việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh khoa học, nhất là khoa học THCS kế thừa kiến thức ở Tiểu học, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về tự nhiên cũng như xã hội, tạo cho các em có một kiến thức vững chắc để bước tiếp nữa trên con đường học vấn.Chính vì thế việc duy trì số lượng học sinh phải được thực hiện một cách nghiêm túc và sát sao, nhằm thực hiện mục tiêu trên và rèn cho học sinh kỹ năng và phương pháp học tập.
Trang 1Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nhân loại đang đứng trước thử thách lớn Mỗi người, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm tham gia phối hợp hoạt động để giải quyết vấn đề của thời đại như: Bùng nổ dân số, Bảo vệ môi trường, chống lại các tệ nạn xã hội Do đó việc giáo dục học sinh ngay từ trường Phổ thông
là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ Đó
là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ Những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, nhân dân lao động ngày càng tươi đẹp và hạnh phúc theo mục tiêu của Đảng đề ra: " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Vì vậy, muốn đạt kết quả cao trong công tác giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải có những biện pháp cụ thể thiết thực
để giáo dục học sinh hàng ngày Đó là vấn đề chúng ta phải quan tâm tìm
ra những biện pháp giáo dục thích hợp
Trang 2Phần thứ hai NỘI DUNG
1 Cơ sở khoa học:
Hội nghị lần thứ II - BCH Trung ương khoá VIII khẳng định nhiệm
vụ và mục tiêu của giáo dục trong thời đại mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm xây dựng cuộc sống mới, giúp thế hệ học sinh trở thành những người thiết tha với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí cách mạng sẵn sàn bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp cận nền văn minh của nhân loại, phát huy những tiềm năng của đất nước và còn người Việt Nam, có ý thức cộng đồng làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, làm chủ tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành, có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật cao, có sức khoẻ tốt là con người phát triển toàn diện xây dựng chủ nghĩa xã hội
Từ những mục tiêu trên, việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh khoa học, nhất là khoa học THCS kế thừa kiến thức ở Tiểu học, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về tự nhiên cũng như xã hội, tạo cho các em có một kiến thức vững chắc để bước tiếp nữa trên con đường học vấn
Chính vì thế việc duy trì số lượng học sinh phải được thực hiện một cách nghiêm túc và sát sao, nhằm thực hiện mục tiêu trên và rèn cho học sinh kỹ năng và phương pháp học tập
Hơn nữa cái cảm giác đã lớn của các em học sinh cuối cấp muốn mình trở thành người lớn của tuổi vị thành niên có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút và duy trì số lượng học sinh của lớp
Trang 3Với địa dư không mấy thuận lợi, nên việc duy trì sĩ số rất khó khăn, theo tôi được biết sĩ số học sinh ở những năm trước đại tỷ lệ chuyên cần từ
90 - 95%
Từ thực tế đó làm nảy sinh trong tôi một ý nghĩ làm thế nào để duy trì được số lượng học sinh của lớp mình, bằng một số biện pháp rõ nhất trong công tác chủ nhiệm lớp phải luận sâu sát, gần gũi tìm hiểu hoàn cảnh, tâm
tư tình cảm của học sinh và gia đình học sinh Từ đó biện pháp vận động
xử lý linh hoạt trong việc vận động học sinh bỏ học ra lớp
2 Nội dung cụ thể của kinh nghiệm:
1 Nguyên nhân:
Qua tìm hiểu việc tiếp thu và thu hút duy trì số lượng học sinh ở các lớp trong trường Tôi thấy: Việc thu hút các em học sinh đến lớp của các Giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự sâu sát, hơn nữa ở vùng nông thôn các
em lại là người trực tiếp tham gia lao động, phần lớn là lao động chính trong gia đình Cộng với địa thế không mấy thuận lợi làm cho việc theo học của học sinh trong lớp rất khó khăn, mà cơ sở vật chất của trường lại chưa đáp ứng được các yêu cầu của việc học của các em, sân chơi bãi tập hạn chế, khi trời mưa bão các em phải nghỉ học, phần nào ảnh hưởng tới hứng thú học tập của các em
Còn tỷ lệ chuyên cần, qua tìm hiểu nguyên nhân không đảm bảo chất lượng chuyên cần ở các lớp, các em nghỉ học do sự tiếp thu chậm, do yêu cầu bấp bách của công việc gia đình
