Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC………1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 8
1.1 Một vài nét cơ bản về công ty: 8
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 9
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty AASC 10
1.4 Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây 12
1.5 Quy trình kiểm toán 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC 23
2.1 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AASC 23
2.1.1 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AASC 23
2.1.2 Vai trò của công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại AASC 24
2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC 25
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 25
2.2.1.1 Gửi thư chào hàng 25
2.2.1.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 26
2.2.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán 31
2.2.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán 31
2.2.2 Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán cụ thể 31
2.2.2.1 Thu thập thông tin KH 32
2.2.2.2 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH 33
2.2.2.3 Tìm hiểu hệ thống KSNB của KH 36
Trang 22.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 45
2.2.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro 48
2.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 50
2.2.3.1 Tổng hợp các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra và sai sót tiềm tàng tương ứng 56
2.2.3.2 Xác định phương pháp kiểm toán 58
2.2.3.3 Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán 59
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 61
3.1 Đánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty 61
3.1.1 Đánh giá về quy định lập kế hoạch kiểm toán 61
3.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 63
3.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB 63
3.1.2.2 Đánh giá rủi ro 64
3.1.2.3 Các thủ tục phân tích 65
3.1.3 Giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán 66
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty 66
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 66
3.2.2 Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 68
3.2.3 Hoàn thiện việc thiết kế chương trình kiểm toán 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC ……… 72
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AASC Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán Kiểm toán
AASC
CKĐTDH Các khoán đầu tư dài hạn
CKĐTNH Các khoán đầu tư ngắn hạn
GTGT Thuế giá trị gia tăng
Trang 4Bảng 2.6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ABC 49 Bảng 2.7 Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu tại Công ty ABC 50 Bảng 2.8 Chương trình kiểm toán khoản phải thu KH 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC tại AASC 23
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty XYZ 39
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ của công ty XYZ 39
Sơ đồ 2.4 Trình tự thiết kế khảo sát chi tiết số dư tài khoản các khoản phải thu trên BCTC 56
LỜI MỞ ĐẦU
Với hai chức năng chính là xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán gópphần làm lành mạnh hoá nền kinh tế, tài chính Đặc biệt trong xu hướng toàncầu hóa hiện nay, vai trò của kiểm toán lại càng khẳng định Ở các nước pháttriển, kiểm toán xuất hiện từ rất sớm với hệ thống luật pháp và chuẩn mựcngày càng hoàn thiện Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đấtnước, kiểm toán đang dần đóng một vai trò quan trọng Hiện nay, Việt Nam là
Trang 5thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới – WTO Điều này mở
ra cho chúng ta nhiều thời cơ cũng như thách thức Chính vì vậy, hàng loạtcác công ty kiểm toán đã được hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tưvấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC là một trong những công ty ra đờisớm nhất và hoạt động có uy tín đối với KH Những năm qua, AASC khôngngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán nhằm nâng cao hơn nữa chất lượngdịch vụ
Kiểm toán là một hoạt động độc lập dựa trên các nguyên tắc trung thựckhách quan và tuân thủ các chế độ, chuẩn mực Vì vậy, các cuộc kiểm toánphải tuân theo một quy trình chung nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểmtoán Trong đó, công tác lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà cácKTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán Từ đó, chuẩn bị các điều kiệnpháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán
Trong thời gian thực tập tại AASC, nhận thấy vai trò quan trọng củacông tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC, em xin lực chọn đềtài cho chuyên đề thực tập của mình:
"Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC"
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm hiểu rõ hơn lý luận về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC, tìmhiểu thực tiễn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kếtoán và Kiểm toán AASC đồng thời bổ xung thêm kiến thức học tại trường Từ
đó, đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tạiCông ty AASC
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trang 6Đối tượng nghiên cứu: là thực tiễn của công tác lập kế hoạch kiểm toánBCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểmtoán AASC
+ Ví dụ: Công ty TNHH ABC chuyên kinh doanh khí đốt
Công ty CP Dược phẩm XYZ
Qua đó làm rõ hơn những vấn đề nghiên cứu trong chuyên đề
Nội dung chuyên đề, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán
và Kiểm toán AASC
Chương 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty AASC.
Chương 3: Một số ý kiển đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty AASC.
Do những hạn chế về thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nên chuyên đềkhông tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý của cácthấy cô để bài viết thêm hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể các anh chị cán
bộ công nhân viên trong Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em trong thờigian vừa qua
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện để
em hoàn thành tốt đợt thực tập Đặc biệt là Thầy GS.TS Ngô Trí Tuệ - người
đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này
Trang 7Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 13 tháng 04 năm 2008
Bùi Mạnh Hùng
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)
1.1 Một vài nét cơ bản về công ty:
- Tên công ty: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN VÀ KIỂM TOÁN.
- Tên tiếng anh:
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTING SERVICE COMPANY.
- Tên viết tắt: AASC
Trang 8- GPĐKKD số 0102031353 Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội cấp ngày02/7/2007.
- Vốn điều lệ: 9.683.000.000 VNĐ
- Tổng Giám đốc: Ông Ngô Đức Đoàn (Chủ tịch HĐTV)
- Các phó Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Thanh Tùng
Ông Bùi Văn Thảo
Ông Nguyễn Quốc Dũng
- VPĐD Quảng Ninh: Cột 2 Đường Nguyễn Văn Cừ - TP.Hạ Long
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
* Giai đoạn 1: Từ 01/ 04/1991 đến tháng 8 năm 1993
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu của Công ty Tronggiai đoạn này, Công ty chưa thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán mà chỉcung cấp dịch vụ kế toán, cụ thể như sau:
- Hướng dẫn các DN áp dụng chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhànước phù hợp với hoạt động của từng loại DN
- Giúp các DN xây dựng và thực hiện các mô hình tổ chức bộ máy kếtoán và tổ chức công tác kế toán
Trang 9- Giúp các DN về nghiệp vụ kế toán như mở sổ, ghi sổ kế toán, lậpbảng cân đối kế toán lập và phân tích báo cáo quyết toán theo quy định củaNhà nước.
