1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

57 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 381 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Công tác quản lý bao gồm các nội dung chính: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trong đó chức năng lập kế hoạch là quá trình đầu tiên, không thể thiếu với công tác quản lý. Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức. Đặc biệt, đối với các cơ quan nhà nước, công tác kế hoạch luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, theo em nhận thấy thì: việc đổi mới công tác lập kế hoạch trong lĩnh vực tư nhân diễn ra nhanh chóng, cùng với đó là sự thay đổi tư duy, phương thức và công cụ. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch tại những cơ quan nhà nước vẫn chậm hơn so với khu vực tư nhân, điều này có thể do tư duy, cơ chế hay cơ sở khoa học của công tác đổi mới quản lý ở khu vực nhà nước vẫn còn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, để làm rõ hơn về công tác lập kế hoạch trong thực tế, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề của mình là: “Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Chuyên đề gồm có 3 phần: Chương I. Lý luận chung về kế hoạch hàng năm Chương II. Thực trạng công tác lập kế hoạch hàng năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Chương III. Một số giải pháp nâng cao công tác lập kế hoạch của Cục Thông qua chuyên đề này, em hy vọng sẽ vận dụng được những kiến thức đã học được để làm rõ về công tác lập kế hoạch tại một cơ quan nhà nước. Đồng thời hy vọng đóng góp một số ý kiến của mình nhằm có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch. Xin cám ơn Cô giáo Đoàn Thị Thu Hà đã hướng dẫn và các anh chị trong Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ cho em hoàn thành chuyên đề này. Em hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến để chuyên đề của mình hoàn thiện hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HÀNG NĂM 2

I Khái niệm kế hoạch 2

II Vai trò của lập kế hoạch 3

III Phân loại hệ thống kế hoạch của tổ chức 4

1.Theo cấp kế hoạch 5

2 Theo thời gian của kế hoạch 7

3 Phân loại theo cấp quản lý 8

4 Công tác lập kế hoạch hàng năm 9

IV Quy trình lập kế hoạch 10

4.1 Xác định thực trạng 10

4.2 Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu 10

4.3 Đánh giá tính khả thi của mục tiêu 10

4.4 Phác thảo kế hoạch hoạt động 10

4.5 Xác định nguồn tài chính 11

4.6 Xác định các chỉ số giám sát 11

4.7 Trình bày kế hoạch 11

V Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch hàng năm 12

5.1 Hệ thống mục tiêu, chiến lược của tổ chức 12

5.2 Sự hạn chế của các nguồn lực 13

5.3 Biến động của môi trường xung quanh 13

5.4 Hệ thống thông tin 13

5.5 Năng lực của chuyên gia lập kế hoạch 14

5.6 Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hóa của Nhà nước 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM CỦA CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 15

I Giới thiệu chung về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn 15

1 Chức năng, nhiệm vụ của Cục 15

Trang 2

2 Cơ cấu tổ chức 17

2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục 17

2.2 Bộ máy quản lý 17

2.3 Tổ chức bộ máy tại các địa phương 17

II Thực trạng công tác lập kế hoạch hàng năm 18

1 Hệ thống kế hoạch hóa của Cục 18

1.1 Hệ thống kế hoạch của nền kinh tế quốc dân 18

1.2 Nội dung của bản Kế hoạch hàng năm của Cục 20

2 Các căn cứ cho công tác lập kế hoạch năm 2010 của Cục 22

2.1 Căn cứ pháp lý 22

2.2 Căn cứ thực tiễn 23

3 Quy trình lập kế hoạch của Cục 23

3.1 Đánh giá thực trạng và xu thế 23

3.2 Đề xuất quan điểm phát triển của kỳ kế hoạch tới, xây dựng và lựa chọn mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đối với lĩnh vực hợp tác xã và phát triển nông thôn 24

3.3 Xác định các chính sách và giải pháp thực hiện các chỉ tiêu đề ra .28 3.4 Xây dựng cơ chế, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch28 4 Tiến độ thời gian của công tác lập kế hoạch 33

5 Chế độ báo cáo 34

III Một số phương pháp, công cụ sử dụng trong quá trình lập kế hoạch 34

1 Các phương pháp phân tích hệ thống thông tin 34

2 Công cụ phân tích 37

IV Đánh giá công tác lập kế hoạch của Cục 38

1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của Cục 38

2 Đánh giá công tác lập kế hoạch của Cục 40

2.1 Những kết quả đạt được 40

2.2 Những tồn tại hạn chế 41

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CỦA CỤC 42

Trang 3

1 Đổi mới tư duy về kế hoạch 42

2 Đổi mới phương pháp lập kế hoạch 45

3 Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác kế hoạch 50

4 Hoàn thiện hệ thống thông tin và kiểm tra 51

5 Nâng cao khả năng nghiên cứu và dự báo 52

KẾT LUẬN 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KTHT & PTNN Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

KHPT KTXH Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác quản lý bao gồm các nội dung chính: Lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra Trong đó chức năng lập kế hoạch là quá trình đầu tiên,không thể thiếu với công tác quản lý Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọngtrong việc quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức Đặc biệt, đối với các cơquan nhà nước, công tác kế hoạch luôn giữ một vai trò rất quan trọng Tuynhiên, theo em nhận thấy thì: việc đổi mới công tác lập kế hoạch trong lĩnh vực

tư nhân diễn ra nhanh chóng, cùng với đó là sự thay đổi tư duy, phương thức vàcông cụ Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch tại những cơ quan nhà nước vẫnchậm hơn so với khu vực tư nhân, điều này có thể do tư duy, cơ chế hay cơ sởkhoa học của công tác đổi mới quản lý ở khu vực nhà nước vẫn còn chưa đượchoàn thiện Chính vì vậy, để làm rõ hơn về công tác lập kế hoạch trong thực tế,

em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề của mình là: “Tìm hiểu thực trạng và một

số giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch năm của Cục Kinh

tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” Chuyên đề gồm có 3 phần:

Chương I Lý luận chung về kế hoạch hàng năm

Chương II Thực trạng công tác lập kế hoạch hàng năm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

