Tìm hiểu công tác lập kế hoạch nhân sự của công ty đóng tàu Phà Rừng
Trang 1nó vẫn tiếp tục phát huy những thế lực vốn có của mình, dù là trong cơ chế thịtrường hiện đại hay trong các nền kinh tế chuyển đổi.
Công ty đóng tàu Phà Rừng là một công ty đi đầu trong lĩnh vực đóng mới
và sửa chữa tàu biển ở nước ta Sản phẩm tàu biển là một sản phẩm có chất lượngphụ thuộc nhiều vào đội ngũ nhân công tham gia sản xuất chô nên vấn đề nhân sựhiện nay của công ty rất cần được chú trọng giải quyết Một trong những biện phápquản lý và theo dõi tình hình nhân sự trong doanh nghiệp chính là bản kế hoạchnhân sự Cho nên muốn quản lý tốt lực lượng lao động trong công ty trước hết phảichú trọng đến công tác lập kế hoạch nhân sự trong doanh nghiệp
Nhận biết được sự cần thiết của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp Vì vậy
mà em chọn đề tài “Tìm hiểu công tác lập kế hoạch nhân sự của công ty đóng tàu Phà Rừng” là nội dung của đề án môn học sắp tới của mình.
Bài làm của em chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, vì thế rất mongđược sự góp ý của thầy giáo cùng tất cả các bạn, để bài làm của em ngày càng hoànthiện hơn.Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Sơn đãhướng dẫn em thực hiện đề tài này
Trang 2
1 Giới thiệu chung
Công ty đóng tàu Phà Rừng thành lập ngày 25 thánh 03 năm 1984 với diệntích đất sử dụng là 45 ha, diện tích đất xây dựng là 40 ha Là công ty chuyên đóngmới và sửa chữa các loại tàu biển, tàu chuyên dụng đòi hỏi kỹ thuật cao Hiện nay,trụ sở chính của công ty tại Thị trấn Minh Đức – Thủy Nguyên – Hải Phòng – ViệtNam
Công ty Đóng tàu Phà Rừng trước đây là Nhà máy Sửa chữa tàu biển PhàRừng là công trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Cộng hoà Phần Lan đượcđưa vào hoạt động từ ngày 25 tháng 3 năm 1984 Ban đầu, Công ty được xây dựng
để sửa chữa các loại tàu biển có trọng tải đến 15.000 tấn Trải qua hơn 20 năm hoạtđộng, Công ty đã sửa chữa được gần ngàn lượt tàu trong nước và của các quốc giadanh tiếng trên thế giới như: Liên bang Nga, Đức, Hy Lạp, Hàn Quốc, Singapore đạt chất lượng cao Công ty là một trong những đơn vị đi đầu trong việc sửa chữacác loại tàu biển đòi hỏi kỹ thuật cao như tàu chở khí gas hoá lỏng, tàu phục vụgiàn khoan Công ty Đóng tàu Phà Rừng là một trong những cơ sở hàng đầu củaViệt Nam có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực sửa chữa tàu biển
Những năm gần đây, Công ty bắt đầu tham gia vào thị trường đóng mới.Công ty đã bàn giao cho khách hàng gần chục tàu có trọng tải từ 6500 tấn đến
12500 tấn Đó là tiền đề để Công ty Đóng tàu Phà Rừng thực hiện các hợp đồngđóng mới các loại tàu có tính năng kỹ thuật cao để xuất khẩu như tàu chở dầu/hoáchất 6500 tấn cho Hàn Quốc, tàu chở hàng vỏ kép 34.000 tấn cho Vương QuốcAnh hiện đang được triển khai tại Công ty Sản lượng và doanh thu năm 2006 củaCông ty cao hơn 10 lần so với năm 2000 Kế hoạch năm 2007 Công ty phấn đấugiá trị tổng sản lượng đạt 1500 tỷ đồng, doanh thu trên 1.000 tỷ đồng
Trang 3Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước và của Tậpđoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty đang thực hiện dự án xây dựngCông ty Đóng tàu Sông Giá có thể đóng tàu trọng tải đến 100.000 tấn, xây dựngcụm công nghiệp Vinashin Đình Vũ bao gồm hệ thống cảng biển và khu côngnghiệp phụ trợ, xây dựng nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu tại Yên Hưng - QuảngNinh
