tìm ra giải pháp để khắc phục, hoàn thiện, để tiền lương, tiền thưởng thực sự là yếu tố kích thích người lao động làm việc hiệu quả nhất, gắn bó với Công ty và thu hút được nhiều hơn nữa lao động giỏi về làm việc cho Công ty.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tiền lương, tiền thưởng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người laođộng trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngànhnghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến Tiềnlương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúpdoanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi
Do đó, tiền lương, tiền thưởng chính là một chiến lược kích thích vàđộng viên lao động hiệu quả nhằm duy trì, củng cố và phát triển lực lượng laođộng gắn bó với Doanh nghiệp Đó là một trong những động lực tiên quyếtkích thích người lao động làm việc hăng hái, nhưng đồng thời cũng là mộttrong những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn, hoặc quyết định từ bỏ Công ty
ra đi Để tiền lương, tiền thưởng phát huy hiệu quả những vai trò của nó, Tiềnlương, tiền thưởng cần phải linh động phù hợp với hoàn cảnh xã hôi, với thịtrường và phù hợp với khả năng của Doanh nghiệp
Trong quá trình thực tập tại Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex em
đã tìm hiểu các vấn đề về quản trị nhân lực của Công ty và nhận thấy rằngtiền lương, tiền thưởng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các mối quan
hệ trong Công ty, ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu suất của Công ty, đến thái độ,tinh thần làm việc của người lao động Do đó, Công ty CP tư vấn xây dựngPetrolimex đã quan tâm xây dựng hệ thống tiền lương, tiền thưởng ngay từkhi mới thành lập và có nhiều lần thay đổi, điều chỉnh chính sách tiền lươngcho phù hợp Tuy nhiên, do thay đổi hình thức Công ty từ Công ty Nhà nướcchuyển đổi sang Công ty cổ phần, chính sách tiền lương của Công ty cũng đãđược điều chỉnh song vẫn còn những mặt hạn chế nhất định Nhận thấy đượctầm quan trọng của tiền lương, tiền thưởng và những tồn tại trong các hình
Trang 2thức trả lương tại Công ty, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho khoá luận tốt
nghiệp của mình là: “Hoàn thiện các hình thức tiền lương, tiền thưởng tại
Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex”.
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Với đề tài “Hoàn thiện các hình thức tiền lương,tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex”, trong khoáluận này em đi sâu tìm hiểu các hình thức tiền lương, tiền thưởng của Côngty
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khoá luận này, em chỉ đi sâu nghiên cứutiền lương, tiền thưởng của lao động khối nghiệp vụ và lao động trực tiếp sảnxuất làm việc tại trụ sở chính của Công ty, không nghiên cứu tiền lương, tiềnthưởng của lao động làm việc tại Ban đại diện phía Nam và Xí nghiệp xâylắp
3 Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình thực tập, em đi sâu nghiên cứu về các hình thức tiềnlương, tiền thưởng tại Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex nhằm tìm ranhững vấn đề còn tồn tại của các hình thức tiền lương, tiền thưởng Công tyđang áp dụng đối với lao động khối nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất
và nguyên nhân của những tồn tại đó Từ đó, tìm ra giải pháp để khắc phục,hoàn thiện, để tiền lương, tiền thưởng thực sự là yếu tố kích thích người laođộng làm việc hiệu quả nhất, gắn bó với Công ty và thu hút được nhiều hơnnữa lao động giỏi về làm việc cho Công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khoá luận này, em đã sử dụng các phương pháp thống kê,phân tích, đánh giá và tổng hợp Các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn
Trang 3khác nhau: qua các báo cáo, các văn bản của Công ty , các sách báo,… Sau
đó, em đi phân loại, sắp xếp các thông tin, phân tích các thông tin, sử dụngphương pháp toán học, phương pháp thống kê để nghiên cứu các số liệu, tìm
ra những ưu điểm, hạn chế, đưa ra những nhận xét, đánh giá Từ đó tổng hợplại, tìm ra những nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho các mặt cònhạn chế
5 Kết cấu Khoá luận
Khoá luận của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp.Chương 2: Phân tích thực trạng các hình thức tiền lương, tiền thưởng tạiCông ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức tiền lương,tiền thưởng tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG, TIỀN
THƯỞNG TRONG DOANH NGHIỆP1.1 Cơ sở lý luận về tiền lương
1.1.1 Khái niệm, bản chất, vai trò của tiền lương
* Khái niệm tiền công, tiền lương
Tiền công, tiền lương đều là số tiền mà người sử dụng lao động trả chongười lao động Tiền công thường được hiểu là số tiền mà người sử dụng laođộng trả cho người lao động tuỳ thuộc vào thời gian làm việc thực tế (giờcông, ngày công), hay số lượng sản phẩm sản xuất ra, hay tuỳ thuộc vào khốilượng công việc hoàn thành Tiền công thường hay biến đổi còn tiền lươngthường ổn định trong một thời gian dài, ít biến đổi và được trả định kỳ theomột đơn vị thời gian (tuần, tháng, quý…) dựa trên thang bảng lương và bậclương của từng người lao động
Có nhiều quan niệm khác nhau về tiền lương:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương là sự trả công hoặcthu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào mà có thể biểu hiện bằng tiền
và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người laođộng, hoặc bằng Pháp luật, pháp lý Quốc gia, do người sử dụng lao động trảcho người lao động theo một Hợp đồng lao động (HĐLĐ) được viết ra haybằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hay chonhững dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”
Hay có khía niệm: “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thànhqua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp vớiquan hệ cung cầu trong nền kinh tế thị trường”
Trang 5Theo Điều 55 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam: “Tiền lươngcủa người lao động do hai bên thoả thuận trong HĐLĐ và được trả theo năngsuất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương của người laođộng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần Tiềnlương ở mỗi thành phần kinh tế có những nét khác biệt riêng Đối với thànhphần kinh tế Nhà nước, khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương thườngđược trả theo thang bảng lương của Nhà nước Tiền lương này ổn định hàngtháng, thời hạn nâng lương được quy đinh cụ thể Đối với thành phần kinh tếngoài Nhà nước, tiền lương do doanh nghiệp tự xây dựng, đảm bảo không tráiquy định của Pháp luật và thường được trả theo khả năng sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, mức độ đóng góp của người lao động Tiền lương ở khuvực ngoài Nhà nước thường biến động nhiều hơn, phụ thuộc nhiều vào kếtquả sản xuất kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm
* Vai trò của tiền lương
Tiền lương có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người lao động,người sử dụng lao động mà đối với cả xã hội
Đối với người lao động: Trước hết, tiền lương chiếm phần lớn nhất trong
thu nhập của người lao động, là số tiền mà người lao động chủ yếu dựa vào
đó để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình, chăm sóc con cái, chi tiêu cácdịch vụ xã hội Thứ hai, tiền lương phần nào phản ánh địa vị của người laođộng trong gia đình, cơ quan và xã hội Trong gia đình, những người kiếmđược nhiều tiền hơn thường là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa cho các thànhviên trong gia đình Đối với cơ quan và xã hội, những người kiếm được nhiềutiền hơn thường là những người nắm giữ những chức vụ, những chức tráchquan trọng, hay có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.Thứ ba, tiền lương hấp dẫn sẽ là động lực thúc đẩy người lao động tự nâng
Trang 6cao trình độ của bản thân để ngày càng tăng mức lương của mình, tăng giá trịvới tổ chức, đóng góp nhiều hơn cho tổ chức và nâng cao địa vị bản thân.
