So sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.Nền văn học dân tộc từ khi ra đời cho đến nay, từ văn học truyền miệng cho đến văn học viết, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Và nền văn học không thể tránh khỏi những ảnh hưởng, biến động của thời đại.Qua bao lớp bụi thời gian phủ đầy của bốn ngàn năm, cho đến ngày hôm nay những tác phẩm để đời của các nhà thơ, nhà văn chân chính vằn còn được hậu thế công nhận và ghi tạc.Mỗi tác giả lại có một phong cách sáng tác riêng để lại dấu ấn sâu đậm trong long độc giả. Họ tìm ra và lựa chọn cho mình một phương thức biểu đạt riêng. So sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật được kha nhiều tác giả lựa chọn. Và trong số ấy không phải ai cũng đạt được những thành công mĩ mãn. Chỉ có những người mang trong mình bầu nhiệt huyết và tình yêu của người nghệ sĩ mới có thể có những tác phẩm tồn tại với hậu thế. Trần Đăng Khoa tiêu biểu trong những tác giả gặt hái được nhiều thành công về sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ đó.Trần Đăng khoa sinh ngày 26041958 là một tài năng văn học lớn. Ông sinh ra trong một nhà nông dân, bố mẹ thuộc khá nhiều truyện và thơ ca cổ. Trong gia đình luôn ngập tràn không khí văn chương, chính quê hương và gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn thơ Trần Đăng Khoa. Với tất cả những gì đã làm được trong 2 tập thơ trẻ con Góc sân và khoảng trời, Từ góc sân nhà em, ông được coi là thần đồng thi ca và là Nhà thơ mục đồng. Để trở thành một Thần đồng thơ, ngoài tài năng thiên bẩm, ông đã phải bền bỉ phấn đấu, tích lũy ngay từ nhỏ. Trần Đăng Khoa làm thơ từ hồi đi học lớp vỡ lòng (lớp 1 bây giờ) theo lối bắt chước những gì ông đã đọc được và viết theo thể nhật kí, ghi chép các việc xảy ra hằng ngày.Trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của mình, Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như: điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, từ láy, cách gieo vần…..và không thể không nhắc đến biện pháp so sánh tu từ. So sánh tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật tạo nên sự thành công trong thơ Trần Đăng Khoa. Vì vậy, đề tài này tìm hiểu về So sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. Góc sân và khoảng trời là tập thơ thứ 2, sáng tác năm 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới. Chúng tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật của các phương tiện và biện pháp tu từ nói chung và giá trị của so sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời nói riêng là một việc làm thiết thực để chúng ta có thêm một cách nhìn sâu sắc về phong cách nghệ thuật của nhà thơ. So sánh tu từ là một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng nhiều và có giá trị rất lớn trong việc diễn đạt tư tưởng, quan điểm và tình cảm của ông.Trong chương trình tiểu học từ xưa đến nay, môn Tiếng Việt vẫn giữ được vị trí ưu thế. Các tác phẩm của các nhà văn chân chính vẫn có chỗ đứng bền vững trong chương trình giảng dạy. Cùng với các tác phẩm của các tác giả có tên tuổi thì thơ Trần Đăng Khoa cũng được đưa vào giảng dạy cho học sinh. Trong chương trình Tiếng Việt 4, nhà xuất bản Giáo dục có đưa vào giới thiệu giảng dạy bài thơ Trăng ơi … từ đâu tới. Có thể nói rằng đây là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Góc sân và khoảng trời.Thực tế hiện nay trong nhà trường tiểu học cho thấy những phương tiện, biện pháp tu từ xuất hiện trong tác phẩm ít được giáo viên và học sinh phân tích kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Giáo viên chỉ định hướng khái quát cho học sinh. Họ chưa coi đây là một phương pháp có hiệu quả lớn để đi vào chiều sâu nội dung, tư tưởng bài thơ. Chính vì vậy mà khi phân tích thơ Trần Đăng Khoa, giáo viên chưa giúp học sinh cảm nhận thật sâu sắc cái hay, cái đẹp của các phương tiện và biện pháp tu từ, trong đó có so sánh tu từ mang lại. Để có thể góp một phần nhỏ vào tình trạng trên, chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu nghiên cứu về So sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. Thiết nghĩ đây là việc làm cần thiết với những ai yêu thích, có mối quan tâm sâu sắc đến tập thơ của ông nói chung và hệ thống các biện pháp tu từ mà ông đã sử dụng trong tập thơ này nói riêng. Đồng thời, qua đây mạnh dạn góp thêm tiếng nói khẳng định sự toàn bích cũng như sức hút mạnh mẽ của phương tiện và biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa. Từ đó khẳng định một cách nhìn, một cách tìm hiểu mới để việc dạy học các tác phẩm của Trần Đăng Khoa một cách dể dàng hơn, có căn cứ hơn.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành với sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình, xát xao của Thạc sĩ Bùi Kim Tuyến – giảng viên chính, trưởng bộ môn Tiếng Việt khoa Ngữ Văn, người hướng dẫn nhiệt tình, trực tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em sớm hoàn thành khóa luận một cách tốt đẹp, cùng với sự động viên, cổ vũ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm cùng các thầy cô trong khoa Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Tây Bắc.
