Cần chú ý những từ nào trong

Một phần của tài liệu Giao an Ngua Van 11 hk2 (Trang 25)

khổ thơ thứ 2? lơ thơ, cồn nhỏ, đìu hiu, làng xa, vãn chợ chiều, cô liêu - những từ đó gợi lên một không gian như thế nào?

Sâu chót vót: cách viét sáng tạo mới mẻ - Xuất phát từ thực tế điểm nhìn của tg đứng trên đê cao nhìn lên trời, nhìn xuóng mặt sông, ánh nắng chiều từ phương tây rọi lại và gợi ra cảm giác này.

2. Khổ thơ thứ 2:

- Từ ngữ: lơ thơ, cồn nhỏ, đìu hiu, làng xa, vãn chợ

chiều, cô liêu

 Không gian buồn vắng. Nghệ thuật dùng từ láy gợi tả sự hắt hiu, thê thảm...

- Không một âm thanh, không một tiếng động, có vẳng hơi tiếng con người ở một phiên chợ chiều đã vãn nhưng mơ hồ - càng gợi sự tàn tạ, vắng vẻ, cô đơn.

- Không gian ba chiều:

+ nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót + sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu

 Nghệ thuật đối, sự đối lập giữa con người với vũ trụ: con người càng nhỏ bé, rợn ngợp trước không gian rộng lớn và vĩnh hằng ấy. Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển.

- Đọc khổ thơ 3 và nhận xét cảnh vật ở thổ thơ có gì đáng chú ý? ? Hình ảnh "Bèo dạt" gợi cho em suy nghĩ gì? Ý nghĩa dùng từ phủ định hai lần

4. Khổ thơ 3.

- Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh hơn bởi hai lần phủ định:

+ không cầu. + không đò

 Không bóng người, không sự giao lưu. + Bèo dạt: hình ảnh chia lìa, tan tác.

 gợi hình ảnh con người mất quyền lợi, mất tự do, mất chủ quyền, kiếp sống lưu lạc trên dòng đời, thân phận bèo bọt, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời.

-> Nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ luôn song hành và gắn chặt với nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn quê hương đất nước được thể hiện một cách kín đáo. - Đọc khổ thơ 4 và cho biết cảnh

vật và cảm xúc của nhà thơ trong

5. Khổ thơ 4:

khổ thơ có gì đặc biệt?

Cánh chim nhỏ nhoi đến tội nghiệp, sức nặng của bóng chiều như đang đè nặng cánh chim nhỏ bé ấy

Bản thảo Huy Cận viết: Dờn dợn. Do sự vô tình của người sắp chữ in mà thành dợn dợn. Tác giả cảm ơn sự vô tình đó của anh thợ sắp chữ máy in.

Câu thơ được gợi ra từ hai câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

 Cảnh hoàng hôn u ám, nặng nề, tưởng chừng như đặc quánh lại.

+Dợn dợn: Gợi cảm giác bên trong, buồn vô hạn, nhớ quê hương.

+ Không khói …nhớ nhà: nét cổ điển mà hiện đại trong thơ Huy Cận. Nỗi nhớ da diết của một cái tôi lãng mạn. Đó chính là lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận trước cảnh ngộ đất nước mất chủ quyền.

HĐIII. Hướng dẫn HS tổng kết. III. Tổng kết:

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là nỗi buồn non nước thể hiện lòng yêu quê hương đất nước thầm kín của một lớp thanh niên trong chế độ cũ. Xuyên suốt bức tranh Tràng Giang là nỗi buồn triền miên vô tận, là nỗi sầu nhân thế. Bài thơ không chỉ cho ta thấy rõ hồn thơ rung cảm tinh tế trước cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn cho thấy một tình yêu quê hương đất nước tha thiết lắng sâu của Huy Cận. Có lẽ vì thế mà Xuân Diệu đã khẳng định "Tràng Giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước ... dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc sau này".

3. Củng cố:

- Bài thơ ghi lại hình ảnh tạo vật thiên nhiên, vừa mênh mông, vô biên; vừa hiu quạnh hoang vắng!

- Cái tôi cô đơn, bơ vơ trước thiên nhiên trời rộng, sông dài, không biêt trôi dạt vào đâu giữa dòng sông vô định của cuộc đời!

- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: tình cảm thiết tha yêu thiên nhiên, đất nước quê hương!

- Bài thơ mang đậm phong cách Đường thi cổ kính.

4. Hướng dẫn học bài:

- Thuộc lòng bài thơ.

- Theo Xuân Diệu, “Tràng giang” là bài thơ “ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc”

Hãy làm rõ nhận định trên.

Lớp 11B1: Tổng số: Vắng:

Tiết 83

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎI. Mục tiêu cần đạt: I. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ. - Kĩ năng: Sử dụng thao tác bác bỏ một cách thuần thục nhất

- Thái độ: Có ý thức vận dụng thao tác bác bỏ trong bài văn nghị luận cũng như trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk .

III. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: 2. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản

HĐI.

GV hướng dẫn HS giải bài tập.

Bài tập 1:

Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày.

GV chuẩn xác kiến thức, cho

điểm. - Nhóm 2. Bài tập 1(b) Bài tập 1. Vấn đề bác bỏ Cách bác bỏ

Một phần của tài liệu Giao an Ngua Van 11 hk2 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w