Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứuTrong chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo cụ thể trên ba lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Đặc biệt chúng tôi có đi sâu vào nghiên cứu khái niệm, phân loại các trò chơi, đặc điểm và ý nghĩa của trò chơi đối với trẻ em. Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua một số trò chơi.Chương này chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi và thiết kế một số mẫu giáo án theo phương pháp mới về trò chơi cho trẻ: Biện pháp cho trẻ chơi trò chơi dân gian, biện pháp cho trẻ chơi trò chơi học tập. Chúng tôi có sưu tầm một số trò chơi dân gian và trò chơi học tập nêu rõ mục đích và cách chơi các trò chơi đó. Chương 3: Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi cho trẻ mẫu giáo. Tác giả thiết kế một số biện pháp để ứng dụng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi nhằm để chứng minh tính khả thi của các biện pháp.
Trang 1Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm của cả lứa
tuổi này Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống Chơi là hoạt động rất tự nhiêntrong cuộc sống của con người Nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em.Không chơi, trẻ không phát triển được Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải làđang sống Đó là một thực tế mang tính quy luật Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú củamình, chơi một cách vô tư không đắn đo, toan tính,… bởi “trẻ em như búp trên cành”.Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được Chính tròchơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó làphương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển Xuất từ vai trò quan trọng của hoạt động vuichơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúng tôi thấy việc tổ chức chotrẻ chơi các trò chơi là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa
Nếu hoạt động lao động và hoạt động xã hội là hoạt động đặc trưng của người lớn,hoạt động học tập là hoạt động đặc trưng của học sinh phổ thông, thì hoạt động vui chơi làhoạt động đặc trưng của của trẻ lứa tuổi mầm non Chơi chính là cuộc sống của trẻ Đặcbiệt ở lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo Điều này được thể hiện rõ trong cuộcsống của trẻ ở trường mầm non
Trẻ ham chơi, đó là chuyện bình thường và đó mới chính là những đứa trẻ thực sự,không biết chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phát triển Nhiều nhà nghiên cứu đã gọi tròchơi và đồ chơi là những vật mầu nhiệm của thế giới, là một trong những hiện tượng vănhóa gây nhiều hứng thú nhất, vì trong đó nó chứa đựng những khả năng to lớn tác độngđến cuộc sống của con người, đặc biệt là đến sự phát triển của trẻ em Trò chơi giúp cho
Trang 2sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệuquả nhất để phát triển các chức năng tâm lí, sinh lí va hình thành nhân cách cho trẻ em
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người Nó là cả kho tàng trítuệ của con người Nó tồn tại phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của con người.Cũng chính vì lẽ đó mà có biết bao công trình nghiên cứu được tỏa sáng nhờ có ngôn ngữ
Và ngôn ngữ cũng chính là vấn đề mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khácnhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi,nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể
Đã có nhiểu công trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, tiêu biểu là công trình nghiên cứucủa: L.X.Vugôtxky, V.X Mukhina, F.D Usinxky, R.O.Shor, O.B.Encônhin, Piegie,M.M.Konxova, M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z Ruxkai, …
- V.X Mukhina với Tâm lý học mẫu giáo: Mukhina đi nghiên cứu về tâm lý của trẻ em
trong độ tuổi Mẫu giáo, để thấy được sự phát triển tâm lý của trẻ qua các giai đoạn trong độtuổi Mẫu giáo nhằm giúp các nhà nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm phát triển toàn diệncho trẻ dựa trên cơ sở tâm lý của trẻ
- Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em: Một tác phẩm miêu tả chi tiết về sự phát triển của
trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông qua cậu béAlex Tác phẩm đã giúp chúng ta thấy rõ được quá trình phát triển của bé Alex để từ đóđưa ra các cách thức nhằm phát triển toàn diện cho trẻ phù hợp với độ tuổi
- John B Watson với Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Tác phẩm nghiên cứu
về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng Dựa vào đó, những nhànghiên cứu về trẻ em có thể đưa ra các phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ ở các giai phát triểncủa trẻ
- M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học: Các hình thức, biện pháp để nhằm dạy
nói cho trẻ trước khi vào tuổi đi học Tác phẩm đã giúp những nhà nghiên cứu, các bậc phụhuynh có những định hướng và chọn lựa cho mình biện pháp dạy nói phù hợp với từng trẻ
- Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo dưới
6 tuổi, đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ của mình Qua
đó, giúp chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp phù hợp vào đề tài nghiên cứu nhằm đưa
ra các biện pháp hợp lý đối với sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ hơn nữa còn thích hợp với
sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với Phương pháp phát
triển ngôn ngữ Tác giả đã đưa ra các phương pháp để giúp trẻ tăng vốn từ nhằm định
hướng chúng ta đưa ra các biện pháp để giúp trẻ phát triển và hoàn thiện ngôn ngữ của trẻ
Trang 3- Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn thị Tâm với: Tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ mầm non qua các giai đoạn
lứa tuổi để từ cơ sở này, chúng ta có thể đưa ra các biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữcủa trẻ phù hợp với sự phát triển tâm lí của trẻ ở các giai đoạn tuổi khác nhau
- Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi, nội dung luận án nói về các bước, giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ cho trẻ
trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi Qua đây, ta có thể chọn lọc được các phương pháp, biệnpháp cụ thể, phù hợp với giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ của trẻ
Qua các công trình nghiên cứu trên là những định hướng và là cơ sở quý báu đểchúng tôi thực hiện đề tài này
3 Mục đích nghiên cứu
Qua tìm hiểu về đặc điểm của trò chơi với sự phát triển của trẻ mẫu giáo, về đặcđiểm tâm lí của trẻ, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, quy trình tổ chức một sốtrò chơi nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua một số trò chơi
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Trẻ 3 - 4 tuổi (30 trẻ), 4 – 5 tuổi (30 trẻ), 5 – 6 tuổi (30 trẻ), giáo viên ở ba trường Mầmnon (27 giáo viên)
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu vàkhảo sát thực trạng trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non
- Đề xuất biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi
- Thiết kế thể nghiệm và đưa ra kết luận
6 Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã tiến hành điều tra ở 3 trường mầm non như sau:
Trường Mầm non Chiềng Cơi – Thành phố Sơn La – Sơn La
Trường Mầm non Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Sơn La
Trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình
Điều tra trên 90 trẻ ở các độ tuổi trẻ 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5 – 6 tuổi (90 trẻ), giáoviên (27 giáo viên) ở ba trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu Từ đó chọnlọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài
Trang 47.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên quan về vấn đềnghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáothông qua một số trò chơi
- Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đưa ra các phươngpháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo
- Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích phát triển ngônngữ cho trẻ mẫu giáo qua một số trò chơi
7.3 Phương pháp thể nghiệm sư phạm
- Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm
8 Giả thuyết khoa học
Phương pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi cho trẻ mẫu giáo ở cáctrường mầm non là vấn đề rất quan trọng nhưng hiện nay chưa gây được hứng thú thực
sự đối với trẻ, eo hẹp về cách bố trí thời gian tổ chức trò chơi nên chưa đạt được hiệuquả cao Do vậy, nếu các biện pháp trong đề tài chứng minh được tính khả thi thì sẽ gópphần nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi, góp phầnvào phong trào đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay
9 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Trong chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ Mẫugiáo cụ thể trên ba lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn Đặc biệt chúng tôi
có đi sâu vào nghiên cứu khái niệm, phân loại các trò chơi, đặc điểm và ý nghĩa của tròchơi đối với trẻ em
Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông quamột số trò chơi
Chương này chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phương phápgiáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi và thiết kế một số mẫu giáo án theo phươngpháp mới về trò chơi cho trẻ: Biện pháp cho trẻ chơi trò chơi dân gian, biện pháp cho trẻ chơitrò chơi học tập Chúng tôi có sưu tầm một số trò chơi dân gian và trò chơi học tập nêu rõ mụcđích và cách chơi các trò chơi đó
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi cho trẻ mẫu giáo.