- Tiến hành các dịch vụ chỉ dẫn về Pháp lệnh Kế toán và Thống kê: chỉdẫn, giải thích cung cấp các văn bản pháp quy về tổ chức kế toán, các văn bảnhướng dẫn về nghiệp vụ tài chính, kế toán, thống kê… theo yêu cầu của KH
- Thực hiện dịch vụ bồi dưỡng chính sách chế độ nghiệp vụ về tổ chức
kế toán cho các viên chức và các DN, làm thành thạo các nghiệp vụ tổ chức
Kế toán và Kiểm toán (AASC) với tổng số vốn ban đầu gần 300 triệu đồng.Công ty có trụ sở chính tại số 10 Phan Huy Chú Hà Nội, hiện nay thì Công ty
đã chuyển về số 1 Lê Phụng hiểu - Hà Nội
Ngày 24/9/1993 Công ty được trọng tài kinh tế Hà Nội cấp giấy phépkinh doanh số 109157 AASC trở thành một trong những tổ chức hợp phápđầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán
và tư vấn tài chính
Tháng 3/1992, Công ty thành lập thêm chi nhánh thành phố Hồ ChíMinh và đến tháng 3/1995 được phép của Bộ Tài chính, chi nhánh này tách rakhỏi Công ty và thành lập Công ty kiểm toán Sài Gòn (AFC) Cũng trong thời
Trang 10gian đó, nhu cầu kiểm toán càng tăng cao và Công ty đã mở rộng quy môbằng việc thành lập các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 7/2007 đến nay
Sau một thời gian dài hoạt động, đến ngày 02 tháng 7 năm 2007, Công
ty đã chuyển đổi một lần nữa từ DN NN sang Công ty TNHH hai thành viên,theo Giấy phép kinh doanh số 0102031353 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thànhphố Hà Nội cấp Số vốn điều lệ ban đầu là 9.683.000.000 VNĐ Từ giai đoạnnày Công ty đã độc lập và tự chủ về vấn đề tài chính và trong sự quản lý củaNhà nước, tạo điều kiện rất thuận lợi cho một giai đoạn phát triển mới củaCông ty Từ giai đoạn này, Công ty không chỉ chú trọng vào hoạt động kiểmtoán mà còn mở rộng hơn hoạt động kinh doanh sang tư vấn tài chính, kếtoán, thuế… trong đó trọng tâm vẫn là hoạt động kiểm toán
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty AASC.
Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, phươngchâm dịch vụ của AASC luôn đề cao tính độc lập, trung thực khách quan vàbảo mật lên hàng đầu, tuân thủ các quy định của Nhà nước Việt Nam, cácChuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩnmực quốc tế được chấp nhận chung Với quan điểm đặt lợi ích hợp pháp của
KH lên hàng đầu , mục tiêu của hoạt động của AASC là cung cấp các dịch vụchuyên ngành tốt nhất, cung cấp những thông tin có độ tin cậy cao cho côngtác quản lý kinh tế tài chính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh,mang lại hiệu quả cao nhất Cùng với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành,gần gũi với KH, tận tình, thông thạo nghiệp vụ và hiểu biết kinh nghiệm thực
tế ở Việt Nam, AASC nắm rõ các yêu cầu trong quản lý, sản xuất kinh doanh,các khó khăn mà KH sẽ gặp phải và hỗ trợ KH giải quyết tốt các vấn đề đó
Hiện nay, Công ty đang cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ kiểm toán
- Dịch vụ kế toán
Trang 11- Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế
- Dịch vụ xác định giá trị DN và tư vấn cổ phần hoá
- Dịch vụ về đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
- Dịch vụ công nghệ thông tin
Hướng phát triển của AASC trong những năm tới là đa dạng hoá cácloại hình dịch vụ, trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn Ngày càngnâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tương xứng với khu vực và quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp tác và xây dựng các mối quan hệ thành viên với cáchãng kiểm toán quốc tế Thời gian tới khi hội nhập, các công ty kiểm toántrong nước phải chuyển đổi mô hình hoạt động Cũng như các DNNN khác,AASC đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình công tyTNHH từ 2 thành viên trở lên trong năm 2007 này
Bước vào kế hoạch 5 năm 2006-2010, nhiệm vụ của các công ty tàichính kế toán, kiểm toán nói chung cũng như của AASC nói riêng đặt ra rấtnặng nề AASC để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động, chất lượng quản
lý sẵn sàng tiến tới hội nhập các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính,thuế Mục tiêu của AASC trong giai đoạn tới là bám sát chiến lược phát triểnkinh tế xã hội từ 2001-2010, mở rộng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tàichính, kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn quản trị, thẩm định giá,….Đồng thời xây dựng phương án và tiến tới chuyển đổi mô hình công ty vàonăm 2007 Điều quan trọng nữa là chú trọng phát triển KH là các tổ chức tàichính, tiền tệ quốc tế tài trợ cho Việt Nam, các KH theo yêu cầu của thịtrường chứng khoán Mặt khác AASC không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ thông qua tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,ngoại ngữ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho các KTV và cán bộ của công ty,
đi thẳng vào công nghệ hiện đại, vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tập hợpđược đội ngũ chuyên gia giỏi, đồng thời hoàn chỉnh hệ thống biện pháp tổchức thực hiện có tính khả thi cao Đặc biệt là mở rộng quan hệ hợp tác với
Trang 12các công ty kiểm toán và tư vấn nước ngoài thực hiện cung cấp các dịch vụ,các dự án, các chương trình lớn về kinh tế - xã hội, từng bước tiếp thu côngnghệ và quốc tế hoá đội ngũ nhân viên Đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vậtchất làm việc, trang bị phương tiện làm việc, nâng cấp trang thiết bị thông tin,thiết bị văn phòng phục vụ điều kiện làm việc tốt nhất cho các KTV, nhânviên và chuyên gia của AASC.
1.4 Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây.
Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tư vấn Tàichính Kế toán và Kiểm toán đã trải qua không ít khó khăn thử thách nhưngcũng gặt hái được rất nhiều thành công nhờ sự nỗ lực của DN và sự quan tâmcủa cán bộ ngành
Ngày đầu thành lập, công ty mới chỉ có 8 người, trong đó có 5 KTV,tổng số vốn ban đầu là 200 triệu đồng Lĩnh vực hoạt động chính lúc đó củacông ty là cung cấp dịch vụ kế toán cho các DN thuộc các thành phần kinh tế.Đến năm 1993, theo Quyết định số 639 TC/TCCB của Bộ Tài Chính dịch vụkiểm toán đã được bổ sung vào hoạt động của công ty và hiện nay dịch vụkiểm toán là một trong những hoạt động chính, chiếm tỷ trọng trong tổngdoanh thu toàn công ty Trải qua hơn 15 năm hoạt động, đội ngũ nhân viêncủa AASC đã từng lên tới 300 cán bộ, KTV trong đó có 118 KTV được cấpchứng chỉ KTV cấp Nhà nước, 4 thẩm định viên về giá Sau thời gian chuyểnđổi Công ty vào năm 2007, lực lượng cán bộ nhân viên của Công ty đã thayđổi đi nhiều, nhưng vẫn đảm bảo một nền tảng vững chắc cho sự phát triểntrong tương lai tới đối với Công ty Quan điểm vì lợi ích cao nhất của KH,mục tiêu xuyên suốt của công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và cácthông tin đáng tin cậy nhằm giúp KH ra quyết định quản lý, kinh tế và tàichính có hiệu quả
Cùng với tiến trình phát triển của nền kinh tế nước nhà, Công ty Dịch
vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán cũng ngày càng lớn mạnh, hoà
Trang 13nhịp và phát triển Một công ty lớn và có những bước tiến vững chắc, trởthành một Công ty Kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam Hiện tại AASC là Công
ty Kiểm toán được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là tổ chứckiểm toán độc lập được phép tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành vàkinh doanh chứng khoán; được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận là
tổ chức kiểm toán độc lập được phép kiểm toán các tổ chức tín dụng trongnước Đặc biệt AASC là một trong những công ty đầu tiên được Bộ Tài Chínhchấp thuận và đưa vào danh sách các công ty có đủ khả năng thực hiện dịch
vụ xác định giá trị DN và tư vấn cổ phần hoá Đây là dịch vụ khá mới mẻthực hiện theo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyểnđổi hình thức sở hữu các DNNN sang công ty cổ phần Với các dự án tài trợbởi các tổ chức quốc tê như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàngPhát triển Châu Á (Asia Development Bank) và các tổ chức khác AASC làmột trong bốn Công ty kiểm toán Việt Nam cùng với bốn Công ty Kiểm toánQuốc tê hoạt động tại Việt Nam được phép kiểm toán các dự án đó Ngoài raAASC còn vinh dự là một Công ty Kiểm toán nằm trong danh sách chọn lọcđược tham gia dự thầu hầu hết các Dự án tài trợ bởi nguồn vốn của các tổchức Chính phủ và phi Chính phủ Năng lực và tính chuyên nghiệp trong 15năm hiện diện của AASC còn được thừa nhận tại các DN, các tổ chức kinh tế
xã hội hoạt động tại Việt Nam như các Tổng Công ty 90, 91 và các DN cóvốn đầu tư nước ngoài và các doanh ghiệp thuộc thành phần kinh tế khác
Nhằm không ngừng phát triển hoạt động của Công ty trong thời gianqua, AASC đã rất chú trọng trong quan hệ hợp tác và phát triển lĩnh vựcchuyên ngành với các tổ chức kiểm toán trong và ngoài nước AASC có mốiquan hệ chặt chẽ với các Bộ ngành, các Vụ Viện, các cơ quan nghiên cứu vàcác trường đại học trong cả nước nhằm mục đích tăng cường nâng cao hiệuquả công tác chuyên môn của mình Đặc biệt AASC còn có mối quan hệ chặtchẽ với các hãng kiểm toán quốc tế như E&Y, KPMG, PWC, vv, thông qua
Trang 14mối quan hệ hợp tác này giúp cho AASC tiếp cận được với kiến thức quốc tế
và trao đổi phổ biến được các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tại Việt Namvới các hãng kiểm toán quốc tế AASC chính thức trở thành Hội viên HộiKTV hành nghề Việt nam (VACPA) tháng 04/2005, trở thành thành viên của
tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế INPACT vào tháng 07/2005 và tháng11/2005, AASC đã liên danh kiểm toán với Hãng tư vấn Anh Bannock vàVăn phòng kiểm toán Nhà nước Vương quốc Anh thực hiện dự án hỗ trợ,nâng cao năng lực cho kiểm toán Nhà nước Việt Nam để hội nhập kiểm toán,
kế toán với các nước trong khu vực, các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu(EU)
Sự am hiểu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, kếtoán, kiểm toán, thuế giúp AASC phục vụ với chất lượng tốt nhất bất kỳ dịch
vụ chuyên ngành nào mà KH yêu cầu
Do những thành tích và đóng góp của AASC đối với Ngành Tài chính,
Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, ngày 15/8/2001 Chủ tịch nước đã có Quyếtđịnh số 586 KT/CT tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba cho AASC,ngày 9/7/2005 có Quyết định số 737/2005/QĐ/CTN tặng thưởng Huânchương Lao động Hạng Nhì cho AASC và Huân chương lao động Hạng bacho Giám đốc AASC Ngày 27/7/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyếtđịnh số 922/QĐ/TTg tặng thưởng Cờ thi đua và Bằng khen cho nhiều tập thể
và cá nhân Ngày 25/8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số860/QĐ/TTg về việc phong tặng chiến sĩ thi đua toàn quốc cho một đồng chíPhó Giám đốc AASC và ngày 5/7/2005 ký Quyết định số 236/QĐ/TTg vềviệc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai tập thể phòng và một
số cá nhân của công ty AASC là DN đầu tiên của Việt Nam hoạt động trênlĩnh vực tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán độc lập vinh dự được hai lầnChủ tịch nước tặng phần thưởng cao quý Huân chương Lao động Hạng Nhì
Trang 15và Hạng Ba Ban Giám đốc công ty cũng vinh dự được Nhà nước tặng thưởngHuân chương Lao động và danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
1.5 Quy trình kiểm toán.
* Khảo sát, đánh giá KH tiềm năng:
KTV tiến hành thu thập các thông tin sơ bộ về KH (loại hình DN, lĩnhvực hoạt động, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý,thực tế hoạt động…)
Đánh giá khả năng chấp nhận KH
- Mẫu giấy làm việc về khảo sát và đánh giá KH tiềm năng
- Bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của Công ty kiểm toán Bảng câuhỏi này được lập bởi những KTV có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm làmviệc lâu năm, được lập riêng cho từnh loại hình KH cụ thể
- Yêu cầu về các thông tin, tài liệu cần cung cấp để đưa ra đề xuất kiểmtoán và ước tính phí dịch vụ Tùy theo mức độ đáp ứng của KH trưởng nhómkiểm toán có thể có một vài thay đổi trong chương trình kiểm toán và đặc biệtkhi đưa ra các kết luận kiểm toán
* Thoả thuận cung cấp dịch vụ.