Chương III Một số giải pháp nâng cao công tác lập kế hoạch của Cục

Thông qua chuyên đề này, em hy vọng sẽ vận dụng được những kiến thức

đã học được để làm rõ về công tác lập kế hoạch tại một cơ quan nhà nước Đồngthời hy vọng đóng góp một số ý kiến của mình nhằm có thể đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch

Xin cám ơn Cô giáo Đoàn Thị Thu Hà đã hướng dẫn và các anh chị trongCục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ cho em hoàn thànhchuyên đề này Em hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến để chuyên đề củamình hoàn thiện hơn

Trang 6

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH HÀNG NĂM

I Khái niệm kế hoạch

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý làlập kế hoạch , tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra Lập kế hoạch là một trong nhữngcông việc quan trọng trong một tổ chức bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mụctiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp tổ chức nhận định được cáchoạt động khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra Một tổ chứccàng lớn thì công tác lập kế hoạch càng được coi trọng và được chia làm nhiềutầng lớp, với mức độ cụ thể khác nhau

Lập kế hoạch cũng có nhiều khái niệm Nếu đứng trên góc độ ra quyếtđịnh thì : “ Lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định mộttương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ “ Quản lý

có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Lập kếhoạch có thể ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi lớn , rồi từ đó mọc lêncác “ nhánh” tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra Xét theo quan điểm này thì lập kếhoạch là chức năng được thực hiện đầu tiên trong mỗi quá trình quản lý Tuyvậy, khái niệm này chưa thể hiện được sự tiếp diễn, phản ánh và thích ứng vớinhững biến động trong môi trường của công tác lập kế hoạch Vì vậy còn cónhững khái niệm bổ sung ví dụ như: “Lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từviệc thiết lập các mục tiêu , quyết định các chiến lược , các chính sách , kếhoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đã định Lập kế hoạch cho phép thiết lập cácquyết định khả thi và bao gồm cả chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu vàquyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa.” (Steiner) Khái niệm như vậycho thấy kế hoạch được xem là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứngđược với những biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ chức, đó là quátrình thích ứng với sự không chắc chắn của môi trường bằng việc xác định trướccác phương án hành động để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức

Tại Việt Nam nhiều người hiểu đơn giản: Kế hoạch là những chỉ tiêu, con

số dự kiến, ước tính trước cho kết quả của một nhiệm vụ cụ thể nào đó Những

Trang 7

năng của đơn vị Tuy nhiên không phải bất cứ lúc nào những chỉ tiêu này cũngđược tính toán một cách có cơ sở khoa học và cơ sử thực tế mà mang tính khảnăng, không tính toán đến những yếu tố bất ngờ Cụ thể hơn, có thể là việc quyếtđịnh xem tương lai phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào làm? Ai làm?

Tóm lại, lập kế hoạch là hoạt động chủ quan, có ý thức, tổ chức của conngười, bao gồm quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức đểđạt được mục tiêu đó

II Vai trò của lập kế hoạch

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trongnhững công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước Còn trong phạm vi một doanhnghiệp hay một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọngcủa quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cóhiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra Lập kế hoạch có những vai trò sau:

- Định hướng hoạt động của tổ chức: Trọng tâm của công tác lập kế hoạch

là thiết lập các mục tiêu mong muốn của tổ chức, đặt ra mục tiêu nhỏ cho từngthời kỳ Tổ chức không thể hoạt động được nếu không cùng nhắm đến mộthướng, nếu không sẽ bị tan rã thành nhiều mảnh Ngoài ra, việc khan hiếmnguồn lực, nhất là: vốn, lao động có tay nghề và kỹ thuật tiên tiến khiến cho cácnguồn lực này cần được định hướng vào những mục tiêu được ưu tiên

- Ứng phó với sự bất ổn định của môi trường : Môi trường xung quanh tổchức luôn thay đổi Môi trường ở đây có thể là môi trường bên ngoài hoặc môitrường bên trong tổ chức Chính vì vậy, lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tínhbất ổn định của doanh nghiệp, hay tổ chức Sự bất ổn định và thay đổi của môitrường làm cho công tác lập kế hoạch trở thành tất yếu và rất cần thiết đối vớimỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý phảinhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong nội bộ cũng như môitrường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giảipháp ứng phó thích hợp

- Phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong tổ chức: Lập kế hoạch làmgiảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của tổ

Trang 8

chức Lập kế hoạch phân chia hoạt động của tổ chức thành những công việc nhỏhơn và thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức để đạt đượcmục tiêu Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu phải được xác định, nhữngphương thức tốt nhất để đạt mục tiêu cần được lựa chọn kỹ càng nên sẽ sử dụngnguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì kế hoạch sẽ lựa chọn

ra quá trình tối ưu nhất

- Thiết lập cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động: lập kế hoạch sẽ thiết lậpđược những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao.Một khi tổ chức không xác định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằngcách nào thì đương nhiên sẽ không thể xác định đựợc liệu mình có thực hiệnđược mục tiêu hay chưa Hơn nữa nó cũng không thể có được những biện pháp

để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra Do vậy, có thể kế hoạch là

cơ sở của hoạt động kiểm tra

Như vậy, lập kế hoạch là công tác rất quan trọng với mỗi tổ chức Nếukhông có kế hoạch thì nhà quản lý có thể không biết họ cần phải đi về đâu, phải

tổ chức, khai thác con người và các nguồn lực khác của tổ chức như thế nào, khinào thì tổ chức không đi đúng hướng Không có kế hoạch , tổ chức sẽ rất khó đạtđược mục tiêu của mình, họ không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì

III Phân loại hệ thống kế hoạch của tổ chức

Các kế hoạch của tổ chức có thể được phân loại theo một số các tiêu thứckhác nhau Mỗi cách phân loại này dựa trên một đặc điểm riêng của công tác kếhoạch, bởi vì kế hoạch là một hoạt động quan trọng và bao trùm lên nhiều lĩnhvực, ở nhiều cấp độ khác nhau Chính vì vậy việc phân loại hệ thống thế hoạch

là cần thiết Tuy nhiên, các loại kế hoạch này đều phải có mối liên hệ chặt chẽvới nhau theo định hướng chung nhắm vào mục tiêu cao nhất của tổ chức

1.Theo cấp kế hoạch

Kế hoạch bao gồm kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp

Trang 9

Kế hoạch chiến lược được hình thành bởi các nhà quản lý cấp cao, nhằmxác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức Kế hoạch chiến lược liên quanđến mối quan hệ giữa con người với con người của tổ chức với các con ngườicủa tổ chức khác Kế hoạch tác nghiệp bao gồm những chi tiết cụ thể hóa của kếhoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàngtuần thậm chí hàng ngày Mục đích của kế hoạch tác nghiệp là bảo đảm mọingười trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ tráchnhiệm của họ liên quan như thế nào trong việc thực hiện hiện các mục tiêu đónhằm đạt được kế quả dự kiến Kế hoạch tác nghiệp có xây dựng để sử dụngmột lần, có loại được xây dựng để sử dụng nhiều lần.

