Mục tiêu của quản lí số lượng học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì số lượng học sinh trung học cơ sở ở huyện quan sơn tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 28)

- Học sinh THCS: Là những trẻ em đang theo học ở nhà trường THCS + Độ tuổi của học sinh THCS : Học sinh có tuổi từ 11 đến 13 tuổi thì

1.4.1Mục tiêu của quản lí số lượng học sinh.

Quản lí số lượng học sinh phải bảo đảm các mục tiêu sau đây:

+ Luôn cung cấp chính xác thông tin về tình hình học sinh tại mỗi thời điểm, dự báo được tình hình học sinh nhà trường trong tương lai. Thông tin này đủ tin cậy để làm căn cứ xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường.

+ Thể hiện được mức độ chuyên cần học tập của học sinh trong nhà trường. Từ đó giúp cho Hiệu trưởng đề ra những biện pháp quản lí nhằm đưa hoạt động dạy và học vào nền nếp.

+ Kịp thời phát hiện những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học hoặc bỏ học để có những biện pháp giáo dục và ngăn chặn hiệu quả. Bảo đảm duy trì tốt số lượng học sinh, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS.

Việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trên đây có ý nghĩa rất lớn đối với nhà trường và xã hội. Bởi vì:

+ Những thông tin chính xác về tình hình học sinh trong nhà trường sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục trong từng giai đoạn được sát thực và khả thi, đồng thời bảo đảm cho việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường được thuận lợi.

Ngoài ra, có những thông tin chính xác về số lượng học sinh trong nhà trường cũng giúp cho các cấp quản lí có căn cứ cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn ở địa phương. Vì vậy, thông tin về số lượng học sinh

phải chính xác, tỉ mỉ, cập nhật thường xuyên và dự báo được quy mô cho từng giai đoạn trong tương lai.

+ Trong một nhà trường, nếu có nhiều học sinh bỏ học sẽ gây tâm lí hoang mang cho giáo viên và các học sinh còn lại đang tiếp tục học tập. Quản lí tốt số lượng học sinh sẽ tạo môi trường giáo dục ổn định trong nhà trường, giúp cho giáo viên và học sinh yên tâm giảng dạy và học tập.

+ Quản lí tốt số lượng học sinh sẽ hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học, điều này sẽ làm giảm áp lực mất an ninh trật tự trong cộng đồng, khi mà có nhiều trẻ vị thành niên lêu lổng dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Từ đó xây dựng niềm tin của xã hội đối với nhà trường.

+ Mỗi một học sinh sau khi hoàn thành chương trình học tập của mình ở nhà trường đều sẽ được trang bị một khối lượng kiến thức phổ thông cơ bản và có một nhân cách phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu của xã hội. Đó là điều kiện để các em có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn hoặc được đào tạo nghề từ đó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập chính đáng. Quản lí tốt số lượng học sinh sẽ giúp cho mỗi học sinh trong nhà trường đều hoàn thành chương trình học tập theo quy định, điều đó có nghĩa là sẽ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương trong thời kì Công nghiệp hóa–Hiện đại hóa và yêu cầu của nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì số lượng học sinh trung học cơ sở ở huyện quan sơn tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 28)