ôn các động tác bổ trợ, đà 3 bước giậm nhẩy đá lăng, chạy đà -đặt chân vào điểm giậm nhẩy - giậm nhẩy đá lăng
+ Học giai đoạn qua xà và tiếp đất nhảy cao kiểu “Bước qua”
+ Thực hiện tốt các động tác bổ trợ, tại chỗ đặt chân giậm nhẩy vào điểm giậm nhẩy, chạy đà 3 bước giậm nhẩy đá lăng
+ Học sinh nắm được kĩ thuật qua xà kiểu “Bước qua”, thực hiện tiếp đất đúng kĩ thuật, nhẹ nhàng, an toàn, bước đầu thực hiện được kĩ thuật qua xà - tiếp đất
Phần 2: CHẠY BỀN
Thực hiện luyện tập bằng hình thức trò chơi:
“Chạy tiếp sức vượt qua vật cản”.
+ Độ dài bước
+ Nâng độ cao gối
+ Nâng độ cao gót
+ Tần số bước nhanh
+ Chạy đường vòng tốt
+ Phát huy được hứng thú tích cực luyện tập
Trang 8+ Tập đo đà, chạy đà, đá chân lăng cao.
+ Tập đặt chân giậm vào điểm giậm nhẩy
+ Tập kĩ thuật đánh tay
+ Tập mô phỏng từng cử động của giai đoạn qua xà thấp
+ Đứng trên bục cao thực hiện kĩ thuật qua xà và kĩ thuật tiếp đất
Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy cao: Chạy đà Giậm nhảy -Trên không - Tiếp đất
Chia 4 nhóm vòng tròn thay đổi nội dung tập luyện, mỗi nhóm được thực hiện một bài tập theo sự quy định cụ thể sau một số thời gian định trước, sau đó các nhóm chuyển đổi vị trí cho nhau
Thực hiện luyện tập chạy bền bằng phương pháp trò chơi “Vượt chướng ngại vật tiếp sức”
III Sưu tầm tư liệu phục vụ bài giảng :
Căn cứ vào nội dung chính của bài, người giáo viên cần sưu tầm thêm những tư liệu khác để bổ sung vào nội dung đó nhằm tạo sự đa dạng, phong phú, mới mẻ và tăng sức hấp dẫn Trước khi xây dựng nội dung chính thức, giáo viên cần sưu tầm, nghiên cứu nhiều bài viết, các giáo trình chuyên môn, sưu tầm các tranh ảnh, băng đĩa hình, các mẩu chuyện về một số vận động viên tiêu biểu trong và ngoài nước…để minh họa trong bài giảng Khi nghiên cứu tài liệu chúng ta phải tìm ra những ý chính ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa giáo dục để gắn kết và đưa vào bài giảng một cách hợp lí
Để xây dựng giáo án Bài: Nhảy cao - Chạy bền Tôi đã sưu tầm và tham khảo
một số tư liệu sau
Sưu tầm:
Tranh ảnh (Ảnh một số vận động viên, tranh kĩ thuật nhảy cao, chạy bền)
+ Ảnh vận động viên nổi tiếng Thế giới: Vận động viên nam J.Xôtômayo (Cu Ba) Nhảy cao qua mức xà 2,45m ngày 27/7/1993 tại Salamanca Vận động viên nữ S.Kostadinôva (Bungari) Nhảy cao qua mức xà 2,09m vào ngày 30/8/1987 tại Rôma Vận động viên nam H.Gebselasi (Êtiôpia) chạy 5000m với thành tích 12.39,36 vào ngày 13/6/1998 tại Henxinhki
+ Ảnh vận động viên nổi tiếng Việt Nam: Vận động viên nữ Bùi Thị Nhung đạt Huy chương vàng Nhảy cao với thành tích 1,94m tại giải điền kinh Quốc Tế mở rộng ở Thái Lan tháng 5/2005
Tham khảo:
Giáo dục
Trang 9- Điền kinh trong trường phổ thông (Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 2003).
IV Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
Sau khi tìm hiểu bài, sưu tầm các tư liệu, giáo viên căn cứ vào nội dung, các hình thức luyện tập để tiến hành chuẩn bị đồ dùng dạy học cho bài giảng đó
(Cụ thể ở phần bài soạn)
V Soạn giáo án :
Giáo viên thực hiện soạn giáo án theo các bước sau:
- Phần I: Mục tiêu
- Phần II: Địa điểm phương tiện
- Phần III: Hoạt động dạy và học (Nội dung và phương pháp lên lớp)
Cách trình bày giáo án:
Định lượng
Phương pháp
tổ chức
1- 2-
1- 2-
3-3 Kết thúc 1- Củng cố, nhận xét
2- Bài tập về nhà
Minh họa bằng một bài soạn cụ thể :
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy : / /2009.
Bài : NHẢY CAO - CHẠY BỀN
Trang 10I Mục tiêu:
điểm giậm nhảy, giậm nhảy đá lăng
Yêu cầu:
nhảy mạnh, đúng kỹ thuật
* Trò chơi: “Tiếp sức vượt chướng ngại vật”
* Yêu cầu: Học sinh tham gia tích cực, nhiệt tình, sôi nổi, trung thực, an
toàn
II Địa điểm – phương tiện:
bông
1 số chướng ngại vật
+ Nhảy cao:
Tranh Tranh
x
x Đệm x x Đệm x
Phân chia theo chân giậm nhẩy Đá chân lăng vào vật cao
+ Chạy bền:
Trò chơi: Chạy vượt qua chướng ngại vật.
x x x x x
x x x x x