Ngoài ra các em nghỉ để đi ăn cưới rất nhiều ngay các ngày lễ mà các đoàn thể ở địa phương tổ chức các em nghỉ vì thích mình đã lớn, đã làm ra của cải vật chất, mà gia đình quản lý lỏng lẻo Các em nghỉ để đi
Trang 4chơi hoặc đi làm thuê nơi khác một thời gian Nên sự quan tâm của Giáo viên chủ nhiệm chưa được sát sao trong những trường hợp này, cácem bỏ học vì lâu ngày ngại đến lớp, hay nghỉ học vì chưa đủ các khoản phí đóng góp mà cha mẹ chưa lo kịp cho mình
+ Một số nguyên nhân trên dẫn đến việc thu hút học sinh và duy trì sĩ
số cũng như đạt tỷ lệ chuyên cần của lớp chưa được cao dẫn đến chất lượng cũng như phong trào của lớp bị giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến
kế hoạch đào tạo của nhà trường, theo kế hoạch nhà trường giao
2 Một số giải pháp cụ thể:
- Là một Giáo viên chủ nhiệm lớp phải xác định đây là nhiệm vụ và trách nhiệm lớn lao trong việc duy trì số lượng của lớp, phải luôn nắm bắt được hoàn cảnh của học sinh sau khi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp
Bắt tay ngay vào việc tổ chức lớp, bằng cách chọn lựa mạng lưới cán
bộ có uy tín, văn hoá khá, có đạo đức tác phong chững chạc, đoàn kết tương thân tương ái
Giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo trong việc chia tổ phù hợp với đặc điểm tâm lý, đặc điểm tình hình, phù hợp với địa dư, lực học, cân đối nam
nữ, tạo cho các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như lao động, thuận lợi trong việc duy trì sĩ số và tỉ lệ chuyên cần của lớp
Theo dõi thường xuyên diễn biến số lượng xảy ra hàng ngày, hàng tháng nếu thấy hiện tượng nghỉ học vì ốm phải lập tức tới thăm hỏi gia đình và bản thân học sinh đó, phân công các em trong tổ, trong lớp chép bài, đồng thời phối hợp với các Giáo viên bộ môn giúp đỡ các em sau khi
Trang 5Khi thấy hiện tượng học sinh của lớp mình nghỉ học, dưới một góc độ nào đó, vận động các em học sinh trong lớp xây dựng quỹ tình thương báo cáo với nhà trường, công đoàn cùng tham gia giúp đỡ các em một phần nhỏ "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" Các em học sinh và gia đình tự thấy gắn bó với tập thể lớp, với Giáo viên chủ nhiệm Động viên các em có nghị lực vượt qua khó khăn, tiếp tục theo học cùng các bạn, hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc học tập, rèn luyện tu dưỡng của mình
Ngoài các biện pháp trên: Giáo viên chủ nhiệm cần tham gia ý kiến với ban giám hiệu, công đoàn, thanh niên, nhất là đội cờ đỏ của nhà trường Có sự phối hợp với Giáo viên bộ môn để theo dõi chặt chẽ việc duy trì số lượng của lớp, tìm nguyên nhân và lí do vì sao mà học sinh bỏ học, bằng tình cảm bạn bè, thăm hỏi động viên các em đến lớp có tác dụng rất lớn đến gia đình và bản thân các em, tạo được sự gắn bó, giúp các em trở lại theo học, không mất số lượng khi có hoàn cảnh không thuận lợi sảy ra
Đối với học sinh:
Giáo viên chủ nhiệm phải phân tích cho phụ huynh thấy được: Gia đình quản lí các em ít nhất là 2/3 thời gian của một học sinh ở nhà trong một ngày, việc các em có học tốt hay không, có ham học tập hay không? muốn vậy gia đình phải tạo cơ sở vật chất cho các em: sách vở, bút mực
và ăn mặc Ngoài ra thời gian cho học sinh đến lớp phải liên tục thường xuyên, về nhà phải có thời gian và biện pháp học tập hợp lý, điều đó chỉ
có gia đình mới giúp được các em Để gia đình thấy được trách nhiệm của mình trong việc quản lý và giáo dục con cái Tạo điều kiện cho con học
Trang 6tập và theo dõi thường xuyên sổ liên lạc gia đình nhà trường, phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm, cùng nhà trường để giáo dục học sinh bằng cách tham gia các kỳ họp hội phụ huynh, báo cáo tình hình học tập, tu dưỡng, tài chính để phụ huynh nắm được tạo điều kiện cho các em theo học, chuẩn bị cho thi cử chu đáo
Trang 7Phần thứ ba KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu và suốt quá trình sâu sát với công tác chủ nhiệm lớp, với công tác sĩ số của lớp cùng với phong trào Đoàn, Đội của nhà trường,
tổ chức các cuộc vận động tấm gương sáng, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm giúp học sinh nghèo vượt khó Do vậy tập thể lớp cùng với toàn trường được phát triển cao đồng thời kiểm tra đôn đốc và biện pháp sử lí kịp thời thu hút học sinh ngày một cao