Phân loại kế hoạch theo cấp kế hoạch

a Kế hoạch tác nghiệp xây dựng một lần và sử dụng một lần:

- Chương trình: bao gồm một số các mục đích, chính sách, thủ tục, quytắc, các nhiệm vụ được giao, các bước tiến hành, các nguồn lực có thể huy động

và yếu tố khác Chương trình được hỗ trợ bằng ngân quỹ cần thiết Một chươngtrình quan trọng thường ít khi đứng một mình, thường là bộ phận của một hệthống phức tạp Chương trình thường có mục tiêu lớn, quan trọng, mang tínhđộc lập tương đối trong quá trình phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu

Kế hoạch chiến lược

(Đường lối, chính sách, chiến lược)

Kế hoạch tác nghiệp

Sử dụng một lần

Chương trình

Dự án Ngân sách

Sử dụng nhiều lần Chính sách Thủ tục Quy tắc

Trang 10

- Dự án: có mục tiêu thường cụ thể, quan trọng, mang tính độc lập tươngđối Nguồn lực để thực hiện mục tiêu thường phải rõ ràng đối với tất cả các hìnhthái nguồn lực theo thời gian và không gian.

- Ngân sách: là bản tường trình các kết quả mong muốn bằng các con số

Có thể coi đó là chương trình được “số hóa” Ngân quỹ ở đây không đơn thuần

là ngân quỹ bằng tiền mà còn có ngân quỹ thời gian, nhân công, máy móc thiết

bị, ngân quỹ nguyên vật liệu

b Kế hoạch tác nghiệp xây dựng một lần và sử dụng nhiều lần:

- Chính sách: là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để raquyết định trong tổ chức Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sáchkhác nhau cho những mảng hoạt động trọng yếu của tổ chức mình Chính sách

là kế hoạch theo nghĩa nó là những quy định chung để hướng dẫn hay khaithông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định Các chính sách giúp choviệc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định và giúp cho việc thốngnhất các kế hoạch khác nhau của tổ chức Các chính sách là tài liệu chỉ dẫn choviệc ra quyết định trong phạm vi co dãn nào đó Chính sách khuyến khích sự tự

do sáng tạo nhưng vẫn trong khuôn khổ một giới hạn nào đó, tùy thuộc vào cácchức vụ và quyền hạn trong tổ chức

- Thủ tục: là các kế hoạch thiết lập một phương pháp cần thiết cho việcđiều hành các hoạt động trong tương lai Đó là sự hướng dẫn hành động, là việcchỉ ra một cách chi tiết, biện pháp chính xác cho một hoạt động nào đó cần phảithực hiện Đó là chuỗi các hoạt động cần thiết theo thứ tự, theo cấp bậc quản lý

- Quy tắc: là giải thích những hành động nào có thể làm, những hành độngnào không được làm Đây là loại kế hoạch đơn giản Quy tắc không giống thủtục ở chỗ nó hướng dẫn hành động không theo trình tự thời gian Hơn nữa cácchính sách hướng dẫn việc ra quyết định trong khi quy tắc cũng hướng dẫnnhưng không cho phép lựa chọn trong việc ra quyết định mà chỉ là áp dụngchúng Vì vậy so với quy tắc và thủ tục, chính sách có sự linh hoạt cao hơn

2 Theo thời gian của kế hoạch

Trang 11

Theo thời gian thì kế hoạch thường được chia làm 3 loại: kế hoạch dàihạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn.

- Kế hoạch dài hạn : Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên nhằm xácđịnh các lĩnh vực hoạt động của tổ chức, xác định các mục tiêu, chính sách, giảipháp dài hạn … do những cấp quản lý cao đưa ra, mang tính tập trung cao vàbao quát, linh hoạt

- Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm nhằm phácthảo các chính sách, chương trình trung hạn để thực hiện các mục tiêu đượchoạch định trong chiến lược của tổ chức Kế hoạch trung hạn ít tập trung và ítuyển chuyển hơn kế hoạch dài hạn Kế hoạch trung hạn được đưa ra bởi cácquản lý cấp trung trong tổ chức

- Kế hoạch ngắn hạn : Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm , là sự cụ thểhoá những nhiệm vụ, chương trình hành động dựa vào mục tiêu chiến lược, kếhoạch chiến lược, các căn cứ xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện năm kếhoạch do cấp quản lý trực tiếp của đơn vị lập lên Kế hoạch này mang tính cục

bộ, phạm vi nhỏ, thường cứng nhắc, ít linh hoạt

Ba loại kế hoạch trên có quan hệ hữu cơ với nhau Trong đó, kế hoạch dàihạn giữ vai trò trung tâm , chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch của tổ chức, là cơ sở

để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hằng năm

Trang 12

Phân loại kế hoạch theo thời gian

3 Phân loại theo cấp quản lý

Tùy thuộc vào tầm quan trọng của kế hoạch mà nó được xây dựng vàthông qua bởi một cấp quản lý nhất định Theo đó kế hoạch càng quan trọng thìcàng cần phải được đưa ra bởi cấp quản lý cao hơn Có những kế hoạch ngắnhạn nhưng có phạm vi tác động lớn cũng cần được đưa ra bởi cấp quản lý cao