Đối với người sử dụng lao động: tiền lương là thu nhập của người lao
động thì ngược lại là chi phí của người sử dụng lao động Người sử dụng laođộng luôn ra quyết định để tối thiểu hoá chi phí Tuy nhiên, không thể trả mộtmức tiền lương quá thấp để chi phí sản xuất thấp vì tiền lương còn có ý nghĩalớn trong việc thu hút, duy trì và giữ chân những lao động giỏi, những laođộng phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức Tiền lương là một công cụhữu hiệu trong quản lý nhân lực của tổ chức, là công cụ kích thích người laođộng làm việc hăng say, nhiệt tình và đạt được năng suất lao động cao
Đối với xã hội: Tiền lương của người lao động có đóng góp một phần
đáng kể vào ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập Tiền lương cũngảnh hưởng tới các nhóm người trong xã hội, phản ánh chênh lệch xã hội Nhànước thông qua việc đánh thuế thu nhập để điều tiết chênh lệch thu nhập giữacác tầng lớp dân cư trong xã hội
1.1.2 Những yêu cầu của tổ chức tiền lương
- Tiền lương cần có cách tính toán đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để mọingười đều hiểu và kiểm tra được tiền lương của mình, hiểu được tiền lươngmình nhận được là thoả đáng, hợp lý, phù hợp với công sức đóng góp Từ đó,người lao động mới yên tâm làm việc, tận tuỵ với công việc
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản sản xuất sức lao động, đáp ứng đượcnhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động, đồng thời không ngừng nângcao đời sống vật chất và tinh thần người lao động
- Tiền lương trả cho người lao động phải căn cứ vào năng lực, sự cốgắng nỗ lực, căn cứ vào những đóng góp của người lao động đối với hoạt
Trang 7động phát triển của doanh nghiệp Từ đó kích thích lao động làm việc hăngsay, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng công việc.
- Hệ thống tiền lương phải tuân thủ theo yêu cầu của Pháp luật và phảiđược thực hiện công bằng giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề sảnxuất kinh doanh để hạn chế hiện tượng nhảy việc Tìm hiểu và tuân thủ đúngcác quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chếtrả lương là việc làm bắt buộc Doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề nhưmức lương tối thiểu Nhà nước quy định, lương thử việc, lương thời vụ, lươngtrong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
* Nguyên tắc 1: trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau.
Những lao động cùng trình độ, làm công việc như nhau trong thời gian nhưnhau, có đóng góp như nhau với tổ chức thì phải được nhận mức lương nhưnhau Đây là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự công bằng trong trả lương,đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động Người lao động làm việc, cái
mà họ quan tâm là tiền lương nhận được bao nhiêu, có xứng đáng với côngsức bỏ ra không Và người lao động thường có sự so sánh tiền lương của mìnhvới những người xung quanh Vì vậy, tiền lương công bằng và hợp lý là mộtyếu tố cần thiết để trách những tranh chấp, xung đột, bất bình trong lao động,góp phần làm tăng sự thoả mãn trong lao động, khuyến khích người lao độnglàm việc tích cực cho công ty
Ngoài ra, trả lương còn cần phải quan tâm đến mặt bằng lương chungcủa xã hội, của ngành và khu vực Doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép cạnhtranh về đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt củacác yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất Vì vậyphải xác định được mặt bằng mức lương bình quân của các vị trí lao độngtrong cùng ngành và trong cùng khu vực địa lý Có như vậy mới giúp nhà
Trang 8quản lý đưa ra được các mức tiền lương cạnh tranh, có khả năng thu hút vàlưu giữ nhân viên.
* Nguyên tắc 2: Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân chậm hơn
tốc độ tăng năng suất lao động Đây là một nguyên tắc hiển nhiên cần phải
được tuân thủ Doanh nghiệp muốn tăng tiền lương cho người lao động đểngười lao động thấy mức lương hấp dẫn hơn, mong muốn làm việc tốt hơn,hiệu quả hơn, mang lại nhiều hơn nữa lợi nhuận cho doanh nghiệp Tuy nhiên,doanh nghiệp cần tăng tiền lương như thế nào? Tăng tiền lương và tăng năngsuất lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Các yếu tố tác động đến việctăng tiền lương là kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý laođộng Các yếu tố tác động đến tăng năng suất lao động, ngoài những yếu tốtrên còn có đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồntài nguyên thiên nhiên,… Như vậy, năng suất lao động có khả năng tăngnhanh hơn tiền lương
Năng suất lao động tăng tức là làm giảm lượng lao động hao phí trênmột đơn vị sản phẩm, từ đó, với số lượng lao động không đổi, kết quả sảnxuất kinh doanh tăng lên cho phép tăng quỹ tiền lương Tăng tiền lương làtăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Để ngày càng mở rộng sản xuất, thuđược nhiều lợi nhuận hơn thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản xuất phảigiảm Điều này có nghĩa là tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tăng tiềnlương bình quân
* Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những
người lao động làm những nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Tiền
lương trả cho người lao động phải căn cứ vào trình độ lành nghề của ngườilao động, điều kiện làm việc, ý nghĩa của ngành trong nền kinh tế Quốc dân,
sự phân bố khu vực sản xuất Với các yếu tố trên khác nhau, tiền lương cầnđược trả khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh lao động cụ thể, phù hợp với trình
Trang 9độ, với những đóng góp của người lao động Quán triệt nguyên tắc phân phốitheo lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít Người lao động làmcông việc phức tạp hơn, điều kiện nặng nhọc, độc hại hơn, làm trong ngànhnghề được xem là ngành trọng điểm của nền kinh tế,… cần được hưởng mứclương cao hơn, tương xứng với công sức, thời gian, sự cố găng mà họ bỏ ra,cống hiến cho doanh nghiệp.
1.1.4 Các hình thức trả lương
1.1.4.1 Hình thức trả lương thời gian giản đơn
* Khái niệm: “Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả
lương mà tiền lương nhận được của mỗi người lao động do mức lương cấpbậc thấp hay cao và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quy định”(TS.MaiQuốc Chánh và TS.Trần Xuân Cầu (2000), Giáo trình Kinh tế lao động, NxbLĐXH, tr.139)
* Điều kiện áp dụng: Trả lương theo thời gian giản đơn phù hợp với
những công việc khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá côngviệc chính xác
* Công thức tính:
LTT = L CB * T
Trong đó: LTT là tiền lương thực tế người lao động nhận được.
L CB là tiền lương cấp bậc tính theo thời gian
T là thời gian làm việc thực tế của người lao động.