Khi có thông tin về việc cung cấp dịch vụ cho KH, Công ty thực hiệncung cấp bản chào hàng của Công ty cho KH Bản chào hàng giới thiệu qua
về Công ty, nghành nghề kinh doanh, sơ lược về hoạt động của Công ty trongthời gian hoạt động đến thời điểm chào hàng và đặc biệt là nội dung kiểmtoán và phí dịch vụ kiểm toán cùng với hồ sơ pháp lý
Sau khi quyết định chấp nhận KH, Công ty cùng với KH thực hiện kýkết Hợp đồng kiểm toán
- Mẫu bảng kê các tài liệu quan trọng cần chuẩn bị cho cuộc kiểm toán.Công ty sẽ đưa ra bảng kê các tài liệu yêu cầu bên KH cung cấp để thuận tiệntrong quá trình làm việc, gồm các tài liệu về kế toán và các tài liệu khác cóliên quan đến hoạt động tài chính
Trang 16* Lập kế hoạch kiểm toán:
- Lập kế hoạch chiến lược: KTV tìm hiểu thông tin sơ bộ về KH quathông tin đại chúng, qua các hồ sơ kiểm toán, qua các KTV tiền nhiệm…Trong bước này KTV thực hiện các công việc sau:
+ Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán: Việc đánh giá hệthống KSNB để xác minh tính hiện hữu của hệ thống KSNB và làm cơ sởcho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư vànghiệp vụ của KH Được thực hiện qua các bước sau: Thu thập hiểu biết về
hệ thống KSNB của KH; Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát; Thực hiệncác thử nghiệm kiểm soát và lập bảng đánh giá hệ thống KSNB
Câu hỏi đánh giá hệ thống kế toán, thuế, chính sách kế toán áp dụng,chu trình…
+ Lập thảo luận và ký kế hợp đồng kiểm toán: sau khi chấp nhận KH,hai bên tiến hành thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán
+ Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Đội ngũ nhân viên kiểm toánđược lựa chọn là những nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và trình độchuyên môn cao
- Kế hoạch tổng thể (chi tiết thêm phần khoanh vùng rủi ro, chỉ dẫn cụthể cho công tác kế toán) Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thểđược chia làm các bước nhỏ sau:
+ Thu thập thông tin cơ sở của KH: Gồm các thông tin về bộ máy quản
lý, ngành nghề và hoạt động kinh doanh, quy trình kế toán…
+ Các thủ tục phân tích đánh giá trọng yếu và rủi ro: KTV phân tích sơ
bộ về trọng yếu và rủi ro kiểm toán Đánh giá và khoanh vùng trọng yếu vàrủi ro đối với từng phần hành, khoản mục để chuẩn bị cho chương trình kiểmtoán
- Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, KTV xâydựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng phần hành kiểm toán Trong quá
Trang 17trình thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ phải tuân theo quy trình kiểm toán vàchỉ được thay đổi trong các trường hợp đặc biệt.
- Xác định và phân bổ mục trọng yếu: Việc xác định trọng yếu của Công ty dựa trên hai mặt là quy mô và tính hệ trọng của thông tin tài chính.Sau khi xác định được mục trọng yếu các KTV thực hiện phân bổ trọng yếucho từng khoản mục làm căn cứ để thực hiện kiểm toán
* Thực hiện kiểm toán:
- Mẫu giấy làm việc kiểm tra thực hiện các thủ tục kiểm soát
- Khoanh vùng rủi ro: Rủi ro kiểm toán là khả năng mà KTV đưa ra ýkiến không xác đáng về đối tượng được kiểm toán, và rủi ro kiểm toán là điềukhông thể tránh khỏi trong bất cứ cuộc kiểm toán nào Khi bắt đầu thực hiệnkiểm toán, KTV cần thực hiện khoanh vùng rủi ro kiểm toán nhằm hạn chế vàkiểm soát mức rủi ro có thể xảy ra trong một mức độ cho phép Việc khoanhvùng rủi ro đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm và trình độ của KTV, điều nàycũng cần căn cứ nhiều vào hệ thống KSNB của Công ty KH, quy trình kế toán
và đặc điểm ngành nghề kinh doanh
- Thực hiện chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán gồm haibước là quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết, với nguồn dữ liệu lấy từ KH.Thông thường đối với bất kỳ một khoản mục nào, KTV cũng cần thực hiệnxem xét qua hệ thống KSNB, kiểm tra số liệu tổng hợp, thực hiên thủ tụcphân tích soát xét, và cuối cùng là đi đến kiểm tra chi tiết trên chứng từ kếtoán
- Quy trình phân tích
Thực hiện phân tích biến động của các chỉ tiêu kế toán, xem xét cácbiến động bất thường từ đó tiến hành kiểm tra các khoản mục nghi ngờ saiphạm
Trang 18Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở trình độ và sựphán đoán, kinh nghiệm của KTV Thông thường trong thủ tục phân tích đòihỏi những giai đoạn như sau:
+ Phát triển mô hình: Kết hợp với các biến tài chính và hoạt động Khiphát triển mô hình cần xác định các biến tài chính và hoạt động và nghiên cứutrong mối quan hệ của chúng Khi kết hợp được những biến độc lập có liênquan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và kết quả dự đoán sẽ chính xáchơn Và nếu mô hình và dự đoán đơn giản hóa quá nhiều cũng đồng nghĩa vớiđơn giản hóa các phép so sánh và mức hạn của bằng chứng kiểm toán
+ Xem xét các chỉ tiêu kế toán cần phân tích xem mức độ độc lập và tincậy để đảm bảo mục tiêu phân tích: Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tàichính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tínhchính xác của dự đoán và tới bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích
+ Nguồn của dữ liệu: Những dữ liệu nào có nguồn gốc từ bên ngoài sẽ
có độ tin cậy cao hơn những dữ liệu có nguồn gốc bên trong DN Các dữ liệu
từ bên trong DN chỉ có độ tin cậy cao hơn nếu chúng độc lập với người chịutrách nhiệm cho giá trị được kiểm toán Những dữ liệu đã được kiểm toán có
độ tin cậy cao hơn dữ liệu chưa được kiểm toán…
+ Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu trước đó.Đây là nội dung khá quan trọng trong cuộc kiểm toán, việc kế thừa và pháttriển dựa trên các thủ tục kiểm toán trước đó sẽ làm giảm chi phí kiểm toán vàtăng chất lượng cuộc kiểm toán lên nhiều
- Kiểm tra chi tiết: là việc áp dụng trắc nghiệm tin cậy và trắc nghiệmtrực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục (nghiệp vụ) tạo nên số dư trênkhoản mục, thực hiện kiểm tra chi tiết trên các TK, chứng từ kế toán và tàiliệu khác có liên quan KTV phải xem xét từ số tổng hợp, theo dõi các nghiệp
vụ bất thường, phát sinh lớn, hay không bình thường, và dựa trên phươngpháp chọn mẫu phù hợp để từ đó đi đến kiểm tra trên chứng từ
Trang 19- Mẫu các bảng biểu, chỉ tiêu phân tích: KTV áp dụng các mẫu bảngbiểu để kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính kế toán Bao gồm: sơ đồbiến động của các chỉ tiêu cần phân tích trong kỳ phân tích; Sơ đồ biến độngcủa chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích với nhau…
* Kết thúc kiểm toán:
- Các kết luận kiểm toán đưa ra chịu sự soát xét của ba cấp quản lý gồmtrưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng và cuối cùng là của Ban Giám đốc.Mục đích của các cấp soát xét là đảm bảo Báo cáo kiểm toán đưa ra không bịsai lệch, trình bày đúng với thực trạng của Công ty được kiểm toán
- Ý kiến kiểm toán: được nêu ra sau khi cuộc kiểm toán kết thúc Cóthể là ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ýkiến, tùy thuộc vào bằng chứng kiểm toán thu được
- Báo cáo kiểm toán và BCTC cùng các chỉ dẫn: Báo cáo kiểm toánđược lập sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, trong đó nêu ra kết luận của cuộckiểm toán, những sai phạm và tồn tại của KH, ý kiến của KTV BCTC trướckhi kiểm toán và BCTC đã sửa đổi sau khi được kiểm toán
Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm toán tại Công ty AASC
Trang 20* Hệ thống kiểm soát chất lượng trong Công ty
Sơ đồ 1.2 Hệ thống kiểm soát chất lượng
Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.
