được tiếng kêu của các con vật, cô giáo đổi cách chơi ngược lại, cho trẻ xem các hình ảnh của các con vật đó và trẻ đoán tên con vật và bắt chước tiếng kêu của các con vật đó. Ví dụ: Cạp cạp (Con vịt)
Be be (con dê) Gâu gâu (con chó) Meo meo (Con mèo) ……….
2.3. Vận dụng phương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non mẫu giáo ở trường Mầm non
2.3.1. Vận dụng quan điểm phát huy tính tích cực để tổ chức các trò chơi
Trước tình hình đất nước đang trên đà hội nhập, nét nổi bật mà chúng ta dễ dàng chứng kiến đó lượng thông tin, kiến thức của tất cả các lĩnh vực ngày càng thâm nhập, đan xen vào nhau. Do vậy mà việc đổi mới công tác giáo dục trong các trường phổ thông và các trường dạy nghề được đặt ra một cách cấp bách.
Đối với ngành giáo dục mầm non thì vấn đề tích hợp lại càng cần thiết hơn bất cứ ngành học nào bởi vì đối tượng của giáo dục mầm non là những trẻ còn rất bé. Trẻ chỉ có thể nhận biết thế giới xung quanh trong tính toàn vẹn của chúng. Vì vậy, vận dụng quan điểm phát huy tính tích hợp vào trong các trò chơi là con đường hiệu quả giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn ngay từ những chặng đường đầu tiên của cuộc đời.
Theo quan điểm sư phạm cho rằng, tích hợp không chỉ đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là sự xâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau tạo nên một chỉnh thể trong đó không những các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ các chỉnh thể đó được nhân lên. Vì vậy, việc tổ chức các trò chơi theo hướng tích hợp là rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ, xuất phát từ bản chất của giáo dục mầm non, phù hợp với sự phát triển và đặc điểm học của trẻ lứa tuổi mầm non và cách tích hợp trong giáo dục mầm non được hiểu là cách thức cung cấp sự định hướng mở linh hoạt.
Quá trình tổ chức chơi các trò chơi phải hướng tới sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Trẻ phải được phát triển vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống, phát triển các kỹ năng nhận thức và và kỹ năng xã hội, các kỹ năng vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, các phẩm chất nhân cách như: Sự tự tin – tính tích cực nhận thức, tính sáng tạo, tính linh hoạt, tính độc lập, lòng nhân ái, tính thẩm mĩ.
Để đạt được những mục đích trên thì giáo viên cần phải xây dựng được một kế hoạch tổng thể trong từng năm học, từng tháng, từng tuần, từng ngày học. Mỗi trò chơi cô đưa ra phải được tiến hành thông qua nhiều hình thức phương pháp đa dạng. Bởi vì trong mỗi hình thức, mỗi phương pháp đa dạng để trẻ phát triển thông qua các trò chơi đều có ưu thế riêng trong việc giải quyết một số mục đích trọng tâm nào đó. Mà việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi thông qua việc tích hợp sẽ giúp cho trẻ dễ tập trung chú ý, ghi nhớ lâu dài, tái hiện tốt hơn giảm được sự căng thẳng và mệt mỏi cho trẻ trong quá trình chơi. Giáo viên phải lập kế hoạch chu đáo trong đó xác định được rõ các hoạt động có thể tổ chức cho trẻ, các hoạt động đó cần đa dạng về mặt tính chất, cách tổ chức phải phù hợp với trình độ, khả năng hứng thú của trẻ.
2.3.3. Vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động
2.3.3.1. Bản chất của phương pháp tổ chức hoạt động
Trong các trò chơi nội dung kiến thức mà trò chơi cung cấp cho trẻ rất rộng, chứa đựng tất cả các lĩnh vực của đời sống thiên nhiên – xã hội, của đời sống tinh thần, … Chính vì vậy mà ta có thể tích hợp trò chơi với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tích hợp Toán học, tích hợp với Âm nhạc, tích hợp với Tạo hình, tích hợp phát triển thể chất, tích hợp với chữ cái và chữ viết, tích hợp với môi trường xung quanh.
2.3.3.2. Hoạt động của giáo viên trong giờ dạy trẻ chơi trò chơi
Trong giờ dạy trẻ chơi giáo viên phải tổ chức được những hoạt động nhằm tích hợp được những lĩnh vực như trên.
* Tích hợp Toán học
Số lượng và số đếm: Khi cho trẻ chơi giáo viên cần tận dụng các cơ hội để cho trẻ thực hiện kỹ năng đếm, so sánh các nhóm có số lượng khác nhau và làm quen với chữ số biểu thị số đếm.
Định hướng trong không gian: Trong khi cho trẻ chơi cô giáo có thể củng cố cho trẻ các biểu tượng về phía trên, phía dưới, đằng trước, đằng sau hoặc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới thông qua việc chỉ cho trẻ xem chữ, những hình ảnh về trò chơi.