Sơ đồ dưới đây thể hiện phân cấp kế hoạch tại tổ chức là Nhà nước

Trang 13

Phân loại kế hoạch theo cấp quản lý

4 Công tác lập kế hoạch hàng năm

Lập kế hoạch hàng năm là một trong những nội dung của công tác lập kếhoạch Kế hoạch hàng năm là một loại kế hoạch ngắn hạn, không mang tínhchiến lược Tuy nhiên, kế hoạch hàng năm là một phần tất yếu không thể thiếunhằm làm cụ thể hóa nội dung của kế hoạch chiến lược, kế hoạch trung và dàihạn Từ đó giúp tổ chức thấy được các mục tiêu trước mắt và định hướng cáchoạt động cụ thể hơn nhằm đạt được mục tiêu đó Kế hoạch hàng năm đảm bảocho sự sẵn sàng ứng phó với môi trường của tổ chức Bởi tương lai càng xa thìkết quả càng kém chắc chắn, kế hoạch hàng năm giúp cho việc kiểm tra cũng trở

Chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể, ngân sách quốc gia hàng năm

Chiến lược phát triển ngành, kế hoạch hàng năm, kế hoạch phát triển KTXH tỉnh, dự án quốc gia

Chương trình, dự án, kế hoạch hàng năm, ngân sách hàng năm

Quốc hội, Chính phủ

Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tỉnh

Vụ, cục, cơ quan dưới Bộ,

huyện, sở ban ngành địa

Trang 14

nên dễ dàng hơn và nhanh chóng nhận ra những sai sót của tổ chức nhằm điềuchỉnh tổ chức đi đúng hướng.

Đối với tổ chức là cơ quan nhà nước, kế hoạch hàng năm ngoài mục đíchđánh giá kết quả của chương trình, dự án, kế hoạch được giao mà còn nhằmphân tích hiệu quả của các phương án, tìm ra những tồn tại, vướng mắc, phảnánh kịp thời tình hình thực tế ở cơ sở để có thể rút kinh nghiệm, thay đổi đểnâng cao hiệu quả hoạt động trong năm tới

IV Quy trình lập kế hoạch

Lập kế hoạch là một nhiệm vụ, công tác mang tính khoa học và chặt chẽcao Vì vậy, công tác lập kế hoạch cũng đòi hỏi một quy trình lập kế hoạchthống nhất Quy trình lập kế hoạch thông thường gồm có các bước:

4.1 Xác định thực trạng: là điểm bắt đầu của quá trình lập kế hoạch.

Nội dung cơ bản là hiểu biết môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức.Các yếu tố bên trong tổ chức bao gồm như: nguồn lực, cơ cấu, chính sách, vănhóa Các yếu tố bên ngoài của tổ chức bao gồm: xu thế trong nước và quốc tế,tiến bộ của khoa học và công nghệ Nắm được thực trạng của tổ chức là cơ sởtối quan trọng để công tác lập kế hoạch đảm bảo cơ sở thực tiễn, phù hợp vớinăng lực của đơn vị và biến động của môi trường

4.2 Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu: là xác định rõ thời hạn thực hiện

và lượng hóa mục tiêu đến mức cao nhất có thể Mục tiêu tổ chức bao gồm mụctiêu định tính vào mục tiêu định lượng Các mục tiêu cần được tổ chức, phânnhóm, ưu tiên thứ tự thực hiện Quan trọng nhất là các mục tiêu cần thật rõ ràng,

có thể đo lường được và mang tính khả thi Ngoài ra cần xác định rõ trách nhiệmtrong việc thực hiện mục tiêu và thời hạn cần phải hoàn thành

4.3 Đánh giá tính khả thi của mục tiêu: đây là bước rà soát lại hệ thống

mục tiêu, chỉ tiêu mà tổ chức đã đặt ra Trong bước này, cần vận dụng những kếtquả của bước một “Xác định thực trạng” nhằm lựa chọn ra hệ thống mục tiêu cóhiệu quả nhất dựa trên đánh giá ban đầu về tổ chức và môi trường

4.4 Phác thảo kế hoạch hoạt động: là việc tìm ra và nghiên cứu các

phương án hành động để lựa chọn Sau khi đã có được hệ thống mục tiêu của tổ

Trang 15

chức, cần lên kế hoạch cụ thể các hoạt động cần phải được tiến hành nhằm đạtđược mục tiêu Trong giai đoạn này, có thể có nhiều phương án được đưa racùng nhằm đến mục tiêu đã có Chính vì vậy, cần giảm bớt các phương án lựachọn, chỉ những phương án có triển vọng nhất được đưa ra phân tích Khi đánhgiá các phương án cần dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp với các mục tiêu vàtrung thành cao nhất với các tiền đề đã xác định.

4.5 Xác định nguồn tài chính: tất cả các hành động chính sách đều cần

có nguồn tài chính nhất định để thực thi Đối với tổ chức là nhà nước, nguồn tàichính phong phú đa dạng như: ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốnvay nước ngoài, vốn vay từ các tổ chức tài chính hoặc huy động nguồn vốn củanhân dân Xác định nguồn tài chính cho kế hoạch là một bước quan trọng đảmbảo kế hoạch được thực hiện một cách thông suốt

4.6 Xác định các chỉ số giám sát: các chỉ số giám sát cần được thiết lập

ngay từ khâu lập kế hoạch để đảm bảo cho hành động của tổ chức phù hợp vớikhuôn khổ pháp luật và mang tính hiệu quả Các chỉ số giám sát cho phép ngườithực hiện kế hoạch nhận ra khi nào kế hoạch đi không đúng hướng để có nhữngđiều chỉnh phù hợp

4.7 Trình bày kế hoạch: là thông báo kế hoạch cho các bộ phận của tổ

chức, cấp trên và cấp dưới Từ đó các bộ phận của tổ chức tiến hành thực hiện

kế hoạch, bắt đầu bằng việc xây dựng các kế hoạch hoạt động chi tiết cho từngnội dung của kế hoạch

Lập kế hoạch hàng năm mang những đặc điểm của lập kế hoạch tácnghiệp, với thời gian ngắn và tính chiến lược không cao Chủ yếu của công táclập kế hoạch tác nghiệp là đưa ra các mục tiêu hành động cụ thể nhằm đảm bảocho tổ chức hoạt động một cách liên tục Quy trình lập kế hoạch tác nghiệp cóthể được thể hiện như bảng dưới đây