Khảo sát và đánh giá KH
Ký kết hợp đồng dịch vụ
Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kếchương
trình kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Hoàn tất công việc kiểm toán, phát hành Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý (nếu có)
Trang 21Trước khi tiến hành kiểm toán, các KTV sẽ được thông báo lịch kiểmtoán, danh sách nhóm kiểm toán, nhóm trưởng nhóm kiểm toán tại các KH cụthể
Các KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin về KH mình sắp kiểm toán như:
Thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp đồng… nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụng các kỹ thuật
để thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là thông tin về hệthống KSNB của KH
Các giấy tờ làm việc của KTV được nhóm trưởng soát xét nhằm đảmbảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông tin thu được là đầy đủ côngviệc tiến hành đúng chuẩn mực, đúng quy trình kiểm toán
Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Sau khi khảo sát về đơn vị KH, một kế hoạch kiểm toán sẽ được thiếtlập trong đó nêu rõ mục tiêu, nội dung, trọng yếu kiểm toán Căn cứ vào kếhoạch kiểm toán, trình độ năng lực và thế mạnh của từng KTV, trợ lý kiểmtoán, nhóm trưởng sẽ tiến hành phân công công việc cụ thể: Nhóm trưởng phổbiến cho từng người nắm rõ những nội dung, phần hành kiểm toán được phâncông, các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ýtrong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán
Trong giai đoạn này nhóm trưởng giám sát rất chặt chẽ tiến độ thực hiệncông việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán KTV đã áp dụng,cách ghi chép giấy làm việc của KTV cũng như việc tuân thủ chuẩn mực đạođức, nghề nghiệp Ngoài ra, nhóm trưởng cũng có thể hỗ trợ các KTV trongviệc đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và tham gia thảo luận vớiKTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới quyết định chính xác
Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Liên quan đến Công việc lập báo cáo kiểm toán, nhóm trưởng sẽ thựchiện xem xét các tổng hợp công việc của các KTV để đảm bảo sự chính xác,
Trang 22đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các Biên bản kiểm toán,đồng thời nhóm trưởng cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, cácnhận xét đánh giá của các KTV khác tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảotính chính xác của các kết quả đó Một lần nữa các giấy tờ của KTV được soátxét bởi ban lãnh đạo phòng trước khi trình lên Ban Giám đốc Sau đó BanGiám đốc xem xét tính hợp lý của kết quả kiểm toán và Công ty sẽ phát hànhBáo cáo kiểm toán.
Có thể nói, hoạt động kiểm soát ở tất cả các cấp và tất cả các giai đoạncủa quy trình kiểm toán đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kiểm toán, góp phầnnâng cao chất lượng của từng cuộc kiểm toán Hoạt động này được phản ánh vào
hồ sơ chất lượng kiểm toán thông qua "Phiếu soát xét hồ sơ và Báo cáo kiểmtoán"
Trang 23PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC
2.1 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AASC
2.1.1 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AASC
Căn cứ trên chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực Kiêm toánquốc tế, Công ty AASC đã xây dựng nên một quy trình kiểm toán BCTCriêng Nhưng nhìn chung, quy trình chung của kiểm toán BCTC tại AASCvẫn bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo
Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán
Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn của quy trình kiểm toán BCTC tại AASC
Công tác lập kế hoạch kiểm toán được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạnchuẩn bị trước kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và lập kế hoạchkiểm toán cụ thể
Trang 242.1.2 Vai trò của công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại AASC.
Đây là giai đoạn đầu tiên, hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán
mà các KTV cần thực hiện Từ đó, tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như cácđiều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán Công tác Lập kế hoạch thườngquyết định tới chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán Bởi vì:
Kế hoạch kiểm toán tốt sẽ giúp KTV thu thập được các bằng chứngkiểm toán đầy đủ và có giá trị Với những bằng chứng đó, KTV sẽ đưa ra các
ý kiến xác đáng về BCTC, từ đó giúp KTV hạn chế những sai sót, tránh đượctrách nhiệm pháp lý và nâng cao uy tín nghề nghiệp với KH
Thứ hai, lập kế hoạch kiểm toán tốt giúp các KTV phối hợp hiệu quảvới nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như: kiểmtoán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài… Qua sự phối hợp hiệu quả đó,chương trình kiểm toán sẽ được KTV tiến hành theo đúng kế hoạch đã lập Từ
đó, giảm thiểu chi phí tới mức hợp lý, tăng cường sức mạnh cạnh tranh chocông ty AASC và giữ vững uy tín với KH trong mối quan hệ làm ăn lâu dài
Thứ ba, Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ dể công ty kiểm toántránh xảy ra những bất đồng với KH Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập,KTV thống nhất với KH về nội dung công việc đã thực hiện, thời gian tiếnhành kiểm toán cũng như trách nhiệm mỗi bên Điều này tránh xảy ra hiểulầm đáng tiếc giữa hai bên
Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểmsoát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó thắt chặt hơnmối quan hệ giữa AASC và KH
Hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độclập nói riêng ở Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện, hành lang pháp lýcho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ Do đó, nội dung, quy trình cũng nhưphương pháp vận dụng trong các cuộc kiểm toán vẫn còn những thiếu sót;
Trang 25Nguồn tài liệu về kiểm toán thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế vềmặt chất lượng Chính vì vậy, công tác lập kế hoạch kiểm toán cần được coitrọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả chất lượng cuộc kiểm toán
Thực tiễn tại AASC cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ vàchu đáo là những nhân tố hàng đầu dẫn đên sự thành công của cuộc kiểm toáncũng như dẫn đến sự thành công của Công ty
2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC.