Tác giả thiết kế một số biện pháp để ứng dụng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thôngqua một số trò chơi nhằm để chứng minh tính khả thi của các biện pháp
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cơ sở tâm lí học
Đối với trẻ lứa tuổi ấu nhi hoạt động với đồ vật vốn là hoạt động chủ đạo Nhưngbước sang lứa tuổi mẫu giáo, nó đã có sự biến đổi lớn, mặc dù hoạt động với đồ vật vẫnphát triển nhưng giờ không còn chiếm vị trí chủ đạo nữa Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã cóhoạt động mới, đó là hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề Đây làtrò chơi trung tâm tạo nên mọi chuyển biến cơ bản trong hoạt động tâm lí của trẻ Từ đó,trẻ bắt đầu hình thành nhân cách con người Hoạt động vui chơi trở thành hoạt động chủđạo của trẻ mẫu giáo
Do đó, đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo theo đó mà biến đổi một cách rõ rệt Trongsuốt thời kì mẫu giáo, ở trẻ diễn ra những biến đổi cơ bản về hành vi: chuyển từ hành vi bộcphát sang hành vi có động cơ – hành vi mang tính nhân cách, hình thành động cơ hành vi.Tuy nhiên, ở đầu tuổi mẫu giáo bước chuyển biến này cũng chỉ mới dạng khởi đầu, còn đơn
sơ và chưa rõ rệt, thường thì động cơ này bị thúc đẩy bởi nguyện vọng muốn làm người lớnvui lòng Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện tính tự lực, tự do và chủ động(trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi, lựa chọn bạn cùng chơi, tự do tham gia các tròchơi nào mà mình thích và tự do rút ra khỏi trò chơi mà mình chán) Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
đã biết thiết lập những mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi, hình thànhnên một “xã hội trẻ em” sống động với nhiều khía cạnh phong phú Đời sống tình cảm củatrẻ cũng được phát triển mạnh mẽ Ở cuối tuổi mẫu giáo, trẻ cơ bản đã hoàn thiện cấu trúcđặc điểm tâm lí con người vì ở giai đoạn này, trẻ đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ, tiếng nóitrong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày Trẻ nắm vững được ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụngngôn ngữ nói, phát triển vốn từ và cấu trúc ngữ pháp, câu, từ mạch lạc
Như vậy, quá trình phát triển tâm lí của trẻ ở giai đoạn mẫu giáo diễn ra theo nhiềugiai đoạn từ đơn giản đến phức tạp với nhiều cung bậc nhận thức khác nhau dần hìnhthành nhân cách con người trong trẻ
1.1.1.1 Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo
* Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé
Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản Đó là sự chuyển
tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển nhữnghành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu
Trang 6dựa vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có trong đầu, cũng có nghĩa là chuyển
từ kiểu tư duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan – hình tượng
Việc chuyển từ kiểu tư duy trực quan – hành động sang kiểu tư duy trực quan – hìnhtượng là nhờ vào trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, hoạt động đó được lặp đi lặp lại nhiềulần và được nhập tâm thành hình ảnh, biểu tượng trong óc Đặc biệt tư duy của trẻ còn bịtình cảm chi phối rất mạnh mẽ Trẻ chỉ suy nghĩ về những điều mà chúng thích và dòngsuy nghĩ thường bị cuốn hút vào ý thích riêng của mình, bất chấp cả tác động khách quan Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo bé, do chưa biết phân tích tổng hợp, chưa biết một sự vậtbao gồm nhiều bộ phận kết hợp lại thành một tổng thể, chưa xác định được vị trí, quan hệgiữa bộ phận này và bộ phận kia trong một sự vật
* Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ
Nếu ở tuổi mẫu giáo bé, trẻ thường hành động định hướng bên ngoài - tức là bằng tưduy trực quan hành động thì sang độ tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ đã có hành động dựa vào cácbiểu tượng – tức là kiểu tư duy trực quan, hình tượng đã bắt đầu chiếm ưu thế
Khi hành động với các biểu tượng trong óc, đứa trẻ hình dung được các hành độngthực tiễn với các đối tượng và kết quả của những hành động ấy Bằng con đường đó trẻ cóthể giải được nhiều bài toán thực tiễn đặt ra cho mình Tư duy trực quan - hình tượng pháttriển mạnh cho phép trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ giải được nhiều bài toán thực tiễn mà trẻthường gặp trong cuộc sống Tuy vậy, vì chưa có khả năng tư duy - trừu tượng nên trẻ chỉmới dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra nhữngvấn đề mới Vì vậy, trong nhiều trường hợp chúng chỉ dừng lại ở các hiện tượng bênngoài mà chưa đi vào bản chất bên trong
* Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo lớn
Ở giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo nhỡ tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh mẽ.Song, bước sang độ tuổi mấu giáo lớn kiểu tư duy trực quan - sơ đồ lại chiếm ưu thế Kiểu
tư duy này tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những mối liên hệ tồn tại khách quan,không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của bản thân đứa trẻ
Tư duy trực quan - sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng song bản thân hình tượngcũng trở nên khác trước, hình tượng đã bị mất đi những chi tiết rườm rà mà chỉ còn giữ lạinhững yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật chứ không phải là từng
sự vật riêng lẻ Nó cho phép trẻ đi sâu vào những mối liên hệ phức tạp của sự vật và mở rakhả năng nhìn thấy mặt bản chất của sự vật và hiện tượng mà tư duy trực quan - hìnhtượng không cho phép nhìn thấy được
1.1.1.2 Đặc điểm khả năng chú ý của trẻ mẫu giáo
Trang 7Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để địnhhướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành
có hiệu quả
Trẻ mẫu giáo tiếp nhận lời nói được dễ dàng vào thường xuyên hơn so với giai đoạntrước Trẻ ngày càng hướng vào lời nói để gọi tên sự vật, để đánh giá hành vi của bạn bè vàcủa người thân Đối với trẻ lời nói còn là mệnh lệnh, là động cơ thúc đẩy hành động.Trong hoạt động, trẻ mẫu giáo luôn cần sự giúp đỡ của người lớn như: chỉ dẫn, giảng giải,khen ngợi,… làm cho ngôn ngữ của họ trở thành đối tượng chú ý của trẻ Đó là nguyênnhân chủ yếu làm thay đổi cơ bản sự phát triển khả năng chú ý của trẻ và được biểu hiệnrõ nét ở trẻ mẫu giáo với những khía cạnh: khối lượng chú ý của trẻ tăng lên, tính bềnvững của chú ý phát triển và hình thành chú ý có chủ định
Sự tăng về khối lượng chú ý biểu hiện ở chỗ trẻ mẫu giáo trong một lúc có thể quan sát,tri giác rõ ràng không chỉ một mà có thể là vài đối tượng khác nhau Kết quả quan sát có thểtăng lên nếu người lớn dạy cho trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau giũa các đối tượng.Hoạt động của trẻ lứa tuổi mẫu giáo ngày càng phức tạp, do đó trí tuệ của trẻ cũngngày một phát triển hơn, khả năng chú ý được tập trung và bền vững hơn Nếu đầu tuổimẫu giáo, trẻ có thể tập trung vào một trò chơi khoảng 30 phút thì vào cuối tuổi giáo, tròchơi có thể kéo dài khoảng 90 phút
