Chiến lược phất triển giáo dục đã xác định “Thực hiện công bằng trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn”.
Trang 1A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỉ 21-thế kỷ của kinh tế tri thức Giáo dục là chiếc chìa khoá vàng cho nhân loại mở cửa tiến vào tương lai Các quốc gia trên thế giới đều xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai
Đại hội IX của Đảng xác định để đi tắt đón đầu từ một đát nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục, khoa học và công nghệ càng có tính chất quyết định Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện các mục tiêu phát triển dân trí xã hội cho đất nước
Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm đến giáo dục, đòi hởi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân Giáo dục Việt Nam phải vượt qua mọi trở ngại trong nước đặc biệt là giáo dục miền núi phải vượt qua yếu kém bất cập để thu hẹp với giáo dục vùng thấp, phục
vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
Chiến lược phất triển giáo dục đã xác định “Thực hiện công bằng trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn”
Trong những năm qua, mặc dù các xã vùng cao của huyện Văn Bàn đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều trên các lĩnh vực, song đến nay nhiều xã vẫn nằm trong vùng kinh tế, văn hoá, xã hội kém phát triển vẫn còn khoảng cách khá xa so với các vùng khác trên địa bàn huyện Nền kinh tế tự cấp,
tự túc là chủ yếu, tình trạng du canh du cư vẫn còn tồn tại, tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng Diện tích canh tác ít, trình độ sản xuất lạc hậu do đó đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp, hiện tượng tảo hôn,
đẻ sớm vẫn còn, một số địa bàn tôn giáo có chiều hướng phát triển
Về giáo dục ở đây còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt nhiều học sinh muốn học tiếp cấp THPT gặp nhiều khó khăn
Trang 2Nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc ngày càng tăng nhưng các điều kiện để phát triển giáo dục còn nhiều thiếu thốn Để đáp ứng yêu cầu thực tế, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng toàn diện thực hiện có hiệu quả công tác huy động và duy trì số lượng học sinh, nâng cao tỷ lệ chuyên cần góp phần thực hiện mục tiêu chung
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “ Giải pháp nhằm huy động và duy trì số lượng học sinh” Mong muốn đóng góp một vài suy nghĩ vào việc góp phần thu
hút học sinh tới trường và nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao hiện nay
2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu về thực trạng, những nguyên nhân cơ bản về tình trạng học sinh bỏ học sau khi tốt nghiệp THCS, bỏ học giữa trừng Đưa ra giải pháp nhà trường đã áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Nhằm thực hiện tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá tình hình huy động và duy trì số lượng của trường THPT số 3
Văn Bàn năm học 2009-2010 và học kì I năm học 2010-2011
- Phân tích thực trạng tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng học sinh bỏ học
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động và duy trì số lượng học sinh
2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Công tác huy động và duy trì số lượng học sinh
- Thời gian - Không gian:
+ Công tác qhuy động và duy trì số lượng học sinh năm học 2009 - 2010
và học kỳ I năm học 2010 - 2011
+ Trao đổi và đúc rút kinh nghiệm khi đi thực tế
2.4 Đối tượng nghiên cứu.
2.4.1 Khách thể nghiên cứu.
Trang 3Công tác huy động và duy trì số lượng học sinh tại trường THPT số 3 Văn Bàn-Tỉnh Lào Cai
2.4.2 Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu tìm ra các giải pháp để nâng cao tỷ lệ huy động và duy trì số
