Nội dung của quản lí số lượng học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì số lượng học sinh trung học cơ sở ở huyện quan sơn tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 31)

- Học sinh THCS: Là những trẻ em đang theo học ở nhà trường THCS + Độ tuổi của học sinh THCS : Học sinh có tuổi từ 11 đến 13 tuổi thì

1.4.2 Nội dung của quản lí số lượng học sinh

Hiệu trưởng quản lí số lượng học sinh gồm những nội dung sau:

1) Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn, trong đó có quy mô về số lượng học sinh.

2) Xây dựng nội quy, quy chế quy định về những điều mà cán bộ, giáo viên và học sinh phải thực hiện nhằm duy trì số lượng học sinh, đồng thời phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho các tổ chức, cá nhân trong nhà trường đối với nhiệm vụ quản lí số lượng học sinh.

3) Quản lí công tác tuyển sinh đầu cấp, giải quyết các thủ tục chuyển đi, chuyển đến của học sinh.

4) Quản lí hồ sơ, sổ sách có liên quan đến lí lịch và quá trình học tập của học sinh ở nhà trường.

5) Quản lí tình hình đi học chuyên cần của học sinh ở các lớp và trong toàn trường. Đồng thời quản lí các biện pháp duy trì số lượng học sinh của các giáo viên chủ nhiệm.

6) Quản lí các công tác tư vấn, công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường.

7) Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục, công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương , công tác phối kết hợp giữa nhà trường và Phụ huynh học sinh, giữa Ban giám hiệu với các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường về các giải pháp duy trì số lượng học sinh và vận động học sinh đi học.

Ngoài ra, các nội dung quản lí sau đây cũng có tác dụng rất lớn đến việc duy trì số lượng học sinh :

+ Quản lí công tác đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

+ Quản lí các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của học sinh. + Quản lí công tác thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, đặc biệt là học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc,.v..v..

Các nội dung nêu trên có liên quan mật thiết với nhau, nội dung 1 là cơ sở để thực hiện nội dung 2 một cách sát thực, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Đồng thời nội dung 2 có tác dụng đưa các hoạt động của các nội dung còn lại vào nền nếp và được tổ chức thực hiện có hiệu quả cao.

Trong các nội dung quản lí nêu trên, cần lưu ý nội dung quản lí tư vấn, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bởi vì :

Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh THCS là thời kì phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kì chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Chính vì vậy, các em rất cần những sự tư vấn giúp đỡ của nhà trường để vượt qua những biến động về tâm lí, sinh lí cũng như những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày mà lứa tuổi các em chưa đủ năng lực để tự vượt qua, từ đó giúp các em yên tâm học tập. Vì vậy, cần chú ý thực hiện tốt công tác tư vấn học đường như chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

“Nhà trường bố trí giáo viên tâm lý hoặc cán bộ Đoàn có khả năng giải đáp, hoặc mời chuyên gia theo định kỳ thực hiện công tác tư vấn…, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực”[3].

Bên cạnh đó, cần phải chú ý các nội dung quản lí đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng cơ sở vật chất, thực hiện chế độ chính sách. Bởi vì các nội dung này có ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì số lượng học sinh. Phương pháp giảng dạy tốt cùng với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học được bảo đảm sẽ giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh được tốt hơn từ đó tạo sự hứng thú học tập ở các em, tạo tâm trạng mỗi ngày đến trường là một ngày vui, làm cho các em đi học chuyên cần hơn. Ngoài ra, hiện nay Đảng và Nhà nước đang có rất nhiều chính sách ưu tiên giành cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em giảm bớt khó khăn và có thêm điều kiện để tham gia học tập, điều 10 Luật Giáo dục 2005 quy định:

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được

hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. [15]

Đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật chính là nhóm những đối tượng có nguy cơ bỏ học cao nhất, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với các em sẽ thiết thực góp phần hạn chế hiện tượng học sinh bỏ học, bảo đảm duy trì tốt số lượng học sinh. Mặt khác, những chính sách ưu tiên này thể hiện sự ưu việt của Nhà nước CHXHCN Việt Nam chính vì vậy nhà trường cần phải cùng với các cấp chính quyền thực hiện nghiêm túc các chính sách này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì số lượng học sinh trung học cơ sở ở huyện quan sơn tỉnh thanh hoá (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w