Trò chơi của trẻ càng phản ánh nhiều hành động và nhiều mối quan hệ phức tạp củacon người trong xã hội, càng nảy sinh nhiều tình huống mới bao nhiêu thì sự chú ý của trẻvào trò chơi càng tập trung và bền vững bấy nhiêu Điều đó phản ánh sự chú ý của trẻ mẫugiáo phụ thuộc vào hứng thú của chúng đối với các đối tượng xung quanh
1.1.1.3 Đặc điểm trí nhớ của trẻ mẫu giáo
Có thể nhận xét rằng trí nhớ của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hình tượng, tínhkhông chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp dẫn bên ngoài.Trí nhớ không chủ định đang chiếm ưu thế ở tuổi mẫu giáo mà biểu hiện rõ nhất là ở trẻmẫu giáo bé và đi liền với nó là trí nhớ máy móc Trí nhớ không chủ định có ý nghĩa đặcbiệt đối với sự phát triển của trẻ vì nhờ đó mà trẻ có thể ghi nhớ nhẹ nhàng nhiều ấn tượngđẹp đẽ cũng như những tài liệu cần thiết cho trẻ sau này
Vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có bước biến đổi về chất: trí nhớ có chủ địnhxuất hiện và phát triển mạnh Đó là loại trí nhớ có mục đích và phải nhờ đến công cụ tâm línhư ngôn ngữ, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết và mọi quy ước Nhờ tính mục đích của hành động
mà vai trò của trí nhớ được thay đổi trong đời sống tâm lí của trẻ mẫu giáo và trở thành chứcnăng chủ yếu với những thao tác bên trong cấu trúc khiến cho hoạt động nhận thức của trẻtốt hơn Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí nhớ có
Trang 8chủ định của trẻ, giúp trẻ nắm được tên và tìm các phương tiện để hỗ trợ ghi nhớ Trí nhớ cóchủ định là loại trí nhớ rất cần cho việc học tập ở trường phổ thông sau này
1.1.2.1 Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người Nhờ có ngôn ngữ mà conngười có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm
sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,.…
* Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh
Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy Trẻ em cónhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh Trẻ tiếp thu kiến thức từ môitrường xung quanh thông qua khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ kháiquát về vật
Trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi, mà còn tìm hiểunhững sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự vật xảy ra trongquá khứ, tương lai Như vậy, ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức mà còn mởrộng hiểu biết về thế giới xung quanh
Thật vậy, hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm Đối với các em, thế giớixung quanh chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn Ngay trong những cái tưởngchừng như bình thường và giản dị thì các em cũng phát hiện ra những điều lí thú Chẳng
vậy mà Pauxtopxky có nhận xét rằng: “Thời thơ ấu không còn mãi,… Trong thời thơ ấu tất
cả đều khác Trẻ em đã nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng và đối với tất cả với chúng đều rực rỡ hơn nhiều Mặt trời chói lọi hơn, đồng ruộng được cày sâu hơn, tiếng sấm vang rền hơn, mưa to hơn, cỏ mọc cao hơn và cả lòng người cũng mở rộng hơn Nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và mảnh đất quê hương cũng chứa đầy bí ẩn, nhiều hơn gấp hàng nghìn lần”.
Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xungquanh một cách phong phú hơn Bởi chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóabiểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh Nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thếgiới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt động này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộcsống xung quanh mình Tất cả những điều trẻ lĩnh hội trước lúc chơi dưới nhiều hình thứchoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn
Trang 9Khi tham gia vào trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi, phânvai trong trò chơi: Chọn vai nào, chơi như thế nào, và quá trình thỏa thuận này không thểthiếu vai trò của ngôn ngữ Ngoài ra, trong quá trình chơi sẽ nảy sinh các tình huống chơiđòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ phát triển ngôn ngữ nhấtđịnh Trẻ bộc lộ những suy nghĩ của mình với các bạn và nghe ý kiến của các bạn để điđến thỏa thuận trong khi chơi,… Sử dụng ngôn ngữ để suy nghĩ về các thao tác, hànhđộng chơi, thực hiện hành động chơi, giao lưu với các bạn khác trong nhóm và các bạnchơi khác nhóm, đánh giá, nhận xét, tuyên dương, Không chỉ khi cùng tham gia hoạtđộng vui chơi cùng với các bạn mà ngay cả khi trẻ chơi tưởng tượng với một đồ vật thìngôn ngữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chơi của trẻ Qua đó, ngôn ngữ củatrẻ được phát triển, trẻ được giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy
và trí tưởng tượng của trẻ
* Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất Không ai có thể phủ nhận ngônngữ là phương tiện giao tiếp của con người Ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất mà người
ta mới phát hiện ra, họ cũng dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau Đặc biệt đối với trẻnhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, hình thànhnhững cảm xúc tích cực Ngôn ngữ dùng để diễn đạt, phát biểu để trình bày ý tưởng,nguyện vọng của mình cho người khác biết
Đặc biệt, ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi vàviệc làm của trẻ Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua truyện kể, ca dao, đồng dao, nhất làtrong các trò chơi dân gian,… trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ
đẻ, cái đẹp trong hành vi, trong cuộc sống
Những câu hát ru ngọt ngào, những cử chỉ âu yếm kèm theo tình cảm yêu mến thôngqua ngôn ngữ sẽ đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở Đặc biệt
là qua lời ru, mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âm nhạc, thơ ca dân tộc để con biết yêu vẻ đẹpcủa thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu bà con làng xóm, truyền cho con những ýniệm cơ bản về thiện ác để hun đúc ở đứa con lòng nhân ái Ngay cả những lúc nựng conthì đây là cuộc trò chuyện đằm thắm nhất, đầy tình yêu thương và lòng tin cậy, trong đóngười mẹ đã nói với con bằng cả tấm lòng và đứa con đã nghe mẹ với tất cả sự sung sướng
và niềm say mê của mình Dù có ý thức hay chưa có ý thức rõ ràng, nhiều người mẹ cũng
đã dạy con học ăn, học nói, học gói, học mở - học làm người bằng những phương thứcnghệ thuật đó khiến cho việc tiếp thu của đứa con vừa rất tự nhiên lại vừa có hiệu quả caogiúp cho trẻ tiếp cận đẽ dàng hơn với văn hoá của dân tộc
Trang 10Ngôn ngữ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ Nó tácđộng có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểuđúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật Các sự vật, hiệntượng mà trẻ quan sát được trong môi trường sống được in hằn trong trí não của trẻ.Nhưng để trẻ biết cái lá có màu xanh, bông hoa có màu đỏ, con cá vàng bơi trong nước,con chim bay trên bầu trời,… nó trở nên đẹp như thế nào thì thông qua ngôn ngữ trẻ sẽnhận thức được cái hay, cái đẹp đó trong cuộc sống xung quanh mình Từ đó hình thành ởtrẻ thái độ tôn trọng cái đẹp và đồng thời kích thích sự sáng tạo ra cái đẹp ở trẻ.