lượng học sinh trường THPT số 3 Văn Bàn
3 Phương pháp nghiên cứu.
3.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Dựa vào các văn kiện, nghị quyết của Đảng,các văn bản của Nhà nước như luật giáo dục, điều lệ trường THPT
- Các tạp chí, các đề tài về giáo dục đào tạo
- Dựa trên các lý luận được tiếp thu qua các bài giảng ở học viện quản lý giáo dục
3.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát và khảo sát thực tế
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 4B.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM HUY ĐỘNG VÀ DUY
TRÌ SỐ LƯỢNG HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Những vấn đề chung về quản lý
- Quản lý xét ở góc độc chính trị xã hội kết hợp giữa tri thức lao động: Xét
ở góc độ hành động đó là sự điều khiển con người với 3 quá trình: Vô sinh – Hữu sinh – Con người và con người: Đây là quản lý xã hội có tầm đặc biệt quan trọng người quản lý đóng vai trò như một nhạc trưởng
Nói một cách đầy đủ: Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu dự kiến
- Bản chất của hoạt động quản lý: Đó là cách thức tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra
Quản lý gồm 4 chức năng cơ bản sau:
Chức năng lập kế hoạch – Chức năng tổ chức – Chức năng chỉ đạo – Chức năng kiểm tra, đánh giá Trong những chức năng trên chức năng tổ chức có vai trò rất quan trọng vì nó phản ánh nội dung của quá trình quản lý Nó thực chất là một hệ thống trong công việc của người quản lý và tạo thành chu trình quản lý
có hiệu quả cao
- Vai trò của người quản lý có thể chia thành 3 nhóm:
+ Các vai trò liên nhân cách: Đại diện, thủ lĩnh, lãnh đạo
+ Các vai trò thông tin: Hiệu tín viên, phát ngôn viên
+ Các vai trò quyết định: Người sáng lập, người dàn xếp, phân phối nguồn lực
- Các kỹ năng quản lý:
Trang 5+ Kỹ năng kỹ thuật: Người quản lý phải biết vận dụng các phương pháp
kỹ thuật, biện pháp hay các quá trình cụ thể chuyên biệt trong những chuyên môn khác nhau
+ Kỹ năng liên nhân cách: Bao gồm khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, xử lý các xung đột và cùng mọi người làm việc
+ Kỹ năng khái quát hoá: Người quản lý phải biết nhìn nhận, đánh giá tổ chức như một thực thể thống nhất, biết áp dụng các khả năng kế hoạch hoá và khả năng tư duy
+ Kỹ năng giao tiếp: Đây là khả năng phát và nhậ thông tin, cảm xúc, thái
độ, ý tưởng Người quản lý phải có kĩ năng cơ bản như: nói, viết, diễn tả và nâng nó lên thành nghệ thuật
1.1.2 Những vấn đề chung về quản lý giáo dục:
- Giáo dục là tập hợp các biện pháp ( Tổ chức, phương pháp, giáo dục, kế hoạch ) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các hệ thốnggiáo dục, đảm bảo sự tiếp tục và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo
- Quản lý trường học là quản lý tập thẻ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để chính học lại quản lý và tự quản lý quá trình dạy học, giáo dục và đào tạo để tạo ra nhân cách cho người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội
1.2 Cơ sở pháp lý
Trong luật giáo dục của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ:
Điều 2 Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Điều 10 Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân
Trang 6Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình
ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình
Điều 58 Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
2 Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;
3 Tuyển sinh và quản lý người học;
4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;
5 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
6 Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;
7 Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội;
8 Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;
9 Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Trong điều lệ trường THPT
Điều 45 Trách nhiệm của nhà trường
Trang 7Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và
xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục
Điều 46 Ban đại diện cha mẹ học sinh
1 Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức theo từng năm học gồm các thành viên do cha mẹ, người giám hộ học sinh cử ra để phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh
2 Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học gồm một số thành viên do các Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp bầu ra
để phối hợp với nhà trường thực hiện các quy định tại Điều 45 của Điều lệ này
3 Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, từng trường trung học thực hiện theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh
Điều 47 Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân nhằm:
1 Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội
2 Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ
sở vật chất nhà trường
1.3.Cơ sở thực tiễn.
- Quan điểm chỉ đạo của Đảng luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục, ban hành các chính sách ưu tiên cho giáo dục Nhà nước coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và có chính sách huy động hiệu quả đầu tư ưu tiên của nhà nước, huy động đóng góp của toàn xã hội
- Xây dựng một nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng XHCN, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình
Trang 8đẳng để ai cũng được học hành Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích phát triển tài năng.
- Mục tiêu của giáo dục THPT là thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ Xây dựng cho học sinh có thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cự, sáng tạo, vận dụng kiến thức vào cuộc sống Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT lên 60% - 70%
Do đó công tác huy động và duy trì số lượng học sinh trong năm học cũng
là một trong những mục tiêu quan trọng đối với người quản lý
Trang 9CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HUY ĐỘNG VÀ DUY TRÌ SỐ LƯỢNG HỌC