Nhân dịp khóa luận hoàn thành, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ của các thầy cô, đặc biệt là Thạc sĩ Bùi Kim Tuyến đã hướng dẫn em tận tình.
Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em kính mong các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Hội đồng bảo vệ và chấm khóa luận.
Sơn La, tháng 05 năm 2011
Người viết Hoàng Thị Hậu
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài………
2 Lịch sử vấn đề………
3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu………
3.1 Mục tiêu nghiên cứu………
3.2 Phạm vi nghiên cứu ………
4 Phương pháp nghiên cứu………
4.1 Phương pháp thống kê phân loại……….
4.2 Phương pháp so sánh đối chiếu………
4.3 Phương pháp phân tích tu từ học………
5 Những đóng góp của khóa luận……….
6 Cấu trúc của khóa luận……….
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Màu sắc tu từ, phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phân tích tu
từ học ………
1.1 Màu sắc tu từ………
1.2 Phương tiện tu từ ………
1.3 Biện pháp tu từ………
1.4 Phân tích tu từ học………
2 So sánh tu từ………
2.1 Khái niệm……….
2.2 Đặc diểm cấu trúc – nghĩa………
2.3 Kiểu loại………
2.4 Ý nghĩa sử dụng………
2.5 Yêu cầu sử dụng………
CHƯƠNG 2 SO SÁNH TU TỪ TRONG TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA 1 Thống kê, phân loại………
Trang 31.1 Tư liệu thống kê……… 1.2 Mục đích thống kê……… 1.3 Kết quả thống kê………
2 Giá trị tu từ trong tập Góc sân và khoảng trời của Trần
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nền văn học dân tộc từ khi ra đời cho đến nay, từ văn học truyền miệng cho đến văn học viết, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đã trảiqua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc Và nền văn học không thể tránh khỏinhững ảnh hưởng, biến động của thời đại.Qua bao lớp bụi thời gian phủ đầy của bốn ngàn năm, cho đến ngày hôm nay những tác phẩm để đời của các nhà thơ, nhà văn chân chính vằn còn được hậu thế công nhận và ghi tạc.Mỗi tác giả lại có một phong cách sáng tác riêng để lại dấu ấn sâu đậm trong longđộc giả Họ tìm ra và lựa chọn cho mình một phương thức biểu đạt riêng So sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật được kha nhiều tác giả lựa chọn Và trong số ấy không phải ai cũng đạt được những thành công mĩ mãn Chỉ có những người mang trong mình bầu nhiệt huyết và tình yêu của người nghệ sĩmới có thể có những tác phẩm tồn tại với hậu thế Trần Đăng Khoa tiêu biểu trong những tác giả gặt hái được nhiều thành công về sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ đó
Trần Đăng khoa sinh ngày 26/04/1958 là một tài năng văn học lớn Ông sinh ra trong một nhà nông dân, bố mẹ thuộc khá nhiều truyện và thơ ca
cổ Trong gia đình luôn ngập tràn không khí văn chương, chính quê hương
và gia đình là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn thơ Trần Đăng Khoa Với
tất cả những gì đã làm được trong 2 tập thơ trẻ con Góc sân và khoảng trời,
Từ góc sân nhà em, ông được coi là thần đồng thi ca và là Nhà thơ mục
đồng Để trở thành một Thần đồng thơ, ngoài tài năng thiên bẩm, ông đã phải bền bỉ phấn đấu, tích lũy ngay từ nhỏ Trần Đăng Khoa làm thơ từ hồi
đi học lớp vỡ lòng (lớp 1 bây giờ) theo lối bắt chước những gì ông đã đọc được và viết theo thể nhật kí, ghi chép các việc xảy ra hằng ngày
Trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của mình, Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như: điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, từ láy,
cách gieo vần… và không thể không nhắc đến biện pháp so sánh tu từ So
sánh tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật tạo nên sự thành công
trong thơ Trần Đăng Khoa Vì vậy, đề tài này tìm hiểu về So sánh tu từ
trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa Góc sân và
khoảng trời là tập thơ thứ 2, sáng tác năm 1968, tái bản khoảng 30 lần, được
dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới Chúng tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật của các phương tiện và biện pháp tu từ nói
Trang 5chung và giá trị của so sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời nói
riêng là một việc làm thiết thực để chúng ta có thêm một cách nhìn sâu sắc
về phong cách nghệ thuật của nhà thơ So sánh tu từ là một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng nhiều và có giá trị rất lớn trong việc diễn đạt tư tưởng,quan điểm và tình cảm của ông
Trong chương trình tiểu học từ xưa đến nay, môn Tiếng Việt vẫn giữ được vị trí ưu thế Các tác phẩm của các nhà văn chân chính vẫn có chỗ đứng bền vững trong chương trình giảng dạy Cùng với các tác phẩm của các tác giả có tên tuổi thì thơ Trần Đăng Khoa cũng được đưa vào giảng dạy cho học sinh Trong chương trình Tiếng Việt 4, nhà xuất bản Giáo dục có
đưa vào giới thiệu giảng dạy bài thơ Trăng ơi … từ đâu tới Có thể nói rằng đây là bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Góc sân và khoảng trời.
Thực tế hiện nay trong nhà trường tiểu học cho thấy những phương tiện, biện pháp tu từ xuất hiện trong tác phẩm ít được giáo viên và học sinh phân tích kỹ lưỡng, tỉ mỉ Giáo viên chỉ định hướng khái quát cho học sinh
Họ chưa coi đây là một phương pháp có hiệu quả lớn để đi vào chiều sâu nộidung, tư tưởng bài thơ Chính vì vậy mà khi phân tích thơ Trần Đăng Khoa, giáo viên chưa giúp học sinh cảm nhận thật sâu sắc cái hay, cái đẹp của các phương tiện và biện pháp tu từ, trong đó có so sánh tu từ mang lại Để có thểgóp một phần nhỏ vào tình trạng trên, chúng tôi đã lựa chọn tìm hiểu nghiên
cứu về So sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần
Đăng Khoa Thiết nghĩ đây là việc làm cần thiết với những ai yêu thích, có
mối quan tâm sâu sắc đến tập thơ của ông nói chung và hệ thống các biện pháp tu từ mà ông đã sử dụng trong tập thơ này nói riêng Đồng thời, qua đây mạnh dạn góp thêm tiếng nói khẳng định sự toàn bích cũng như sức hút mạnh mẽ của phương tiện và biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa Từ
đó khẳng định một cách nhìn, một cách tìm hiểu mới để việc dạy học các tácphẩm của Trần Đăng Khoa một cách dể dàng hơn, có căn cứ hơn
2 Lịch sử vấn đề
Từ nhỏ Trần Đăng Khoa đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo Năm 1968, khi mới 10 tuổi,
tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em tập thơ tiếp theo là Góc sân và
khoảng trời được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản Có lẽ tác phẩm được
nhiều người biết đến nhất là bài thơ “Hại gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971
Tuổi ấu thơ Trần Đăng Khoa có thơ hồn nhiên, nhí nhảnh về thiên nhiên thể hiện những cung bậc cảm xúc đáng yêu của tuổi thơ Từ 1972, đặc
Trang 6biệt từ sau khi đi bộ đội thơ của ông lắng sâu suy nghĩ và thành tựu lớn nhất
là thơ về biển và những hòn đảo về Tổ quốc
Thơ ông được dịch in ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Đức, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Na Uy, Bồ Đào Nha, Ca-na-đa, Tiệp Khắc, Thụy Điển, Mĩ, Liên Xô (cũ)….Trong công việc làm thơ, ông may mắn được gặp
gỡ với nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên….Những nhà thơ, nhà văn này đã tận tình dìu dắt để anh sớm vượt qua sự ấu trĩ, phát triển tư duy nghệ thuật và nhanh chóng trưởng thànhtrong công việc làm thơ Vì vậy, ông luôn khiến nai tiếp chuyện cũng phải ngạc nhiên vì những hiểu biết rất tường tận về văn chương nghệ thuật mà ông bộc lộ
Là một trong các tác giả của trào lưu thơ thiếu nhi thời chống Mĩ, Trần Đăng Khoa cùng các bạn đã viết về nhiều đề tài khác nhau Đó là những đề tài mang âm hưởng hiện đại như: lòng kính yêu Bác Hồ; lòng căm thù giặc Mĩ, chán ghét chiến tranh; tình cảm đặc biệt với chú bộ đội; niềm tựhào về sức mạnh Việt Nam trong chiến tranh…Nhưng khác với các bạn, Trần Đăng Khoa còn dành sự quan tâm đặc biệt cho cảnh sắc quê nhà với các bài thơ về góc sân, khoảng trời, cánh đồng, dòng sông…nơi ông sinh ra
và lớn lên, để rồi đóng góp thêm cho nền thơ ca Việt Nam một Nhà thơ mục đồng Có thể nói, những bài thơ nông thôn đã tạo nên phong cách nghệ thuậtriêng của ông ngay từ nhỏ
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Trần Đăng Khoa về học ở Trường Sĩ quan lục quân, rồi học tiếp ở Trường viết văn Nguyễn Du khóa
IV Sau đó, ông được cử đi học tại Học viện văn học thế giới mang tên Goóc-ki (Cộng hòa Liên bang Nga) Hiện nay ông đang làm việc ở tạp chí
Văn nghệ Quân đội (trang lí luận phê bình).
Năm 1998 ông cho xuất bản tập Chân dung và đối thoại (tập một):
“Với lối viết hóm hỉnh, Trần Đăng Khoa đã cố gắng dựng lên một số chân dung các nhà văn anh quen biết, hoặc vẫn sống bên anh “Chân dung” đó có thể là cả một bài viết công phu, song không ít “chân dung” chỉ hiển thị ở vài
ba câu đối thoại, một đôi nét chấm phá…” (Lời nói đầu tập Chân dung và
đối thoại, NXB Thanh niên, 1998) Đây là tập sách đã gây nên nhiều tranh
cãi trong giới lí luân phê bình và sang tác văn học
Sự vận động của phê bình thơ Trần Đăng Khoa ngày càng toàn diện chính xác hơn Việc đưa những sáng tác của thơ Trần Đăng Khoa nói chung,những bài trong tập Góc sân và khoảng trời nói riêng đã một lần nữa khẳng định giá trị bền vững của thơ ông đó là các giá trị mang đậm tính nhân văn
và tính dân tộc không bao giờ cũ
Các sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tây Bắc cũng có rất nhiều đề tài, khóa luận nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu biện pháp nghệ thật so
Trang 7sánh tu từ, Chẳng hạn như: “So sánh tu từ trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân”, “So sánh tu từ trong sáng tác của Tô Hoài”, “So sánh tu từ trong truyện của Nam Cao”, “So sánh tu từ trong tập thơ Từ ấy của Tố Hữu”, “So sánh tu từ trong truyện ngắn của Thạch Lam”… đều do Thạc sĩ Bùi Kim
Tuyến hướng dấn Tuy nhiên biện pháp so sánh tu từ trong tập thơ Góc sân
và khoảng trời của Trần Đăng Khoa là một trong những phương thức đắc
dụng được nhà thơ sử dụng trong sáng tác của mình thì chưa được quan tâm
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đã đề cập đến vấn đề này nhưng chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo
Khóa luận góp phần vào cái nhìn đầy đủ hơn về hệ thống nghệ thuật –chỉnh thể mang tính nội dung trong thơ Trần Đăng Khoa để khẳng định giá trị bền vững của thơ ông trong lòng độc giả Chúng tôi sẽ nỗ lực tìm hiểu,
phân tích, nghiên cứu về biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ trong tập Góc
sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa với mong muốn kế thừa và phát huy
những thành tựu đã nghiên cứu về thơ Trần Đăng Khoa
3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghệ thuật trong văn chương Trần Đăng Khoa Và để góp thêm và hệ thống nghiên cứu nghệ thuật ấy, khóa luận này tiến hành tìm hiểu giá trị của biện pháp so sánh tu từ
trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của ông Điều này khẳng định một lần
nữa vẻ đẹp ngôn ngữ, thấy được vai trò, tác dụng và giá trị của so sánh tu từ
- một yếu tố quan trọng làm cho thơ Trần Đăng Khoa sống mãi cùng thời đạicũng như khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi sáng tác Khóa luận này được chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các bước như sau:
- Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong sáng tác của nhà thơ
- Tiến hành khảo sát tập thơ Góc sân và khoảng trời sáng tác năm
1973 của Trần Đăng Khoa tìm ra những thi phẩm, những câu thơ có sử dụng
so sánh tu từ
- Phân tích giá trị nghệ thuật của so sánh tu từ trong tập thơ Góc
sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu tập thơ Góc sân và khoảng trời thực chất là tìm thơ tuổi
thơ Trần Đăng Khoa các bài thơ ông sáng tác thời thơ ấu đã được in thành
nhiều tập (chưa kể các tập in chung): Từ góc sân nhà em (1968), Thơ Trần
Đăng Khoa, tập một (tuyển 1966 – 1969, in năm 1970), Góc sân và khoảng trời (1973), Khúc hát người anh hùng (trường ca 1975), Kể cho bé nghe
(1979), Thơ Trần Đăng Khoa, tập hai ( tuyển 1969 – 1975, in năm 1983)
Khi thực hiện khóa luận này, do điều kiện thời gian và khả năng nên chúng
Trang 8tôi chỉ nghiên cứu các bài thơ trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của ông.
Chúng tôi nghiên cứu các vấn đề sau:
- Phương tiện tu từ được xem xét từ quan điểm phong cách học
để hình thành khái niệm, kết cấu và miêu tả đặc trưng tu từ học
- Giá trị tu từ của biện pháp tu từ ngữ nghĩa so sánh trong trong các bài thơ của Trần Đăng Khoa
- Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh trong bài thơ “Trăng ơi… từ đâu tới” để từ đó thấy được giá trị biểu đạt và giá trị thẩm mĩ của biện pháp
tu từ được sử dụng một cách linh hoạt trong tác phẩm của ông
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu chủ yếu theo 3 phương pháp sau:
4.1 Phương pháp thống kê phân loại
Để có kết quả cụ thể, khách quan và đảm bảo độ chính xác cao, để thấy được biện pháp tu từ này được sử dụng với số lượng nhiều hay ít trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” chúng tôi sử dụng phương pháp này
Phương pháp này có vị trí vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu khóa luận Nó giúp cho khóa luận có tính khách quan logic với nhau, rõ ràng, rành mạch hơn mà có tính khoa học Hơn nữa nó giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn rất cụ thể, khách quan về biện pháp so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa cụ thể là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
Đó là đọc và nghiên cứu kĩ các văn bản nghệ thuật để tìm ra các dạng kết cấu đặc trưng của các phương tiện, biện pháp tu từ mà các tác giả thườnghay sử dụng
Trên cơ sở phương pháp này, chúng ta có thể khắc phục được một phần thiếu sót thường hay gặp và lựa chọn phương pháp thích hợp Để khắc phục chúng tôi đi vào tìm hiểu, phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
4.2 Phương pháp đối chiếu so sánh
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, chúng tôi cố gắng so sánh, đối chiếu với các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về văn chương và
về việc sử dụng so sánh tu từ trong thơ ông với mục đích là đưa ra sự giống
và khác nhau, vấn đề nào các tác giả đã đề cập tới, vấn đề nào họ chưa đề cập tới Hay đề cập tới họ chỉ đi sơ qua phần nào chưa đào sâu tìm hiểu ở một số bài nghiên cứu Từ đây là cơ sở, nền tảng có hiệu quả cho việc tiến hành nghiên cứu ở khóa luận này
Trang 9hiện tượng cách tân trong sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn những hình ảnh, những tín hiệu nghệ thuật.
Việc sử dụng phương pháp này vào phân tích biện pháp so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa, ta cần chú ý tới các phương pháp phân tích sau đây:
- Xác định thành phần thông tin cơ bản của ngôn từ
- Tìm ra những hình thức biểu đạt gần nghĩa hoặc hình thức đồngnghĩa của biểu đạt được lựa chọn
- Tiến hành so sánh đối chiếu dựa trên những quan hệ của ngữ cảnh tu từ ở đây thấy được điểm đồng nhất và đối lập của từng yếu tố Từ đóđưa ra những phán đoán về giá trị, hiệu quả của hình thức nghệ thuật được lựa chọn trong việc phục vụ nội dung biểu đạt
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng: Sự phân tích tu từ học chỉ là chất xúc táccho tác dộng của nghệ thuật, cho tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ Sự phân tíchnày luôn luôn phải gắn liền với quá trình khái quát và tổng hợp để khôi phụctính chỉnh thể của tác phẩm văn học, nhằm xác định rõ giá trị của mỗi yếu
tố, mỗi chi tiết, mỗi phương tiện, biện pháp tu từ trong cái toàn thể đó là tác phẩm
Ngoài 3 phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như tổng hợp, phân tích…và còn tìm hiểu một số tài liệu để bổ sung kiến thức làm cho khóa luận được hoàn thiện hơn
5 Những đóng góp của khóa luận
Chúng tôi hy vọng rằng khóa luận nghiên cứu thành công sẽ góp phầnnhỏ bé vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên Đây sẽ
là một tài liệu tham khảo về thơ Trần Đăng Khoa cụ thể là ở phương diện nghệ thuật – biện pháp so sánh tu từ Đặc biệt giúp nhiều sinh viên Tiểu học trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở trường Tiểu học sau này
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận có cấu trúc gồm
2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Giá trị của so sánh tu từ trong tập thơ Góc sân và khoảng
trời của Trần Đăng Khoa
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nhà lý luận chính trị Lênin đã từng khẳng định: Không có tư tưởng
nào trần trụi cả Tác phẩm văn học dù muốn hay không muốn đều phải khoác lên mình nó chiếc áo diêm dúa ngôn từ Điều đó đã cho thấy mối quan
hệ hữu cơ giữa phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật
Giới nghiên cứu ngôn ngữ học Tiếng Việt cũng đưa ra nhiều ý kiến lien quan đến hình thức và nội dung của mỗi tác phẩm văn học Trong đó có
ý kiến của Giáo sư Đinh Trọng Lạc cho rằng: Cái làm nên sự kì diệu của
ngôn ngữ đó chính là các phương tiện và biện pháp tu từ.
Chương này chúng tôi sẽ tìm hiểu cơ sở lý thuyết của các phương tiện
tu từ, biện pháp tu từ tiếng Việt nói chung và biện pháp tu từ so sánh nói riêng để làm tiền đề, cơ sở cho chương sau
1 Màu sắc tu từ, phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phân tích
tu từ
1.1 Màu sắc tu từ
Màu sắc tu từ là một khái niệm trong phong cách học, chỉ phần thông
tin có tính bổ sung bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thông báo.
Hay nói cách khác, nó chính là khía cạnh biểu cảm – cảm xúc ý nghĩa của từ (diển đạt, thể hiện những tình cảm, những sự đánh giá, thái độ…) bêncạnh khía cạnh sự vật - logic của ý nghĩa
Ví dụ:
Các từ như: chết, hi sinh, toi, ngỏm, qua đời, từ trần, tạ thế, bỏ mạng,
mất xác, thiệt mạng… là các từ đồng nghĩa để nói về sự chết của con người
tức tắt thở, tim ngừng đập, con người rơi vào trạng thái bất tỉnh nhưng nó hoàn toàn khác nhau về mặt sắc thái biểu cảm
Chết là “hết sống” nói chung, không kể người, động vật, thực vật,
mang màu sắc trung hòa
Từ trần, tạ thế dùng cho người có địa vị xã hội cao nhất định, mang
Trang 11Bác ấy đã từ trần vào tối qua.
Cô ấy đã mất vì tai nạn giao thông.
Như vậy hai từ “qua đời, mất” biểu hiện sắc thái trang trọng, nhã nhặn, lịch
sự, tôn kính Nó thể hiện thái độ kính trọng của người nói với người đã mất, thể hiện sự nối tiếc, thương xót
Ví dụ:
Nó vừa toi hôm qua xong.
Từ “toi” trong câu trên thể hiện thái độ suồng sã, coi thường của người nói
đối với người đã mất, xem nhẹ cái chết của người đó
Ví dụ:
Chị ấy vừa mất hôm qua rùi.
Từ “mất” thể hiện màu sắc trung hòa.
Phần lớn các từ trong ngôn từ chỉ có phần thông tin cơ bản (còn gọi là ý
nghĩa chỉ xuất: là phương thức chiếu vật trong ngữ dụng học).Ví dụ các từ như: bàn ghế, trường, lớp, sách, vở, chạy, tốt, đẹp…Nhưng trong ngôn ngữ
cũng có nhiều từ, ngoài phần thông tin cơ bản ra, còn có thông tin bổ
sung( còn gọi là ý nghĩa hàm chỉ) Ví dụ các từ như: tót, lẻn, chồn, công
chúa, phu nhân, công tử…
Màu sắc tu từ chính là nghĩa hàm chỉ Màu sắc tu từ là ý nghĩa bổ sung là
yếu tố nhỏ bé hết sức tinh tế làm nên sự đối lập giữa các phương tiện trung
hòa của ngôn ngữ với các phương tiện tu từ của ngôn ngữ Còn trong các biện pháp tu từ thì cách phối hợp sự dụng các phương tiện ngôn ngữ cae
trung hòa lẫn tu từ cũng đưa đến tác dụng, một hiệu quả làm nảy sinh những màu sắc tu từ Các tác phẩm kiệt tác để đời đều thể hiện năng lực của các tácgiả Họ luôn nắm bắt được một các tinh tế những màu sắc tu từ trong diễn đạt vừa chính xác vừa sinh động, hấp dẫn của cả sự vật thực tế khách quan
và tình cảm, thái độ chủ quan của mình
1.2 Phương tiện tu từ
Những phương tiện tu từ thường được gọi là những phương tiện diễn cảm nhưng gọi như vậy dễ gây hiểu lầm là nó chỉ diễn đạt tình cảm, cảm xúc Theo Giáo sư Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu
từ” thì phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa
cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ Phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thể đối lập tu từ
học( tiềm tàng trong ý thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên
có tính chất trung hòa của hệ thống ngôn ngữ [3, Tr 11].
Căn cứ vào các cấp độ ngôn ngữ của các yếu tố có nghĩa, phương tiện
tu từ được chia làm bốn loại sau:
- Phương tiện tu từ từ vựng
Trang 12- Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
- Phương tiện tu từ cú pháp
- Phương tiện tu từ văn bản
Phương tiện tu từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, ở mỗi cấp độ phương tiện tu từ có những đặc điểm, đặc trưng và nét khu biệt chung
1.3 Biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là những cách thức phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ ( không kể trung hòa hay diễn cảm)
để tạo ra hiệu quả tu từ( tức là gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh làm nổi bật…)
do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng.(Giáo sư
Thật vậy, cái hay của tác phẩm không thuần túy nằm ở mặt nội dung
Mà thêm vào đó, một yếu tố quan trọng là nghệ thuật, là lớp ngôn từ được diễn đạt một cách mới mẻ và đặc sắc
Một khi ta đã hiểu thấu đáo về biện pháp tu từ thì ta xẽ thấy hết cái hay của tác phẩm, thấy cái tài của người nghệ sĩ văn chương
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử dụng các biện pháp tu từ được chia làm các cấp độ như sau:
- Biện pháp tu từ từ vựng
- Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
- Biện pháp tu từ cú pháp
- Biện pháp tu từ văn bản
- Biện pháp tu từ ngư âm – văn tự
Tiếng việt của ta sử dụng rất nhiều phương tiện và biện pháp tu từ ngữnghĩa Đây là cách kết hợp có hiệu quả tu từ, theo trình tự nối tiếp cảu các đơn vị từ vựng thuộc một cấp độ trong pham vi của một đơn vị khác cao hơn Chúng ta cần chú ý ở đây là việc tìm hiểu trong phạm vi có liên quan đến vấn đề đang tập trung nghiên cứu là biện pháp tu từ ngữ nghĩa so sánh – một trong những phương tiện biện pháp tu từ mang lại giá trị biểu cảm cho
tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ của Trần Đăng Khoa (tập Góc sân và
khoảng trời)
1.4 Phân tích tu từ học
Trang 13Văn bản nghệ thuật có nét khác biệt so với văn bản hành chính, văn bản chính luận…là nó chứa đựng cả nghĩa đen (hiển ngôn) và cả nghĩa bóng (hàm ngôn) – nghệ thật thẩm mỹ.
Phân tích tu từ học là phân tích quá trình lựa chọn và kết hợp các phương tiện ngôn ngữ, chỉ ra ý nghĩa tu từ học của sự lựa chọn và kếp hợp với sự biểu đạt Song nó không chỉ dừng lại ở sự phân tích màu sắc tu từ của các phương tiện tu từ mà còn đi đến một bước cao hơn là tìm hiểu sự tácđộng của những giá trị ngôn ngữ lên giá trị văn học,
Phương pháp cơ bản trong phân tích tu từ học là phép đối chiếu, so sánh, thay thế, những phương thức đồng nghĩa khác nhau tương đương với
sự biểu đạt trong văn bản Từ đó chỉ ra sự giống và khác nhau để xác định vàlựa chọn đúng đắn ý nghĩa tu từ, giá trị thẩm mỹ cho mỗi hình thức đồng nghĩa phân tích tu từ học có tác dụng rất lớn trong việc phân tích, cảm thụ văn học Nó góp phần tái tạo lại thao tác ngôn ngữ của tác giả để từ đó lý giải về giá trị ngôn ngữ để được họ tuyển chọn trong văn bản nghệ thuật, từ nào càng ít khả năng thay thế thì càng có giá cao về mặt phong cách
Ví dụ:
Nói về nỗi niềm của nàng Kiều ở lầu Ngưng Bích khi nhớ tới Kim Trọng, đại thi hào Nguyễn Du đã dùng một chữ “tưởng” tài ba, độc đáo mà đặc sắc:
Tưởng người dưới nguyện chén đồng
Tại sao nhà thơ không bằng lòng với một chữ “nhớ” như thói quen thông thường “tưởng” và “nhớ” cùng chỉ trạng thái hướng về quá khứ nhưng
“tưởng” còn nói lên sự hiện diện của quá khứ trong hiện tại Thậm chí tác giả có sự liên thông giữa quá khứ - hiện tại - tương lai (tưởng nhớ, mơ
tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng) chứ không chỉ là một lát cắt, một phân đoạn thời gian như của từ “nhớ”
Phân tích tu từ học vô cùng quan trọng vì nó giúp cho người phân tíchtìm được giá trị đích thực, tìm ra đặc điểm phong cách riêng biệt của một tácphẩm với mỗi nhà văn, nhà thơ Phương pháp phân tích như một thứ vũ khí
kì diệu của con người, giúp cho con người khám phá thế giới bên ngoài và phát hiện cả thế giới bên trong của mình nữa
2 So sánh tu từ
2.1 Khái niệm
So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc người nghe [21 Tr 189] (Theo Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học
Tiếng Việt”)
Ví dụ:
Trang 14Thiếp như hoa đã lìa cành Chàng như con bướm lượn vành mà chơi
(Ca dao)
Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm
(Đỗ Trung Quân)
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
(Nguyễn Trãi)
Các so sánh ở trên là so sánh tu từ học Cơ sở của phép so sánh này chính là tính khác biệt về chất và về thể loại giữa các sự vật hiện tượng
Ngoài so sánh tu từ học còn có so sánh logic (Hữu Đạt) hay còn gọi là
so sánh luận lí (Đinh Trọng Lạc) Cơ sở của phép so sánh này là dựa trên tính đồng nhất đồng loại của sự vật hiện tượng
Hà nói tiếng Anh tốt hơn Nam.
Nhà ấy, con cũng giỏi như bố.
Trang 15Giáo sư Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cùng cho rằng: “So sánh tu từ học khác với so sánh logic ở tính hình tượng, biểu cảm và tính dị loại (không đồng loại) của sự vật”[28 Tr 189].
Chẳng hạn:
So sánh logic a = b thì b = a và so sánh trong ngôn ngữ “Thơ Xuân Quỳnh cũng hay như thơ Nguyễn Du” không nói được: “Thơ Nguyễn Du cũng hay như thơ Xuân Quỳnh” Vì vậy vế được so sánh trong ngôn ngữ có một tiền giả định làm chuẩn mực đã được khẳng định, không hoàn toàn đồngnhất với cái được so sánh Mọi so sánh trong ngôn ngữ đều khập khễnh
+ Mô hình khái quát của phép so sánh được cụ thể hóa như sau:
A……….X………B
Trong đó:
A: Cái được so sánh (CĐSS)B: Cái đem ra làm chuẩn để so sánh (CĐRĐSS)X: Phương tiện so sánh (PTSS)
Các tù dung làm phương tiện so sánh như các từ: như, giống, giống như, là, tựa hồ, như là, tựa như, hệt như, bằng, hơn, kém…
A X B
Trang 16Mùa hè Trời là cái bếp lò nung.
(Nguyễn Du)
Ở ví dụ này phép so sánh được thể hiện bởi ngữ điệu kết thúc thơ
2.2 Đặc điểm cấu trúc – nghĩa
Theo Giáo sư ĐinhTrọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cho rằng hình thứcđầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố sau:
1 Cái so sánh 2.Cơ sở so sánh 3.Từ so sánh 4 Cái được so sánhĐứa bé tắm rửa
Tiếng
khoanmau sầm sập
nhưnhư
gió thoảng ngoàitrời đổ mưa(Nguyễn Du)Tùy từng trường hợp có thể đảo trật tự so sánh hoặc bớt một số yếu trong mô hình trên Chẳng hạn:
2.2.1 Đảo ngược trật tự so sánh
Chòng chành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng
Trang 17(Ca dao)
2.2.2 Bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh
Đây là loại so sánh vắng yếu tố thứ 2 được gọi là so sánh “chìm”
Ví dụ:
(1) Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần
(Xuân Diệu)
(2) Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới xa nửa vời
(Nguyễn Du)
(3) Không gian như có dây tơ
Bước ra sẽ đứt động hờ sẽ tiêu
(Xuân Diệu)
(4) Bốn dây như khóc như than
Khiến người trong cuộc cũng tan nát lòng
(Nguyễn Du)Giáo sư Đinh Trọng Lạc gọi đây là so sánh “chìm” Nó tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn là so sánh “nổi” – có yếu tố thứ 2 Nó kích thích sự tưởng tượng, sự tư duy của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở hai vế và từ đó nhận
ra đặc điểm của đối tượng miêu tả, sự suy nghĩ, liên tưởng có thể diễn tả như sau:
Ở ví dụ (3) ta có thể liên tưởng như sau:
Không gian tĩnh như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tiêuTrí tưởng tượng khiến người đọc liên tưởng đến một không gian hoàn toàn tĩnh lặng, im lìm, yên ắng Không gian ấy cần được giữ gìn nâng niu Nếu như bước đi hoặc động hờ sẽ tan biến ngay không còn tồn tại nữa Hoặckhông gian ấy có thể có màu sắc, hình khối chứ không chỉ yên lặng Điều này tùy thuộc vào cá nhân độc giả
2.2.3 So sánh bớt yếu tố thứ 2 (cơ sở so sánh) và thứ 3 (từ so sánh) là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối trọng (“99 phương
tiện và biện pháp tu từ”) [26 Tr 155]
Ví dụ:
Yêu sao những cánh tay non Bàn tay con trẻ chồi non lá hồng
Trang 182.3.1 Yếu tố thứ 3 thể hiện quan hệ so sánh là từ “như” (tựa
như, dường như, giống như…)
Ví dụ:
Càng trông mặt càng ngẩn ngơ Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời
(Nguyễn Du)
Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh
(Phạm Hổ)
Trang 19Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Có vị chân tay co xếp lại Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Trang 20Êm đềm khua nước bên sông
(Đỗ Trung Quân)
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.