227 Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH BDO Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH BDO VIỆT NAM THỰC HIỆN 3
I THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY BDO VIỆT NAM 3
1 Thực trạng tổ chức kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giaiđoạn lập kế hoạch kiểm toán 31.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 31.2 Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.71.3 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ 81.4 Xác định trọng yếu khi lập kế hoạch kiểm toán các khoản phải thu kháchhàng 81.5 Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch kiểm toáncác khoản phải thu khách hàng 101.6 Thiết kế chương trình kiểm toán 12
2 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTCtại Công ty BDO Việt Nam 172.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích 172.2 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư các khoảnphải thu khách hàng 19
Trang 23 Thực trạng kết thúc kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm
toán BCTC tại Công ty TNHH BDO Việt Nam 24
3.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC 25
3.2 Đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quả kiểm toán 25
3.3 Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý 26
II THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY TNHH BDO VIỆT NAM THỰC HIỆN 26
1 Thực tế công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại khách hàng ABC 26
1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 27
1.2 Thu nhập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng là Công ty ABC 28
1.3 Thực hiện thủ tục phân tính sơ bộ 31
1.4 Xác định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán 32
1.5 Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát 33
2 Thực tế thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC 34
2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thực hiện thủ tục phân tích 34
2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư 38
3 Thực tế kết thúc kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC 44
CHƯƠNG II: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH BDO VIỆT NAM 46
1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH BDO Việt Nam thực hiện 46
1.1 Những ưu điểm trong thực tế 46
Trang 31.2 Những tồn tại 47
2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH BDO Việt Nam thực hiện 48
2.1 Giải pháp về việc lập kế hoạch kiểm toán 50
2.2 Giải pháp về thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 52
2.3 Giải pháp về việc kết thúc kiểm toán 54
2.4 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 54
KẾT LUẬN 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự một cuộc kiểm toán 7
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ quy trình gửi thư xác nhận 20
Bảng 1.1: Mẫu bảng câu hỏi chấp nhận, tái chấp nhận khách hàng 6
Bảng 1.2: Bảng xác định mức trọng yếu kế hoạch 10
Bảng 1.3 : Bảng mẫu câu hỏi về hệ thống KSNB đối với các khoản phải thu khách hàng 12
Bảng 1.4: Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do BDO thiết kế 16
Bảng 1.5 Mẫu giấy tờ làm việc về thủ tục phân tích đối với các khoản phải thu khách hàng 19
Bảng 1.6.: Mẫu thư xác nhận mở mà Công ty thường sử dụng 21
Bảng 1.7 Mẫu giấy tờ làm việc của KTV về đánh giá mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 24
Bảng 2.1 giấy tờ làm việc của KTV về thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ 32
Bảng 2.2 mẫu giấy tờ làm việc của KTV về tìm hiểu các chính sách tại Công ty khách hàng 35
Bảng 2.3 Mẫu giấy tờ làm việc của KTV về tổng hợp các khoản phải thu khách hàng 37
Bảng 2.4 Mẫu giấy tờ làm việc của KTV về phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đén các khoản phải thu khách hàng 38
Bảng 2.5 Bảng kê công nợ phải thu Tk 131 của Công ty ABC 40
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp của KTV về số xác nhận và số trên sổ sách của khách hàng 41
Bảng 2.7 mẫu giấy tờ làm việc của KTV kiểm tra chi tiết các chứng từ 43
Bảng 2.7 Mẫu giấy tờ làm việc của KTV về phân tích tuổi nợ, trích lập dự phòng 44
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm của công cuộc đổi mới đất nước, cùng với sự chuyển mìnhcủa xã hội, nền kinh tế nước nhà đã và đang trên con đường phát triển và hoàn thiệnmạnh mẽ Nền kinh tế thị trường chứng tỏ được tính ưu việt của mình so với nềnkinh tế tự cung tự cấp, năng động hơn, phù hợp với thời cuộc hơn
Sự chuyển hướng nền kinh tế cùng với cơ chế quản lý mới đã có những ảnhhưởng, tác động mạnh mẽ tới việc tổ chức hoạt động, kinh doanh cũng như hoạtđộng tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt mànền kinh tế thị trường tạo ra, thông tin tài chính trở thành một trong những nhân tốquan trọng thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn tớiquyết định của nhà đầu tư Những thông tin này cần phải được đảm bảo phản ánhmột cách trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu Do đó, hoạt động kiểmtoán ra đời với mục đích kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý và mức độ tincậy của thông tin tài chính Thông qua kết quả kiểm toán, các doanh nghiệp có thểthấy được những yếu kém của mình trong việc tổ chức hạch toán kế toán cũng nhưcách điều hành quản lý doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Ngoài ra, hoạt động kiểm toán còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liênquan, giúp lành mạnh hóa nền kinh tế quốc dân đồng thời giúp các cơ quan hữuquan xác định đúng đắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước và đưa ra các quyết sách hợp lý
BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đối tượng trong và ngoàidoanh nghiệp quan tâm Trong các thông tin tài chính trên BCTC, thông tin về cáckhoản phải thu cũng là mối quan tâm của những người đọc BCTC Các khoản phảithu là một phần tài sản của doanh nghiệp do bên khác nắm giữ được hình thành từnhiều nguồn khác nhau Do vậy nắm bắt được tình hình của các khoản phải thu sẽgóp phần giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư đưa ra được những quyếtđịnh đúng đắn
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH BDO Việt Nam, em đã có cơ hộitìm hiểu kĩ hơn về kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm soát BCTC ở
Trang 7Công ty; đồng thời với sự giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Thị Phương Hoa, em đãthu thập thêm kinh nghiệm thực tế bổ sung cho các lí luận được học trên ghế nhàtrường.