Khi trẻ được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ văn học như thơ, truyện, ca dao,đồng dao,… trẻ sẽ được chìm vào với thế giới đa dạng màu sắc Bao nhiêu loại người khácnhau, loại người tốt sao gần gũi, mến thương; loại người xấu sao vừa ghét lại vừa sợ…Những phong cảnh xa lạ từ những khu rừng rậm rạp bí hiểm, đến biển cả mênh mông,những lâu đài tráng lệ, những con thú chưa hề thấy,… tất cả đã nhập vào tâm hồn của các
em bé với những màu sắc lung linh kì ảo Tâm hồn các em được rộng mở, trí tưởng đượckích thích mạnh mẽ, thôi thúc các em muốn khám phá những điều kì lạ và lí thú trong cáccâu chuyện hết sức hấp dẫn Những câu thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, những bài đồng daongộ nghĩnh có đoạn điệp khúc nhắc đi nhắc lại dễ nhớ… khiến trẻ muốn đọc theo và sẽnhớ rất lâu Đây chính là thời cơ thuận lợi để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, đặc biệt làvăn học dân gian Điều đó giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, nó giúp trẻ sáng tạo ra nhữngcái mới, hình thành những ước mơ táo bạo, những hoài bão về cuộc sống tương lai
* Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng
Mặt khác, để bày tỏ những những nhu cầu mong muốn của mình với những thànhviên trong cộng đồng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân mình Điều
đó giúp trẻ hòa nhập hơn với mọi người xung quanh mình
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực cho trẻ
Giáo dục thể lực đối với trẻ em là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể của trẻ, việcvận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh và có chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ vàlàm cho cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe tăng cường đạt đến trạng thái hoànthiện về mặt thể chất
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng chính ngôn ngữ củamình để nhằm hướng dẫn, chỉ bảo trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đề ra góp phầnlàm cho cơ thể trẻ phát triển Đặc biệt, trong giờ thể dục, giáo viên đã tạo điều kiện giúptrẻ thực hiện chính xác các động tác làm cho cơ thể phát triển được cân đối bằng chính lờinói của mình
Trang 11Ngoài chế độ sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần phải được ăn ngon, ăn đủ chất thì cơ thểcủa trẻ mới phát triển hoàn thiện được Để động viên, khích lệ trẻ ăn được thì người lớnđóng một vai trò rất quan trọng.
1.1.2.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo
* Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé (3 – 4 tuổi)
Trẻ 3 đến 4 tuổi có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự hiểu biết, cảm xúc, ấn tượngcủa mình Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giao lưu của trẻ với thế giớixung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên
Việc mở rộng phạm vi tiếp xúc và các mối quan hệ xã hội giúp cho khả năng tri giáccủa trẻ nhanh nhạy hơn Vốn từ của trẻ phong phú, bao gồm nhiều từ loại Số lượng các từloại: tính từ, đại từ, trạng từ được tăng lên, trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiều từ loại củanhiều từ loại khác nhau và biết sử dụng chúng đe thể hiện mối liên hệ đa dạng giữa các sựvật và hiện tượng về thời gian, định hướng không gian, số lượng, nguyên nhân và kết quảđơn giản Các câu nói của trẻ cũng được phát triển và hoàn thiện hơn Số lượng các câunói đúng ngữ pháp của trẻ được tăng lên, các thành phần trong câu nói được phát triển Do
đó, khả năng giao tiếp của trẻ từ 3 đến 4 tuổi có những bước tiến mới về chất so với trẻdưới 3 tuổi Vì vậy, ở thời kì này, chúng ta cần tích cực cung cấp các từ mới cho trẻ, mởrộng phạm vi tiếp xúc của trẻ với thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ có thể giaotiếp nhiều với nhau qua các trò chơi
* Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi)
Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ từ 4 đến 5 tuổi có những bước tiến mớiđáng kể Trẻ 5 tuổi có khả năng tri giác âm thanh nhanh nhạy và khả năng phát âm mềmdẻo tự nhiên Trẻ ham học hỏi, thích tìm hiểu về xã hội và tự nhiên Trẻ chủ động giao tiếpngôn ngữ với những người xung quanh và hay đặt câu hỏi như: Như thế nào? Làm gì? Baogiờ? Tại sao?
