- Học sinh THCS: Là những trẻ em đang theo học ở nhà trường THCS + Độ tuổi của học sinh THCS : Học sinh có tuổi từ 11 đến 13 tuổi thì
1.4.3 Phương pháp, hình thức quản lí số lượng học sinh
1.4.3.1 Phương pháp quản lí :
+Theo tác giả Đoàn Minh Duệ trong « Đại cương khoa học quản lí » thì :
"Phương pháp quản lí là tổng thể các cách thức tác động của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí (cấp dưới và các tiềm năng có được của hệ thống) và khách thể quản lí (các hệ thống khác, các ràng buộc của môi trường...) để đạt được các mục tiêu đề ra".[7]
+ Có năm phương pháp quản lí chủ yếu sau đây :
- Phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng : Là các cách thức tác động chủ yếu đến mặt tinh thần và tư tưởng của người lao động, nhằm giác ngộ lí tưởng, phát huy tính sáng tạo lao động để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Phương pháp tâm lí – xã hội : Là phương pháp tác động vào tâm tư tình cảm của người lao động, tạo cho họ không khí phấn khởi, yêu thích công việc, hăng say làm việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Phương pháp hành chính – luật pháp: Là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lí bằng các mệnh lệnh, các quyết định mang tính bắt buộc nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp tổ chức điều khiển : Là tổng hợp các cách thức tác động kết hợp của định hình cơ cấu tổ chức và quá trình điều khiển bảo đảm cho hành vi của đối tượng quản lí vào thực hiện các mục tiêu đặt ra.
- Phương pháp kinh tế : Là những tác động vào khách thể quản lí (con người) thông qua các lợi ích kinh tế và các đòn bẩy kinh tế, để làm cho khách thể quản lí tích cực, tự giác thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
Trong các phương pháp quản lí trên thì phương pháp Giáo dục chính trị tư tưởng được đặt lên hàng đầu, cần phải được làm thường xuyên và nghiêm túc. Phương pháp tâm lí – xã hội là rất quan trọng, phương pháp hành chính luật pháp và phương pháp kinh tế là cần thiết nhưng phải được thực hiện đúng mức và đúng đắn. Phương pháp tổ chức điều khiển là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp. Việc lựa chọn các phương pháp quản lí là nghệ thuật của người quản lí. Tuy nhiên, cần tránh rập khuôn, máy móc khi vận dụng các phương pháp quản lí. Mà phải linh hoạt, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức tác động của mỗi phương pháp.
1.4.3.2 Phương pháp quản lí số lượng học sinh.
Từ những vấn đề đã trình bày về mục tiêu và nội dung quản lí số lượng học sinh, có thể nói :
Phương pháp quản lí số lượng học sinh là những cách thức tác động hợp lí của chủ thể quản lí nhà trường (Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra về quản lí số lượng học sinh.
Khi Hiệu trưởng sử dụng các cách thức tác động của mình đối với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường thì những tác động đó là những tác động trực tiếp. Các tác động của hiệu trưởng đối với các tổ chức, cá nhân nằm ngoài nhà trường thì các tác động đó thường là những tác động gián tiếp thông qua Đảng ủy, Chính quyền địa phương và Hội Cha mẹ học sinh.
1.4.3.3 Các hình thức quản lí số lượng học sinh.
Hiệu trưởng sử dụng các hình thức sau đây để quản lí số lượng học sinh. + Hiệu trưởng phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường nắm vững những quan điểm, đường lối, mục đích, mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục của địa phương và của nhà trường, trong đó có các nội dung liên quan đến công tác quản lí số lượng học sinh.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong nhà trường cùng tham gia xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, quy chế, nội quy của nhà trường về quản lí số lượng học sinh. Đồng thời, tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt các quy định của cấp trên về nhiệm vụ này.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo các giáo viên điều tra, xác minh các số liệu về độ tuổi, giới tính, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình của học sinh trong nhà trường để xây dựng các hồ sơ theo dõi tình hình học sinh nhà trường giúp cho việc quản lí số lượng học sinh được thuận lợi hơn. Chỉ đạo các giáo viên điều tra, nắm bắt các đối tượng học sinh bỏ học, có nguy cơ bỏ học để có biện pháp vận động và ngăn chặn kịp thời.
+ Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra công tác duy trì số lượng học sinh, sự chuyên cần đi học của học sinh nhà trường thông qua các hồ sơ có liên quan đến các nội dung này như : Sổ trực ban, sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm, các phần mềm tin học quản lí học sinh của nhà trường (nếu có) v.v.. và các báo cáo của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách phổ cập THCS, nhóm các giáo viên tư vấn, các tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên v.v.. + Thông qua kiểm tra, Hiệu trưởng tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ ; đồng thời nhắc nhở, điều chỉnh, kỉ luật những đối tượng chưa thực hiện hoặc không thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí số lượng học sinh. Cũng thông qua kiểm tra, hiệu trưởng phát hiện những nhân tố tích cực trong khi thực hiện nhiệm vụ này để phát huy và đưa ra những
biện pháp xử lí kịp thời những vướng mắc, tồn tại gây ảnh hưởng đến việc duy trì số lượng học sinh của nhà trường từ đó góp phần đưa hoạt động dạy và học vào nền nếp.
+ Hiệu trưởng thường xuyên tham mưu giúp Đảng ủy và Chính quyền địa phương lãnh đạo triển khai các nghị quyết chỉ thị của cấp trên về giáo dục, trong đó có các vấn đề vận động học sinh đi học, phòng chống bỏ học.
+ Tham mưu, giúp Đảng ủy, Chính quyền địa phương xây dựng các văn bản, nghị quyết, chỉ thị về công tác phòng chống bỏ học và vận động trẻ em ở địa phương ra lớp. Tham mưu xây dựng Ban chỉ đạo Phổ cập THCS ở địa phương và tham gia trong thành phần của Ban với tư cách là Phó trưởng ban chỉ đạo.
+Thường xuyên chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền trong cán bộ nhân dân ở địa phương về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển, tương lai của thế hệ trẻ. Làm cho mọi người nhận thấy nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục nói chung và công tác vận động học sinh đi học nói riêng.
+ Xây dựng và củng cố Hội Cha mẹ học sinh, thường xuyên giữ mối liên hệ với Ban đại diện của Hội, luôn bảo đảm thông tin hai chiều giữa Hiệu trưởng và Ban đại diện bằng cách đề ra các chế độ làm việc, quy chế phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh, giữa BGH và Ban đại diện hội phụ huynh để kịp thời đề ra những biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm giáo dục học sinh, đặc biệt là những giải pháp ngăn chặn hiện tượng bỏ học hoặc sao nhãng học tập ở các em.
+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể ở địa phương như : Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học...Xây dựng mối liên hệ đoàn kết giữa nhà trường với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn bằng các hình thức như : Kết nghĩa, tổ chức cho học sinh tham quan, tư vấn nghề nghiệp v.v..từ đó kêu gọi sự giúp
đỡ của các cơ quan, đơn vị đối với việc giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường, phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Kết luận chương 1
Từ những cơ sở lí luận đã nêu ở trên, ta nhận thấy quản lí nhằm duy trì số lượng học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân học sinh. Điều này đòi hỏi cần phải tìm ra các giải pháp quản lí phù hợp với đặc điểm của nhà trường THCS, tâm lí của lứa tuổi học sinh và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nhằm bảo đảm duy trì tốt số lượng học sinh, đáp ứng yêu cầu của phát triển giáo dục.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ SỐ LƯỢNG HỌC SINHTHCS Ở HUYỆN QUAN SƠN TỈNH THANH HÓA