* Tích hợp với Âm nhạc:
Trong quá trình cho trẻ chơi cô giáo có thể cho trẻ chơi thông qua các bản nhạc, qua các bài hát dân ca luôn được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tác động và kích thích hứng thú
hoạt động chơi của trẻ. Đối với trò chơi dân gian, chúng có những bài hát đồng dao đi kèm, do vậy cô giáo có thể sử dụng ngay những bài hát đồng dao đó để nhằm tác động đến trẻ.
* Tích hợp với Tạo hình:
Trò chơi thường có những đồ vật, đồ dùng hay dụng cụ chơi đi kèm, đơn giản, dễ làm có thể dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Vì vậy, khi dạy trẻ chơi giáo viên nên kết hợp cho trẻ làm những đồ chơi đó. Cũng có thể cho trẻ tô màu, vẽ, nặn, xé, dán,… nhằm kích thích hứng thú và khả năng sáng tạo của trẻ khi cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với những đồ dùng đó. Hơn thế nữa, những sản phẩm của trẻ làm ra có thể để triển lãm trưng bày, có thể sử dụng trong tiết học giúp củng cố hệ thống hóa toàn bộ nội dung mà trẻ đã được làm quen, đồng thời làm tăng thêm lòng tự hòa, sự tự tin vào bản thân của trẻ.
* Tích hợp phát triển thể chất:
Có thể nói, các trò chơi đều đòi hỏi trẻ phải hoạt động do vậy giáo viên nên có những phương pháp phù hợp khi cho trẻ chơi nhằm tạo được hiệu quả cao trong mục đích giáo dục. Với những trò chơi không có luật giáo viên sẽ phải tạo ra luật cho trẻ như chạy qua chướng ngại vật, nhảy lò cò, nhảy qua vòng,… nhằm tạo cho trò chơi mang tính sâu rộng hơn, hấp dẫn hơn và thu hút được sự tham gia của trẻ.
* Tích hợp với Chữ cái và chữ viết:
Trong các trò chơi đều có thể tích hợp được biểu tượng về chữ cái hoặc chữ viết. Trong trò chơi học tập, ta có thể có những phương pháp phù hợp để trẻ không chỉ nhận thức được mặt chữ mà trẻ có thể ứng dụng vào trong lời nói mạch lạc. Biểu tượng về chữ cái hoặc chữ viết có thể củng cố cho trẻ trong giờ xem tranh ảnh minh họa về trò chơi dân gian hay tiếp xúc với các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và xã hội dưới các bức tranh, ảnh, vật thật ở lớp học hay ở trong các phòng,… giáo viên cần phải ghi tên cụ thể vì như vậy khi trẻ quan sát các bức tranh thì trẻ đã đồng thời được tri giác cả tên gọi của chúng.
* Tích hợp Môi trường xung quanh:
Có thể nói trò chơi mang lại cho trẻ nhiều ý nghĩa thiết thực nhất trong cuộc sống. Cũng chính vì vậy mà cho trẻ tiếp xúc với những đồ dùng, vật dụng hay những vật liệu trong trò chơi là một sự tích hợp vô cùng lớn với môi trường xung quanh. Như trong trò chơi dân gian có tính đặc thù là chất liệu của những đồ dùng, vật dụng phục vụ cho trò chơi được lấy từ thiên nhiên, từ môi trường xung quanh trẻ, do vậy trong quá trình dạy giáo viên có thể đi sâu hơn giới thiệu cho trẻ hiểu thông qua tranh ảnh, mô hình, vật thể về các đối tượng sẽ cho trẻ làm quen trong trò chơi nhằm gây được hứng thú đối và sự tập trung chú ý của trẻ.
Vào các giờ hoạt động ngoài trời, giờ học hay những giờ giải lao, chúng ta sẽ thấy những nhóm trẻ cùng ngồi tụm năm tụm ba với các trò chơi dân gian, những giọng ê a câu hát đồng giao: Chi chi chành chành, cái nanh thổi lửa... hoặc những trò chơi tưởng chừng chỉ còn tìm thấy ở vùng quê hoặc trở về với ký ức ngày xưa: ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập bóng... Cũng có khi ta sẽ bắt gặp các trẻ đang đố nhau về các hình, các chữ cái, đố và bắt chước tiếng kêu của các con vật và các đồ vật,….
Trong giờ học chơi các trò chơi, cô và trẻ cùng chơi và cùng khám phá, một giờ học có sự kết hợp nhịp nhàng giữa học và chơi tạo nên môi trường học tập tích cực và thân thiện giữa cô và trẻ. Thông qua các hoạt động của trò chơi giúp trẻ học hỏi và nắm rõ kiến thức được giáo viên tích hợp vào trong đó.
Tiểu kết chương 2
Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Do vậy, cũng bắt đầu từ thời điểm này, trẻ hoạt động để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng và nét đẹp trong nền văn hóa của đất nước. Vì vậy mà chúng ta cần tạo mọi điều kiện và một môi trường thuận lợi cho trẻ tiếp nhận những kiến thức đối với trẻ còn mới mẻ đó.
Do đó trong chương này, chúng tôi đề xuất những biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, đưa ra các yêu cầu, nội dung và điều kiện tiến hành các biện pháp cho trẻ chơi. Hơn nữa, chúng tôi vận dụng những quan điểm tích hợp nhằm phát huy khả năng tiếp nhận của trẻ trên các lĩnh vực như: Tích hợp Toán học (số lượng và số đếm, định hướng trong không gian), tích hợp với Âm nhạc, tích hợp với Tạo hình, tích hợp phát triển thể chất, tích hợp với Chữ cái và chữ viết, tích hợp Môi trường xung quanh. Ngoài ra chúng tôi có đưa ra các hoạt động của giáo viên và của trẻ trong quá trình hoạt động dạy và học.
CHƯƠNG 3
3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Nghiên cứu một số trò chơi
Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn tác giả đã đi nghiên cứu một số trò chơi nhằm đưa ra các biện pháp giúp trẻ mẫu giáo phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi đó. Trong đó, trò chơi dân gian và trò chơi học tập là những trò chơi có thể đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ ở các trường Mầm non.
3.1.2. Thiết kế trò chơi
Xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu đổi mới các phương pháp giáo dục Mầm non, dạy học theo quan điểm tích hợp, đặc biệt xuất phát từ đặc trưng của trẻ em lứa tuổi Mầm non, tác giả đã thiết kế một số trò chơi nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và sự phát triển của trẻ.
3.2. Thiết kế một số trò chơi
3.2.1. Mục đích thiết kế
Nhằm sưu tầm, xây dựng và thiết kế một cách có khoa học và đảm bảo tính nghệ thuật tác giả đã đưa ra một số mẫu giáo án trò chơi dân gian và trò chơi học tập để thể nghiệm trên trẻ nhằm đạt được mục đích phát triển vốn ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo.
3.2.2. Nhiệm vụ thiết kế
Tác giả xử lí những tài liệu có liên quan, những trò chơi đã sưu tầm được để có thể xây dựng nên các biện pháp nhằm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ trong lứa tuổi Mầm non.
3.2.3. Nội dung của thiết kế
Tác giả dự kiến, định hướng và đưa ra cách xây dựng các trò chơi trong mức độ trẻ mầm non cần đạt được đối với sự phát triển lời nói.
3.2.4. Phương pháp thiết kế
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ trong từng giai đoạn của trẻ, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như: nghiên cứu lí luận, điều tra thực tiễn và thể nghiệm.
3.2.5. Cấu trúc thiết kế
Chúng tôi đã xây dựng dựa trên 4 phần chính: - Mục tiêu và ý nghĩa - Yêu cầu - Cách tiến hành - Điều kiện vận dụng 3.2.6. Thiết kế thể nghiệm 3.2.6.1. Mục đích thể nghiệm
Căn cứ vào mục đích dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, vào đối tượng nghiên cứu, vào tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất nhằm giúp trẻ mẫu giáo phát triển ngôn ngữ của mình
thông qua một số trò chơi dân gian và trò chơi học tập chúng tôi đã tổ chức thể nghiệm để kiểm tra đánh giá trẻ ở 3 nội dung như sau:
- Khả năng phát âm. - Khả năng hiểu từ.
- Khả năng hiểu nội dung trò chơi.
3.2.6.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thể nghiệm
Chúng tôi chọn 18 nhóm trẻ của ba trường mầm non. Đó là trường Mầm non Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Sơn La, trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn - Hòa Bình và trường Mầm non Chiềng Cơi – Thành phố Sơn La – Sơn La. Tổng số trẻ là 180 trẻ, lớp đối chứng là 90 trẻ, lớp thể nghiệm là 90 trẻ.
Chúng tôi tiến hành điều tra thể nghiệm và thể nghiệm trong thời gian từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012.
3.2.6.3. Tiến hành thể nghiệm
Chọn lớp thực nghiệm: theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng đều về độ tuổi, về sự phát triển trí tuệ, khả năng nhận thức thông qua kết quả học tập trước đó.
Phương án thực nghiệm của đề tài:
- Lớp đối chứng: dạy cho trẻ chơi bình thường không có sự tác động của phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
- Lớp thực nghiệm: Dạy theo mẫu giáo án đã được thiết kế sẵn có sự tác động của những phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
3.2.6.4. Thiết kế thể nghiệm
Giáo án 1 Chủ đề: Bản thân
Chủ điểm: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?
Trò chơi vận động: Nu na nu nống
Đối tượng: 3 – 4 tuổi