Trong học kỳ I do quan tâm sát sao đến công tác chủ nhiệm nên cuối học kỳ II số lượng học sinh được giữ vững (31/31) Ngoài ra Tôi cùng các Giáo viên bộ môn phụ đạo học sinh yếu kém do tổ và bộ phận chuyên môn nhà trường duy trì, dẫn tới tỉ lệ học sinh bỏ học giảm so với năm trước
Thời gian cuối học kỳ II tiếp tục đẩy mạnh công tác duy trì số lượng bằng cách phối hợp với đồng nghiệp và các đoàn thể trong nhà trường, cùng với chuyên môn thực hiện tốt việc ôn tập kiến thức cho học sinh, nhằm đưa chất lượng lên hàng đầu, giúp học sinh nghèo vượt khó
Tỷ lệ chuyên cần của lớp đạt tỷ lệ từ 95 - 100% số học sinh theo học
ở các buổi, đó là một thành công rất lớn của tập thể Giáo viên
Trang 8Phần thứ tư KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiến thực hiện việc duy trì sĩ số học sinh Tôi thấy đây là mục tiêu có tầm quan trọng rất lớn, nó đòi hỏi sự quan tâm nhất của Giáo viên chủ nhiệm - Nhà trường - Công đoàn - Đội
và các ngành có liên quan nhằm thu hút nhiều học sinh đến lớp, hạn chế nạn bỏ học giữa chừng, nâng cao hơn nữa tỷ lệ chuyên cần, có như vậy việc duy trì sĩ số cũng như chuyên cần của lớp mới đạt kết quả
Với nhận thức trên bản thân là Giáo viên chủ nhiệm, đã đầu tư thời gian để tìm biện pháp giải quyết, bản thân đã rút ra được những nhận định sau:
a Sự kết hợp công tác giáo dục giữa các lực lượng giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, đủ điều kiện cho việc học tập của học sinh ở lớp và tạo ra môi trường lành mạnh trong tập thể để góp phần thúc đẩy học sinh theo học
b Đội ngũ Giáo viên chủ nhiệm và các Giáo viên bộ môn phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, có tâm huyết với học sinh, thực sự coi học sinh như con em của chính mình Từ đó có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm lớp, có tâm huyết với nghề nghiệp, luôn quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh nhất là học sinh cá biệt: Học sinh hiếu động có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó nhăn
Để từ đó đưa ra biện pháp thích hợp trong công tác duy trì số lượng
và nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện muốn vậy Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải nhiệt tình trong công tác và giảng dạy bằng ý trí cũng như kiến thức của người thầy, phải tạo cho học sinh nắm
Trang 9được kiến thức, hình thành kỹ năng tạo cho học sinh say mê học tập và gia đình thấy mục đích, vai trò động cơ học tập tạo điều kiện cho con em mình học tốt hơn
Là Giáo viên chủ nhiệm luôn gần gũi thăm hỏi học sinh, động viên học sinh, gia đình học sinh, nhất là gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, xây dựng tập thể lớp thành các nơi tốt nhất để giúp cho các em lớn lên thành con người có ích cho xã hội
c Các tổ chức trong nhà trường: Đoàn, Đội, Công đoàn đến chi bộ Đảng của trường cần thống nhất chương trình hành động, tổ chức các hoạt động thi đua phổ biến đến các lớp giúp học sinh thêm phấn đấu, nhằm thu hút và duy trì số lượng học sinh, nâng cao tỉ lệ chuyên cần
d Thực hiện chương trình báo đội, báo thiếu Niên dân tộc, để các em hiểu biết thêm về các kiến thức của khoa học và cuộc sống, thấy được tầm quan trọng của việc học tập, gương học sinh nghèo vượt khó Giúp học sinh hình thành ý thức tốt và có động cơ học tập đúng, nâng cao tỉ lệ chuyên cần, duy trì sĩ số
e Hàng tuần hay là trong các đợt thi đua phải luôn theo dõi sự thực hiện của học sinh, có đánh giá, khen chê, rút kinh nghiệm, có động viên, khích lệ và đồng thời đưa ra biện pháp thích hợp để đẩy mạnh công tác duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần, có giám sát các công việc: Trực nhật, truy bài
Tôi tin rằng với các nhân định trên được rút ra, sẽ đem lại kết quả trong việc duy trì số lượng cũng như chất lượng của lớp chủ nhiệm góp phần vào chất lượng chung của nhà trường
Trang 10* Một số kiến nghị:
- Để đưa học sinh vào nề nếp, quy củ trong việc tổ chức, bên cạnh đó
để động viên học sinh đến lớp Tôi có một số kiến nghị sau:
Nhà trường đầu tư thêm cơ sở vật chất trường học, sân chơi, bãi tập, dụng cụ thể thao, thiết bị dạy học, tạo môi trường học tập tốt, vui chơi lành mạnh thu hút học sinh đến lớp
Tạo điều kiện về chế độ chính sách, chế độ ưu tiên, chế độ học bổng động viên học sinh, quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học sinh
có điều kiện đến lớp, không bỏ học giữa quãng, giữa chừng
Tuân Đạo, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hải Lý