Hiện tại Công ty đóng tàu Phà Rừng bao gồm công ty mẹ, 5 công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên, 5 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Công ty
2 Cơ cấu tổ chức
Đứng đầu điều hành công ty đóng tàu Phà Rừng là giám đốc Nguyễn VănHọc cũng đồng thời là người phụ trách đảng uỷ công ty Là người có quyền quyếtđịnh tối cao nhất với vấn đề quan trọng của công ty như phương hướng hoạt động,
kế hoạch kinh doanh…
Dưới quyền giám đốc là các phó giám đốc phụ trách các phòng ban chínhcủa công ty như phòng kinh doanh, phòng công nghệ, phòng nhu cầu đào tạo,phòng sản xuất và phòng tổ chức cán bộ-lao động
Phòng sản xuất phụ trách về công tác sản xuất của công ty Chức năng sảnxuất ngoài việc điều hành các phân xưởng sản xuất như phân xưởng sản xuất máy,sản xuất vỏ, sản xuất vỏ đóng mới và phân xưởng Bài Trí-Ụ Đà còn phụ trách điềuhành các phòng ban chức năng như phòng vật tư, phòng an toàn lao động
Đứng đầu phòng công nghệ là phó giám đốc Trần Quý Côi Phụ trách đièuhành các phòng ban chức năng có liên quan đến công nghệ như phòn công nghệ,phòng chất lượng, phân xưởng cơ điện Đứng đầu mỗi phòng chức năng này là mộttrưởng phòng
Trang 4Phó giám đốc kinh doanh là người quyết định cao nhất đối với các hoạt độngcủa phòng kinh doanh và phòng kế hoạch tài chính.
Phòng tổ chức cán bộ lao động do trường phòng Trương Quân Định điềuhành phụ trách việc quản lý cán bộ lao động trong công ty và vấn đề lập kế hoạch
về nhân sự cho công ty
Hiện nay công ty có 4 chi nhánh là chi nhánh Hải Phòng, chii nhánh hànghải, chi nhánh Vũng Tàu và công ty liên doanh Baikal Mỗi chi nhánh do mộttrưởng phòng phụ trách
3 Thị trường và sản phẩm.:
3.1.Sản phẩm
Tiền thân của công ty đóng tàu Phà Rừng hiện nay là nhà máy sửa chữa tàubiển Phà Rừng, chỉ chuyên sửa chữa những loại tàu biển mà không tham gia vàolĩnh vực đóng mới Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên vững mạnh,công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang lĩnh vực đóng mới tàu biển
và đã đạt được những thành công nhất định với một số sản phẩm tàu biển có nhiều
uy tín trên thị trường Tuy nhiên, các sản phẩm mà công ty đóng mới hiện tại đangsản xuất đều được tạo ra trên các đơn đặt hàng của các khách hàng Hiện nay, công
ty đã sản xuất được một số các sản phẩm nổi bật sau:
Tàu chở dầu/ hóa chất 6.500 DWT với thiết kế của Asia Ship DesignConsutants Co., Ltd (ASDEC), chủ tàu Forture Marine Co., Ltd, do đăng kiểm KRphân cấp, khu vực hoạt động không hạn chế Các thông số chính: chiều dài toàn bộtàu 110 m, chiều rộng 18.2m, mớn nước 8.75 m, dung tích khoang hàng 7300 m3,tốc độ 13 hải lý/h, với biên chế thuyền viên là 18 người Hệ động lực chính: 01 M/
E HAN SHIN tác dụng đơn, 4 kỳ, loại không bàn trượt, tua bin model LH46L typeMCR: 4000PS, 2942 Với các thiết bị: 2 tời neo mũi, 2 tời dây lái; thiết bị làm
Trang 5hàng băng hệ thống bơm gồm: bơm hàng chính – 11sets (loại electric motor driven– 200m3/h x 110MLC ATSG 0.8, 1.0CST), bơm két láng – 11 sets (loại electricmotor driven –200m3/h x 110MLC TSGO 0.8, 1.0CST) Tàu này được dự kiếnbàn giao vào tháng 11/ 2007.