* Ưu điểm: Cách trả lương này dễ tính toán, dễ nhẩm Lương thời gian
đảm bảo cho người lao động cảm thấy yên tâm và ổn định trong công việc vàcuộc sống, từ đó họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc
* Nhược điểm: Trả lương theo thời gian giản đơn thường mang tính chất
bình quân, không phản ánh kết quả làm việc thực tế của người lao động
Trang 10Người lao động chỉ cần có mặt ở nơi làm việc đủ thời gian, dù làm nhiều hay
ít cũng nhận được mức lương như nhau Do đó, hình thức trả lương nàykhông khuyến khích tiết kiệm thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liêu,không khuyến khích tăng năng suất lao động
1.1.4.2 Chế độ trả lương sản phẩm khoán
* Khái niệm: Lương khoán là số tiền người lao động được hưởng trên
khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành
* Điều kiện áp dụng: Trả lương theo sản phẩm khoán thích hợp đối với
những công việc mang tính chất đột xuất, công việc không thể xác định đượcmột định mức lao động cụ thể, ổn định trong một thời gian dài Tuỳ tính chấtcông việc có thể trả lương khoán cá nhân hay khoán tập thể mà đơn giá, thanhtoán lương, chia lương áp dụng theo lương sản phẩm cá nhân hoặc tập thể
* Đặc điểm: thời gian bắt đầu, kết thúc công việc, khối lượng công việc
đã xác định rõ ràng
* Ưu điểm: Lương khoán tạo ra động lực khuyến khích, phát huy tối đa
năng lực của từng người và gắn liền với kết quả lao động thông qua căn cứkhoán, khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiếnlao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoànthành nhanh công việc giao khoán
* Nhược điểm: Trả lương theo sản phẩm khoán thường hay gặp phải tình
trạng xác định đơn giá khoán không chính xác, bỏ qua một số yếu tố nhỏtrong công việc giao khoán Vì vậy việc trả lương theo sản phẩm khoán có thểlàm cho người lao động bi quan hay không chú ý đầy đủ đến một số việc bộphận trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán
Trang 111.2.Cơ sở lý luận về tiền thưởng
1.2.1 Khái niệm, vai trò của tiền thưởng
* Khái niệm: “Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi
trả một lần (thường là vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thựchiện công việc của người lao động Tiền thưởng cũng có thể chi trả đột xuấtghi nhận những thành tích xuất sắc như hoàn thành dự án công việc trước thờihạn, tiết kiệm ngân sách cho các sáng kiến cải tiến có giá trị” (ThS.NguyễnVân Điềm và PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhânlực, Nxb LĐXH, tr.236)
* Bản chất: “Tiền thưởng thực chất là một khoản tiền bổ sung cho tiền
lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng caohiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” (TS.Mai Quốc Chánh
và TS.Trần Xuân Cầu (2000), Giáo trình Kinh tế lao động, Nxb LĐXH,tr.140)
* Vai trò: Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật
chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong quá trình làm việc,phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn Qua đó người lao động rút ngắn thờigian lao động, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm
1.2.2 Những nội dung của tổ chức tiền thưởng.
- Chỉ tiêu thưởng: Để việc khen thưởng đem lại những kết quả như mong
muốn cần phải gắn khen thưởng vào những chỉ tiêu rõ ràng Các chỉ tiêuthưởng cần phải cụ thể, không xa vời, rõ ràng, chính xác, bao gồm cả nhómchỉ tiêu về số lượng và chỉ tiêu về chất lượng gắn với thành tích của người laođộng và gắn liền với sự phát triển kinh doanh của Công ty Trong đó xác địnhđược một hay một số chỉ tiêu chủ yếu
Trang 12- Điều kiện thưởng: Điều kiện thưởng đưa ra để xác định những tiền đề,
chuẩn mực để thực hiện một hình thức thưởng nào đó, đồng thời các điều kiện
đó còn được dùng để kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu thưởng Các điềukiện thưởng đưa ra phải đảm bảo chắc chắn rằng người lao động hoàn toàn cóthể đạt được nếu họ thực sự cố gắng trong công việc Điều kiện thưởng quácao sẽ khiến người lao động nản lòng và làm giảm động lực lao động, làmtriệt tiêu giá trị của các hình thức thưởng
Căn cứ vào chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng để đánh giá, xác địnhnhững người lao động được thưởng một cách chính xác, hợp lý, thưởng đúngngười
- Nguồn tiền thưởng: nguồn tiền thưởng là những nguồn tiền có thể được
dùng (toàn bộ hay một phần) để trả tiền thưởng cho người lao động Trongcác doanh nghiệp, nguồn tiền thưởng có thể từ các nguồn như từ lợi nhuận, từquỹ lương…
- Mức tiền thưởng: Mức tiền thưởng là số tiền thưởng cho người lao
động khi họ đạt các chỉ tiêu và điều kiện thưởng Mức tiền thưởng trực tiếpkhuyến khích người lao động Mức tiền thưởng cao hay thấp tuỳ thuộc vàonguồn tiền thưởng và yêu cầu khuyến khích của từng loại công việc Tiềnthưởng có thể không nhiều nhưng nên có phần thưởng định kỳ cho nhữngcông việc được thực hiện tốt Một khoản tiền thưởng dù nhỏ cũng có ý nghĩarất lớn đối với người nhận bởi vì điều đó chứng tỏ rằng, người sử dụng laođộng biết tới công việc khó khăn của họ
1.2.3 Các hình thức tiền thưởng
Có nhiều hình thức thưởng khác nhau tuỳ điều kiện thực tế mà mỗi công
ty áp dụng cho mình hình thức thưởng phù hợp cho người lao động:
Trang 13* Thưởng hoàn thành công việc vượt mức kế hoạch: áp dụng khi người
lao động hoàn thành công việc trước thời hạn quy định mà vẫn đảm bảo chấtlựơng công việc, làm tăng tín nhiệm của khách hàng, mang lại lợi nhuậnnhanh về cho công ty
* Thưởng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm: áp dụng khi người
lao động thực hiện công việc được giao tốt hơn mức trung bình quy định về
số lượng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ
* Thưởng tiết kệm vật tư, nguyên vật liệu: áp dụng khi người lao động sử
dựng tiết kiệm các loại vật tư, nguyên liệu, giảm được chi phí sản xuất chocông ty, từ đó giảm giảm được giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫn đảm bảođược chất lượng theo yêu cầu
* Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp:
áp dụng khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, thu được lợinhuận cao, người lao động sẽ được chia một phần lợi nhuận dưới dạng tiềnthưởng
* Thưởng tìm được, ký kết được hợp đồng mới: áp dụng khi nhân viên
tìm thêm được các địa chỉ tiêu thụ mới, giới thiệu khách hàng, ký kết thêmđược hợp đồng, tạo thêm việc làm cho doanh nghiệp
Trang 14CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN XÂY DỰNG PETROLIMEX2.1 Một vài nét khái quát về Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex ảnh hưởng đến việc trả lương, trả thưởng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex trực thuộc Tổng công ty xăngdầu Việt Nam, tiền thân là Công ty khảo sát thiết kế Bộ vật tư nay là Bộ CôngThương
Công ty được thành lập từ ngày 02 tháng 10 năm 1972, đến nay đã được
35 năm tuổi Những nét cơ bản trong chăng đường 35 năm xây dựng và pháttriển của Công ty CP tư vấn xây dựng Petrolimex như sau:
* Giai đoạn đầu từ năm 1972 đến năm 2003
Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta diễn ra ác liệt,
để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng cơ sở tồn trữ, bảo quản cung ứng vật tư, xăng
dầu cho đất nước, ngày 02 tháng 10 năm 1972, Công ty khảo sát thiết kế làm