Trang 16

Quy trình lập kế hoạch tác nghiệp

V Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch hàng năm

5.1 Hệ thống mục tiêu, chiến lược của tổ chức

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc xây dựng kếhoạch hàng năm đó là hệ thống chiến lược, kế hoạch dài hạn và trung hạn của tổchức Kế hoạch hàng năm phải đảm bảo được yếu tố phù hợp, nhất quán với các

kế hoạch, chiến lược ở cấp cao hơn Bởi vì kế hoạch hàng năm là sự chi tiết hóacủa các kế hoạch cấp cao, vì vậy kế hoạch hàng năm cần đưa ra các mục tiêu,hành động cụ thể, chi tiết nhất có thể đạt được nhằm xác định đảm bảo tổ chức

Các dự đoán, dự báo

Thông tin (báo cáo kỳ trước, phản hồi khách hàng, nghiên

cứu môi trường)

Chuẩn bị nguồn lực (nhân lực, ngân sách, thiết bị)

Kế hoạch, mục tiêu chi tiết về:

Chuyên môn

Tài chính

Nhân lực

Quá trình hoạt động

Chế độ kiểm tra kiểm soát,

hệ thống thông tin báo cáo

Kết quả hoạt động

Thông tin về hiệu quả hoạt động, mức độ hoàn thành kế hoạch

Trang 17

đi đúng hướng Sự chi tiết này cũng giúp cho công tác báo cáo, kiểm tra và điềuchỉnh được thuận lợi.

5.2 Sự hạn chế của các nguồn lực

Nguồn lực trong một tổ chức trong thời gian dài có thể thay đổi nhiều,như quy mô ngân sách tổ chức có thể tăng hoặc giảm… Tuy nhiên trong ngắnhạn thì nguồn lực của tổ chức thay đổi ít Chính vì vậy mà trong kế hoạch hàngnăm chúng ta có thể nắm được tương đối rõ ràng nguồn lực của tổ chức Điềunày giúp cho việc lập kế hoạch trở nên dễ dàng hơn Tuy nhiên việc nguồn lực

bị hạn chế cũng làm cho các hành động của tổ chức bị hạn chế trong khuôn khổ.Chính vì vậy đòi hỏi những người lập kế hoạch trong ngắn hạn cần có tư duy độtphá, sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có lợi nhất, nhằm đạt hiệu quả cao

5.3 Biến động của môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh của một tổ chức có thể nói là luôn thay đổi liêntục Tuy nhiên mức độ thay đổi cũng tùy thuộc vào tính chất của tổ chức Đốivới những tổ chức hoạt động kinh doanh, có thể môi trường thay đổi từng ngàytừng giờ Tuy nhiên đối với tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước, sự thay đổi nàydiễn ra theo khoảng thời gian dài hơn Sự biến đổi này có thể diễn ra một cách

từ từ, không nhận thấy rõ ràng nhưng khi xảy ra lại đột ngột Chính vì vậy màđòi hỏi công tác lập kế hoạch phải hết sức thận trọng, tính toán đầy đủ đến cácyếu tố bất ổn định của môi trường xung quanh có thể gây ra nhằm đảm bảo chocông tác lập kế hoạch được đầy đủ và chính xác

5.4 Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin bao gồm các công cụ nhằm truyền đạt, phản ánh thôngtin giữa các chủ thể của tổ chức với môi trường, giữa các bộ phận của tổ chứcvới nhau Hệ thống thông tin này giúp cho các bộ phận hiểu rõ tổ chức của mìnhđang hoạt động như thế nào và cần hoạt động như thế nào Giúp cho tổ chứcnắm bắt được những kết quả, ảnh hưởng của hành động của mình đối với môitrường xung quanh Từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định phùhợp và nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường Hệ thống thông tin baogồm rất nhiều yếu tố như: các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo của cơ

sở, điều tra tình hình thực tế, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch… các yếu tố

Trang 18

này là một phần quan trọng trong việc xác định xem kế hoạch và các hành độngcủa tổ chức có hợp lý và hiệu quả hay không Từ đó nhà quản lý có những quyếtđịnh đúng đắn, kịp thời.

5.5 Năng lực của chuyên gia lập kế hoạch

Vì đặc thù của công tác lập kế hoạch là hoạt động trí óc, cần sự phân tích,phán đoán và quyết định dựa trên chủ quan của con người Chính vì vậy kết quảcủa hoạt động này khó mang tính chính xác hoàn toàn Một chuyên gia có nănglực về lĩnh vực lập kế hoạch cần dựa trên những quy tắc khách quan, có khảnăng đánh giá sự tác động của môi trường lên tổ chức, khả năng dự đoán được

sự biến động của môi trường nhằm đưa ra được kế hoạch mang tính tương đốichính xác và phù hợp nhất với điều kiện hiện tại của tổ chức

5.6 Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hóa của Nhà nước

Trước kia, ở Việt Nam chúng ta quan niệm: Công tác lập kế hoạch là tổngthể các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vănhóa, đời sống… dựa trên chủ trương, đường lối trong từng thời kỳ Khái niệmnày chưa đề cập đến sự biến động của môi trường xung quanh và môi trường nội

bộ của tổ chức, chưa thực sự tạo được thôi thúc nhằm nâng cao hiệu quả củahoạt động trong tổ chức Ngày nay, khi nền kinh tế đã phát triển theo cơ chế thịtrường, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, phạm

vi và trình độ của công tác kế hoạch ngày càng được nâng cao tương ứng Mặtkhác, xuất phát từ đặc điểm của môi trường kinh tế của chúng ta đang hướng tớixây dựng là “Mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp, cơ chế thị trường có sự quản

lý của Nhà nước”, vì vậy kế hoạch vẫn được coi là một trong những công cụđiều tiết để Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế Ở cấp độ thấp hơn, kế hoạch thểhiện sự sáng tạo, tự chủ của mỗi tổ chức nhưng phải phù hợp với chủ trương củaNhà nước trong từng thời kỳ, ứng phó với sự thay đổi của kinh tế thế giới

CHƯƠNG II

Trang 19

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH HÀNG NĂM CỦA CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I Giới thiệu chung về Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

1 Chức năng, nhiệm vụ của Cục

Tên đơn vị: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Địa chỉ: Nhà B9 – số 2 Ngọc Hà – TP Hà Nội

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (KTHT & PTNN) là cơ quantrực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng thammưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản

lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế hợp tác, bố trí dân cư, di dân tái định cư vàphát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Cục Kinh tế hợptác và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng,

có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật Trụ sở của Cục đặt tại thànhphố Hà Nội và bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh

Chức năng nhiệm vụ của Cục

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triểnnông thôn được quy định trong quyết định số 28/2008/QĐ-BNN do Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/1/2008 Theo đó, cácnhiệm vụ và quyền hạn của Cục KTHT & PTNN bao gồm các nhiệm vụ chính:

- Xây dựng và tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônxây dựng các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bảnkhác thuộc thẩm quyền và chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế hợp tác và pháttriển nông thôn

- Tham mưu đóng góp, xây dựng, trình Bộ công bố các chiến lược, quyhoạch phát triển dài hạn năm năm và hàng năm; các chiến lược, quy hoạch vùngtrong điểm liên vùng, liên tỉnh; các chương trình, dự án quan trọng; các văn bảnhướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật và dự án thuộc lĩnhvực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn

Trang 20

- Về lĩnh vực kinh tế hợp tác: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quanxây dựng, trình Bộ về cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hợp tác

xã, tổ hợp tác và các loại hình kinh tế hợp tác khác; kinh tế hộ, trang trại trongnông nghiệp.Tổng hợp trình Bộ chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển kinh

tế hợp tác, kinh tế hộ, kinh tế trang trại trong nông nghiệp, nông thôn và hướngdẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện sau khi phê duyệt

- Về lĩnh vực phát triển nông thôn: Chủ trì các chương trình, dự án về xoáđói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới; chương trình xây dựng cơ sở hạ tầngnông thôn; chương trình 135; thay thế, xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý Thực hiệnnhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo xây dựng Đề án nông nghiệp-nông dân-nôngthôn, Ban soạn thảo Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới

- Về lĩnh vực quy hoạch và bố trí dân cư: cục thực hiện Chương trình bốtrí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di dân tự do,xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừngđặc dụng Thường trực ban chỉ đạo di dân, tái định cư xây dựng nhà máy thủyđiện Sơn La

Ngoài ra Cục còn tham gia vào các công tác khác như: nghị quyết30a/NQ-CP/2008 về việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyệnnghèo; chương trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Nguyên; công tácdân tộc và miền núi; hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnhvực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn

Trang 21

2 Cơ cấu tổ chức

2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục

Lãnh đạo Cục bao gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộtrưởng Bộ NN&PTNN bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định

Cục trưởng điều hành các hoạt động của cục, chịu trách nhiệm trước Bộtrưởng Bộ NN&PTNN và trước pháp luật về hoạt động của Cục Phó Cụctrưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân côngcủa Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phâncông Lãnh đạo cục hiện thời là đồng chí Phó Cục trưởng (PCT) phụ trách CụcTăng Minh Lộc Các phó Cục trưởng bao gồm: đ/c PCT Lê Quí Đăng; đ/c PCTTrương Văn Quang; đ/c PCT Nguyễn Văn Đủ; đ/c PCT Phạm Khánh Ly; đcPCT Nguyễn Minh Tiến

2.2 Bộ máy quản lý

a, Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại;

b, Phòng Phát triển nông thôn;

c, Phòng Quy hoạch và Bố trí dân cư;

d, Phòng Kế hoạch, Tài chính;

e, Văn phòng Cục;

f, Phòng Thanh tra, Pháp chế;

g, Bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh

2.3 Tổ chức bộ máy tại các địa phương

Trên cơ sở Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày15/5/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhànước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương

đã kiện toàn hệ thống tổ chức Chi cục phát triển nông thôn và bộ máy làm côngtác kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương đều đã có tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ của ngành,

cụ thể như sau:

Trang 22

- 50 Chi cục Phát triển nông thôn;

- 10 Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn;

- 01 Chi cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;

- 02 Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng NLTS

II Thực trạng công tác lập kế hoạch hàng năm

1 Hệ thống kế hoạch hóa của Cục

1.1 Hệ thống kế hoạch của nền kinh tế quốc dân

Hệ thống kế hoạch hóa hiện nay ở nước ta vẫn chủ yếu là hệ thống mangtính chất thứ bậc Theo đó, có 2 cách phân loại kế hoạch chủ yếu của Nhà nước là:

a Phân loại theo mức độ khái quát, hệ thống kế hoạch hóa ở Việt Nam bao gồm:

- Chiến lược phát triển KTXH: là hệ thống các phân tích đánh giá lựa chọn

về quan điểm, mục tiêu tổng quát, định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếucủa đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồm cả cơ cấu, cơ chếvận hành hệ thống KTXH trong khoảng thời gian dài (ít nhất 10 năm)

- Quy hoạch phát triển KTXH: là sự phân bố, sắp xếp các hoạt động và cácyếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống KTXH trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia,vùng, tỉnh, huyện ) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia giai đoạn) và là

cơ sở lập kế hoạch phát triển

- Kế hoạch phát triển KTXH: là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh

tế, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển trongtừng thời kỳ bằng hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp địnhhướng phát triển; hệ thống chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ đó Kếhoạch phát triển KTXH biểu hiện bằng một hệ thống chỉ tiêu kế hoạch về sốlượng và chất lượng Kế hoạch phát triển KTXH có thể là trung hạn (5 năm)hoặc ngắn hạn (hàng năm)

- Chương trình, dự án phát triển: là công cụ triển khai thực hiện chiến lược

và kế hoạch phát triển Nó cụ thể hóa kế hoạch thành các nội dung triển khaihoạt động cụ thể trong đó thể hiện rõ mục tiêu, nguồn lực, tiến độ thực hiện…Như vậy chỉ khi nào các kế hoạch được triển khai thành chương trình, dự án thì