Hiện nay, AASC đã xây dựng việc lập kế hoạch kiểm toán theo mộtquy trình chung Tuy nhiên, với sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo kế hoạchkiểm toán BCTC, AASC xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với từng mảng KH
ký lần thứ 6) do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Năm nay lànăm đầu tiên công ty ABC ký hợp đồng kiểm toán BCTC với công ty AASC
Thứ hai là Công ty Cổ phần XYZ Công ty thành lập theo Quyết định
số 8103/QĐ-UB ngày 27/11/2002 của chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội vềviệc chuyển DNNN xí nghiệp Dược phẩm XYZ thành Công ty Cổ phần Dượcphẩm XYZ Giấy đăng ký kinh doanh số 0103001695 (Đăng ký thay đổi lần 3ngày 04/10/2006) Đây là KH của Công ty AASC từ những năm trước
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
2.2.1.1 Gửi thư chào hàng
Hàng năm, bộ phận chăm sóc KH của công ty soạn thảo thư mời kiểmtoán gửi đến các KH thường xuyên và các KH tiềm năng Trong đó, các thông
Trang 26tin về AASC, các dịch vụ AASC cung cấp, quyền lợi và trách nhiệm của KH
sử dụng các dịch vụ đó Nội dung Thư chào hàng bao gồm:
Thư ngỏ của Ban Giám đốc
Giới thiệu về công ty
KH của công ty AASC
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng
2.2.1.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là những rủi ro ảnh hưởng bất lợi tới KTV hay ảnhhưởng xấu đến uy tín của công ty khi chấp nhận một KH mới hay tiếp tục một
KH cũ Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng đều có rủi ro, do vậy các KTVcần phải đánh giá rủi ro một cách thận trong khi chấp nhận KH Việc đánh giánày chủ yếu mang tính xét đoán nghề nghiệp Do vậy, Ban Giám đốc sẽ cửmột thành viên của Ban Giám đốc (Phó Giám đốc) là người có trình độchuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểmtoán và xem xét khả năng chấp nhận KH
Dựa trên cơ sở thông tin chung như: lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổchức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban
Giám đốc Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tổng quát (Bảng số 7), KTV tiến hành
chấm điểm và tiến hành xếp loại KH theo 3 cấp độ như sau:
KH có mức độ rủi ro ở mức thông thường (tương ứng với số điểm
<50) Đặc điểm của KH này là:
Trang 27- Hoạt động của DN qua các năm đứng vững và có chiến lược cũngnhư khả năng phát triển dài hạn.
- DN có hệ thống tài chính và hệ thống KSNB hiệu quả
- Chính sách kế toán và nhân sự ít có sự thay đổi
- BCTC luôn được tuân thủ về nguyên tắc và thời gian
- Bộ phận quản lý của DN có năng lực chuyên môn, chính trực, có sựhiểu biết về tình hình kinh doanh và hợp nhất trong các quyết định của BanGiám đốc
KH có rủi ro ở mức độ kiểm soát được (tương ứng với số điểmnhỏ hơn 380 và lớn hơn 50) Tuy nhiên, việc đánh giá về KH phụ thuộc rấtnhiều vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự xét đoán tổng thể vàkinh nghiệm của KTV
Nếu KH được đánh giá ở trong hai mức rủi ro trên thì Công ty chấpnhận KH này
KH có rủi ro ở mức cao (tương ứng với số điểm >380): Đây lànhững KH có khả năng gây ra tổn thất cho hãng kiểm toán hoặc làm mất uytín của hãng kiểm toán
Đối với hai công ty đang xem xét:
Công ty ABC chuyên kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.Ngoài ra, Công ty còn mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình như làm đại lý
ký gửi, mua bán và vận chuyển hàng hoá, đại lý rượu bia, giải khát, sản xuấtlắp ráp đồ gia dụng
Hiện nay, Công ty đã có được uy tín trên thị trường và do đó thị trườngcủa công ty ngày càng được mở rộng Công ty có 3 chi nhánh ở Hà Nội, cácchi nhánh ở Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh
Vốn điều lệ của Công ty là 30 tỷ đồng
Trang 28Lực lượng lao động lớn: khoảng trên 200 nhân viên chưa kể thuê ngoài.Trong những năm qua, Công ty ABC không ngừng phát triển, doanhthu tăng qua các năm, thương hiệu công ty được khẳng định Tuy nhiênnhững năm trước Công ty chưa thực hiện kiểm toán BCTC.