lễ ra mắt theo Quyết định số 477/VT-QĐ ngày 06 tháng 9 năm 1972 của Bộ
Vật tư Với đội ngũ cán bộ công nhân viên non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề;trong đó 35% tốt nghiệp đại học, 25% trung cấp kỹ thuật; trong hoàn cảnh sơtán cơ sở vật chất nghèo nàn, nhưng với lòng hăng hái nhiệt tình, ý thức tráchnhiệm và tinh thần ham học hỏi, cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ Bộ giao, thực hiện khảo sát, thiết kế hàng loạt công trìnhquy mô đã có tác dụng phòng tránh cao, thiết kế khôi phục kịp thời nhiềucông trình bị bom đánh phá, góp phần đảm bảo cung ứng liên tục vật tư xăng
Trang 15dầu cho thời chiến Những đóng góp của cán bộ công nhân viên thế hệ chống
Mỹ đã được Nhà nước tặng thưởng 83 huân, huy chương các loại cho cánhân
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ Bộ giao với tư cách là Việnthiết kế, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính định hướng, đó là triển khaithiết kế, khôi phục các công trình bị chiến tranh tàn phá, cải tạo nâng cấp cơ
sở hiện có cùng với thiết kế xây dựng mới và quy hoạch phát triển kho vật tư,kho cảng xăng dầu, xưởng, trường chuyên nghiệp và trường dạy nghề thuộcphạm vi quản lý của Bộ trong cả nước
Bước và thời kỳ đổi mới, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ về sắp xếp doanhnghiệp, từ tháng 4 năm 1993 Công ty trở thành doanh ngiệp thành viên của
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, sau đó chuyển chức năng doanh nghiệp
thiết kế thành tư vấn xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng Trước thực tế
đó, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để phát huy thế mạnh của mình
Từ một đơn vị thuần làm khảo sát thiết kế, Công ty chú trọng đẩy mạnhcông tác đào tạo và đầu tư để có đủ năng lực thực hiện chức năng tư vấn, đảmnhận các lĩnh vực lập dự án, thẩm tra hồ sơ, tư vấn đấu thầu xây lắp và muasắm thiết bị vật tư, tư vấn giám sát
Từ cơ chế công việc chủ yếu do cấp trên giao, chuyển sang đấu thầu tưvấn, Công ty đã sớm chủ động đáp ứng yêu cầu về đội ngũ chuyên gia, trình
độ kỹ thuật và năng lực tài chính, thắng nhiều gói thầu có giá trị đầu tư lớn,triển khai đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư Công ty chỉ đạo tập trunghoàn thành tốt các dự án trong ngành và hướng mạnh về thị trường tập đoàndầu khí Việt Nam và các thành phần kinh tế khác, đảm bảo nguồn vệc làmphong phú với doanh số tăng liên tục
Trang 16Những chuyển biến cơ bản trong những năm 90 đã dánh dấu bước pháttriển mới của Công ty trong quá trình xoá bỏ bao cấp sang cơ chế thị trường.Với thành quả đạt được, cán bộ công nhân viên Công ty vinh dự được Nhànước trao tặng Huân chương lao động hạng ba giai đoạn 1992 – 1996, và Thủtướng Chính Phủ trao tặng Bằng khen giai đoạn 1999 – 2001.
* Giai đoạn hai từ năm 2004 đến nay
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Công ty có bước chuyển đổi quan trọng:năm 2001- năm 2003 là doanh nghiệp Nhà nước, được chuyển thành Công ty
cổ phần theo Quyết dịnh số 1805/2003/QĐ-BTM ngày 24 tháng 12 năm 2003của Bộ Thương Mại, nay là Bộ Công Thương Tháng 1 năm 2004 ban hành
đổi mới doanh nghiệp tổ chức Đại hội đồng thành lập Công ty cổ phần tư
vấn xây dựng Petrolimex với vốn điều lệ 3,6 tỷ đồng, Tổng Công ty xăng
dầu Việt Nam là cổ đông chi phối, chiếm 51% vốn điều lệ
Khi chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, Công ty được Nhà nướctạo điều kiện thuận tiện về cơ chế ưu đãi miễn giảm thuế trong những nămđầu; doanh nghiệp phát huy được tính chủ động cao hơn khi hoạt động theoLuật Doanh nghiệp; đa phần người lao động trở thành cổ đông, gắn bó quyềnlợi lâu dài với Công ty Mặt khác về chủ quan, Công ty đã kế thừa được kinhnghiệm quản lý điều hành của DNNN trước đây; thương hiệu PEC –Petrolimex đã tạo được lòng tin với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dầukhí trên phạm vi cả nước và được một số đồng nghiệp trong khu vực quantâm
Những thuận lợi trên đã tạo hiệu quả bước đầu khi Công ty chuyểnsang cổ phần
Trang 172.1.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Mục tiêu kinh doanh của Công ty: nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất
cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người laođộng, phụ vụ lợi ích cho khách hàng gắn với lợi ích xã hội, góp phần tăngtrưởng kinh tế đất nước
Nội dung kinh doanh
* Tư vấn xây dựng cho các công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá
dầu, hoá chất; công trình kho xăng dầu, khí hoá lỏng; công trình khí hoá lỏngcông nghiệp, khí hoá lỏng chung cư; cửa hàng xăng dầu tuyến ống phân phốikhí, xăng dầu; cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt, hóa chất; công trình luyệnkim, công trình cơ khí chế tạo; công trình năng lượng; công trình công nghiệpnhẹ, công trình công nghiệp thực phẩm, công trình công nghiệp vật liệu xâydựng; công trình phục vụ nông nghiệp; kho chứa vật tư; công trình đường bộ,công trình thuỷ lợi; công trình cấp thoát nước, công trình xử lý chất thải; côngtrình chiếu sáng đô thị; công trình tự động hoá điều khiển, hệ thống an toànphòng chống cháy nổ
Tư vấn công trình dân dụng gồm: nhà ở; công trình văn công; công trìnhgiáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp; nhà làm việc; khách sạn,nhà khách; nhà phục giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc
Công việc tư vấn cho các công trình nói trên gồm:
- Tư vấn chuẩn bị dự án:
+ Lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển
+ Lập dự án đầu tư, lập báo cáo đầu tư, lập báp cáo kinh tế kỹ thuật.+ Thẩm tra: báo cáo lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, lập dự án đầu
tư, lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật
Trang 18- Tư vấn thực hiện dự án
+ Khảo sát địa chất, địa hình, thuỷ văn
+ Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán
+ Thiết kế thiết bị áp lực và thẩm tra thiết bị áp lực
+ Thiết kế nội, ngoại thất công trình
+ Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn chọn nhà thầu thi công xây dựng, lựachọn nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị
+ Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
- Các tư vấn khác
+ Quản lý dự án
+ Điều hành thực hiện dự án
+ Đánh giá tác động môi trường và thiết kế xử lý môi trường
+ Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
* Các hoạt động thương mại và dịch vụ kỹ thuật
- Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình hoá dầu, hoá chất;kho xăng, dầu; khí hoá lỏng; công trình khí hoá lỏng công nghiệp và chungcư; cửa hàng xăng dầu; tuyến ống xăng dầu, khí hoá lỏng; công trình luyệnkim, cơ khí chế tạo, công trình năng lượng, công nghiệp nhẹ, công nghiệpnhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, kho chứa vật tư,công trình tự động hoá điều khiển; công trình chiếu sáng đô thị; hệ thống antoàn phòng chống cháy nổ; công trình xử lý chất thải, công trình cấp thoátnước, công trình nông nghiệp và thuỷ lợi
- Thi công san bãi, san nền
Trang 19- Thi công các công trình nhà; công trình văn hoá; công trình giáo dục,công trình y tế; công trình thương nghiệp, nhà làm việc; khách sạn, nhàkhách, nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, nội ngoại thấtcông trình.