Trẻ biết lắng nghe những câu trả lời của người khác, thích tham gia nói chuyện tập thểvới bạn bè và cô giáo Trẻ có thể tự kể lại một sự việc theo trình tự thời gian Khả năng tiếp thu
và sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày của trẻ ngày càng tốt hơn Do đó, ở lứa tuổinày, chúng ta cần cho trẻ nghe nhiều loại từ, câu nói có nhiều sắc thái biểu cảm và ngữ điệukhác nhau thông qua các trò chơi đóng vai, trò chơi dân gian, thơ, truyện Đặt nhiều loại câuhỏi về thời gian, trạng thái, tính chất… cho trẻ trả lời và giúp trẻ biết kể lại chuyện
* Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi
Trẻ từ 5 đến 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp Khả năngngôn ngữ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ Trẻ cóthể dùng ngôn ngữ để thể hiện các mối quan hệ qua lại nhiều mặt của các sự vật, hiện
Trang 12tượng trong cuộc sống mà trẻ nhận thức được, bước đầu có sự khái quát và đưa ra kết luậnnhư: “Chanh thì chua còn đường thì ngọt”; “Bố là đàn ông và mẹ là đàn bà”…
Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn có sựkhác biệt lớn về mức độ phong phú của vốn từ, về cách diễn đạt mạch lạc, cách nóiđúng ngữ pháp và cách thể hiện lời nói sáng tạo Do đó, trong quá trình giáo dục pháttriển ngôn ngữ cho trẻ, cô cần chú ý giúp trẻ rút ngắn sự khác biệt trên vá tích cực pháthuy vốn từ của trẻ
1.1.3 Trò chơi với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
1.1.3.1 Khái niệm về trò chơi trẻ em
“Chơi và trò chơi” là từ đa nghĩa trong tiếng Việt cũng như nhiều thứ tiếng khác Tròchơi trẻ em bao quát các nội dung sau:
Trò chơi trẻ em có những biểu hiện thường xuyên như: tính tự do, tính tích cực, giàucảm xúc chân thực
Trò chơi trẻ em là những hoạt động có đặc thù về cấu tạo và cách thức hành động.Động cơ chơi không ở kết quả mà ở ngay quá trình hành động Hành động chơi giản lược,
cá tính biểu trưng
Trò chơi trẻ em mang bản chất xã hội
Trò chơi chính là phương tiện để trẻ học làm người
1.1.3.2 Phân loại trò chơi
Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú cả về nội dung, tính chất cũngnhư cách thức tổ chức chơi nên phân loại trò chơi còn quan điểm khác nhau
Ở nước ta, trong những năm 60, người ta phân trò chơi trẻ em thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Trò chơi phản ánh sinh hoạt
Nhóm 2: Trò chơi vận động bao gồm:
+ Trò chơi vận động tự do với dụng cụ thể dục (vòng, gậy) gắn với thao tác chơi.+ Trò chơi vận động có luật lấy từ trò chơi dân gian và bắt chước một số trò chơi củanước ngoài (cướp quân, cướp cờ)
Trong những năm 70, sự phân loại trò chơi của trẻ mẫu giáo chưa được thống nhất.Các nhà giáo dục được học và tiếp cận với quan điểm phân loại của nước nào thì đứng vềquan điểm phân loại của nước đó
Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trường mầm non ở nước ta vận dụng cáchphân loại trò chơi theo quan điểm của Liên Xô (cũ) Theo quan điểm này, trò chơi của trẻmẫu giáo được phân thành hai nhóm chính:
Nhóm 1: Nhóm trò chơi sáng tạo, bao gồm các trò chơi sau:
+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề
Trang 131.1.3.3 Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ em
Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của mọi người Nó đặc biệt quan trọngđối với sự phát triển của trẻ em Không chơi trẻ không thể phát triển, không chơi đứa trẻ chỉtồn tại chứ không không phải đang sống Đó là một thực tế mang tính quy luật Hoạt độngnày không chỉ chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của trẻ mà quan trọng hơn là nó quyếtđịnh sự phát triển tâm lí của trẻ, đồng thời nó chi phối các hoạt động khác của trẻ
Hoạt động vui chơi của trẻ em, đặc biệt là của trẻ mẫu giáo có những đặc điểm cơbản sau:
* Hoạt động vui chơi của trẻ em mang tính chất vô tư, có nghĩa là trong khi chơi đứatrẻ không chủ tâm nhằm tới một lợi ích thiết thực nào cả Trong học tập, người hoạt độngchủ tâm nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết Trong lao động, người hoạt động chủtâm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội và cho bản thân Còn nguyên cớthúc đẩy đứa trẻ vào trò chơi chính là sự hấp dẫn của bản thân quá trình chơi chứ khôngphải là kết quả đạt được của hoạt động Trẻ chơi chỉ cốt cho vui, có vui thì mới chơi và đãchơi thì phải vui
Vì hoạt động vui chơi của trẻ mang tính vô tư nên khi tổ chức, hướng dẫn cho trẻchơi người lớn cần tránh áp đặt vào trò chơi những lợi ích thiết thực buộc trẻ gắng sức đểđạt cho bằng được Vì mỗi khi đã gieo vào đầu óc đứa trẻ một sự vụ lợi nào đó thì lập tứccũng tước đi ở chúng tính hồn nhiên và niềm vui sướng trong khi chơi
* Hoạt động vui chơi của trẻ là một hoạt động mô phỏng lại cuộc sống của con người,
mô phỏng lại những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với xã hội Do đó, hoạt
Trang 14động này mang tính chất tượng trưng, trong khi chơi trẻ có thể dùng các vật thay thế tượngtrưng cho người thật, vật thật.
Chính sự mô phỏng đó lại là điều kiện cần thiết giúp trẻ có được những hành động tự
do thoải mái, có niềm say mê đến tận cùng với bao ước mơ ngộ nghĩnh và thú vị, làm nảysinh và phát triển trí tưởng tượng Từ đó mà hình thành chức năng ký hiệu tượng trưng,một chức năng tâm lí mới cần cho cuộc sống sau này
* Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động mang tính tự do Khác với vớihọc tập và lao động, vui chơi không buộc phải tuân thủ theo một phương thức chặt chẽnào Nhờ đó đứa trẻ có được những hành động tự do Sẽ không thể chơi được nếuhành động của đứa trẻ bị phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào thế giới hiện thực Tuy vậy, sự tự do của trẻ phải nằm trong giới hạn của vai hoặc giới hạn của luậtchơi Tính tự do ở hoạt động chơi của trẻ em còn được thể hiện ở chỗ hành động chơihoàn toàn xuất phát từ nguyện vọng và hững thú cá nhân chứ không do một sự áp đặt nào
từ phía bên ngoài
* Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động độc lập và tự điều khiển Hơn bất cứhoạt động nào, khi tham gia vào trò chơi đứa trẻ bộc lộ hết mình một cách tích cực và chủđộng Chơi là hoạt động độc lập và tự chủ đầu tiên của trẻ em Trong khi chơi trẻ tự lựclàm lấy mọi việc, từ việc chọn trò chơi, bạn chơi đến việc tìm kiếm đồ chơi… đặc biệt là
cố gắng suy nghĩ để khắc phục trở ngại xuất hiện trong quá trình chơi
Một biểu hiện độc đáo của tính độc lập, đó là sự tự điều chỉnh hành vi của mình khichơi Để phù hợp với yêu cầu của trò chơi và bạn chơi đứa trẻ cần luôn điều chỉnh hành vicủa mình, nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi
Chính tính độc lập và tự điều chỉnh hành vi đó đã tạo cho trẻ không những niềm vuisướng và lòng tự tin trong khi chơi mà còn giúp chúng phát huy khả năng tự lập của mìnhtrong cuộc sống sau này
* Hoạt động vui chơi của trẻ em là một hoạt động mang màu sắc xúc cảm chân thựcmạnh mẽ Đứa trẻ lao vào cuộc chơi với tất cả sự say mê và lòng nhiệt tình vốn có của nó.Trò chơi tác động mạnh mẽ và toàn diện đến trẻ em, chính vì nó thâm nhập một cách dễdàng hơn cả vào thế giới tình cảm của trẻ em, mà tình cảm đối với chúng lại là động cơhành động mạnh mẽ nhất Dẫu biết rằng trong trò chơi mọi cái đều mang ý nghĩa tượngtrưng, đều là không có thật, nhưng tình cảm mà trẻ em biểu hiện trong đó là tình cảm chânthực, hồn nhiên và thẳng thắn, không hề mang tính giả tạo một chút nào, bởi vì không baogiờ đứa trẻ lại thờ ơ với những gì mình thể hiện Sắc thái xúc cảm trân thực, mạnh mẽ màtrẻ bộc lộ trong trò chơi là một đặc điểm rất dễ nhận ra, khiến nhiều người nghệ sĩ tài bacũng mong có được, vì chính nhờ nó mà họ có thể đạt tới sự thành công trong nghệ thuật
Trang 15Do những đặc điểm này, hoạt động vui chơi được coi là hoạt động tự nguyện củamọi trẻ em, đó là những giây phút phút sung sướng nhất của các cháu Bởi lẽ khi chơi
chính là lúc trẻ thể hiện “ước mơ với tất cả thân thể của mình” (Georges Duhamel).