Qua việc xem xét BCTC của công ty A cùng với những kỹ năng, tìmhiểu nghành nghề kinh doanh, quan sát công ty, phỏng vấn trực tiếp BanGiám đốc Công ty ABC để xem xét tính liêm chính của Ban Giám đốc đồngthời nhận diện lý do kiểm toán của công ty AASC, Chủ nhiệm kiểm toán nhậnđịnh:
- Công ty TNHH ABC hoạt động có lãi và đang có sự phát triển bềnvững, mở rộng về mặt hàng và thị trường kinh doanh
- Ban giám đốc có năng lực chuyên môn, có sự nắm rõ về tình hình tàichính và lĩnh vực kinh doanh của công ty
Như vậy, qua xem xét tông thể cho thấy rằng không có yếu tố nào ảnhhưởng đến tính liên tục hoạt động của Công ty tính đến thời điểm kiểm toán
Với nhận định trên, cùng với sự phân tích, Chủ nhiệm kiểm toán hoànthành bảng câu hỏi được xây dựng sẵn để đưa ra kết quả đánh giá rủi ro tổngquát Chủ nhiệm kiểm toán phải xét được tầm quan trọng của các vấn đề ảnhhưởng tới BCTC Rủi ro cao nhất ứng với số điểm là 380 và thấp nhất là 0 Sốđiểm của từng câu trả lời tương ứng với tầm quan trọng của các thông tinđược đưa ra
Đối với công ty Cổ phần XYZ: là một DNNN chuyển đổi thành công ty
cổ phần theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội
Nhà nước sở hữu khoảng 30% vốn, còn lại là vốn cổ đông khác
Hiện nay, Công ty đã được mở rộng với khoảng 500 lao động và bộphận quản lý được tổ chức gọn nhẹ theo hướng chuyên môn hoá
Trang 29Công ty có các đại lý và cửa hàng trên cả nước với ngành nghề chính làsản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, phục vụ sức khoẻ cho conngười Ngoài ra, Công ty còn sản xuất mỹ phẩm, dược liệu, tinh dầu, nhậpkhuẩ nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
Những năm trước, Công ty đã từng là KH của AASC Do đó, việc tìmhiểu tương đối nhanh hơn thông qua hồ sơ chung được lập và liên hệ vớiKTV tiền nhiệm Kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán tổng quát của Công tyXYZ được lưu trong hồ sơ chung cùng những cập nhật mới Bảng kết quả tómlược về đánh giá rủi ro kiểm toán của hai công ty như sau:
Bảng 2.1 Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Người thực hiện
1 Lĩnh vực hoạt động
kinh doanh Kinh doanh Gas, khí đốt
SXKD thuốc, cho thuê kho bãi, nhà xưởng
2 Tình hình sở hữu Công ty TNHH Công ty Cổ phần (30%
vốn Nhà nước)
3 Chính sách kế toán
của công ty
Thống nhất theo quy định của Bộ tài chính vàtuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
Thống nhất theo quy định của Bộ tài chính vàtuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
4 Cơ cấu quản lý Được tổ chức tốt Được tổ chức tốt
Trang 30và khả năng tăng trưởng
8 Quan hệ của công ty
9 Khả năng công ty báo
cáo sai các kết quả tài
11 Mức độ chủ quan
12 Năng lực của Ban
Giám đốc điều hành và
Giám đốc tài chính
Tương đối phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty
Chưa phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty
- Công ty TNHH ABC thuộc nhóm KH có rủi ro ở mức thông thường
- Công ty CP XYZ vào nhóm KH có mức rủi ro có thể kiếm soát được
Do đó Chủ nhiệm kiểm toán chấp nhận kiểm toán cho cả hai KH
2.2.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán
Mặc dù Công ty có sự phân chia các phòng ban, tuy nhiên các phòngnghiệp vụ chỉ có tính chất tương đối Các phòng kiểm toán đều có thể tiếnhành kiểm toán các KH thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau
Tuỳ vào quy mô, loại hình và tính chất phức tạp của KH, Công ty lựachọn số lượng KTV tham gia cuộc kiểm toán đó Nhóm kiểm toán thường từ
Trang 313 đến 5 người, một Trưởng nhóm kiểm toán (thường là KTV cao cấp hoặcPhó phòng) là người có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm,các KTV và trợ lý kiểm toán Các KTV được lưa chọn phải có kiến thức vàkinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của KH.
Đối với Công ty cổ phần XYZ là KH thường niên nên nhóm kiểm toánđược lựa chọn thường là nhóm đã thực hiện kiểm toán năm trước, tạo điềukiện cho công việc kiểm toán được tiến hành nhanh chóng và tiết kiệm về thờigian và chi phí
Còn đối với công ty TNHH ABC, các KTV có nhiều năm kinh nghiệmkiểm toán trong lĩnh vực kinh doanh của công ty hoặc những ngành nghềtương tự sẽ được lựa chọn
2.2.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán
Sau khi chấp nhận kiểm toán và lựa chọn được nhóm kiểm toán thíchhợp, Ban Giám đốc tiến hành thảo luận trực tiếp với KH về các điều khoản cótrong hợp đồng kiểm toán Sau khi hai bên thống nhất, AASC soạn thảo hợpđồng theo mẫu hợp đồng kiểm toán của công ty AASC (Phụ lục)
Tiếp đó, Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch về nhân sự vàthời gian tiến hành kiểm toán và thông báo cho nhóm kiểm toán và KH
2.2.2 Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán cụ thể
Nhằm mục đích tuân thủ đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam,nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, tăng sức cạnh tranh, AASC quyđịnh các phòng ban phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soátchất lượng trước khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC Qua đó lấy ý kiếntham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng Bước công việc này yêucầu KTV phải có kinh nghiệm, chuyên môn, đã trực tiếp tham gia cuộc kiểmtoán trong lĩnh vực kinh doanh tương ứng
Theo quy định chung của AASC, lập kế hoạch kiểm toán gồm 6 bước sau:
Thu thập thông tin về KH
Trang 32Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH
2.2.2.1 Thu thập thông tin KH
Đây là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thựchiện kiểm toán sau này Dựa vào các thông tin thu thập được, KTV lập ra một
kế hoạch kiểm toán, xác định những nội dung cần kiểm toán Tài liệu thu thậpbao gồm:
Các thông tin chung: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, bộ máy tổchức, Ban Giám đốc, quá trình kinh doanh, đối tác thường xuyên
Các tài liệu pháp lý bao gồm: điều lệ công ty, giấy phép thành lập,giấy phép đăng ký hợp đồng liên doanh, bố cáo thành lập DN, biên bản họpHội đồng quản trị, ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, biên bản họp Đại hội cổđông, sự thay đổi ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ,…
Các tài liệu về thuế: các quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm trathuế, các văn bản có yếu tố có liên quan đến việc tính thuế và đặc thù của DN
Các tài liệu nhân sự: hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và
sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản kiểm tra nhân sự
Các tài liệu kế toán: báo cáo kiểm toán (nếu có), BCTC, thư quản lý,chế độ và nguyên tắc kế toán mà DN áp dụng
Trang 33Các tài liệu về hợp đồng: hợp đồng kiểm toán, hợp đồng bảo hiểm,hợp đồng tín dụng