Trang 23

kế hoạch đó mới có cơ chế để triển khai thực hiện, mới dự kiến được nhu cầu vềnguồn lực để từ đó cân đối với nguồn lực sẵn có và tiến hành ưu tiên hóa nếucác cân đối nguồn lực không đảm bảo.

b Phân loại theo cấp độ quản lý, hệ thống kế hoạch hóa bao gồm:

- Kế hoạch phát triển KTXH quốc gia: được xây dựng dựa trên cơ sở nộidung chiến lược phát triển KTXH quốc gian 10 năm hoặc 20 năm và quy hoạchphát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ trong dài hạn; là tổng hợp của KHPTKTXH các ngành, lĩnh vực, tỉnh Văn bản hoạch định thể hiện bằng mục tiêutổng quát, các nhiệm vụ cụ thể, các cân đối nguồn lực, chương trình phát triển,

dự án phát triển, dự án đầu tư và giải pháp nhằm phát triển KTXH theo nhữngmục tiêu, chỉ tiêu mà chiến lược đã đề ra

- Kế hoạch phát triển ngành: theo định hướng của chiến lược và kế hoạchcấp quốc gia, các ngành xây dựng kế hoạch phát triển của ngành mình, nhữngtiềm năng phát triển của ngành sẽ được đánh giá lại và chuẩn xác thêm, đồngthời trên một mức độ nào đó, sẽ lượng hóa các nguồn lực phát triển của ngành,tính toán các mục tiêu theo hướng hiệu quả hóa và sử dụng tối đa các nguồn lựcphát triển

- Kế hoạch phát triển vùng, lãnh thổ: hiểu theo phạm vi rộng thì kế hoạch này có thể là vùng kinh tế lớn, hoặc cấp tỉnh, địa phương (huyện, xã), thậm chí cộng đồng (thôn, xóm)

Trang 24

1.2 Nội dung của bản Kế hoạch hàng năm của Cục

Đối với kế hoạch phát triển KTXH 5 năm, trước kỳ kế hoạch, thường làhơn 1 năm, sau khi nhận được Chỉ thị hướng dẫn công tác lập KHPT KTXH 5năm của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn lập kế hoạch của Bộ KHĐT tới cáctỉnh và Bộ/cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng Bộ NNPTNN ban hành chỉ thị hướngdẫn công tác lập KHPT KTXH 5 năm tới các đơn vị trực thuộc và các sở banngành của các tỉnh Các sở NNPTNN có khoảng 2 tháng để xây dựng KHPTKTXH 5 năm và trình lên Sở KHĐT, Sở tài chính và Bộ NNPTNT Vào tháng 2

và 4, Bộ NNPTNT phải hoàn tất KHPT KTXH của quốc gia và trình lên Thủtướng Chính phủ, thường đến tháng 5 Thủ tướng Chính phủ có thể trình bản kế

Chiến lược phát triển quốc gia Kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia 5

Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của tỉnh (toàn tỉnh

và ngành trong tỉnh)

Quy hoạch tổng thể

phát triển tỉnh

Kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của xã

Kế hoạch phát triển KT-XH ngành

Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của huyện

Quy hoạch tổng thể

phát triển huyện (nếu

có)

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành

Chiến lược phát triển tỉnh

Sơ đồ mối liên hệ giữa các cấp kế hoạch

Trang 25

hoạch đó lên Bộ Chính trị vào tháng 6 của năm trước kỳ kế hoạch Sau khiKHPT KTXH được phê duyệt, vụ kế hoạch và vụ tài chính sẽ tiến hành phân bổngân sách cho các hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư để thực hiện cácchương trình/ dự án đầu tư công và cho các đơn vị trực thuộc bộ thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước Các chủ chương trình/dự án cũng như các đơn vịtrực thuộc bộ tiến hành theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch và báo cáo cho

vụ kế hoạch và vụ tài chính để báo cáo lên Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính vàcác cơ quan có liên quan

Kế hoạch hàng năm của Cục được xây dựng trên cơ sở kế hoạch tiểungành 5 năm và kế hoạch phát triển tiểu ngành hàng năm Nội dung của bản kếhoạch hàng năm bao gồm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của đơn vị, đánhgiá các thành tích của tiểu ngành Căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch củacục, đánh giá bối cảnh và mục tiêu kế hoạch phát triển của cục Kế hoạch hàngnăm tiếp tục xây dựng kế hoạch năm tới nhằm đưa ra kiến nghị điều chỉnh, bổsung, thay thế hoặc ban hành văn bản mới các chính sách phát triển tiểu ngành,

dự kiến nguồn lực có thể huy động để phát triển các hoạt động của cục và dựkiến kế hoạch hàng năm

Kế hoạch năm 2010 của Cục bao gồm các phần chính :

a Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2009

- Báo cáo tình hình thực hiện công tác chỉ đạo điều hành (xây dựng văn bảnquy phạm pháp luật, hợp tác quốc tế, thanh tra kiểm tra, cải cách hành chính)

- Báo cáo tình hình thực hiện công tác chuyên môn (lĩnh vực kinh tế tậpthể; phát triển nông thôn; di dân tái định cư; quy hoạch bố trí dân cư; cácchương trình dự án: 135, 30a…)

- Đánh giá kết quả hoạt động của Cục, nêu ra những điểm mạnh, điểmyếu trong công tác thực hiện kế hoạch của Cục

b Kế hoạch hoạt động để thực hiện mục tiêu kế hoạch năm 2010

- Xác định những thuận lợi, khó khăn trong năm kế hoạch

- Xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010

Trang 26

- Xác định các chính sách phát triển, giải pháp thực hiện Có thể sử dụngcác chính sách sẵn có hoặc đề suất sử đổi, bổ sung chính sách mới.