SINH Ở TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN
2.1 Giới thiệu khái quát về Trường THPT Văn Bàn 3.
Trường THPT số 3 Văn Bàn được thành lập theo Quyết định số
364/QĐ-CT ngày 09 tháng 7 năm 2005 của UBND tỉnh Lào Cai, đóng trên địa bàn xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, địa bàn tuyển sinh gồm 07 xã miền Tây nơi có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất của huyện Văn Bàn, là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số như HMông, Dao, Tày mức sống, trình độ dân trí còn thấp
Ra đời trong công cuộc đổi mới ngành giáo dục của cả nước, bốn năm vừa qua trường THPT số 3 Văn Bàn đang đi trên chặng đường đầu tiên đầy khó khăn thử thách Những kết quả đã đạt được đã chứng minh nhà trường đã từng bước khẳng định được vị thế của mình, từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã và đang và sẽ trở thành trung tâm văn hóa của của cụm
xã, sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh các xã miền Tây của huyện Văn Bàn
Năm học 2007 – 2008 là năm đầu tiên nhà trường có học sinh khối 12, thi tốt nghiệp đạt 62,57 %, có 01 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học 2008 – 2009 tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là 71,43 %, có 01 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 01 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia ( giải khuyến khích môn Sử ), có 09 học sinh đỗ thẳng vào đại học, 05 học sinh
đỗ cao đẳng chiếm tỷ lệ 21,5 % số học sinh tốt nghiệp
Năm học 2009 – 2010 tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp là 78,43 %, có 01 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, có 12 học sinh đỗ thẳng vào đại học, 15 học sinh đỗ cao đẳng chiếm tỷ lệ 28,5 % số học sinh tốt nghiệp
Thực trạng huy động và duy trì số lượng học sinh trong năm học
2009-2010 và học kì I năm học 2009-2010-2011:
Trang 10Huy động Duy trì Chuyên cần
KH Trước
T sinh
Sau T.sinh
Đầu năm
Kì I Cuối
năm
Bỏ học
Tổng số
Phép Không 2009-2010 320 272 2 274 255 245 29 400 378 22
Vấn đề đặt ra năm 2009-2010 tỉ lệ huy động số lượng đạt thấp, duy trì số lượng thấp nhiều học sinh bỏ học Học kì I năm học 2010-2011 tình trạng này đã được cải tiến vậy tại sao lại như vây? Qua quá trình thực tiễn quản lý và tìm hiểu của bản thân đi đến một số kết luận về nguyên nhân như sau:
2.2 Những nguyên nhân chủ yếu.
2.1.1 Thuận lợi trong công tác huy động và duy trì số lượng.
- Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi cả
về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và học sinh giảng dạy, học tập
- Qui mô trường: năm học 2009 - 2010 có 08 lớp với 245 học sinh, năm học 2010 - 2011 có 08 lớp với 306 học sinh thuận lợi cho công tác quản lý
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết với nghề, có năng lực có sức bật tốt, bên cạnh các đồng chí có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ trong giảng dạy ,công tác Nhà trường có 7 đồng chí là Đảng viên
2.2.2 Khó khăn trong quá trình huy động và duy trì số lượng.
- Nguyên nhân về tư tưởng nhận thức:
+ Do trình độ dân trí thấp chưa xác định một động cơ đúng đắn về mục đích học tập của con cái, một bộ phận nhân dân cho rằng học chỉ để biết chữ là
đủ, học xong chỉ ở nhà làm ruộng, làm nương
Trang 11+ Mặt khác cùng với sự thiếu hiểu biết của phụ huynh học sinh thì công tác tuyên truyền cho học sinh nhận thức đúng đắn về việc học tập chưa được thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả
+ Một số hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại đó là tục bắt cóc vợ, tảo hôn lấy vợ lấy chồng sớm dẫn đến một bộ phận không nhỏ học sinh chỉ học hết cấp THCS không tiếp tục theo học cấp THPT
- Nguyên nhân về điều kiện:
+ Tuy đã có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học xong về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế như: sự thiếu thốn về nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở nội trú cho học sinh ở xa, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút học sinh
+ Do điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn( địa bàn tuyển sinh gồm 7 xã đều thuộc xã đặc biệt khó khăn) nên không có điều kiện đáp ứng những yêu cầu tối thiểu trong học tập Hầu hết học sinh lại là lao động chính trong nhà, bản thân học sinh phải chăm lo, quán xuyến cho gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của các em
+ Địa bàn tuyển sinh của nhà trường tương đối rộng, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn( xã xa nhất cách trường hơn 30km) nên hầu hết các em phải mất một khoản kinh phí cho việc ở trọ ngoài (do kí túc xá nhà trường không đáp ứng
đủ cho học sinh)
- Nguyên nhân về chất lượng dạy và học:
+ Trường THPT số 3 Văn Bàn hiện có 28 CB, GV, NV hầu hết là giáo viên trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, chưa thật sự yên tâm công tác và gắn bó với nhà trường ( nhiều giáo viên ở nơi khác đến) Do đó chưa cuốn hút, tạo được niềm tin yêu cho học sinh Chất lượng một số giờ dạy chưa tốt dễ gây tâm lý chán nản cho học sinh