Tàu chở hàng rời vỏ kép 34000 DWT, tàu do công ty Carl Bro a/s – ĐanMạch thiết kế kỹ thuật và Shanghai Hengar Ship Design Co., Ltd thiết kế côngnghệ Đăng kiểm DNV giám sát thi công và phân cấp, vùng hoạt động không hạnchế Các thông số chính: chiều dài toàn bộ tàu 180m, chiều rộng 30m, chiều caođến mặt boong 17.7m, trọng tải 34000 DWT, tốc độ 14 hải lý/h Máy chính cócông suất 7860 KW, vòng quay 129 vòng/ phút, do hãng MAN B&W 6S46MC –
C sản xuất Với dự kiến bàn giao vào tháng 4/2008
Tàu VINASHIN BAY là tàu chở hàng rời, vỏ kép, đáy đôi có trọng tải20000DWT, chủ đầu tư là Công ty hàng hải VINASHIN, tàu do Việt Nam thiết kế
và phân cấp, vùng hoạt động không hạn chế Các thông số chính: Chiều dài toàn bộ168,37m, chiều rộng: 25m,tốc dộ: 11 hải lý/h.Với hệ động lực chính:Máy chính8320ZCd - 8 x 2 cái, Công suất 2 x 3000HP, vòng quay: 525RPM Dự kiến bàngiao vào tháng 11/2007
Tàu Cái Lân - 4 là Tàu chở hàng khô trọng tải 6500DWT do KITADA Shipdesign Co., Ltd thiết kế, chủ tàu là Công ty vận tải biển viễn dương VINASHIN,
dođăng kiểm NK phân cấp vùng hoạt động không hạn chế Các thông số chính:Chiều dài toàn bộ 102.79m, chiều rộng: 17m, mớn nước 6.95m, Dung tích khoanghàng 6610m3,tốc dộ: 12,50 hải lý, biên chế thuyền viên là 26 người Hệ động lựcchính: 01M/E HAN SHIN 6LH41LA, 4 kỳ, một hàng thẳng đứng, đảo chiều trựctiếp với công suất ra lớn nhất: 2674KW (3600ps)x240 min-1, công suất ra bìnhthường: 2250KW (3600ps)x227 min-1 85% (MCO) Có 2 tổ máy phátYAMAR,360PSx1.200RPM, 1 máy phát sự cố diesel lai loại SANSHIN Thiết bị
Trang 6gồm: 2 tời neo mũi/ 2 tời dây lái, 2 Radar màu, La bàn điện và lái tự động, Máy đosâu, Định vị vệ tinh, EPIRB, 2VHF, INMASAT-C, 4 cẩu Derrick điện thuỷ lực.