- Các chương trình, dự án đầu tư công: đề suất các chương trình, dự áncần được tài trợ để thực hiện các chính sách phát triển, dự kiến thời hạn và nhucầu vốn cho từng chương trình, dự án

- Dự kiến ngân sách để thực hiện kế hoạch hàng năm của đơn vị

- Kế hoạch theo dõi-đánh giá thực hiện kế hoạch; phân công trách nhiệmtheo dõi, đánh giá

2 Các căn cứ cho công tác lập kế hoạch năm 2010 của Cục

2.1 Căn cứ pháp lý

Dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp phát triển nôngthôn 5 năm, hàng năm và kế hoạch phát triển ngành kinh tế hợp tác và phát triểnnông thôn 5 năm Đối với các chương trình, dự án ở các tỉnh, cần dựa trên quyhoạch phát triển 5 năm của tỉnh, thành phố Kế hoạch hàng năm cần dựa trêncác chính sách chung, đặc thù cho từng vùng lãnh thổ, các định mức kinh tế-kỹthuật được áp dụng cho quá trình hoạch định và tính toán và phương án kếhoạch Các văn bản cụ thể bao gồm:

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 756/2009/CT-TTg ngày 05/6/2009

về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước2010;

- Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một sốchính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;

- Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phêduyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biêngiới, hải đảo, di dân tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khubảo tồn nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2015;

- Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội tuyến biên giới Việt – Trung đến năm 2010;

Trang 27

- Quyết định số 60/2005/QĐ-TTg về việc Quy hoạch ổn định dân cư các

xã biên giới Việt – Trung đến năm 2010;

- Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ thay thế quyết định

số 193/2006/QĐ-TTg;

- Quyết định số 07/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh

tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2010;

2006 Quyết định số 20/2007/QĐ2006 TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêuquốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

2.2 Căn cứ thực tiễn

Các căn cứ thực tiễn của công tác lập kế hoạch năm 2010 của Cục bao gồm:

- Tình hình triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạchđược giao năm 2009

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Cục, phạm vi quản lý của ngành,tìm ra những nội dung cần thiết, bức xúc nhất

- Căn cứ vào nguồn lực để bố trí những nội dung cần ưu tiên

- Các quy định, thủ tục theo quy định chung của Nhà nước về đầu tưnhằm đảm bảo tính khả thi của từng dự án như: dự án đầu tư phải được phêduyệt trước tháng 11 hàng năm; quy trình lập,thẩm định,phê duyệt dự án đầutư…

3 Quy trình lập kế hoạch của Cục

3.1 Đánh giá thực trạng và xu thế

Đánh giá thực trạng và xu thế nhằm mục đích đánh giá mức độ hoànthành những mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra; xác định được những điểm mạnh,yếu, cơ hội, thách thức đối với việc thực hiện nhiệm vụ tại thời điểm đánh giácũng như trong kỳ kế hoạch tới

Trong bước này cần tránh xu hướng liệt kê thành tích hoặc mô tả lạinhững con số đã có trong biểu, phụ lục Nội dung quan trọng nhất là phải khái

Trang 28

quát được những nội dung chủ yếu và đi sâu vào những vấn đề tồn tại, tìm kiếmnguyên nhân Cụ thể cần có những nội dung:

- Báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu kế hoạch có liên quan đến Cục

- So sánh giá trị thực hiện năm kế hoạch với giá trị thực hiện cùng kỳ nămtrước, dưới dạng bảng biểu hoặc đồ thị Đối với các chỉ tiêu kế hoạch, ngoài việc

so sánh với giá trị thực hiện cùng kỳ năm trước, cần phải so sánh với giá trị thựchiện năm kế hoạch và giá trị dự kiến đạt được (chỉ tiêu kế hoạch)

- Đánh giá kết quả hoạt động của Cục góp phần đạt mục tiêu trên, căn cứvào chức năng, nhiệm vụ của Cục và những nhiệm vụ thực tế được giao Nộidung đánh giá bao gồm:

+ đánh giá kết quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhànước trong lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (tư vấn chínhsách, cung cấp dịch vụ công…)

+ đánh giá tiến độ thực hiện các chương trình/dự án/đề án đangthực hiện trong lĩnh vực của Cục

+ đánh giá tác động chính sách do từ các chương trình/dự án do cácđơn vị khác thực hiện có ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của Cục

- Xây dựng khung SWOT để phân tích các cơ hội, thách thức, mặt mạnh

và điểm yếu của tiểu ngành

3.2 Đề xuất quan điểm phát triển của kỳ kế hoạch tới, xây dựng và lựa chọn mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đối với lĩnh vực hợp tác xã và phát triển nông thôn.

Các mục tiêu, chỉ tiêu đưa ra cần phù hợp với kế hoạch 5 năm và mangtính khả thi Để nâng cao tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch cầnlàm tốt công tác dự báo, nhất là dự báo về khả năng huy động các nguồn lực,khó khăn, thuận lợi với từng mục tiêu đề ra Trong đó:

- Mục tiêu: là một nội dung định tính, gồm động từ miêu tả hướng hànhđộng và danh từ miêu tả nội dung can thiệp Ví dụ: nâng cao+mức sống nhândân, phát triển+kinh tế trang trại…

Ngày đăng: 21/07/2018, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Chungta.com - Mô hình phân tích SWOT - Nguyễn Thạc Minh - http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Chien-Luoc/Mo_hinh_phan_tich_SWOT/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Chien-
9. Website Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn 10. Website Cục KTHT & PTNN: www.dcrd.gov.vn 11. Website: www.saga.vn Link
1. Khoa Khoa học quản lý, trường ĐH KTQD, – Giáo trình Khoa học Quản lý I,II – PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - NXB Khoa học và kỹ thuật 2007,Hà Nội Khác
2. Khoa Khoa học quản lý, trường ĐH KTQD – Giáo trình Chính sách Kinh tế Xã hội – PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - NXB Khoa học và kỹ thuật 2007,Hà Nội Khác
3. Bộ môn Quản lý kinh tế, trường ĐH KTQD – Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế – GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS TS Mai Văn Bưu - NXB ĐH KTQD 2007,Hà Nội Khác
4. Khoa Toán kinh tế, ĐH KTQD – Giáo trình Kinh tế lượng – Nguyễn Quang Dong – NXB Thống Kê – 2007, Hà Nội Khác
5. ĐH KTQD - Giáo trình Phương pháp định lượng trong quản lý, Nguyên Thống, Cao Hào Thi – NXB Thống kê – 1998, Hà Nội Khác
6. Sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch phát triển ngành/tiểu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2009 Khác
7. Kế hoạch năm 2010, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w