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh và chế tạo thiết bị, phương tiện tồn chứakho cho công trình dầu khí, công nghiệp và dân dụng
- Nghiên cứu các đề tài tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn an toàn cháy nổ,tiêu chuẩn an toàn điện - chống sét, tiêu chuẩn xử lý chất thải, bảo vệ môitrường đối với các công trình và kho xăng dầu, hoá chất, khí hoá lỏng, cửahàng xăng dầu
Nghiên cứu các đề tài về khoa học công nghệ, chế tạo, xây dựng, thựcnghiệm và chuyển giao công nghệ
- Đào tạo, lập quy trình, hướng dẫn và triển khai vận hành, bảo trì, bảodưỡng hệ thống kỹ thuật các công trình xăng dầu, khí hoá lỏng, hoá chất vàcông trình công nghiệp
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho các kho xăng dầu, khí hoá lỏng, hoáchất, cửa hàng xăng dầu và công trình công nghiệp
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, xưởng, kho, bãi
- Quảng cáo, in ấn, photocopy
* Các công việc tư vấn khác
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế đường ống chính cho sản phẩm dầu mỏ
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế các loại kho vật tư hàng khô
- Soạn thảo tiêu chuẩn thiết kế kho chứa sản phẩm dầu mỏ
Trang 20- Lập đề án quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu cho thành phố Hồ ChíMinh.
- Lập đề án quy hoạch mạng lưới bán lẻ xăng dầu cho thành phố HàNội
- Lập đề án quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vitoàn Quốc
- Lập đề án quy hoạch phát triển mạng lưới đường ống dẫn khí cho cácKCN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Phát huy thuận lợi, chủ động khắc phục những khó khăn, lãnh đạo công
ty luôn kịp thời sát sao trong chỉ đạo, cùng với tập thể người lao động phấnđấu liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch, tạo bước tiến mới trong giai đoạn
từ năm 2001 đến nay, thể hiện qua kết quả thực hiện các chỉ tiêu kết quả sảnxuất kinh doanh như sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
5.416 114
6.340 117
8.304 131
11.330 136
15.940 141
19.680 123
453,8 118
464 102
495 106
672,4 126
1423 226
1.650 116
117 53
136 116
869 639 13
1.600 184 13
1.816 113 14
2.428 134 14 4
1,81 108
1,74 96
2,35 135
3,12 132
4,25 136
4,5 106
Nguồn: Phòng TCHC Công ty
Trang 21Nhận xét:
Qua số liệu trên cho thấy, giai đoạn 2001 – 2003 Công ty hoạt động theo
mô hình Nhà nước, chỉ tiêu doanh số và nộp ngân sách thấp Giai đoạn 2004–
2007, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh có bước nhảy vọt, tốc độ tăng trưởngcao So sánh các chỉ tiêu thực hiện năm 2006 với năm 2003: doanh số bằng251%; lợi nhuận trước thuế bằng 1335%; nộp nhân sách bằng 306% và thunhập bình quân bằng 224%
Năm 2008, đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 đã thông qua chỉtiêu sản xuất kinh doanh năm 2008 Cụ thể Hội đồng quản trị công ty đã giaonhiệm vụ kế hoạch năm 2008 đạt doanh số 22.000 triệu đồng (bằng 112% kếtquả thực hiện năm 2007); nộp ngân sách 2.300 triệu đồng (bằng 139% kết quảthực hiện năm 2007); lợi nhuận trước thuế đạt 3.500 triệu đồng ( bằng 144%kết quả thực hiện năm 2007); thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng(bằng 122% kết quả thực hiện năm 2007)
Những thành tựu của công ty đạt được những năm gần đây đã góp phầntích cực vào việc hoàn thiện và hiện đại hoá từng bước cơ sở vật chất củangành xăng dầu và sự lớn mạnh của công ty nói riêng và Tổng công ty xăngdầu Việt Nam nói chung
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
- Hội đồng quản trị: 5 người
- Ban giám đốc: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc giúp việc
- Giám đốc trực tiếp quản lý bao gồm:
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng tài chính kế toán
Trang 22+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng thiết kế
+ Ban đại diện phía Nam
+ Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật thương mại và xây lắp
Sơ đồ tổ chức của công ty như sau:
Trang 23SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CễNG TY Chức năng nhiệm vụ chớnh của cỏc phũng ban:
Hội đồng quản trị Board of management
Đại hội đồng cổ đông General board of shareholder
Ban kiểm soát Board of controlling
Ban Giám đốc Board of Directorate
Tổ Kiến trúc, kết cấu; Tổ công nghệ, Điện, Nớc, Kinh
tế xây dựng Architect and Structure Team, Technology, Electric, Supply and drain water and Estimate team.
Đội khảo sát Investigate team
Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật, xây lắp &
thơng mại technical service, construction and Trading Enterprise.