Vì vậy, em xin chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản phảithu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH BDO Việt Nam” làmchuyên đề tốt nghiêp của em Bài chuyên đề của em bao gồm những chương sau:
CHƯƠNG I: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH BDO Việt Nam thực hiện.
CHƯƠNG II: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH BDO Việt Nam.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết củabản thân cùng kinh nghiệm thực tế nên Chuyên đề của em không thể tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, bổ sung đóng góp ý kiến củathầy cô để bài Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Trần Thu Hà
Trang 8CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH BDO VIỆT NAM THỰC HIỆN.
I THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY BDO VIỆT NAM
1 Thực trạng tổ chức kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Công ty BDO Việt Nam luôn coi việc lập kế hoạch kiểm toán là một nhiệm
vụ trọng tâm hàng đầu khi bắt đầu một cuộc kiểm toán Vì vậy công ty đã xây dựngrất chi tiết các bước công việc cụ thể trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nhằmmục đích đảm bảo cho cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả nhất Đốivới khoản mục phải thu khách hàng, việc thành lập kế hoạch kiểm toán cho khoảnmục này cũng đã được công ty xây dựng một cách chi tiết và gồm các bước côngviệc cụ thể sau:
1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Đối với Công ty BDO Việt Nam thì công tác chuẩn bị kế hoạch kiểm toán rấtđược chú trọng Với các cuộc kiểm toán quy mô lớn hay khách hàng là doanhnghiệp lớn, công tác chuẩn bị kiểm toán càng kĩ lưỡng Tuy nhiên, việc thực hiệncác thủ tục và mức độ thực hiện từng thủ tục ở khâu này chủ yếu phụ thuộc vào loạikhách hàng yêu cầu kiểm toán; đó là khách hàng cũ hay khách hàng mới
Đối với khách hàng cũ, công ty đã tiến hành các cuộc kiểm toán trong nhiềunăm trước, các công việc chuẩn bị được giảm đi rất nhiều so với khách hàng mới doKTV đã có những hiểu biết về đặc điểm tổ chức hoạt động cũng như độ đơn giảnhay phức tạp của khách hàng
Đối với khách hàng mới lần đầu công ty tiến hành kiểm toán thì công ty sẽthực hiện đầy đủ các thủ tục điều tra, tìm hiểu khách hàng, đánh giá khả năng chấpnhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, kí kết hợp đồng kiểm toán, lựa chọn
Trang 9bố trí đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán Trước khi công ty đồng ý thực hiệnkiểm toán cho một khách hàng hiện tại hay một khách hàng tiềm năng, công ty phảixác định rằng liệu khách hàng đó có thể chấp nhận, tái chấp nhận hay không.Công
ty sử dụng bảng câu hỏi chấp nhận, tái chấp nhận khách hàng là một trong nhữngcông việc mà công ty tiến hành để chấp nhận hay tái chấp nhận khách hàng
Mẫu bảng câu hỏi chấp nhận, tái chấp nhận khách hàng
Đây có phải khách hàng mới của chúng ta không?
Hợp đồng kiểm toán chuyển giao từ BDO
Nếu đây là khách hàng mới, có phải là hợp đồng chuyển
giao từ BDO không? Nếu đúng ghi chép lại các chi tiết
của văn phòng BDO đã chuyển giao hợp đồng vào hộp ý
kiến phản hồi và đảm bảo là các tài liệu về chấp thuận
khách hàng đã được hoàn tất
Khách hàng có triển vọng
Nếu là khách hàng mới, hãy xác nhận là KTV đã đánh giá
rằng khách hàng này là phù hợp để chấp thuận và đã hoàn
tất bảng câu hỏi về kiểm tra khách hàng có triển vọng và
lưu vào hồ sơ kiểm toán
Tổng phí của hợp đồng
KTV có đảm bảo là tổng phí của hợp đồng này không
vượt đạt hoặc vượt 15% doanh thu của văn phòng (và
10% nếu là công ty niêm yết)
Phí kiểm toán chưa thanh toán
KTV có xác nhận rằng không có khoản phí kiểm toán lớn
nào chưa được thanh toán
Kiện tụng, tranh chấp
KTV có đảm bảo rằng chúng ta không can dự vào một sự
Trang 10kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán hoặc BGĐ của
chúng ta trực tiếp tham gia vào hoạt động kiểm toán này
có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ làm ăn hoặc quan hệ
gia đình với khách hàng này
Lợi ích về tài chính
Chúng ta có thể xác nhận rằng các thành viên có liên quan
đến cuộc kiểm toán (và các người thân) không có bất kì
lợi ích tài chính nào từ khách hàng này
Xung đột về quyền lợi
Có đảm bảo rằng không có bất cứ một xung đột về quyền
lợi nào?