KTV có thể trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc công ty KH, quan sátthực tế, gửi thư yêu cầu, cung cấp tài liệu, xem xét các tài liệu do KH cungcấp để thu thập các thông tin cần thiết
Đối với KH thường niên như công ty XYZ, các thông tin đã có trong
Hồ sơ kiểm toán chung Tuy nhiên, KTV vẫn phải cập nhật thêm những thôngtin mới và những thay đổi (nếu có) từ KH Sự thay đổi có thể là về ngànhnghề kinh doanh, chế độ kế toán, ban quản lý hoặc chính sách nhân sự
Còn đối với công ty ABC, KTV sử dụng các kỹ thuật trong việc thuthập thông tin như: phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu những tài liệu được cungcấp Do công ty ABC những năm trước chưa thực hiện kiểm toán nên khôngthể thu thập qua báo cáo năm trước cũng như liên hệ với KTV tiền nhiệm
Sau khi đã thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết, KTV thảo luận về
kế hoạch kiểm toán tổng quát
2.2.2.2 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH
Việc tìm hiểu rõ hoạt động kinh doanh giúp KTV lập kế hoạch và thựchiện công việc kiểm toán có hiệu quả, đưa ra xét đoán có tính chuyên môn
Với KH mới như công ty ABC, KTV sẽ tiến hành trao đổi với KH,quan sát thực tế, báo cáo quản trị nội bộ, xem xét tài liệu và thu thập cácthông tin từ bên ngoài Từ đó hình thành nên Hồ sơ kiểm toán, làm tài liệucho kiểm toán các năm sau (nếu trở thành KH thường niên)
Bảng 2.2 Tóm tắt đặc điểm của công ty Cổ phần XYZ
TÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
- Tên DN: Công ty Cổ phần Dược phẩm XYZ
- Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần
Trang 34- Thành lập theo quyết định số 8103/QĐUB ngày 27/11/2002 của Chủtịch UBND Thành phố Hà Nội về việc chuyển DNNN Xí nghiệp Dược phẩmXYZ thành Công ty Cổ phần Dược phẩm XYZ
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòngbệnh, phục vụ sức khoẻ cho con người
- Lĩnh vực kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh phục vụ sức khoẻcho con người
Sản xuất mỹ phẩm
Sản xuất dược liệu, tinh dầu, dược phẩm
Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốcthực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103001695 (đăng ký thay đổi lần
3 ngày 04/10/2006)
- Vốn điều lệ của công ty là: 13,9 tỷ đồng Trong đó vốn nhà nước là3,16 tỷ đồng, vốn các cổ đông 10,7 tỷ đồng
- Trụ sở chính: 170 Phố X - Ba Đình- Hà Nội
- Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc: Bà Phạm Thị X
Phó Giám đốc: Ông Trần Hoàng Y
Đối với KH thường niên như công ty XYZ, KTV đánh giá các thông tin
có trong Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm trước Từ đó, pháthiện các thay đổi phát sinh sau lần kiểm toán trước và lập bản tóm tắt về đặcđiểm của KH
Bảng 2.3 Tóm tắt đặc điểm của công ty TNHH ABC
(được thu thập từ hồ sơ chung)
Trang 35TÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
- Tên DN: Công ty TNHH ABC
- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH
- Ngành nghề kinh doanh:
Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (máy móc, thiết bị ngànhxây dựng, giao thông, hàng điện tử, điện lạnh, phương tiện vận tải…)
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá
Đại lý rượu bia, nước giải khát
Kinh doanh gas và các sản phẩm liên quan đến gas
Vận tải hàng hoá
Chiết nạp khí đốt hoá lỏng
Sản xuất, lắp ráp đồ gia dụng
Sản xuất buôn bán trang thiết bị viễn thông
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất, dịch vụ
- Giấy đăng ký kinh doanh số 0102001223 (đăng ký thay đổi lần 6ngày 20/01/2004) do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
- Vốn điều lệ của công ty là: 30 tỷ đồng
- Trụ sở chính: 300 phố X- Hai Bà Trưng- Hà Nội
- Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc: Ông Trần Văn A
Phó Giám đốc: Bà Nguyễn Thị B
2.2.2.3 Tìm hiểu hệ thống KSNB của KH
Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB là một bước quan trọngtrong giai đoạn lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán Qua đó, KTV quyết địnhnên tăng cường hay giảm thiểu số lượng công việc cần thực hiện Tại AASC,xem xét, đánh giá hệ thống KSNB trên các khía cạnh sau:
Đánh giá về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề nhân sự,
hệ thống thông tin quản lý và các thủ tục, chính sách…
Trang 36Phát hiện các rủi ro trong từng khoản, từng công việc nhằm xác địnhcác thủ tục kiểm toán thích hợp để loại bỏ hoặc hạn chế các rủi ro đó
Kỹ thuật thường được AASC sử dụng là quan sát, phỏng vấn, kiểmtra tài liệu và được tiến hành qua các bước:
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu hệ thống kế toán và chính sách kế toán
Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
Cụ thể:
Tìm hiểu môi trường kiểm soát:
Môi trường kiểm soát của KH được xem xét qua:
- Phong cách điều hành của ban lãnh đạo
- Quy trình kiểm soát có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Qua đó, KTV đánh giá tổng quát về thái độ, nhận thức và hoạt độngcủa ban lãnh đạo KH và khẳng định tính hợp lý, độ tin cậy của hệ thốngKSNB
Đối với KH mới, các KTV tiến hành tìm hiểu thông tin về KH và “tích”
vào câu trả lời câu hỏi trong “Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB” do
AASC cung cấp
Ví dụ: Đối với khoản mục tiền, ta có thể lập Bảng câu hỏi đánh giá hệthống kiếm soát nội bộ như sau:
Bảng 2.4 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB của khoản mục tiền
áp dụng
Ghi chúCông việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt
có do một người đảm nhận không?
Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối
Trang 37chiếu với thủ quỹ không?
Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được
thực hiện thường xuyên không?
Các khoản thu tiền về có được gửi
ngay vào Ngân hàng không?
Việc đối chiếu với Ngân hàng có được
thực hiện hàng tháng, hàng quý
không?
Các khoản tiền ngoại tệ có được theo
dõi riêng không?
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có
được ghi chép dựa trên chứng từ
không?
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có
được ghi sổ đúng kỳ không?
Kết luận: Hệ thống KSNB của các khoản tiền:
Ghi chú:
Qua những “Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB”, KTV có một cái
nhìn khái quát về hệ thống KSNB Từ đó, đưa ra những nhận xét về độ tin cậycủa hệ thống này
Theo thông tin thu thập được, KTV nhận định: ban lãnh đạo công tyTNHH ABC là những người có tác phong quản lý tốt, cơ cấu tổ chức củacông ty ABC là phù hợp với ngành nghề kinh doanh
Đồi với KH thường niên, KTV có thể sử dụng “Bảng câu hỏi đánh giá
hệ thống KSNB” năm trước và cập nhật thêm những thông tin liên quan đến
sự thay đổi của KH so với năm trước