Đội t vấn giám sát – supervision team Phòng KINH DOANH
Business epartment
Trang 24* Đại hội đồng cổ đông
- Thông qua định hướng phát triển công ty
- Quyết định các vấn đề vĩ mô của Công ty như loại cổ phần và tổng số
cổ phần từng loại được quyền chào bán; tổ chức lại, giải thể công ty; sửa đổi,
bổ sung Điều lệ công ty; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồngquản trị, thành viên Ban kiểm soát; Quyết định lựa chọn đơn vị kiểm toán;…
- Thông qua báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lậpcác quỹ, mức cổ tức, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo công tác đánh giáquản lý điều hành của HĐQT, báo cáo hoạt động của Ban kiểm soát
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương và các lợi íchkhác của Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, giám đóc chi nhánh,trưởng ban đại diện công ty
- Giám sát, chỉ đạo giám đốc trong việc thực hiện quyền và nhiệm vụđược giao
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
- Trình quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông
* Ban Giám đốc
Trang 25- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàngnăm của công ty
- Kiến nghị kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty vàphương án đầu tư hàng năm của công ty Tổ chức thực hiện các kế hoạch sảnxuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương và các lợi ích khác đốivới các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc HĐQT
- Tuyển dụng, ký và chấm dứt HĐLĐ; thực hiện chế độ chính sách, kỷluật đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động; khen thưởng,mức lương và phụ cấp đối với người lao động theo quy định của Pháp luật vàquy chế trả lương của công ty
- Quyết định việc cử cán bộ đi công tác, đào tạo tại nước ngoài
- Báo cáo tình hình hoạt động và tình hình tài chính công ty hàng quý, 6tháng và hàng năm tại cuộc họp HĐQT
- Quản lý toàn bộ tài sản của công ty và chịu trách nhiệm về tất cả cácvấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty
- Báo cáo HĐQT về phương án trích lập, sử dụng các quỹ từ lợi nhuậnsau thuế…
* Ban kiểm soát
- Thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc trong việc quản lý điều hànhcông ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong thực hiện cácnhiệm vụ được giao
Trang 26- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn thậntrong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kếtoán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
* Phòng kinh doanh
- Nắm bắt nhu cầu thị trường, báo cáo xin chỉ thị và triển khai mọi hoạtđộng cần thiết để duy trì và phát triển thi trường, phát triển ngành nghề theođịnh hướng của công ty
- Lập, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định kỳ (ngắn hạn,hàng năm, dài hạn); trình duyệt giám đốc, HĐQT, đại hội đồng cổ đông; theodõi thực hiện và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo định kỳ
- Cung cấp thông tin, văn bản thuộc số liệu đầu vào của chủ đầu tư chochủ nhiệm thiết kế, chủ trì khảo sát và cán bộ phụ trách các lĩnh vực có liênquan đến thực hiện hợp đồng kinh tế của công ty với khách hàng
- Liên hệ với chủ đầu tư để bố trí giám sát tác giả Đôn đốc thực hiện,đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về công tác chỉnh sửa bổ sung hồ sơ khảo sát,thiết kế, dự toán (nếu có)
* Phòng kế toán tài chính
- Lập, điều chỉnh kế hoạch tài chính theo định kỳ (ngắn hạn, hàng năm,dài hạn) trình duyệt giám đốc, HĐQT, đại hội đồng cổ đông; theo dõi thựchiện và báo cáo kết quả hoạt động tài chính theo định kỳ
- Thực hiện chế độ kế toán thống kê, chế độ tài chính, công tác kiểmtoán theo điều lệ công ty và quy chế tài chính nội bộ
- Tham gia thương thảo hợp đồng kinh tế, nghiệm thu thanh lý hợp đồngvới chủ đầu tư về lĩnh vực tài chính kế toán
Trang 27- Phân tích hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, báocáo giám đốc theo định kỳ.
- Thu hồi công nợ của khách hàng và công nợ nội bộ
- Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị, các nhân thực hiện các thủ tụctạm ứng, thanh toán, chuyển tiền và các nghiệp vụ kế toán khác khi cần thiết
- Giải quyết kinh phí kịp thời cho mọi hoạt động của công ty khi đã đượcduyệt
* Phòng Tổ chức hành chính
- Soạn thảo, chỉnh sửa, bổ sung, trình duyệt và ban hành Điều lệ công ty
- Lập phương án, trình duyệt giám đốc, HĐQT và theo dõi thực hiện việckiện toàn mô hình tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ các đơn vị trựcthuộc công ty
- Làm thủ tục đăng ký, bổ sung ngành nghề kinh doanh khi cần thiết.Đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các địa phương
- Làm thủ tục và trình duyệt về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật, tuyển dụng, điều động lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.Thực hiện nghiệp vụ quản lý nhân sự
- Lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo, lao động tiềnlương
- Tham gia ký, chịu trách nhiệm về nhân công và thanh toán lương trongnội dung phiếu giao việc và nghiệm thu nội bộ Theo dõi thu nhập của ngườilao động
- Tham gia lập hồ sơ để công ty dự thầu, chọn thầu, tư vấn đấu thầu (phụtrách phần lương, giới thiệu chuyên gia)
Trang 28- Triển khai thực hiện Bộ luật lao động, đảm bảo chế độ chính sách đốivới người lao động theo luật định; soạn thảo, trình duyệt và theo dõi thực hiệnbản Nội quy lao động; kết hợp với công đoàn tổ chức ký kết Thoả ước laođộng tập thể.
- Báo cáo việc giải quyết đơn thu tố cáo khiếu nại (nếu có)
- Lập, trình duyệt và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống của công ty, họpmặt nhân dịp lễ tết
- Kết hợp với Công đoàn triển khai công tác thi đua khen thưởng
- Đề xuất, trình duyệt và theo dõi thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp trụ
sở làm việc, bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị làm việc
- Soạn thảo, trình duyệt, ban hành và theo dõi thực hiện các quy chế nội
bộ thuộc chức năng nhiệm vụ phòng Tham gia soạn thảo một phần liên quanđến công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương ở các quy chế nội bộ khác
- Thực hiện nhiệm vụ văn thư lưu trữ
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác do giám đốc giao
* Ban đại diện phía Nam
- Nắm bắt nhu cầu thị trường, báo cáo xin chỉ thị và triển khai mọi côngviệc cần thiết để duy trì và phát triển thị trường phía nam theo yêu cầu cầucủa giám đốc công ty
- Triển khai tư vấn, thiết kế công trình tại phía nam theo chỉ đạo củagiám đốc công ty
- Giải quyết kịp thời việc chỉnh sửa bổ sung hồ sơ thiết kế dự toán vànhững vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư (nếu có)
Trang 29* Phòng Thiết kế
- Quy hoạch, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ thiết kế dự toán; thẩm tra dự án
và thẩm tra thiết kế dự toán
- Tư vấn giám sát, lập hồ sơ dự thầu và chọn thầu
- Đưa ra yêu cầu khảo sát phục vụ lập dự án và thiết kế
- Giải quyết kịp thời việc chỉnh sửa bổ sung hồ sơ thiết kế dự toán,những vướng mắc, kiến nghị của chủ đầu tư (nếu có)
- Triển khai đề tài nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật mới, đào tạo và chuyểngiao công nghệ
và tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dựng; đáp ứng yêu cầu của công ty về chấtlượng và tiến độ
2.1.5 Đặc điểm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Công ty được phân loại theo trình độ chuyên mônthể hiện qua bảng số liệu sau:
Trang 30Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
TT CHỨC DANH SAU ĐH HỌC ĐẠI ĐẲNG CAO TRUNG CẤP PTTH TỔNG
số trong công ty Đây chính là một trong những nhân tố quan trọng quyết địnhđến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần làm cho lợi nhuận của
Trang 31Công ty ngày càng tăng, chất lượng thiết kế ngày càng được nâng cao Đốivới lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao như vậy, các hình thứctiền lương, tiền thưởng lại càng có vai trò trong việc tạo động lực lao động vàgiữ chân nhân tài.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tuổi và giới
Nguồn nhân lực trong công ty có số lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ
cao, 23,66% lao động trong công ty Đây là lực lượng lao động đã gắn bó với
công ty từ khi công ty mới thành lập và đi vào hoạt động
Số lao động trong độ tuổi 40 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp là do tronggiai đoạn này công ty mới thành lập, nhu cầu tuyển dụng lao động của công tychưa cao, sản xuất còn ở quy mô nhỏ, hầu như những lao động đã tuyển dụngđều gắn bó với công ty, không có lao động rời khỏi công ty nên nhu cầu tuyểndụng là rất ít Công ty vẫn còn là công ty Nhà nước, hiệu quả sản xuất kinhdoanh chưa cao nên ít mở rộng sản xuất, nhu cầu tăng thêm về nhân lựckhông có
Năm 2004, công ty chuyển đổi hình thức từ công ty Nhà nước sang công
ty cổ phần, kinh doanh ngày càng phát triển nhanh và nhu cầu nhân lực tăngcao Mặt khác, nhiều lao động đến tuổi nghỉ hưu, công ty cần tuyển thêm lao
Trang 32động bổ sung Do vậy, số lao động trong độ tuổi 20 – 30 chiếm tỷ lệ cao,45,16% Đây hầu hết là những lao động trẻ được tuyển dụng từ khi mới ratrường hoặc mới công tác 1 – 2 năm, có nhiều sáng kiến, nỗ lực phấn đấu hếtmình cho công việc, mang lại năng suất lao động và lợi nhuận cao.
