Vị trí điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì số lượng học sinh trung học cơ sở ở huyện quan sơn tỉnh thanh hoá (Trang 36 - 37)

- Học sinh THCS: Là những trẻ em đang theo học ở nhà trường THCS + Độ tuổi của học sinh THCS : Học sinh có tuổi từ 11 đến 13 tuổi thì

2.1.1.Vị trí điều kiện tự nhiên

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng yêu cầu tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thể theo đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 18 tháng 11 năm 1996, Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam ra nghị định số 72/CP điều chỉnh địa giới huyện Quan Hóa thành ba huyện mới : Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát. [3]

Huyện Quan Sơn có diện tích tự nhiên 92.858,06 ha, phía Bắc giáp huyện Quan Hóa, phía Tây và phía Nam giáp các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ thuộc tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới quốc gia dài 64 km ; phía Đông giáp các huyện Bá Thước, Lang Chánh.

Địa hình Quan Sơn có độ nghiêng thoải dần từ Tây sang Đông. Núi đồi thuộc miền núi đồi phía Tây Thanh Hóa thường gọi là hệ thống núi « Cánh cung sông Mã ». Do khí hậu ẩm mát, địa hình hiểm trở nên rừng ở khu vực này phát triển xanh tốt và có độ che phủ chiếm tới 72%.

Hệ thống sông suối chảy trên địa bàn huyện tương đối dày, tuy nhiên chỉ có sông Lò và sông Luồng là hai con sông lớn đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân trong huyện.

Khí hậu Quan Sơn là một tiểu vùng khí hậu đặc thù. Mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp ít giá buốt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 9, lượng mưa bình quân hàng năm đạt 2.264,2 mm. Về mùa mưa thường xảy ra lũ cuốn, lũ ống dữ dội. Lượng nắng bình quân hàng năm đạt 1.404 giờ, nhiệt độ trung bình là 230C (cao nhất 360C thấp nhất 100C) độ ẩm tương đối lớn, chiếm tới 85%.[2]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm duy trì số lượng học sinh trung học cơ sở ở huyện quan sơn tỉnh thanh hoá (Trang 36 - 37)