Sao anh không về chơi thôn Vĩ?→ câu hỏi tu từ:

Một phần của tài liệu Giao an Ngua Van 11 hk2 (Trang 33)

+ Vừa như một lời trách móc dịu dàng

+ Hàm ý tiếc nuối nhẹ nhàng → Gợi sự tò mò ám ảnh về thôn Vĩ - Thôn Vĩ Dạ hiện lên:

+ Nắng hàng cau - nắng mới lên: Cái nắng ấm áp, rực rỡ, tinh khôi.

ánh nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ớt đẫm sương đêm.

Nắng có linh hồn riêng. Nắng mang hồn xứ Huế. - Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng.

Thiên nhiên sống động rạng ngời , gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp.

+ Vườn: Mướt xanh → là xanh trong, xanh lọc, một màu xanh mỡ màng, non tơ, óng mượt. Màu xanh = màu ngọc → cách so sánh lạ. → Gợi ấn tượng về một vườn cây lá còn ướt đẫm sương đêm dưới sắc nắng tinh nguyên của buổi sáng tạo nên một màu cho vườn cây là màu ngọc.

+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Lá trúc: thanh mảnh, mềm mại

Mặt chữ điền: khoẻ mạnh, chất phác, phúc hậu

→ Hai nét vẽ tưởng là tương phản nhau nhưng lại kết hợp hài hoà với nhau để tạo nên một nét duyên ngầm ⇒ Cái đẹp của Vĩ Dạ là cái đẹp thơ mộng, trong sáng, trinh nguyên. Đó còn là cái đẹp của một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, một trái tim tha thiết với tình người, tình đời. Trong trái tim ấy không thể thiếu vắng hình bóng của người con gái Vĩ Dạ mà hơn một lần Hàn Mặc Tử đã yêu thầm lặng lẽ.

=> Đằng sau bức tranh cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.

3. Củng cố: Khổ thơ 1: Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu

sắc, có đường nét.Hình ảnh con người: dịu dàng e ấp.

Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.

4. Hướng dẫn học bài:

- Học thuộc bài thơ.

- Soạn phần còn lại theo những câu hỏi trong SGK

Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:

Tiết 85 – 86 ĐÂY THÔN VĨ DẠ

- Hàn Mặc Tử -

TIẾT THỨ HAI:

I. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức:

+ Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.

+ Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.

- Kĩ năng:

+ Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại + Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.

- Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, với cuộc sống và con người.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk , vở ghi

III.Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ " và phân tích khổ thơ 1? 2. Bài mới: 2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản

HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ

thứ 2

Đến khổ thơ thứ hai mạch cảm xúc của nhà thơ bỗng chuyển đột ngột, cũng là Vĩ Dạ nhưng như một thế giới hoàn toàn khác - một thế giới buồn vắng đến dễ sợ. Buồn từ nhịp thơ cho đến hình ảnh thơ

- Những hình ảnh được hiện lên trong khổ thơ như thế nào?

- Hai chữ "buồn thiu" gợi cho em ấn tượng gì?

- Hình ảnh "hoa bắp lay" gợi lên điều gì?

Thông thường gió, mây và dòng sông vẫn đi với nhau: gió thổi mây bay và nhờ gió mà dòng sông mới có sóng. Còn ở đây đã có sự chia lìa đôi ngã. Sự chuyển động ngược chiều của gió mây làm tăng thêm cái trống vắng của không gian. Hay đúng hơn, rất ít mây và gió, nên dòng sông lặng lẽ buồn thiu và cây cỏ bên bờ chỉ lay động rất nhẹ

- Em hiểu như thế nào về hình ảnh "Sông trăng"? Ở đây tác giả dùng nghệ thuật gì?

-Biện pháp này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Hàn Mặc Tử?

GV: Tâm hồn nhà thơ cảm thấy cô

đơn, lạc lõng trước cuộc đời thực nên ông tìm về với cõi mộng, tìm đến vầng trăng – là người bạn tri kỉ của ông trong những ngày bệnh tật, là nơi trú ngụ cuối cùng của linh hồn ông để ông trốn tránh sự truy đuổi của đau thương và cái chết.

II. Đọc - hiểu văn bản:

2. Khổ thơ thứ 2:

- Hình ảnh buồn, hiu quạnh

+ Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng.

- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả -> nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa.

 Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người.

+ Dòng nước - buồn thiu: Dòng sông như bất động, không muốn trôi chảy, như đánh mất đi sự sống của mình.

+ Hoa bắp lay: Sự lay động rất nhẹ

→ Không chỉ là cái buồn của cảnh mà còn là cái buồn của lòng người.

- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

+ Sông trăng: lấp lánh ánh trăng vàng → Cõi mộng + Hai câu thơ là một loạt những câu hỏi không có câu trả lời:

Thuyền ai?

Thuyền có chở trăng không?

Có chở trăng về kịp tối nay không?

→ Trăng là người bạn thân thiết của nhà thơ → Tâm hồn day dứt chới với trước cuộc đời.

buồn của cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ

HĐII. Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ

thứ 3

- So sánh với hai khổ thơ đầu, ở khổ thơ cuối em có nhận xét gì về trạng thái tâm hồn của tác giả? Thể hiện ở những hình ảnh nào?

- Để diễn tả tâm trạng này tác giả một lần nữa sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng và ý nghĩa của nó?

3. Khổ ba:

Một phần của tài liệu Giao an Ngua Van 11 hk2 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w