Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THANH BÌNH MỘTSỐGIẢIPHÁPQUẢNLÝNHẰMDUYTRÌSỐLƯỢNGHỌCSINHTRUNGHỌCCƠSỞỞHUYỆNQUANSƠNTỈNHTHANHHÓA Chuyên ngành: Quảnlý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG VINH, 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Bình 2 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, sự biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Vinh, Phòng GD&ĐT Quan Sơn, UBND huyệnQuanSơn đã tạo điều kiện để tôi tham gia khóa học thật hữu ích này Xin bày tỏ lòng cảm mến và biết ơn đến quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt cả quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Sơn, Đảng ủy, UBND các xã, các trường THCS trong huyện, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt cả quá trình hoàn thiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Hường, cô đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt cả quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do năng lực, khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp chỉ dẫn, giúp đỡ thêm của quý thầy cô, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để tôi hiểu sâu sắc hơn về khoa học giáo dục và đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục. Vinh, tháng 10 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thanh Bình MỤC LỤC Trang DANH MỤC VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo BCH Ban chấp hành BGH Ban giám hiệu CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH Công nghiệp hóa CNH - HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTX Giáo dục thường xuyên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HS Họcsinh HĐH Hiện đại hóa PCTHCS Phổ cập trunghọccơsở QL Quản lí QLGD Quản lí giáo dục SL Sốlượng TC Trung cấp THCS Trunghọccơsở THPT Trunghọc phổ thông TH - THCS Tiểu học – Trunghọccơsở TW Trung ương TNTP Thiếu niên tiền phong TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân XHHGD Xã hội hóa giáo dục 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là nhân tố quyết định để phát triển tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước đưa đất nước tiến nhanh và bền vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã xác định: “Giáo dục và Đào tạo cùng với Khoa học Công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[8]. Hiến pháp năm 2005 cũng đã ghi rõ: “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [13] Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp quản lí và toàn thể cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục, hệ thống giáo dục đã phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, cơsở vật chất lẫn kỹ thuật được tăng cường, đội ngũ nhà giáo được bổ sung cả về sốlượng và chất lượng, nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của giáo dục được nâng lên đáng kể, nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập bước đầu thu được những kết quả tốt, công tác Phổ cập Trunghọccơsở (THCS) có những tiến bộ vượt bậc. Những năm vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thu được những thành tích đáng mừng, việc giảng dạy học tập đã đi vào thực chất, họcsinh chăm học hơn, tổng thể chất lượng giáo dục được nâng cao, các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ hợp tác quốc tế và từ xã hội đã được kết hợp để đẩy mạnh việc kiên cốhóa trường lớp học, tất cả đều nhằm vào mục đích tạo mọi điều kiện cho họcsinh (HS) trong độ tuổi đều được đến trường, tạo công bằng hưởng thụ giáo dục, tiến tới nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài đáp ứng tiến trình CNH-HĐH. 6 QuanSơn là mộthuyện vùng cao biên giới, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, là một trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước, có điều kiện kinh tế còn hết sức khó khăn, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Cơsở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục đã được tăng cường song chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, chất lượng giáo dục của huyện liên tục đạt được những tiến bộ đáng mừng. Nền nếp dạy học được thực hiện nghiêm túc và đi vào thực chất, chất lượng đội ngũ giáo viên liên tục được nâng cao cả về trình độ lẫn chuyên môn nghiệp vụ, chất lượnghọc tập của họcsinhcó những bước phát triển đáng ghi nhận. Huyện là một trong những địa phương hoàn thành phổ cập THCS sớm nhất trong các huyện miền núi cao của tỉnhThanh Hóa, với tỉ lệ đạt chuẩn liên tục được củng cố và nâng lên. [16] Để đạt được những thành tích đó, nhiệm vụ duytrì sĩ sốhọcsinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà trường THCS của huyện luôn phải cố gắng thực hiện, nhất là trong điều kiện mộthuyện vùng cao với rất nhiều những khó khăn về kinh tế, cơsở vật chất hạ tầng, những phong tục tập quán còn lạc hậu và nhận thức về văn hóa xã hội của một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân nơi đây. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây tình trạng họcsinh bỏ học đang trở thànhmột vấn đề được xã hội quan tâm, trong đó ThanhHóa là một trong những địa phương cósốhọcsinh bỏ học đáng báo động, tại hội nghị giao ban các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Bắc miền Trung lần thứ nhất năm học 2009 – 2010 tổ chức ngày 03/12/2009 tại Hà Tĩnh, số liệu thống kê kể từ năm học 2008-2009 đến nay tại sáu tỉnh Bắc Trung Bộ có tới 9372 họcsinh bỏ học, đứng đầu là tỉnhThanhHóa chiếm 2585 em . Lượnghọcsinh bỏ học tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi và các vùng đặc biệt khó khăn [11], trong đó cóhuyệnQuan Sơn. Bên cạnh đó, sốhọcsinhcó nguy cơ bỏ họccó dấu hiệu tăng lên. Những điều này làm ảnh hưởng đến việc duytrì sĩ sốhọcsinhở cấp học THCS từ đó gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục mà địa phương đã đặt ra. 7 Là một cán bộ QL trường THCS bản thân tôi nhận thấy cần phải có những giảipháp cụ thể nhằmduytrì tốt sĩ sốhọcsinh cấp học THCS trên địa bàn huyệnQuanSơntỉnhThanh Hóa. Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Một sốgiảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh THCS ởhuyệnQuanSơntỉnhThanh Hóa” 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích, thu thập dữ liệu, nghiên cứu thực tế để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc duytrìsốlượnghọcsinhở cấp học THCS, từ đó đề xuất những giảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinhở cấp học này trên địa bàn huyệnQuanSơntỉnhThanh Hóa. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quảnlýsốlượnghọcsinhở trường THCS . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mộtsốgiảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh THCS trên địa bàn huyệnQuanSơntỉnhThanhHóa 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay hiện tượng họcsinh bỏ họcởhuyệnQuanSơntỉnhThanhHóa đang gia tăng. Nếu đề xuất mộtsốgiảiphápquản lí cótính khoa học, tính thực tiễn,, khả thi thì sẽ duytrì được sốlượnghọc sinh, góp phần phát triển giáo dục ở địa phương. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1 Tìm hiểu cơsở lí luận về vấn đề quản lí sốlượnghọcsinhTrunghọccơ sở. 5.2 Tìm hiểu thực trạng sốlượng và các giảiphápquản lí sốlượnghọcsinh THCS ởhuyệnQuanSơntỉnhThanh Hóa. 8 5.3 Đề xuất và khảo nghiệm mộtsốgiảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinhở các trường THCS huyệnQuanSơntỉnhThanh Hóa. 6. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu các giảiphápquản lí của Hiệu trưởng nhằmduytrìsốlượnghọcsinh bậc trunghọccơsở trên địa bàn huyệnQuan Sơn, tỉnhThanhHóa 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài. Phân loại, phân tích tài liệu, từ đó tổng hợp và khái quát hóa những cơsởlý luận để đưa ra được những nguyên tắc lí luận cơ bản của các giảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh THCS ởhuyệnQuanSơntỉnhThanhHóa . 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp điều tra giáo dục; tổng kết kinh nghiệm; lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, trắc nghiệm (test)…nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí sốlượnghọcsinh và các giảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh THCS. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán họcnhằm xử lý các số liệu thu được từ thực trạng quản lí sốlượnghọcsinh THCS ởhuyệnQuan Sơn, từ đó đưa ra được các giảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh THCS trên địa bàn huyệnQuanSơntỉnhThanh Hóa. 8. Những đóng góp của luận văn 8.1 Về lí luận: + Hệ thống các cơsởlý luận về công tác quản lí sốlượnghọc sinh. 8.2. Về thực tiễn + Thống kê, đánh giá thực trạng và cung cấp thêm dữ liệu cho ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như chính quyền địa phương về hiện trạng quản lí sốlượnghọcsinh trên địa bàn. + Chỉ ra các mặt tích cực, các điểm hạn chế của công tác quản lí sốlượnghọcsinh và các nguyên nhân tác động dẫn đến tình trạng họcsinh bỏ học gây 9 khó khăn cho công tác quản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh THCS ởhuyệnQuan Sơn. + Đề xuất các nhóm giảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh + Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả cụ thể trong việc áp dụng các giải pháp. 9. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm ba chương : Chương 1: Cơsở lí luận của việc quảnlýsốlượnghọcsinh Chương 2: Thực trạng về công tác quản lí sốlượnghọcsinh THCS ởhuyệnQuanSơntỉnhThanhHóa Chương 3: Mộtsốgiảiphápquản lí nhằmduytrìsốlượnghọcsinh THCS ởhuyệnQuanSơntỉnhThanhHóa 10