Lao động là nam giới chiếm đa số trong công ty và trong các phòng ban,60,22% Nữ chiếm tỷ lệ thấp, có phòng 100% là nam giới Do là Công ty tưvấn thiết kế các công trình xăng dầu và dầu khí, tính chất công việc phù hợphơn với nam giới, công việc đòi hỏi phải đi công tác nhiều Vì vậy Công tycần đa số lao động là nam giới Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty lànhững công việc phù hợp với yếu tố thể trạng, tâm sinh lý của nam giới Nữchủ yếu ở khối nghiệp vụ (kế toán, tổ chức hành chính)
2.2 Phân tích thực trạng các hình thức tiền lương tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
2.2.1 Nguồn và sử dụng quỹ tiền lương của Công ty
* Nguồn quỹ tiền lương của Công ty: Căn cứ vào kết quả thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty xác định nguồn quỹ tiền lương để trảlương cho người lao động bao gồm:
- Quỹ tiền lương theo đơn giá đã được duyệt (V ĐG)
- Quỹ tiền lương từ các nguồn khác (V K)
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (V DF)
V = V ĐG + V DF + V K
* Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Tổng quỹ tiền lương của Công ty được
chia cho các quỹ như sau:
Quỹ tiền lương để trả trực tiếp cho người lao động theo hình thứckhoán: chiếm ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương
Trang 33 Quỹ tiền lương còn lại: dùng vào các công việc sau:
Trả cho lao động được Công ty cử đi học tập, tập huấn nghiệp vụ,chuyên môn, tham gia huấn luyện và hội thao quân sự, đi họp nghỉ phép,…
Trả lương cho Chủ tịch HĐQT, thù lao cho các thành viênHĐQT, Ban Kiểm soát kiêm nhiệm
Thưởng, khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuậtcao
Trả cho lao động trực tiếp trong hai tháng chưa thạo việc
Trả lương khoán công việc cho Tổ Bảo vệ, nhân viên phục vụ
Trả 03 tháng lương cho lao động đến tuổi nghỉ hưu
2.2.2 Các hình thức trả lương của Công ty
2.2.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian
Lương thời gian trả cho người lao động được tính trong các trường hợpsau:
- Người lao động thử việc được hưởng 70% tiền lương cấp bậc Phầntiền lương này do Công ty chi trả, không tính vào đơn giá tiền lương của đơnvị
- Người lao động trực tiếp sản xuất trong thời gian đi học, tham gia huấnluyện và hội thao quân sự, đi họp không liên quan đến chuyên môn
- Trước lúc nghỉ hưu, người lao động được hưởng 03 tháng tiền lương vàphụ cấp (nếu có)
- Các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, người lao độngđược hưởng 100% tiền lương cấp bậc và phụ cấp (nếu có)
- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc do vi phạm kỷ luật lao độngđược quy định tại điều 33 khoản 6 Nội quy lao động; bị tạm giam, tạm chờ cơ
Trang 34quan điều tra làm rõ nguyên nhân, người lao động được tạm ứng 50% tiềnlương cấp bậc Nếu người lao động không có lỗi, bị oan hoặc được miễn tố thìđược lĩnh đủ 100% lương cấp bậc nhưng tối đa không quá 3 tháng, nếu có lỗicũng không phải trả lại lương đã tạm ứng.
- Phụ cấp trách nhiệm đối với tổ trưởng sản xuất, thủ quỹ
- Tiền lương trả cho Chủ tịch HĐQT chuyên trách, trả thù lao cho cácthành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát kiêm nhiệm, thư ký tổng hợp
Cách tính lương thời gian Công ty áp dụng như cách tính lương theo thang bảng lương của Nhà nước:
TL tgi = (HSL tgi + PC i ) * TL minNN * NC tti / 22.
Trong đó: TL tgi là tiền lương thời gian của người lao động i.
HSL tgi là hệ số lương cấp bậc của người lao động i, tính theo
thang bảng lương Nhà nước
PC i là hệ số phụ cấp của người lao động i, theo quy định của
Nhà nước
TL minNN là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định Tiền
lương tối thiểu của công ty bằng tiền lương tối thiểu Nhànước quy định
NC tti ngày công thực tế tính lương thời gian của người laođộng i
2.2.2.2 Hình thức trả lương khoán
Tiền lương khoán của Công ty là tiền lương của từng đơn vị trên cơ sở tỷsuất tiền lương tính theo doanh thu thực hiện hàng tháng Cách trả lươngkhoán được áp dụng cho tất cả người lao động có ký hợp đồng lao dộng trongCông ty
Trang 35Tiền lương khoán được chia trả làm 2 lần để thanh toán lương tháng chongười lao động:
Lần 1: Tiền lương trả cho người lao động lần 1 được tính bằng
50% mức lương tính theo hệ số lương và tiền lương tối thiểu do Nhà nướcquy định trên cơ sở ngày công làm việc thực tế của người lao động tại bảngchấm công của kỳ II tháng trước liền kề và kỳ I tháng trả lương (tính từ ngày
16 tháng trước kiền kề đến ngày 15 tháng trả lương)
Tiền lương lần 1 được trả cho người lao động vào ngày 15 hàng tháng,
dự kiến chiếm khoảng 5% doanh thu
Công thức tính lương lần 1 như sau:
- Tiền lương lần 1 của từng đơn vị là:
TL Alần1 = (50% * HSL Alần1 * TL minNN * NC ttA )/22
Trong đó: TL Alần1 là tiền lương lần 1 của đơn vị A
HSL Alần1 là hệ số lương cấp bậc bình quân của đơn vị A
TL minNN là tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định
NC ttA là tổng số ngày công làm việc thực tế trong tháng củatất cả người lao động trong đơn vị A (Không tính ngày nghỉphép, học tập, quân sự, việc riêng,…)
- Tiền lương lần 1 của từng người lao động trong từng đơn vị như sau:
TL ilần1 = (50% * HSL ilần1 * TL minNN * NC tti )/22
Trong đó: TL ilần1 là tiền lương được trả lần 1của người lao động thứ i
HSL ilần1 Là hệ số lương cấp bậc của người lao động i tính
theo thang bảng lương của Nhà nước
NC tti là ngày làm việc thực tế của người lao động i trong
tháng (Không tính những ngày nghỉ phép, họp, học tập, quânsự )
Trang 36Hệ số lương tính tiền lương lần 1 của người lao động được dùng làm căn
cứ tính và hưởng chế độ bảo hểm xã hội
Lần 2: Tiền lương trả cho người lao động lần 2 là phần tiền
lương khoán còn lại sau khi đã trừ đi tiền lương lần 1, được tính trên cơ sở tỷsuất tiền lương quy định đã được Công ty duyệt, doanh thu thực hiện của cácđơn vị trong tháng, hệ số chức danh công việc, hệ số hoàn thành công việccủa từng người lao động trong tháng và ngày công làm việc thực tế trongtháng để thanh toán cho người lao động
Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, theo Quyết định số
156/PEC-GĐ-QĐ ban hành ngày 20/10/2004 về việc quy định tỷ lệ khoán sản phẩm trongCông ty, tỷ suất tiền lương theo doanh thu cho các nội dung công việc đượcquy định như sau:
Thiết kế phía bắc: 23% doanh thu dự án tiền khả thi, khả thi, báocáo kinh tế kỹ thuật, :
Ban đại diện phía Nam: 35% doanh thu dự án tiền khả thi, khảthi, báo cáo kinh tế kỹ thuật,
+> 5,5% doanh thu khảo sát địa hình, địa chất
+> 5% doanh thu kinh doanh khác
+> 1% doanh thu xây lắp
Trang 37 Các công việc như thẩm định thiết kế, dự toán, phương án kỹthuật đấu thầu, tuỳ theo tính chất và đặc điểm của công việc để giao khoán cụthể.