Tàu khởi công ngày 3/11/2005, bàn giao 18/9/2006
Tàu VINASHIN BEACH là tàu chở hàng tổng hợp, thép cuộn và chở hànghạt trọng tải 12500DWT Các thông số cơ bản của tàu: Chiều dài 136,4m, chiềurộng 20,20m, chiều cao đến mặt boong 11,30m, Tốc độ 12,50 hải lý/giờ Máychính có công suất 3.965 KW, vòng quay 215 vòng/phút, hãng sản xuấtAKASAKA – Misubishi UE Diesel Engine, loại 7UEC 33 LS II.Tàu do Công ty KITADA – Nhật Bản thiết kế: Đăng kiểm NK – Nhật Bản vàĐăng kiểm Việt Nam giám sát thi công và phân cấp, vùng hoạt động không hạnchế Tàu này đã được bàn giao vào ngày 18/9/2006
Từ các sản phẩm này ta có thể thấy rõ là công ty đóng tàu Phà Rừng hiện tạiđang thực hiện đóng mới tàu thủy, nhưng phần thiết kế chủ yều không phải là từtrong nước mà là từ các nước phát triển Công ty luôn có chính sách về chất lượngcủa sản phẩm với các tiêu chí: khách hàng là trung tâm, chất lượng sản phẩm làyếu tố hàng đầu, đảm bảo thời gian giao hàng, giá cả hợp lý
3.2 Thị trường
Trước đây, khi mới thành lập công ty chỉ tham gia vào lĩnh vực sửa chữa tàubiển và đã sửa chữa thành công nhiều loại tàu của nước ngoài với nhiều chi tiếtphức tạp như Liên Bang Nga, Đức, Hy Lạp, Singapo…do đó cũng đã tạo dựngđược danh tiếng trong ngành hàng hải của các nước Hiện nay, ngoài lĩnh vực sửachữa công ty còn tham gia vào lĩnh vực đóng mới tàu biển Tàu biển là một loạisản phẩm mang tính đặc thù cao, bởi vì mỗi loại tàu chuyên chở một loại sản phẩmkhác nhau lại phải có những yêu cầu riêng về kỹ thuật vì thế cho nên công ty chỉsản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng Với những sản phẩm tàu biển hiện đại
có trọng tải lớn đã sản xuất công ty cũng đã tạo dựng được nhiều uy tín trong
Trang 7ngành do đó thị trường của công ty không chỉ bó hẹp trong nước mà đã vươn xa ranước ngoài thậm chí với các nước châu âu như Anh,Nga Ở trong nước các kháchhàng lớn của công ty như Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin,Công ty tàu thuỷ Vinalines
A- LÝ LUẬN CHUNG
I.Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.Khái niệm hoat động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một,một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư,sản xuất,tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi
Như vậy hoạt động kinh doanh không chỉ bao gồm các hoạt động thươngmại mà còn bao gồm nội dung rất rộng,bao gồm:đầu tư,sản xuất,chế biến,các hoạtđộng thương mại thuần túy và các hoạt động cung cấp dịch vụ
2.Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục dích tạo ra của cải vật chất cho
xã hội vá tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh.Bản chấtcủa hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ.Gíatrị của sản phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử dụng cho phép thỏamãn những nhu cầu khác nhau của khách hàng.Những nhu cầu này có thể mangtính hữu hình và cũng có thể mang tính vô hình Dù cho hoạt động kinh doanh cóphục vụ nhu cầu nào của khách hàng đi chăng nữa thì nhiệm vụ của các đơn vị sảnxuất kinh doanh lá phải gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ.Bởi vì giá trịgia tăng là nguồn gốc của mọi của cải vật chất
II.Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp.
Đứng trên mỗi góc độ khác nhau,hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp đượcphân chia thành những bộ phận khác nhau
Trang 81.Theo góc độ thời gian.
Theo góc độ này,kế hoạch doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận cấu thành:
Kế hoạch dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm.Qúatrình soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi:
+Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã cómặt;
+Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ,bao gồm xu hướng dự tính củanhu cầu,giá cả và hành vi cạnh tranh;
+Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính;
+Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo
Kế hoạch trung hạn cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn racác khoảng thời gian ngắn hơn,thường là 3 hoặc 5 năm
Kế hoạch ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiếnđộ,hành động có thời hạn dưới 1 năm như: kế hoạch quý,tháng…Kế hoạch ngắnhạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cầnthiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn
2.Đứng trên góc độ nội dung,tính chất hay cấp độ của kế hoạch:
Chúng ta có thể chia hệ thống kế hoạch doanh nghiệp làm 2 bộ phận:kếhoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật
+Kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ biến vào những năm 1960đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của chúng trở nên phức tạphơn,đồng thời cạnh tranh gay gắt hơn,đa dạng hơn trong khi các tiến bộ về khoahọc công nghệ trở nên tăng tốc hơn khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trongviệc lựa chon mục tiêu phát triển công nghệ và sản phẩm mới,thâm nhập thịtrường,lựa chọn các phương thức phát triển…
Trang 9Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn chophép doanh nghiệp thay đổi,cải thiện vị thế cạnh tranh của mình và những phươngpháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó.