Hạn chế về phạm vi kiểm toán
Có đảm bảo rằng không có hạn chế gì về phạm vi kiểm
toán có thể ảnh hưởng tới công việc của KTV xuất phát từ
BGĐ của khách hàng
Các vấn đề khác về tính độc lập
Có đảm bảo rằng không có hạn chế gì về phạm vi kiểm
toán có thể ảnh hưởng đến tính độc lập
Sự tin cậy của hệ thống kế toán
Khách hàng có xây dựng và duy trì một hệ thống kế toán
có hiệu quả và các thủ tục kiểm soát để đảm bảo rằng
Trang 11khiến ta không nên chấp nhận khách hàng này? Các chi
tiết cần được ghi lại ở hộp phản hồi
Chấp nhận hoặc tái chấp nhận khách hàng
Các câu trả lời ở trên chỉ ra rằng khách hàng phù hợp để
chấp nhận lại
Bảng 1.1: Mẫu bảng câu hỏi chấp nhận, tái chấp nhận khách hàng
Nếu khách thể kiểm toán là một khách hàng tiềm năng, Công ty đã cân nhắcquá trình hoạt động và danh tiếng của khách hàng để đảm bảo rằng đó là một kháchhàng uy tín và đảm bảo Công ty có nhiều thông tin để đánh giá được các rủi ro liênquan đến hợp đồng Công ty cũng phải cân nhắc các dịch vụ được khách hàng yêucầu và xem xét xem Công ty có đầy đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu đó haykhông Đồng thời Công ty cũng cần đảm bảo về tính độc lập của mình đối vớikhách hàng
Đối với các khách thể kiểm toán hiện tại, Công ty cũng cần cân nhắc cáchoạt động hiện tại để hạn chế các rủi ro đáng kể bằng cách tiếp tục cung cấp cácdịch vụ cho các khách hàng đó
Sau khi chấp nhận cuộc kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên phù hợp chocuộc kiểm toán là công việc đặc biệt quan trọng vì nó không chỉ quyết định tínhhiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng của cuộckiểm toán Công ty TNHH BDO Việt Nam luôn cố gắng bố trí đội ngũ nhân viênthích hợp với đặc thù của mỗi cuộc kiểm toán Ở Công ty BDO, để tổ chức mộtcuộc kiểm toán nhân sự thường bao gồm:
Trang 12Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự một cuộc kiểm toán 1.2 Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Nhìn chung, khi lập kế hoạch kiểm toán, Công ty BDO Việt Nam thực hiệnkhá đầy đủ việc thu thập các thông tin cơ sở và thông tin nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng liên quan đến lĩnh vực cần kiểm toán Các thông tin này sẽ được lưutrong một file riêng gọi là file thường trực Các thông tin mà KTV thu thập và lưutrong file thường trực thường là:
- Lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệpcung cấp ra thị trường
- Phương thức phân phối sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của doanhnghiệp: bán buôn, bán lẻ
- Nghĩa vụ cung cấp thông tin: ngoài các yêu cầu cung cấp thông tin
Giám đốc hoặc Phó giám đốc chi nhánh
Chỉ đạo chung
Trưởng phòng nghiệp vụ Chỉ đạo trực tiếp
KTV trưởng nhóm Phối hợp hoạt động
Trợ lí
KTV
Trang 13theo quy định của Nhà nước chung cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể phảicung cấp thông tin và báo cáo kiểm toán công khai theo quy định của Luật chứngkhoán, hay cho các nhà tài trợ…
- BCTC, biên bản thanh tra hay kiểm tra của các năm trước và năm hiệnhành, biên bản các cuộc họp cổ đông, HĐQT và Ban giám đốc liên quan đến cáckhoản phải thu như trích lập dự phòng hay xử lý các khoản phải thu khó đòi
- Các hợp đồng và cam kết quan trọng,…
Đối với các khách hàng mà Công ty BDO Việt Nam đã kiểm toán trong cácnăm trước thì các thông tin này đã được lưu trữ vào file thường trực của khách hàng
đó và các KTV chỉ cần thu thập thêm thông tin liên quan đến năm hiện hành
1.3 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Khi lập kế hoạch kiểm toán đối với các khoản phải thu khách hàng, KTVthường tiến hành các thủ tục phân tích tổng quát Các thủ tục này thường được thựchiện như sau: So sánh số dư khoản mục phải thu khách hàng trên BCĐKT năm nay
so với năm trước, so sánh tỉ trọng khoản phải thu khách hàng trong tổng tài sản lưuđộng (hoặc tổng tài sản) năm nay so với năm trước, so sánh tỉ trọng dự phòng nợkhó đồi trên tổng nợ phải thu khách hàng năm nay so với năm trước nhằm phát hiệnnhững biến động của khoản mục phải thu khách hàng Thông qua những phân tích
sơ bộ này KTV xác định những thủ tục cần thiết để tìm ra những sai sót, gian lậnliên quan đến khoản mục các khoản phải thu khách hàng
1.4 Xác định trọng yếu khi lập kế hoạch kiểm toán các khoản phải thu khách hàng
Mức trọng yếu được xác định bởi các KTV và tùy từng doanh nghiệp màviệc xác định các mức trọng yếu là khác nhau Trên cơ sở xác định mức trọng yếucho từng cuộc kiểm toán, khi lập kế hoạch kiểm toán các khoản phải thu kháchhàng, KTV phải thực hiện phân bổ ước lượng về trọng yếu cho các bộ phận, trong
đó có khoản mục này.Ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọngyếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vicủa cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác
Trang 14định bản chất thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán Cùng vớiviệc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu, KTV còn thực hiện đánh giá rủi ro tiềmtàng của các khoản phải thu khách hàng trong đó tập trung chủ yếu vào rủi ro vớicác cơ sở dẫn liệu: có thật, đầy đủ và đánh giá Mức trọng yếu là một vấn đề đối vớiphán đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên Ở Công ty BDO Việt Nam để thực hiệnphần này ngoài dựa vào phán đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên còn có sự hỗ trợcủa phần mềm kiểm toán BDO Compass của Công ty.