1.1.3.4 Ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ em
Chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ em lứa tuổi mầm non Mỗi lứa tuổi, nội dungchơi, tính chất chơi khác nhau Thoạt đầu, chơi chỉ mang tính ngẫu nhiên, tình cờ, dần dầnmang tính chủ tâm hơn, đến tuổi mẫu giáo, chơi trở thành hoạt động chủ đạo, ảnh hưởngmạnh đến sự phát triển mọi mặt trong đời sống tâm lí nhân cách của trẻ Chính vì lẽ đó, cácnhà giáo dục sử dụng trò chơi như là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ em
* Chơi là phương tiện giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ em
Chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa những biểu tượng của trẻ vềcuộc sống xung quanh Nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ,nên khi tham gia vào hoạt động này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh Ví
dụ, trẻ có biểu tượng chính xác hơn về chức năng sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt quenthuộc: cái thìa là để xúc cơm, múc canh, cái cốc là để uống nước; người bác sĩ thì phải làm
gì, bế em thì phải thế nào,… Trong quá trình chơi, những tri thức mà trẻ nắm được trướcđây bắt đầu tham gia vào một số liên hệ mới và được điều khiển, vận dụng những tri thức
ấy trong những hành động chơi, thao tác chơi: trẻ dùng thìa bón cơm cho búp bê, dùngkhăn lau mặt cho búp bê, đặt e ngủ, nựng búp bê như mẹ đã chăm sóc em…
Chơi là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội tri thức mới Trong một số trường hợp, khitham gia vào trò chơi, dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ khám phá ra nhiều điều mới
lạ, thú vị ở thế giới xung quanh Trong quá trình thực hiện các hành động chơi, thao tácchơi, trẻ nhận ra được một vài thuộc tính, mối quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng Ví
dụ, trẻ hình dung ra được thế nào là to hơn, nhỏ hơn; thế nào là cao hơn, thấp hơn; thế nào
là xa hơn, gần hơn;…
Khi tham gia vào trò chơi, các chuẩn cảm giác về hình dạng, kích thước và màu sắccủa trẻ được củng cố và chính xác hóa Nhờ đó, trẻ dễ dàng thực hiện hành động chơi, nộidung chơi (xếp được ngôi nhà hợp lí, phân loại đồ chơi theo màu sắc,…) Đặc biệt là khitham gia trò chơi, tính có chủ định trong quá trình tri giác, chủ ý, trí nhớ của trẻ được hìnhthành Ví dụ: Trẻ phải chú ý lắng nghe xem tiếng kêu đó là tiếng kêu của con vật gì (trongtrò chơi “tai ai tinh”); con gì biến mất (trong trò chơi “con gì biến mất”)… để giải quyếtnhiệm vu chơi
Khi tham gia vào trò chơi, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển mạnh mẽ Trong quátrình chơi, đứa trẻ học thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng vai này, vai kia, nảysinh hoàn cảnh tưởng tượng… để thực hiện hành động chơi, nội dung chơi Đó là cơ sở quan
Trang 16trọng để nảy sinh và phát triển trí tưởng tượng của trẻ Thật vậy, trong khi chơi (đặc biệt làtrò chơi đóng vai theo chủ đề) trẻ có thể làm bất cứ việc gì (nào là lái xe, chữa bệnh, ), cóbất cứ cái gì mình muốn (muốn có ngựa thì dùng chiếc gậy hay dùng tàu lá cau, muốn có ô
tô, đầu tàu hỏa thì chỉ cần một cái ghế, hai tay bám vào vai ghế thế là có liền…) Trẻ hìnhdung sàn nhà lớp học khi thì là con đường từ đồng về làng mà con ngựa đang “nhông nhôngnhông ngựa ông đã về…”, khi thì là đường tàu hỏa “tu tu tu, xình xình xịch”… Khi thamgia vào trò chơi trẻ suy nghĩ về hành động chơi, thao tác chơi, sử dụng vật thay thế như thếnào? Trẻ học được cách giải quyết nhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp nhất để thựchiện dự định đã đề ra Qua đó tư duy của trẻ được phát triển mạnh
Vui chơi còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ của trẻ Trước hết khi tham gia vàotrò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi suy nghĩ của mình với các bạn
và nghe ý kiến của các bạn để đi đến thỏa thuận trong khi chơi… Trẻ sử dụng ngôn ngữ đểsuy nghĩ về thao tác, hành động chơi, thực hiện hành động chơi, giao lưu với trẻ kháctrong nhóm và các nhóm chơi khác, đánh giá lẫn nhau Qua đó, ngôn ngữ của trẻ đượcphát triển (vốn từ trở nên phong phú, kĩ năng giao tiếp được phát triển hơn,…)
* Chơi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ em
Trò chơi có ảnh hưởng mạnh đến nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của trẻ Khitham gia vào trò chơi đứa trẻ trải nghiệm được những thái độ, tình cảm đạo đức và tậpđược hành vi ứng xử với người xung quanh bằng cách nhập vai của mình Qua đó, trẻ họclàm người
Trong khi chơi trẻ được thử sức hành động như người lớn, qua đó hình thành hành
vi, thái độ cho bản thân, thực hiện hành động chơi phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực đạođức xã hội của vai chơi Ví dụ: Bác sĩ thì phải ân cần niềm nở với bệnh nhân, phải thôngcảm và chia sẻ với bệnh nhân Người bán hàng thì phải vui vẻ, lịch thiệp với khách hàng.Làm mẹ thì phải dịu dàng, ân cần vỗ về em bé,… Những tri thức về biểu tượng hành viđạo đức được lĩnh hội trong các mối quan hệ chơi ấy dần dần được trẻ vận dụng vào trongcác mối quan hệ thực của đời sống, biết ân cần giúp đỡ em nhỏ, biết lịch sự, lễ phép vớingười lớn tuổi, biết chắm sóc những người thân, biết vâng lời cô giáo,…
Cũng trong hoạt động chơi hình thành ở trẻ sự thật thà, dũng cảm, tính chủ động,tính kiên trì, đặc biệt là lòng nhân ái Khi tham gia vào mối quan hệ giữa người với ngườitrong trò chơi, những rung động mang tính người được gợi lên ở trẻ Hơn nữa thái độ buồnrầu hay vui vẻ ở trẻ còn phụ thuộc vào hoàn cảnh được tạo nên bởi trí tưởng tượng trongkhi chơi Do vậy, trong khi chơi trẻ đã thể hiện được tình người như thái độ ân cần, yêuthương đối với em nhỏ, cảm thông, chia sẻ với người khác
Trang 17Có thể nói rằng, chơi như là một mắt xích nối liền giữa trẻ với các quy tắc, chuẩnmực đạo đức xã hội Nó giúp cho quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức diễn ra tựnhiên, hiệu quả mặc dù chơi chỉ là giả vờ nhưng hiệu quả giáo dục lại rất thật, rất lớn lao.