+Kế hoạch chiến thuật
Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chươngtrình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt độngcủa doanh nghiệp,nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược
III.Kế hoạch nhân sự trong doanh nghiệp
1.Khái quát về chức năng quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản lýdoanh nghiệp,bởi quản lý con người là quản lý một trong những yếu tố quan trọngnhất của doanh nghiệp
Quản lý nhân sự bao gồm tất cả các quyết định và hoạt động quản lý có ảnhhưởng tới mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên.Mục tiêu hàng đầucủa quản lý nhân sự là giúp doanh nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp nhữngngười lao động với mức trình độ và kỹ nanưng phù hợp vào đúng vị trí và đúngthời điểm,nhằm hoàn thành các mục tiêu của mình
Chức năng quản lý nhân sự liên quan đến các mảng công việc:
+Kế hoạch hóa nhân sự: là quá trình phân tích liên tục yêu cầu nhân sự củadoanh nghiệp nhằm mục đích đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.Công táctuyển dụng nhân viên chính là để đáp ứng các nhu cầu mà lực lượng hiện tại khôngthể đáp ứng được
+Đào tạo và phát triển: đây là quá trình liên tục đánh giá và phát triển kỹnăng và kiến thức của nhân viên để đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai củacông ty
+Duy trì và quản lý: chất lượng công việc,tinh thần và không khí làm việcđóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ở lại của mỗi nhân viên.Môi trường
Trang 10làm việc tích cực được tạo ra thông qua thực tiễn quản lý công bằng và nhất quán
và sự quan tâm đến các nhu cầu của nhân viên
+Hệ thống thông tin: công tác quản lý nguồn nhân lực còn chịu trách nhiệm
về mối quan hệ giữa các nhân viên,các tiêu chuẩn về công việc và việc quản lý cácdịch vụ và lợi ích mà công ty đem lại cho nhân viên
2.Vai trò của kế hoạch nhân sự.
Kế hoạch nhân sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo cácnhu cầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng laođộng.Việc thiết kế tốt kế hoạch nhân sự là một trong những yếu tố cơ bản cho việcthực hiện thành công chiến lược của doanh nghiệp
Lập kế hoạch nhân sự trong doanh nghiệp thường hướng vào trả lời các câuhỏi sau:
Chúng ta cần những con người như thế nào và với số lượng baonhiêu?
hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ của mình
chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
được thực chất đội ngũ lao động trong doanh nghiệp,trình độ họcvấn,chuyên môn,các tiềm năng cần được khai thác để có thể năng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 11 Thứ tư: Kế hoạch nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp dự kiến được số
người bổ sung do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh và
số lượng cần được thay thế do các vấn đề xã hội để đảm bảo cho quátrình sản xuất được diễn ra liên tục
dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý,cũng như xác định được sốtiền công để trả cho người lao động
năng từ thị trường lao động và phát triển tài năng trong doanh nghiệp