Để hoàn tất công việc đánh giá, KTV xác định mức trọng yếu kế hoạchthông qua các số liệu có trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, nhằm ướctính mức độ sai sót trên Báo cáo tài chính có thể chấp nhận được Toàn bộ quá trìnhđánh giá đều tuân thủ theo phương pháp tiếp cận kiểm toán của BDO Theo đóKTV không xác định cho từng khoản mục riêng lẻ mà xác định cho tổng thể Đốivới khách hàng ABC việc xác định mức trọng yếu kế hoạch được tiến hành như sau:
AP 20Ngày
NgàyKhách hàng
Nội dung Thông tin lập kế
hoạchNăm tài chính
Trang 15Mức trọng yếu
kế hoạch tối đa
Nêu rõ cơ sở để xác định mức trọng yếu kế hoạch vào ô dưới đây
10 % của 2 % của tổng tài sản
Bảng 1.2: Bảng xác định mức trọng yếu kế hoạch 1.5 Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch kiểm toán các khoản phải thu khách hàng
Trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty BDO Việt Nam,việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng thường được KTV thực hiện thôngqua tìm hiểu về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các nguyên tắc và thủ tụckiểm soát và kiểm toán nội bộ Để hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoảnphải thu khách hàng, KTV phải tìm hiểu các thủ tục và quy trình đối với các chứcnăng xử lý đơn đặt hàng của người mua, xét duyệt bán chịu, chuyển giao hàng, gửihóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng, xử lý và ghi sổ hàngbán bị trả lại và khoản bớt giá, thẩm định và xóa sổ khoản phải thu không thu được,
dự phòng nợ khó đòi, theo dõi thanh toán
Trang 16Mẫu bảng câu hỏi về hệ thống KSNB đối với các khoản phải thu
Người K.T …… …
Mã số: …Trang: …
- Việc phân công công việc cho các
nhân viên kế toán có được cập nhật
thường xuyên không?
- Có các văn bản quy định chức năng,
nhiệm vụ của các nhân viên kế toán
không?
- Các nhân viên kế toán có được đào tạo
qua các trường lớp không?
- Có quy định hàng bán bị trả lại phải
được lập thành biên bản không? Có
điều tra nguyên nhân trả lại hàng
không?
- Có theo dõi các khoản phải thu theo
từng đối tượng không?
- Các khoản bán chịu có được xét duyệt
trước khi bán không?
- Hạch toán các khoản phải thu có dựa
trên căn cứ chứng từ không?
- Việc hạch toán các nghiệp vụ phát
sinh có đúng kì không?
- Đơn vị thực hiện đối chiếu giữa các tài
khoản chi tiết về các khách hàng với tài
Trang 17khoản nợ phải thu khách hàng trên sổ
cái không?
- Cuối kì, các khoản công nợ có gốc
bằng ngoại tệ có được đánh giá lại theo
tỉ giá cuối kỳ không?
Bảng 1.3 : Bảng mẫu câu hỏi về hệ thống KSNB đối với các khoản phải thu
khách hàng 1.6 Thiết kế chương trình kiểm toán
Sau khi tìm hiểu và đánh giá các thông tin liên quan tới khách hàng, xác địnhmức trọng yếu kế hoạch, KTV lên chương trình kiểm toán Theo chuẩn mực Kiểmtoán Việt nam số 300 “Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán phải soạn thảo chươngtrình Kiểm toán trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tụcKiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch Kiểm toán” Chương trình Kiểm toánBDO sẽ là những dự kiến chi tiết về các công việc Kiểm toán cần thực hiện, thờigian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về cáctài liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập Trọng tâm của chương trìnhKiểm toán là các thủ tục Kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục hay
bộ phận được Kiểm toán Đối với từng khoản mục Công ty có những chương trìnhkiểm toán riêng, nêu rõ các thủ tục cần tiến hành và các mục tiêu kiểm toán phảiđảm bảo Chương trình kiểm toán TSCĐ được xây dựng như sau:
Trang 18Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do BDO thiết kế
Mã số
D
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC PHẢI THU
KHÁCH HÀNG
PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Mục tiêu kiểm toán
C E A V
Ngườithực hiện
ThamchiếuW/P
Yes – nếu thỏa
mãn mục tiêu
No – có tham
chiếu chú giải
Thủ tục phân tích cơ bản
1 Giải thích các biến động và điều
tra bất kì mối quan hệ bất thường
nào hoặc nằm ngoài dự kiến trên cơ
sở so sánh giữa năm hiện tại với
năm trước, hoặc với số liệu kế hoạch
về:
a) Các khoản phải thu thương mại
b) Phân loại các khoản phải thu
thương mại theo nghiệp vụ bán hàng
2 So sánh Bảng tính tuổi nợ các
khoản phải thu thương mại với các
kì trước và ghi nhận những thay đổi
Trang 19kì trước, và xem xét tính hợp lý của
chúng trong mối liên hệ với các điều
kiện chung của nền kinh tế, các
chính sách tín dụng, tỉ lệ bình quân
của ngành,…
4 Giải thích các biến động và điều
tra các mối liên hệ bất thường hoặc
ngoài dự kiến giữa năm hiện tại với
năm trước và với số liệu kế hoạch
5 So sánh số dư các khoản nợ phải
thu sau ngày kết thúc niên độ với số
dư vào ngày kết thúc niên độ
6 Kiểm tra các khoản ghi Có phát
sinh sau ngày kết thúc niên độ có
liên quan đến doanh thu bán hàng
trước ngày kết thúc niên độ hay
không
Các thủ tục cơ bản khác
7 Thu thập và kiểm tra tính tổng số
chi tiết nợ phải thu
8 Đối chiếu chi tiết nghiệp vụ nơi
phải thu khách hàng với giấy xác
Trang 20nhận công nợ Lập bảng điều giải và
tìm nguyên nhân nếu có những thay
đổi đáng kể
9 Khớp đúng số dư đầu kì và cuối
kì với sổ cái nợ phải thu khách hàng
và sử dụng mẫu thử nghiệm theo thủ
tục 13
10 Thu thập sổ chi tiết phải thu
khách hàng:
a) Kiểm tra việc tính toán chính xác
b) Kiểm tra các nghiệp vụ bất
thường và có số phát sinh lớn
c) Kiểm tra các số dư có
d) Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ
11 Thu thập bảng số dư chi tiết
phân tích công nợ theo tuổi nợ và:
a) Kiểm tra việc tính toán chính xác
b) Đối chiếu với sổ chi tiết
c) Kiểm tra sự phân loại tuổi nợ
chính xác bằng cách chọn mẫu và
đối chiếu với chứng từ gốc
12 Thu thập Bảng tính toán dự
phòng phải thu khó đòi và:
a) Kiểm tra việc tính toán chính xác
CV
VVV
Trang 21mẫu đối chiếu với:
+ Bảng chi tiết phân tích công nợ
hàng, đồng thời tổng hợp thư trả lời
và đối chiếu với sổ chi tiết nợ phải
thu
14 Chọn mẫu các khoản phải thu và
đối chiếu với:
a) Khoản thanh toán sau niên độ và
kiểm tra nghiệp vụ thu tiền đã được
ghi chép và giấy gửi tiền ngân hàng
b) Đối với nghiệp vụ chưa thanh
toán, đối chiếu với chứng từ gốc
chứng minh hàng đã được gửi đi
hoặc dịch vụ đã cung cấp
Trình bày
15 Xem xét rằng các thông tin
thuyết minh về khoản mục đã đáp
ứng đầy đủ các mục tiêu trình bày
hay chưa
A
AV
Trang 22Đó là tất cả các thủ tục mà KTV cần thực hiện trong bước thực hiện kiểmtoán Sau khi tiến hành thực hiện hết các thủ tục, KTV phải điền những thông tinyêu cầu trong chương trình kiểm toán để hoàn thiện chương trình.
Trên đây là chương trình kiểm toán mẫu đối với khoản mục phải thu kháchhàng do Công ty TNHH BDO Việt Nam thiết lập mà KTV phải thực hiện theo khitiến hành kiểm toán Đối với từng cuộc kiểm toán, khoản mục phải thu khách hàngphải khác nhau thì các kiểm toán viên sẽ sử dụng chương trình kiểm toán mẫu nàymột cách linh động sao cho phù hợp nhất
2 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty BDO Việt Nam
Việc thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng thường được tiếnhành theo chương trình kiểm toán đối với từng khách hàng do KTV thiết kế tronggiai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Ở Công ty BDO Việt Nam, kiểm toán các khoảnphải thu khách hàng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán được thực hiện theo trình
tự sau:
2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Các thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản phải thu khách hàng thường tậptrung vào các chức năng chính như nghiệp vụ bán hàng, theo dõi nợ phải thu, thutiền và lập dự phòng phải thu khó đòi, … Các KTV khi thực hiện thử nghiệm kiểmsoát thường phải làm các công việc như sau:
- Quan sát thực tế các hoạt động của khách hàng đối với khoản phải thukhách hàng như quan sát quy trình bán hàng, quy trình đối chiếu công nợ với kháchhàng
- Kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ (bán hàng, trả lại hàng,…)
- Phỏng vấn BGĐ, kế toán trưởng, kế toán bán hàng, …và các nhân viên cóliên quan về các quy chế và thủ tục kiểm soát đối với các khoản phải thu kháchhàng
Qua đó sẽ có sự đánh giá ban đầu về việc thực hiện các thủ tục kiểm soát đối
Trang 23với khoản mục phải thu khách hàng Nếu KTV đánh giá độ tin cậy của quy chế, thủtục KSNB là cao thì KTV sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục chỉ tiết về kiểm soát đối vớiquy chế, thủ tục KSNB đó để thu thập các bằng chứng làm căn cứ kết luận về rủi rokiểm soát một cách chính xác.
Nếu kết quả đánh giá về hệ thống KSNB giống với kết quả đánh giá ban đầutrong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết nghiệp
vụ và số dư các khoản phải thu khách hàng theo như trong chương trình kiểm toán
đã lập
Như kết quả đánh giá có sự thay đổi so với đánh giá ban đầu trong giai đoạnlập kế hoạch thì KTV sẽ phải thực hiện thêm một số thủ tục kiểm toán như: Kiểmtra chứng từ, quan sát thực tế, trao đổi với BGĐ,…để thu thập thêm các thông tinnhằm đưa ra kết luận cuối cùng về rủi ro kiểm soát Sau đó KTV sẽ tiến hành điềuchỉnh lại kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán cho phù hợp
Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích là phương pháp nghiệp vụ được KTV thường xuyên ápdụng trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Nó là thủ tục quan trọng được
đề cập đến trong chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng của Công
ty BDO Việt Nam Tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng cuộc kiểm toán mà việcvận dụng thủ tục phân tích cũng sẽ khác nhau
Thông qua những thủ tục phân tích này, KTV có thể sẽ phát hiện ra biếnđộng bất thường nếu có Căn cứ trên những đánh giá thông qua thủ tục phân tíchKTV sẽ định hướng những thủ tục kiểm tra chi tiết cần thực hiện đối với các khaornphải thu khách hàng
Trang 24Mẫu giấy tờ làm việc về thủ tục phân tích đối với các khoản phải thu khách
hàng BDO
Người K.T …… …
Mã số: …Trang: …
Nội dung Năm N – 1 Năm N Số liệu KTV Chênh
4 Thời gian một vòng quay
Bảng 1.5 Mẫu giấy tờ làm việc về thủ tục phân tích đối với các khoản phải thu
khách hàng 2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư các khoản phải thu khách hàng
Thực trạng về thủ tục gửi thư xác nhận:
Khi KTV thấy các khoản phải thu khách hàng được xác định là trọng yếu thìKTV sẽ tiến hành gửi thu yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thuđó
Trang 25Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ quy trình gửi thư xác nhận
Ảnh hưởng của việc
từ chối đưa ra ý kiến
Chọn khách hàng yêu cầu xác nhận
Đồng ý của ban giám đốc Chuẩn bị gửi các thư và yêu cầu
Khai thác các câu trả lời
Tổng kết và đưa ra kết luậnKhông
Trang 26Dưới đây là mẫu thư xác nhận dạng mở mà công ty AFC thường sử dụng
Mẫu thư xác nhận
Ngày….tháng… năm….Kính gửi: Công ty: ………(khách nợ)
Địa chỉ: ………
Fax: ………
Thư: Yêu cầu xác nhận
Theo yêu cầu của cuộc kiểm toán, chúng tôi đề nghị quý công ty đối chiếu số dư dưới đây với sổ của công ty tại thời điểm ngày … Và xác nhận số dư này (1
Công ty phải thu và 2 Công ty phải trả) là đúng, hoặc bằng bao nhiêu? Thư xác nhận gửi trực tiếp hoặc fax cho KTV của chung tôi theo địa chỉ trên mẫu xác nhận dưới đây:
1 Nợ phải trả: ………… (bằng chữ:……….)
2 Nợ phải thu: ………… (bằng chữ:……….)
Thư xác nhận này không phải là yêu cầu thanh toán mà chỉ nhằm phục vụ mục đích kiểm toán Các khoản nợ và các khoản phải thanh toán sau ngày nói trên không bao gồm trong số dư xác nhận
Giám đốc hoặc người đại diện (Đơn vị được kiểm toán)
Bảng 1.6.: Mẫu thư xác nhận mở mà Công ty thường sử dụng
Sau khi nhận được thư xác nhận phản hồi, KTV thực hiện tóm tắt đánh giákết quả xác nhận và cuối cùng là đánh giá lại rủi ro đối với các khoản phải thu
Trang 27khách hàng.
Thực trạng về kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư
Khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư các khoản phải thu khách hàng,KTV sẽ thực hiện theo các bước công việc trong chương trình kiểm toán đã đượcthiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Các thủ tục kiểm tra chi tiết đóđược Công ty BDO Việt Nam thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán cụthể:
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu khách hàng là có thật, tính toán chính xác và chuyển sổ đúng.
Các bước công việc mà KTV phải làm nhằm đảm bảo mục tiêu này là:
Lập trang số liệu tổng hợp Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoảnphải thu khách hàng (số dư đầu kì, số phát sinh trong kì, số dư cuối kì) Thực hiệnđối chiếu liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổnghợp, sổ kế toán chi tiết về BCTC
Đối chiếu số dư các khoản phải thu khách hàng đầu năm với số liệutrên BCTC năm trước
Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng đảm bảo không
có những điểm bất thường (số dư lớn bất thường, dư có,…)
Kiểm tra các khách hàng có số dư có Thu thập các hợp đồng hoặcthỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính họp lý của các số dư này và đảm bảo rằngkhông có khoản nào đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa ghi nhận
Kiểm tra chọn mẫu một số số dư phải thu khách hàng có giá trị lớn,đối chiếu với các hợp đồng, hóa đơn, vận đơn,… để xác định tính hợp lý của các sốdư
Gửi thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng và so sánh với tổng
số các khoản phải thu khách hàng Sau đó tóm tắt kết quả xác nhận và thực hiện một
số thủ tục kiểm soát khác nếu cần
Các khoản phải thu được đánh giá đúng đắn
Các công việc mà KTV thực hiện để đảm bảo mục tiêu này là:
Trang 28 Đối với các khoản nợ phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ: KTV kiểmtra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản nợ,kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ Xác định chênhlệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá số dư.
Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi Đánh giá cơ
sở các khoản nợ dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có phù hợp với quy địnhhiện hành không Đảm bảo việc hạch toán chính xác, đầy đủ các khoản dự phòng
Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng nhưng chưaghi nhận
Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm
Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnhhường của thông tin với khả năng thanh toán nợ
Đảm bảo các khoản phải thu được ghi chép đầy đủ, đúng kỳ :
Thủ tục kiểm toán chủ yếu được thực hiện để đảm bảo mục tiêu này là KTVcần kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng trước và sau ngày 31/12 để đảm bảokhông có nghiệp vụ và giao dịch nào cần phải ghi nhận trong năm mà chưa có ghinhận
Sau khi thực hiện các công việc trên, KTV đưa ra ý kiến đánh giá về mục tiêu kiểm toán trên giấy làm việc như sau
Trang 29Mẫu giấy tờ làm việc của KTV về đánh giá mục tiêu kiểm toán các khoản phải
thu khách hàng BDO
Người K.T … …
Mã số: …Trang: …
- Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối tài khoản 31/12/N
- Liệt kê chi tiết danh mục chi tiết phải thu khách hàng đến 31/12/N Xem xétviệc đánh giá các khoản nợ có gốc ngoại tệ vào thời điểm 31/12/N
- Đối chiếu với việc ghi nhận doanh thu trong kì
- Chọn sổ chi tiết khách hàng đối chiếu với việc ghi nhận doanh thu trong kì
và xem xét các chứng từ thu tiền
- Tập hợp SPS 5 tháng và kiểm tra chọn mẫu các khách hàng có số dư lớn 31/12/N
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ bất thường trong kì tài chính nếu có
- Tập hợp thư xác nhận của khách hàng và thực hiện việc gửi thư xác nhận
bổ sung
- Đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết và thư xác nhận
Kết quả:
Kết luận:
Bảng 1.7 Mẫu giấy tờ làm việc của KTV về đánh giá mục tiêu kiểm toán các
khoản phải thu khách hàng.
3 Thực trạng kết thúc kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH BDO Việt Nam
Kết quả kiểm toán các khoản mục sẽ được tập hợp, đánh giá và kiểm nghiệmtrong quan hệ với các sự kiện bất thường, các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc
Trang 30niên độ kế toán Trên cơ sở đó mới đưa ra được kết luận cuối cùng và lập báo cáokiểm toán, đồng thời phát hành thư quản lý.
Đối với kết quả của kiểm toán các khoản phải thu khách hàng, KTV đặttrong mối liên hệ với doanh thu bán hàng, tiền Sai phạm trong khoản mục này sẽảnh hưởng đến khoản mục kia Tùy thuộc vào mức độ sai phạm của khoản mục cótrọng yếu hay không, KTV sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp Bên cạnh báo cáokiểm toán, KTV còn phát hành thư quản lý, trong đó đề cập những hạn chế và biếnpháp khắc phục công tác tài chính – kế toán tại công ty khách hàng
3.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
KTV thường xem xét các biên bản họp Đại hội cổ đông, họp Hồi đồng quảntrị, họp Ban giám đốc, biên bản kiểm tra, biên bản thanh tra của các cơ quan chứcnăng sau ngày khóa sổ kế toán để tìm kiếm những sự kiện có thể ảnh hưởng đếnkhoản mục phải thu khách hàng Đồng thời KTV cũng chú trọng đến việc trao đổivới BGĐ khách hàng để xác định những sự kiện liên quan đến các khoản phải thukhách hàng xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán có ảnh hưởng trọng yế đến BCTC Trên
cơ sở đó KTV thiết kế những thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm hạn chế tối đa rủi rokiểm toán
3.2 Đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quả kiểm toán
Kết thúc quá trình kiểm toán, các bằng chứng thu thập được trong khi kiểmtoán các khoản phải thu khách hàng và các phần hành kiểm toán khác được tập hợplại và chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra soátxét lại toàn bộ quá trình kiểm toán và đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng thu thậpđược Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành xem xét lại toàn bộ các công việc do KTV
và trợ lý kiểm toán đã thực hiện để xác định xem tất cả các khía cạnh quan trọng đãđược khảo sát đầy đủ hay chưa, có đảm bảo tất cả các phần việc đã được hoànthành, có đủ bằng chứng chứng minh và tất cả các mục tiêu kiểm toán đều đượcthỏa mãn Trước khi phát hành BCKT chính thức, giám đốc (hoặc phó giám đốc)của công ty tiến hành các công việc soát xét (soát file) các công việc kiểm toánnhằm khẳng định rằng mọi bằng chứng kiểm toán cần thiết đã được thu thập đầy đủ
Trang 31và đảm bảo cho ý kiến kiểm toán.
Trong trường hợp khi KTV phát hiện sai sót trọng yếu, thì KTV đều có thểyêu cầu BGĐ khách hàng điều chỉnh các sai sót trong BCTC Ngoài các sai sóttrọng yếu thường có một số lượng lớn các sai sót không trọng yếu được phát hiệntrong quá trình kiểm toán
Trường hợp có sai sót trọng yếu nêu trên nhưng khách hàng chấp nhận búttoán điều chỉnh đó thì KTV sẽ lập BCKT với ý kiến chấp nhận toàn phần Ngược lạinếu khách hàng không chấp nhận bút toán điều chỉnh, KTV sẽ đánh giá mức trọngyếu của sai sót từ đó đưa ra ý kiến thích hợp, không phải là ý kiến chấp nhận toànphần Đồng thời KTV cũng nêu những giới hạn trong quá trình kiểm toán tại kháchhàng mà KTV cho rằng nó ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Đối với các khoản phảithu khách hàng, những giới hạn này thường là một số yếu tố khách quan khiển KTVkhông thể thu thập được các thư xác nhận phản hồi từ phía khách nợ,… Những giớihạn này KTV sẽ trình bày rõ trong phần ý kiến của KTV trong BCKT
3.3 Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành, KTV sẽ đưa ra ý kiếnxác nhận về tính trung thực, hợp lý của BCTC cũng như việc tuân thủ chuẩn mực vàchế độ kiểm toán hiện hành trên BCKT Ý kiến của KTV và công ty đối với BCTC
đã được kiểm toán có thể là một trong 4 loại: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiếnchấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến
Cùng với việc phát hành BCKT, KTV có thể phát hành thư quản lý để đưa ranhững kiến nghị nhằm giúp khách hàng chấn chỉnh công tác quản lý tài chính kếtoán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống KSNB Thư quản lý mô
tả về từng sự kiện cụ thể bao gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị củaKTV và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó
II THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY TNHH BDO VIỆT NAM THỰC HIỆN
1 Thực tế công tác kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại khách hàng ABC.
Trang 321.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Tiếp cận khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Ở bước này BDO Việt Nam tiếp cận: Công ty ABC là doanh nghiệp Nhànước trực thuộc Tổng công ty XYZ đã được cổ phần hoạt động trong lĩnh vực cungcấp các phụ gia và sản phẩm dầu mỏ Thông qua thư chào hàng của Công ty BDOViệt Nam chuyển đến, BGĐ quyết định mời Công ty BDO Việt Nam kiểm toánBCTC cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2009
Công ty ABC là khách hàng mới nên Công ty BDO Việt Nam đã tiến hànhtìm hiểu về thực trạng kinh doanh của Công ty ABC trong 2 năm gần đây, tính liêmchính của BGĐ, Công ty đã tiến hành kiểm toán trong các năm trước, lí do công tykiểm toán này không tiếp tục kiểm toán cho BCTC năm 2009… Trên cơ sở đánhgiá rủi ro kiểm toán, khả năng tiến hành kiểm toán, công ty quyết định đồng ý kí kếthợp đồng với Công ty ABC kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúcngày 31/12/2009
Nhận diện lí do kiểm toán tại Công ty ABC
KTV tiến hành phỏng vấn BGĐ của Công ty ABC và đã rút ra kết luận vềđối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và mục đích kiểm toán
Lí do kiểm toán của Công ty ABC: Công ty thực hiện kiểm toán theo quyđịnh bắt buộc của Nhà nước Ngoài ra, kiểm toán BCTC còn nhằm mục đích hoànthiện hệ thống kế toán và HTKSNB của Công ty
Kết luận của cuộc kiểm toán được Ban giám đốc công ty ABC dùng để đánhgiá hiệu quả hoạt động của bộ phận kế toán nói riêng và hiệu quả kinh doanh củatoàn Công ty