* Chơi là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ
Chơi mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần của trẻ được sảng khoái – một yếu
tố quan trọng để phát triển thể chất cho trẻ Vì tinh thần sảng khoái, thỏa mãn sẽ làm chothể lực được phát triển tốt hơn
Khi tham gia vào trò chơi, các cơ quan trong cơ thể được vận động một cách tích cực,thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu góp phần tăng cường sứckhỏe cho trẻ Đành rằng các vận động ấy diễn ra một cách hợp lí mới mang lại hiệu quả giáodục, nếu không sẽ phản tác dụng Chẳng hạn một vận động quá mạnh, vượt quá sức của trẻ,
tư thế vận động không đúng cách, sẽ phương hại đến sự phát triển thể chất của trẻ Vấn đềđặt ra ở đây là, khi lựa chọn trò chơi (đặc biệt là trò chơi vận động) cô giáo cần chú ý đến tưthế của trẻ khi chơi và nhiệm vụ chơi phải phù hợp với khả năng của trẻ
Những trò chơi phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi sẽ góp phần phát triển và hoànthiện các vận động cơ bản như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném, bắt và góp phần rèn luyện tốchất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo
* Chơi là phương tiện giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
Chơi là hoạt động phản ánh cuộc sống của xã hội Khi tham gia trò chơi, trẻ cảmnhận được cái đẹp ở sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanhcủa đồ vật, đồ chơi Khi tổ chức các hoạt động giáo dục nói chung, tổ chức hoạt động vuichơi cho trẻ, cô cần tạo ra môi trường tiện lợi để hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực tham giahoạt động Trong đó yếu tố thẩm mĩ cần được đặc biệt quan tâm, từ việc trang trí lớp học,lựa chọn đồ chơi, đến cách cư xử trong quan hệ chơi cũng như quan hệ thực (quan hệ giữa
cô với trẻ, quan hệ giữa trẻ với trẻ,…) cần làm sao cho đẹp để gợi nên ở trẻ những cảmxúc thẩm mĩ lành mạnh
Trò chơi không chỉ giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của đồ dùng, đồ chơi, của hànhđộng chơi, của các hành vi giao tiếp giữa người với người, giữa con người với hiện thực
mà còn hình thành ở trẻ nhu cầu sống theo cái đẹp, bảo vệ cái đẹp và làm ra cái đẹp
* Chơi là phương tiện giáo dục lao động cho trẻ
Khi tham gia trò chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mối quan
hệ giữa những người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận được những biểu tượng về laođộng, về ý nghĩa xã hội và tính hợp tác của nó Đồng thời qua tái tạo những hành động laođộng của người lớn trong trò chơi mà một số kĩ năng lao động giản đơn được hình thành ởtrẻ: kĩ năng lao động tự phục vụ, kĩ năng lao động trực nhật,…
Trang 18Cũng trong quá trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ được giáo dục một sốphẩm chất đạo đức cần thiết cho người lao động tương lai: tính mục đích, tính sáng tạo,lòng yêu lao động và thích lao động,…
Như vậy có thể nói, chơi là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ Nhà giáo dục cầnkhai thác thế mạnh của hoạt động vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ em Tổchức cho trẻ chơi là mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển mộtcách tự nhiên nhất
Tuy nhiên, khi bước sang lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ đã có một khối lượng vốn từ kháphong phú và đầy đủ để có thể chơi những trò chơi phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ phải tập trungnhiều hơn, nội dung chơi khó hơn và dài hơn so với những trò chơi dành cho trẻ lứa tuổimẫu giáo bé
Đến lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có một số lượng vốn từ rất lớn để có thể tham giavào các trò chơi khó hơn, phức tạp và đòi hỏi trẻ phải sử dụng đến trí tuệ và thể xác và khảnăng chú ý cao hơn trước
1.2.1.2 Định hướng chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Mỗi loại trò chơi dành cho trẻ mẫu giáo đều có những đặc điểm khác nhau nhưngchúng đều có đặc điểm hấp dẫn trẻ Với những trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé, trẻ được hướngdẫn cách chơi một cách tỉ mỉ và tham gia vào trò chơi dưới sự giúp đỡ của cô giáo về cảngôn ngữ lẫn cách chơi
Còn đối với những trẻ độ tuổi mẫu giáo nhỡ, vì trẻ có vốn từ phong phú hơn và khảnăng chú ý của trẻ đang được phát triển do vậy mà các trò chơi khó hơn, giáo viên sẽ hướngdẫn trẻ thông qua ngôn ngữ hoặc có thể bằng cách diễn đạt lại trò chơi, và nói luật chơi đốivới trẻ trước khi cho trẻ tham gia vào trò chơi
Sang đến độ tuổi mẫu giáo lớn, nhận thức của trẻ cũng phát triển hơn trước Trẻ cóthể tự mình chơi được thông qua sự hướng dẫn của cô giáo mà không cần sự hướng dẫnsát xao của cô Có thể trẻ sẽ học từ cách chơi với bạn bè trong nhóm chơi
Trang 19Để phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách có hiệu quả giáo viên cần nắm được đặcđiểm ngôn ngữ của từng giai đoạn lứa tuổi của trẻ để có thể khơi dậy khả năng phát triểncủa trẻ thông qua các trò chơi
1.2.2 Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi ở trường Mầm non
1.2.2.1 Mục đích khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng về trình độ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo
- Thực trạng của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi
- Thực trạng mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi
1.2.2.2 Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc dạy trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi nhằmphát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy trẻ mẫu giáo các trò chơi, ghi chép các biện phápgiáo viên đã sử dụng
- Đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo thông qua các trò chơi
1.2.2.3 Đối tượng khảo sát
- Giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé (9 cô)
- Giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ (9 cô)
- Giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn (9 cô)
- Trẻ mẫu giáo bé (30 cháu)
- Trẻ mẫu giáo nhỡ (30 cháu)
- Trẻ mẫu giáo lớn (30 cháu)
1.2.2.4 Địa bàn khảo sát
- Trường Mầm non Chiềng Cơi – Tp Sơn La – Sơn La
- Trường Mầm non Quyết Thắng – Tp Sơn La – Sơn La
- Trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình
1.2.2.5 Thời gian khảo sát
Từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012
1.2.2.5 Phương pháp khảo sát
* Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
+ Đối với giáo viên:
- Mục đích: Tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến của các giáo viên mầm non nhằm tìmhiểu về nhận thức, tác động của các trò chơi tới sự phát triển của trẻ đặc biệt là sự pháttriển ngôn ngữ của trẻ, nhận thức của giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻthông qua trò chơi dân gian, trò chơi học tập
Trang 20- Các bước tiến hành:
Bước 1: Phát phiếu điều tra cho giáo viên
Bước 2: Tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả theo nội dung khảo sát
Bước 3: Nhận xét thực trạng, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng
+ Đối với trẻ:
- Mục đích: Sử dụng các phiếu đánh giá thực trạng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo ở các lứatuổi nhằm tìm hiểu mức độ ngôn ngữ của trẻ
1.2.2.7 Kết quả khảo sát đối với trẻ
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo ở ba lứa tuổimẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi thông qua các tròchơi dân gian, trò chơi học tập theo phiếu đánh giá Đánh giá 90 trẻ tại 3 trường Mầm nonChiềng Cơi – Thành phố Sơn La – Sơn La, trường Mầm non Quyết Thắng – TP Sơn La –Sơn La, , trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình Chúng tôi đã xây dựngnhững tiêu chí đánh giá như sau:
Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua một số trò chơidân gian, trò chơi học tập
1 Khả năng phát âm
+ Diễn đạt dễ dàng+ Diễn đạt bình thường+ Diễn đạt khó khăn + Không diễn đạt được
TốtKhá Trung bìnhYếu
2 Khả năng hiểu từ
+ Nhanh+ Bình thường+ Chậm+ Không hiểu
TốtKháTrung bìnhYếu
3 Khả năng hiểu nội dung trò chơi
+ Nhanh+ Bình thường+ Chậm+ Không hiểu
TốtKháTrung bìnhYếu
Bảng 2: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 30 trẻ trường Mầm non Quyết Thắng –Thành phố Sơn La – Sơn La
Trang 21ngôn ngữ Tốt Khá Trung
1.2.2.8 Kết quả khảo sát đối với giáo viên
Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ ở 3 lứa tuổi mẫugiáo bé (3 - 4 tuổi), mẫu giáo nhỡ (4 – 5 tuổi), mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở ba trường mầmnon được điều tra
+ Trình độ đào tạo:
- Giáo viên có trình độ Đại học sư phạm Mầm non là: 11 giáo viên
- Giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm Mầm non là: 12 giáo viên
- Giáo viên có trình độ Trung cấp sư phạm Mầm non là: 4 giáo viên
- Sơ cấp sư phạm Mầm non: Không có
- Chưa qua đào tạo: Không có
+ Thâm niên công tác:
- Dưới 5 năm: 3 giáo viên
Trang 22- Từ 10 – 15 năm: 10 giáo viên
- Từ 15 năm trở lên: 14 giáo viên
Qua số liệu điều tra trên, ta thấy tại các trường Mầm non mà chúng tôi đã tiến hànhkhảo sát phần lớn giáo viên có trình độ từ trung cấp trở lên đến đại học và đa số các giáoviên đều có thâm niên công tác lâu năm Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc chămsóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo
+ Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ nhằmphát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi
Chúng tôi đã điều tra 27 giáo viên của ba trường Mầm non Quyết Thắng, trườngMầm non Chiềng Cơi và trường Mầm non Long Sơn Sau khi điều tra, chúng tôi thấy nhậnthức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ như sau:
- Khi hỏi về: “Tổ chức trò chơi dân gian, trò chơi học tập cho trẻ có tác động như thế nàođối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả các giáo viên được điều tra đều cho rằngtrò chơi dân gian, trò chơi học tập tác động mạnh đến sự phát triển vốn từ, khả năng phát
âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ
- Khi được hỏi về: “Chị vận dụng phương pháp giáo dục mầm non mới vào việc tổ chức tròchơi cho trẻ như thế nào?” Tất cả các giáo viên đều nhận thức rõ về việc vận dụng cácphương pháp giáo dục mầm non mới vào việc tổ chức trò chơi cho trẻ mầm non bằng cáchlồng ghép, đan cài các trò chơi phù hợp với nội dung của bài dạy vào trong các tiết họcnhằm thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển lĩnh vực ngôn ngữcho trẻ, tạo được hứng thú cao và giúp trẻ thoải mái hơn không còn gò bó trong tiết học.Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định được tác động lớn của tròchơi dân gian, trò chơi học tập đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và cách tích hợp cácnội dung phù hợp vào trò chơi
- Khi được hỏi: “Chị còn biết những phương pháp và biện pháp nào nhằm phát triển ngônngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian, trò chơi học tập nữa không?
” thì có: 100% sử dụng các phương tiện hỗ trợ hiện đại trong giảng dạy, 80% sử dụngphương pháp bằng hình ảnh, mô hình trực quan
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã đề cập đến những cơ sở lí luận và thực tiễn và thựctiễn về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi khác nhau Đặc biệt, chúng tôi đi nghiêncứu về đặc điểm và vai trò, phân loại trò chơi Bởi trò chơi là một phần cuộc sống của trẻ
em Thông qua các trò chơi mà trẻ có thể thu nhận được các biểu tượng một cách chínhxác hóa bằng ngôn ngữ
Trang 23Với trẻ em, ngôn ngữ như là chiếc cầu nối giữa trẻ với thế giới Vì thế, ngay từnhững năm tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ đã có nhu cầu dùng ngôn ngữ để giao tiếp, đểkhám phá và tri giác sự vật xung quanh mình
Như chúng ta biết, trò chơi là một phần cuộc sống của trẻ Nó giúp trẻ được thỏamãn các nhu cầu như được giao tiếp, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm với thế giới xungquanh Do đó, trò chơi là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Hơn nữa, thông qua các trò chơi trẻ có thể phát huy hết khả năng và trí tuệ, thể lựccủa mình Nhờ đó nà trẻ có thêm lượng vốn từ khá phong phú, đồng thời tạo ra các tìnhhuống nhằm giúp trẻ sử dụng vốn từ đã tích lũy được một cách triệt để
Trang 24CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI
2.1 Khái niệm biện pháp
Biện pháp là các cách làm, cách giải quyết các vấn đề cụ thể Đưa ra những cáchthức cụ thể nhằm áp dụng vào giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ cho trẻ mầm non,giúp trẻ phát triển số lượng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp và khả năng nói mạch lạc
2.2 Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2.2.1 Biện pháp cho trẻ chơi trò chơi dân gian
2.2.1.1 Mục tiêu và ý nghĩa
Trò chơi dân gian là một loại hoạt động văn hóa đặc sắc của người Việt Từ đời naysang đời khác trò chơi dân gian vẫn được lưu truyền, mang màu sắc đời sống văn hóatruyền thống của dân tộc ta Nó nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí và trong đó gópphần vào việc giáo dục trẻ em một cách tinh tế Sử dụng trò chơi dân gian để nhằm pháttriển ngôn ngữ cho trẻ là một biện pháp rất hữu hiệu Bởi với trẻ ngay từ khi bước vào thờithơ ấu, trẻ được tiếp xúc và và chơi các trò chơi dân gian đơn giản và mang lại nhiều niềmvui cho trẻ
Biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho trẻ tự thể hiện lại nội dung của trò chơi dângian bằng chính ngôn ngữ của mình Qua đó, trẻ có cơ hội được thể hiện khả năng củamình thông qua lời nói, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt,… làm cho trò chơi trở nên sinh động, hấpdẫn và hồn nhiên trong sáng hơn
Hơn nữa khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ sẽ được trải nghiệm với các mối quan hệ
Vì vậy, giáo viên có thể giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn trong quan hệ giữa con người vớicon người, giữa con người với thiên nhiên
2.2.1.3 Cách tiến hành
Sử dụng trò chơi dân gian để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là biện pháp hiệu quả đểtrẻ có thể trải nghiệm vào các mối quan hệ và kích thích trẻ sáng tạo