để thỏa mãn những nhu cầu về nhân sự trong tương lai
thông tin về nguồn nhân lực để trợ giúp cho hoạt động quản lý nguồnnhân lực,cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
3.Quy trình kế hoạch hóa nhân sự trong doanh nghiệp
Quy trình kế hoạch hóa nhân sự bao gồm các bước sau:
Phân tích môi trường bên ngoài và hoạt động của doanh nghiệp để từ
đó dự báo được nhu cầu sử dụng nhân sự
Phân tích tình hình nhân sự hiện tại để dự đoán cung về nhân sựnhằm thỏa mãn những nhu cầu đã xác định.Để thực hiện được điềunày đòi hỏi doanh nghiệp phải lập bản kê cập nhật thường xuyên vềnguồn nhân lực,giúp doanh nghiệp nắm rõ được doanh nghiệp đã cónhững kỹ năng chuyên môn gì,ai có những kỹ năng và chuyên mônđó
Phân tích những mất cân đối về nhân sự,bằng cách so sánh dự báonhu cầu về nhân sự với nguồn nhân sự hiện có
Lập kế hoạch điều chỉnh nội bộ thông qua các kế hoạch đề bạt,sơ đồthuyên chuyển…
Trang 12 Lập kế hoạch điều chỉnh bên ngoài thông qua việc tuyển dụng hoặcthuê thêm giờ lao động ngoài giờ…
Kiểm tra và đánh giá
4.Dự báo nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp
Các nhân tố tác động đến nhu cầu nhân sự
4.1.Các yếu tố bên ngoài
Có rất nhiều yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có thể tác động đến nhu cầunhân sự của doanh nghiệp bao gồm: các nhân tố kinh tế,chính trị và pháp luật,vănhóa-xã hội,công nghệ,cạnh tranh
Các yếu tố vĩ mô thường có nhiều ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanhnghiệp nhưng lại rất khó ước lượng,chẳng hạn như:chu kỳ kinh doanh,xu hướngtăng trưởng nền kinh tế,lãi suất,lạm phát
4.2 Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp (tăngtrưởng, thị phần, sản phẩm mới ) và các mục tiêu này lại ảnh hưởng trực tiếp tới
số lượng và cơ cấu lao động cần thiết trong tương lai.Các mục tiêu của doanhnghiệp là các yếu tố thuộc môi trường bên trong có tác động rất lớn đến nhu cấunhân sự.Các kế hoạch của doanh nghiệp chính là cơ sở để xác định nhu cầu nhânsự.Để thực hiện các kế hoạch,doanh nghiệp cần phải phân bổ các nguồn nhânlực,muốn phân bổ được trước hết doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn nhân lực.Do
đó chính các chiến lược và các kế hoạch là nguyên nhân tạo ra nhu cầu sở dụngnhân sự đối với doanh nghiệp
Ngân sách là nguồn cung cấp tài chính cho mọi hoạt động của doanhnghiệp.Ngân sách tăng hay giảm đều có tác động trực tiếp đến nhu cầu nhân sự
Dự báo bán hàng và dự báo sản xuất cũng có tác động lớn đến nhu cầu sửdụng nhân sự của doanh nghiệp.Chẳng hạn khi dự báo nhu cầu đối với sản phẩmhoặc dịch vụ của doanh nghiệp gia tăng,các doanh nghiệp sẽ phải tăng quy mô sản
Trang 13xuất để thỏa mãn nhu cầu.Việc gia tăng quy mổ sản xuất sẽ kéo theo nhu cầu nhân
sự tăng.Nhu cầu về nhân sự cũng thay đổi khi có sự biến động về nhân sự củachính doanh nghiệp bởi các nguyên nhân khác nhau như:đề bạt,hết hợpđồng,chết,sa thải
B-Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của công ty đóng tàu Phà Rừng.
I.Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực hiện có.