Đối với công trình khảo sát địa hình, địa chất, thực hiện khoántoàn bộ chi phí, trong đó tiền lương không quá 22% doanh thu, còn lại các chiphí mua sắm vật tư, lán trại, xăng xe, công tác phí và các chi phí khác theoquy định hiện hành của Nhà nước về đơn giá định mức dự toán khảo sát.Tiền lương lần 2 được trả cho người lao động vào ngày 30 hàng tháng
Tiền lương lần hai được tính khác nhau đối với lao động quản lý, nghiệp vụ và lao động trực tiếp sản xuất:
Đối với lao động quản lý, nghiệp vụ, tiền lương khoán thanh toán lần 2 được tính như sau:
- Tiền lương lần 2 của đơn vị bằng tổng tiền lương khoán của đơn vị tínhtheo tỷ suất quy định trừ đi tiền lương lần 1 của đơn vị đã thanh toán trongtháng
TL Alần2 = TLK A - TL Alần1
Trong đó: TL Alần2 là tiền lương khoán được trả lần 2 của đơn vị A.
TLK A là tổng tiền lương khoán của đơn vị A tính theo tỷ suấtquy định
- Tiền lương lần 2 của từng lao động trong khối nghiệp vụ và lao độngquản lý là:
HShti NCi
HScdi
TLlan TLK
*
*
* )
*
* (
1
Trong đó: TL ilần2 là tiền lương được trả lần 2 của người lao động thứ i
HS cdi là hệ số lương chức danh của người lao động i được dùng làm căn cứ tính lương lần 2
HS hti là hệ số hoàn thành công việc của người lao động i
Trang 38Vậy, tổng tiền lương của người lao động i trong tháng được tính như sau:
TL i = TL tgi + TL ilần1 + TL ilần2
Trong đó: TL i là tổng tiền lương lần 1 và lần 2 của người lao động i
trong tháng
TL tgi là tiền lương thời gian của người lao động i trongtháng (nếu có)
* Hệ số lương chức danh công việc
Hệ số lương chức danh công việc được xây dựng để làm căn cứ tínhlương lần 2 chỉ áp dụng cho loại hình lao động quản lý, chuyên môn nghiệp
vụ và không áp dụng cho loại hình lao động trực tiếp sản xuất
Nguyên tắc xếp bậc và hệ số lương chức danh: Số bậc trong từng ngạch
và hệ số lương chức danh trong từng bảng hệ số lương chức danh công việcđược xác định trên cơ sở nội dung, tính chất, mức độ phức tạp của công việc
và mức tiêu hao lao động Hệ số lương chức danh công việc được xếp trongbảng lương chức danh không phụ thuộc vào hệ số lương hiện hưởng theo quyđịnh của Nhà nước
Điều chỉnh hệ số lương chức danh: căn cứ vào nhiệm vụ, khối lượng và
mức độ phức tạp của công việc được giao cho người lao động, kết hợp vớiviệc đánh giá kết quả lao động của từng người lao động trong từng tháng,định kỳ 6 tháng lãnh đạo phòng xem xét, điều chỉnh lại hệ số lương chức danhcông việc cho từng người lao động trên cơ sở danh sách đề nghị của đơn vị.Xác định bậc trong bảng hệ số lương chức danh công việc để thanh toánlương lần 2:
+> Đối với lãnh đạo công ty: hệ số lương chức danh được chia làm 2bậc
Trang 39+> Trưởng phòng: tiền lương lần 2 theo chức danh công việc của trưởngphòng bằng 2 lần tiền lương bình quân lần 2 của lao động trong khối nghiệp
vụ hay phòng sản xuất
+> Phó phòng: Tiền lương lần hai theo chức danh công việc của phóphòng bằng 1,5 lần tiền lương bình quân lần 2 của lao động trong khối nghiệp
vụ hay trong phòng sản xuất
+> Trường hợp quyền trưởng phòng hay phó phòng phụ trách đơn vị làngười được tạm giao điều hành mọi hoạt đông của đơn vị thì được hưởng hệ
số lương chức danh công việc như trưởng phòng trong thời gian phụ trách.+> Đối với lao động chuyên môn nghiệp vu: Các chức danh chuyênviên, cán sự, nhân viên phục vụ xác định theo 3 bậc Riêng lao động làmchuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tập sự công việc hay chưa thành thạocông việc thì chỉ được hưởng 80% hệ số lương chức danh bậc 1 của chứcdanh công việc đang đảm nhận Sau khi hết thời gian tập sự và đảm nhiệmđược công việc, lãnh đạo phòng đề nghị bằng văn bản của Công ty, qua phòng
Tổ chức hành chính trình giám đốc, để xếp cho lao động đó hệ số vào bậc 1
Bảng 4: Bảng bậc - hệ số lương chức danh cán bộ lãnh đạo Công ty ST
Trang 40Bảng 5: Bảng bậc - hệ số lương chức danh công việcđối với lao động
làm việc tại các phòng nghiệp vụ
STT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Hệ số - Bậc lương Ghi chú
2 Các sự, nhân viên nghiệp vụ,
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
* Hệ số hoàn thành công việc
Hệ số hoàn thành công việc của từng người lao động trong tháng đượcquy định cho lao động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, không quy định cholao động trực tiếp sản xuất Hệ số hoàn thành công việc được chia làm 4 mức:
+> Hệ số 0,9: là mức người lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ được
giao, thực hiện chưa đạt năng suất, không chấp hành nội quy, quy chế, kỷluậtlao động hoặc khi thực hiện công việc còn có sai sót ảnh hưởng đến uytín, kinh tế của Công ty
+> Hệ số 1: là mức người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực
hiện đạt năng suất, chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật lao động hoặc khithực hiện công việc không có sai sót ảnh hưởng đến uy tín, kinh tế của Côngty
+> Hệ số 1,05: là mức người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao (cả về khối lượng, chất lượng và thời gian yêu cầu), chấp hành nghiêmchỉnh nội quy, quy chế, kỷ luật lao động hoặc khi thực hiện công việc không
có sai sót ảnh hưởng đến uy tín của Công ty Đối với cán bộ quản lý thì đơn vị
đó phải hoàn thành công việc mà Công ty giao không có vi phạm gì trongcông tác quản lý