Thuộc nhóm lao động quản lý là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, những ngườitrực tiếp điều hành các hoạt động của công ty như: Tổng giám đốc, các Phó TổngGiám đốc, cán bộ lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ….Hiện tạitrong công ty có 49 người thuộc nhóm này
Thuộc nhóm lao động phục vụ sản xuất của công ty là nhân viên của cácphòng ban trực thuộc: phòng Tổ chức - Cán bộ - Lao động, phòng Tài chính – Kếtoán, phòng Vật tư, phòng Kinh doanh… ; những người làm việc trong các lĩnhvực hậu cần, chăm sóc sức khỏe và đời sống công nhân như bếp ăn, phòng y tế;những người thuộc phòng bảo vệ; thuộc bộ phận lái xe…Hiện tại có 403 lao độngthuộc nhóm phụ vụ sản xuất của công ty
Cuối cùng là những lao động trực tiếp sản xuất: đó là lực lượng lao độngchủ yếu, chiếm đại đa số trong tổng số lao động của công ty, hầu hết những ngườinày là công nhân kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật Tính đến thời điểm 31/08/2007,tổng số lao động trực tiếp tham gia sản xuất của công ty đống tàu Phà Rừng là
2520 lao động
Trang 14Trên cơ sở đáng giá tổng số lao động đang làm việc, Công ty sẽ biết đượclực lượng lao động mà công ty nắm trong tay là bao nhiêu người, mối quan hệ tỷ lệgiữa số lượng lao động trực tiếp sản xuất với số lượng cná bộ quản lý và số laođộng phục vụ sản xuất Tỷ lệ này đã hợp lý hay chưa, là nhiều hay ít, nếu nhiều thìnên cắt giảm lao động ở bộ phận nào, nếu thiếu thì thiếu ở bộ phận nào, cần bổsung là bao nhiêu lao động
2.Về chât lượng (trình độ) lao động:
Cùng với đánh giá số lượng lao động, thì việc đánh giá chất lượng nguồn lao
động là một việc làm vô cùng quan trọng Với đặc thù là một công ty đóng mới vàsửa chữa tàu thì vấn đề chất lượng lao động càng phải đặt lên hàng đầu vì trong giađoạn hiện nay, việc đào tạo ra được một lao động có đầy đủ các phẩm chất kỹthuật, đáp ứng được yêu cầu của công việc là một việc làm không hề dễ chút nào
Khi đánh giá nguồn nhân lực theo khía cạnh chất lượng, công ty cũng chia
ra làm 2 nhóm: nhóm lao động quản lý và nhóm công nhân kỹ thuật
Để tiện cho việc so sánh, đánh giá về tỷ lệ, cơ cấu lao động, công ty lại chianhững người thuộc nhóm lao động quản lý ra thành 2 bộ phận nhỏ Đó là nhữngngười cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và các cán bộ kinh tế Để đánh giáchất lượng nhóm lao động này, công ty dựa vào trình độ học vấn và bằng cấp củatừng người: có bao nhiêu cán bộ có trình độ trên đại học: thạc sỹ, tiến sỹ baonhiêu cán bộ có trình độ đại học, bao nhiêu người có trình độ cao đẳng, trung học
Đối với công nhân kỹ thuật, tiêu chí đánh giá chất lượng công nhân củacông ty là trình độ bậc thợ Công ty chia lượng công nhân kỹ thuật này ra thànhtừng loại thợ, ngành nghề khác nhau Trong từng nhóm nhỏ này, sẽ có phân chia
và đánh giá theo trình độ bậc thợ Trong công ty, thì bậc 7/7 là bậc có trình độ taynghề cao nhất, còn bậc 1/7 là thấp nhất Hiện tại, vẫn có sự chênh lệch rất lớn gữacác nhóm bậc thợ: những bậc thợ có trình độ tay nghề cao (bậc 6 và bậc 7) là rất ít
Trang 15trong khi số lượng công nhân có trình độ tay nghề bậc hai lại rất nhiều, chiếm đa
số trong tổng số lao động kỹ thuật của công ty
Trên cơ sở đánh giá chất lượng và số lượng lao động, công ty sẽ biết đượcmối quan hệ giữa chất lượng và số lượng lao động, lao động có trìn độ như thế nàochiếm đa số trong công ty, lượng lao động kỹ thuật đã đáp ứng đủ yêu cầu của sảnxuất kinh doanh trong thời gian tới chưa Bộ phận nào là thiếu nhiều nhất, thiếunhững người có trình độ như thế nào… Từ đó, công ty sẽ xác định được nhu cầu
về nhân lực của mình trong thời gian tới
Số cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học (kỹ sư,cử nhân) của công ty đượcthể hiện dưới bảng số liệu sau đây: