SKKN một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn trong chương trình THPT

27 7.1K 36
SKKN một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn trong chương trình THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua 04 năm giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Anh Hùng Núp, từ năm học 2008 - 2009 đến nay, tôi nhận thấy rằng, có một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu sự mặn mà và không yêu thích bộ môn văn. Chính vì thế có nhiều lúc các em lên lớp lại tỏ ra thái độ không quan tâm, không muốn học hoặc không chú ý nghe giảng, thậm chí có nhiều học sinh nằm ngủ hoặc nói chuyện riêng, hoặc có một số học sinh chế giễu, chọc ghẹo những bạn chăm chỉ học bộ môn này.

SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT A. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lí do chọn đề tài. a. Cơ sở lý luận: Chúng ta biết rằng, bộ môn ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh. Ta vẫn thường nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học sinh nói riêng. Đó là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục. Điều đáng nói hơn là văn học ngày càng đóng vai trò quan trọng khi đời sống con người càng được nâng cao, nó không chỉ giúp cho chúng ta những điều đã nói ở trên mà còn giúp cho cuộc sống càng thêm phần ý nghĩa, nhất là tạo cho tâm hồn con người càng trở nên tươi mới, không còn sự khô cứng và héo úa. Tuy nhiên, hiện nay điều làm cho tất cả giáo chức nói riêng và toàn xã hội nói chung đang rất quan tâm đó là việc một bộ phận không nhỏ học sinh có thái độ không quan tâm hay không còn mặn mà với bộ môn học này. Điều đó cũng đang đặt ra một bài toán khó giải cho những nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo chức dạy học bộ môn này. Nếu để trả lời cho câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó thì có rất nhiều lý do khác nhau: nguyên nhân khách quan có, chủ quan có… nhưng điều mà tôi quan tâm ở đây là không phải đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân của nó như một nhà xã hội học mà chỉ nhìn nhận nó ở trên góc độ là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn Trung học Phổ thông với những suy tư, trăn trở, lo lắng và tâm huyết với bộ môn để khắc phục phần nào tình trạng trên. Đặc biệt tôi dám mạnh dạn khẳng định một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người đang hàng ngày trực tiếp bước lên bục giảng chưa có một phương pháp, một cách thức hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh, tâm lý của học sinh nên chưa lôi cuốn, thu hút các em cùng tham gia vào việc học bộ môn này, từ đó tôi mạnh dạn đưa ra những giải Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 1 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT pháp để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Ngữ Văn trong trường THPT. Tôi mong rằng các đồng nghiệp góp thêm ý kiến để cho đề tài được đầy đủ hơn và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn trong thời gian tới. Mặt khác là một giáo viên trẻ, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, lại công tác ở một trường đặc biệt khó khăn, thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, điều kiện xã hội và điều kiện thông tin liên lạc và sự trao đổi học hỏi chưa kịp thời, có gì khiếm khuyết xin được thông cảm. b. Cơ sở thực tiễn: Chúng ta vẫn thường quan tâm rất nhiều đến chất lượng các bộ môn học trong nhà trường. Đây là vấn đề đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội hiện nay. Do vây, trong nhiều năm trở lại đây việc cố gắng tìm ra một số giải pháp hữu hiệu để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và tạo sự hứng thú cho các em học sinh nói riêng là một vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên cũng như toàn ngành giáo dục. Đến nay có rất nhiều giải pháp hữu hiệu mà chúng tôi cho rằng nó mang lại hiệu quả cao như việc cải cách sách giáo khoa đến việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong xu thế mới hiện nay. Trong đợt tập huấn tại Gia Lai, do Sở giáo dục tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 28 đến 30/10/2011 về đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Tôi thấy, khi nêu ra câu hỏi bàn luận đến vấn đề “thái độ của học sinh đối với bộ môn Ngữ Văn hiện nay” thì rất nhiều giáo viên tỏ ra không bằng lòng hoặc chán nản với việc giảng dạy bộ môn. Nhưng tôi cũng rất tiếc là hôm đó lớp tập huấn chưa đi sâu vào việc tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hiện tượng trên. Do đó, tôi đã mang một nỗi niềm là mong sao có những đồng nghiệp cùng với tôi sẽ đưa ra được một số giải pháp để khắc phục hiện tượng trên. Điều đáng quan tâm nhất là chất lượng học sinh của trường tôi đang giảng dạy rất thấp, điều đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan có, chủ quan có. Nhưng theo tôi, một phần không nhỏ là do chính đội ngũ giáo viên chưa thực sự đặt mình vào đối tượng học sinh, chưa thu hút và tác động được sự yêu thích Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 2 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT học tập cho các em. Chưa tạo cho các em một sự hứng thú, yêu thích việc học và chưa kịp thời động viên khích lệ để các em có một sự tự tin nào đó trong quá trình học tập. Cho nên có nhiều học sinh mang tâm lý chán nản với việc học. Đặc biệt đối với bộ môn Ngữ Văn cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự như thế. Qua 04 năm giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Anh Hùng Núp, từ năm học 2008 - 2009 đến nay, tôi nhận thấy rằng, có một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu sự mặn mà và không yêu thích bộ môn văn. Chính vì thế có nhiều lúc các em lên lớp lại tỏ ra thái độ không quan tâm, không muốn học hoặc không chú ý nghe giảng, thậm chí có nhiều học sinh nằm ngủ hoặc nói chuyện riêng, hoặc có một số học sinh chế giễu, chọc ghẹo những bạn chăm chỉ học bộ môn này. Do đó, làm thế nào để giáo dục các em học sinh có thái độ học tập đúng đắn và yêu thích bộ môn học này đó là vấn đề mà tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm phần nào khắc phục được tình trạng trên. Đặc biệt không chỉ giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp sự hoàn thiện về nhân cách của một con người vừa hồng vừa chuyên. Tuy nhiên, điểm hạn chế của đề tài này cũng không ít, như tính lô ghíc, tính chuyên sâu khoa học…. Do vậy, rất mong quý thầy cô giáo đóng góp những ý kiến thiết thực nhất, hiệu quả nhất để tôi bổ sung và hoàn thiện sáng kiến này và áp dụng tốt hơn nữa trong quá trình giảng dạy của tôi cũng như cho các giáo viên thuộc bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường và một số giáo viên trường bạn tham khảo sau này. 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng: a. Đối tượng: Với những hiện tượng của việc dạy và học bộ môn Ngữ Văn trong những năm gần đây mà tôi đã nêu trên, đó là hiện tượng rất đáng quan tâm không chỉ ở đơn vị trường của tôi đang giảng dạy mà còn là vấn đề chung cho nhiều trường trên địa bàn huyện và tỉnh. Do vậy, với đề tài này thì tôi không chỉ nhằm hướng đến học sinh của đơn vị Trường THPT Anh Hùng Núp của tôi đang giảng dạy mà còn nhằm góp phần nhỏ bé của mình cho các đồng nghiệp của tôi và học sinh của một số trường trong địa bàn huyện Kbang nói riêng và trong tỉnh Gia Lai nói chung. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 3 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT b. Phạm vi áp dụng. Bộ môn ngữ văn có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của chúng ta. Việc khắc phục những hiện tượng trên là nhiệm vụ cấp bách của tôi cũng như của những người đảm nhiệm giảng dạy bộ môn này. Do vậy với đề tài này mặc dù đối tượng chủ yếu mà tôi muốn hướng đến là học sinh của trường tôi đang giảng dạy. Song với tính hiệu quả và thiết thực của nó, nên đề tài này không chỉ áp dụng trong phạm vi của Trường THPT Anh Hùng Núp mà nó có thể áp dụng cho một số đơn vị trường học khác trên địa bàn huyện và trong tỉnh. Đồng thời các giáo viên thuộc các bộ môn học khác cũng có thể tham khảo và vận dụng một số giải pháp của đề tài này để giúp giảng dạy tốt hơn trong thời gian tới. B. NỘI DUNG. Phần I. THỰC TRẠNG CHUNG: Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 4 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Trong những năm giảng dạy gần đây, tôi nhận thấy, có một bộ phận không nhỏ học sinh của trường tôi nói riêng và nhiều trường trên địa bàn tỉnh nói chung có thái độ học tập chưa tốt trong đó có thái độ không yêu thích học đối với bộ môn Ngữ Văn. Hay nói cách khác, các em học sinh này thường xuyên có tâm lý chán học, không thích học và thậm chí còn muốn bỏ học. Năm học 2011 -2012, tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ Văn. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy những mặt thuận lợi và khó khăn đối với việc giảng dạy bộ môn này như sau: 1. Khó khăn: Trường THPT Anh Hùng Núp mới thành lập đến nay được 04 năm nên cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy học còn hạn chế hơn so với các trường cùng cấp trong tỉnh. Mặt khác, trường đóng chân trên địa bàn thuộc các xã phía nam của huyện Kbang, trường ở xa khu dân cư, điều kiện xã hội hết sức khó khăn như từ việc tiếp cận thông tin văn hóa thường ngày đến việc đường giao thông đi lại rất khó khăn cũng như điều kiện sống của nhân dân nơi đây là rất thấp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em học sinh. Nhìn chung, phần nhiều học sinh là con em của nhiều dân tộc thiểu số (chiếm hơn 50%), mặt khác các em học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau (gồm dân tộc Ba Na: Nùng; Tày; Mường, Gia rai…) cho nên năng lực học tập của các em cũng không đồng nhất. Do đó gặp rất nhiều hạn chế trong tiếp thu bài giảng, và tất nhiên cũng khó khăn hơn nhiều cho giáo viên khi tiếp cận và giảng dạy đối với những học sinh này so với các em học sinh khác. Bên cạnh đó, phần lớn học sinh đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên khắp cả nước, đặc biệt phần lớn lại là con em làm nghề nông nghiệp, điều kiện sống hết sức khó khăn. Có nhiều em không có điều kiện đến trường, chưa kể đến việc có nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình mà chỉ lo làm ăn cho đủ qua ngày, qua tháng. Cùng với những khó khăn khách quan trên thì phần lớn giáo viên trong trường tôi là giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng chưa có những giải pháp hữu hiệu để tạo sự hứng thú cho học sinh khi giảng bài. 2. Thuận lợi: Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 5 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi nhất định: Phần lớn các em chăm ngoan, biết nghe lời thầy cô giáo và đặc biệt điều đáng mừng nhất là chưa phát hiện học sinh có dấu hiệu vi phạm các tệ nạn xã hội như nghiệm ma túy, nghiện chơi game Hơn nữa, với sự nổ lực của nhà trường trong việc dạy học phụ đạo trái buổi nên tôi có điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để giảng dạy và rèn luyện thêm cho các em trong việc học bộ môn này được tốt hơn. Phần II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN Để giúp học sinh tìm lại sự hứng thú trong tiết học bộ môn Ngữ Văn và cũng chính là giúp cho giáo viên Ngữ Văn tìm lại hứng thú giảng dạy cho chính mình. Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Anh Hùng Núp – huyện Kbang, tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và qua quá trình thực tế của nhà trường, để từ đó tôi đã rút ra một số giải pháp “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn”, cụ thể như sau: 1. Cần chú ý đến việc phân bố thời gian của tiết học để có những điều chỉnh hợp lý hơn về tiến trình các bước lên lớp. Chúng ta biết rằng, học bộ môn Ngữ Văn ngoài việc tư duy của lý trí thì yếu tố cảm hứng cũng rất quan trọng. Nếu học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi hay buồn ngủ thì chắc chắn rằng tiết học đó sẽ không đạt hiệu quả cao đối với các em. Do đó việc phân bố thời gian của tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu bài của các em. Vì vậy khi lên lớp, giáo viên cần linh động chú ý đến vấn đề này. Vì thực tế việc sắp xếp thời khóa biểu các tiết học không phải lúc nào cũng thuận tiện vào những thời điểm thích hợp. Có thể là tiết học Ngữ Văn bị xếp vào tiết 5 của buổi sáng, có thể là tiết 1 của buổi chiều. Vào những thời gian như thế phần lớn các em sẽ có hiện tượng đói bụng, hoặc mệt mỏi, hoặc buồn ngủ nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học tập của các em. Đặc biệt ở đơn vị trường THPT Anh Hùng Núp thuộc địa bàn huyện Kbang, là vùng giao thoa của 2 vùng khí hậu; vừa chịu ảnh hưởng vùng khí hậu nóng của Bình Định lên lại vừa chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu ẩm thấp của vùng Gia Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 6 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Lai xuống nên khí hậu vùng này rất ngột ngạt, rất dễ gây buồn ngủ hoặc gây ra sự mệt mỏi và khó chịu. Hơn nữa thời gian dạy học của nhà trường là 2 ca, ca buổi sáng sáng và ca phụ đạo buổi chiều, do đó thời gian nghỉ buổi trưa của các em không nhiều. Chính vì thế mỗi khi lên lớp tôi thường chú ý tới những thời gian nhạy cảm của những tiết học nói trên để có những điều chỉnh hợp lý hơn về các bước lên lớp, giúp cho các em lấy lại sự tỉnh táo và hứng thú trong tiết học đó, cụ thể như: Thông thường với những tiết học có thời gian thuận lợi thì khi vào tiết dạy tôi có thể dành từ 3 đến 5 phút để kiểm tra bài cũ vào đầu giờ học, hoặc vào lớp có thể triển khai ngay dạy nội dung bài mới. Nhưng với những tiết học rơi vào thời điểm trên thì tôi có thể tạo cho các em một sự hứng thú, tỉnh táo như bằng một câu nói đùa, hoặc kể một câu chuyện, hoặc một câu đố vui, hoặc một hành động, hoặc một việc làm nào đó trong vòng khoảng 1 đến 2 phút mà có nội dung liên quan đến nội dung của bài học và việc kiểm tra bài cũ tôi cũng chuyển ra giữa tiết học, vừa giảng bài mới xen lẫn việc kiểm tra kiến thức bài cũ hoặc chuyển về cuối tiết học … VD: Đến tiết đọc văn bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu thì tôi có nhiều cách để thu hút sự chú ý và hấp dẫn cho học sinh như: Có thể tôi đi thật nhanh với thái độ có vẻ như rất vội vàng, và khi đó học sinh sẽ thấy hành động của tôi không bình thường thì các em sẽ chú ý và khi đó tôi sẽ nói rằng nếu không “vội vàng” sẽ không kịp níu giữ những gì tốt đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người, để rồi nhà thơ Xuân Diệu đã mang đến cho ta quan niệm sống rất mới mẽ, rất táo bạo của sự vồ vập, tham lam đến như thế. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay. 2. Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; cách giao tiếp, ứng xử và nhận xét học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn. a. Đối với việc kiểm tra và chấm bài kiểm tra. - Việc kiểm tra: Khi kiểm tra để lấy điểm miệng không nên cứng nhắc là kiểm tra vào đầu tiết học; có thể linh hoạt chuyển đổi giữa tiết, hoặc cuối tiết học. Cũng có thể cho điểm miệng trong quá trình tham gia xây dựng bài mới. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 7 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Khi ra đề kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra định kỳ thì giáo viên cần có sự phân loại đối tượng học sinh. Không nên ra những dạng câu hỏi đánh đố học sinh, cũng không nên ra những loại câu hỏi ngoài kiến thức sách giáo khoa. Nếu làm như vậy sẽ gây ra sự khó khăn cho các em trong khi làm bài kiểm tra. Tôi thường ra những dạng đề có những câu hỏi mở (dạng câu hỏi nhận biết) và những câu hỏi khó (câu hỏi tư duy). Tức là có sự phân hóa đối tượng học sinh, trong đề kiểm tra đó có thể những học sinh yếu cũng sẽ làm được một hoặc hai câu và sẽ làm được từ hai đến ba điểm. Như vậy sẽ không tạo ra sự chán nản hay thất vọng hoàn toàn cho các em có học lực yếu và kém. Có thể xem những điểm đó như là con điểm để khích lệ tinh thần cho các em, để các em cố gắng lần sau. - Việc chấm bài kiểm tra: Chấm bài kiểm tra định kỳ hoặc bài 15 phút cho các em cũng rất quan trọng, nó không chỉ đòi hỏi chấm đúng chính xác các yêu cầu của đề bài mà còn là yếu tố quan trọng đối với việc tao hứng thú học tập cho các em. Vậy chấm bài như thế nào để tạo hứng thú? Với tôi, khi chấm bài tôi thường đặt ra yêu cầu là phải chấm chính xác, công bằng. Cùng với con điểm được thể hiện trong phần ghi điểm của bài kiểm tra, tôi thường nhận xét thêm về thực trạng của bài làm. Ví dụ như việc sai các lối chính tả hoặc chưa làm tốt được phần nào, hoặc còn thiếu phần nào để các em biết những hạn chế bài viết của mình và sẽ khắc phục lần sau Cùng với đó, tôi rất chú ý đến việc sửa bài trực tiếp vào bài kiểm tra cho các em. Những phần nào mà các em chưa làm được hoặc làm sai tôi sẽ gạch chân trực tiếp vào phần làm sai, sau đó sửa lại sang phần bên lề của bài kiểm tra hoặc sẽ bổ sung những ý còn thiếu bằng cách gợi ý. Thực tế khi chấm bài, nhiều giáo viên chưa thực sự chú trọng đến vấn đề này, nhiều học sinh khi được trả bài chỉ biết được bài làm của mình được mấy điểm nhưng lại không thể biết được vì sao lại có điểm như thế và cũng không biết sai hay đúng ở chỗ nào? Ví dụ: Khi các em viết sai chính tả: từ “Sao suyến”, tôi sẽ dùng bút đỏ gạch chân dưới từ này và viết lại bên phần lề của bài kiểm tra thành “Xao xuyến” . Tương tự như thế đối với các trường hợp như dùng câu văn dài dòng, hoặc loại câu thiếu các thành phần nòng cốt trong câu, hoặc thiếu ý, lặp ý Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 8 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Vậy nếu làm tốt việc nhận xét bài làm và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong bài kiểm tra cho các em thì sẽ giúp các em dễ dàng nhận ra được các lỗi trong bài làm của mình thì không chỉ để các em khắc phục lần sau mà quan trọng hơn nữa là tạo sự hứng thú trong học tập, các em không còn phải mơ hồ như kiểu đi tìm kim đáy bể. b. Việc soạn bài và lựa chọn phương pháp giảng bài. Như tôi đã đề cập ở trên, trường THPT Anh Hùng Núp có tỷ lệ học sinh dân tộc rất cao chiếm hơn 50% , đặc biệt học sinh dân tộc Ba na cũng chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong những năm học qua, nhà trường cũng đã có sự phân loại đối tượng học sinh như việc phân chia lớp mũi nhọn, lớp đại trà; lớp học sinh Ba na… Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng rất chú ý đến việc phân loại đối tượng học sinh này. Không chỉ là cách kiểm tra đánh giá mà ngay trong việc soạn giáo án và phương pháp giảng bài trên lớp cũng khác nhau. * Từ việc soạn giáo án: Tôi không dám nói rằng, dạy lớp nào thì soạn giáo án cho lớp đó. Vì thực tế công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Điều tôi muốn nói đến ở đây là soạn giáo án như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình. Với tôi, vấn đề soạn giảng khi áp dụng cho học sinh thuộc các lớp học sinh người thiểu số thì tôi bám sát kiến thức chuẩn và chỉ yêu cầu các em nắm được các kiến thức chuẩn là đạt yêu cầu của tôi, và cũng không đặt ra những yêu cầu nâng cao thêm nữa. Ngược lại đối với học sinh lớp chọn thì tôi sẽ dành một khoảng thời gian để mở rộng và nâng cao kiến thức ngoài những kiến thức bắt buộc trong chuẩn kiến thức ngữ văn. * Đến việc chọn phương pháp giảng dạy khi lên lớp. Khi giảng bài, việc chọn phương pháp giảng bài là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến việc học sinh tiếp thu bài. Thực tế cho thấy, có nhiều giáo viên có kiến thức rất vững vàng nhưng khi lên lớp lại không thể truyền đạt hết được những vốn kiến thức cho các em nhất là khi phải đảm nhiệm giảng dạy nhiều đối tượng học sinh khác nhau, nên các em thường tâm sự là khó hiểu. Trường hợp này có thể giáo viên đó chưa biết chọn ra một phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 9 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Theo tôi, khi giảng dạy bộ môn ngữ văn, ta có thể tìm một phương pháp chủ đạo nào đó hoặc vận dụng nhiều phương pháp phối hợp lẫn nhau mà ta thường vận dụng, tùy thuộc vào nội dung của bài giảng đó như phương pháp đàm thoại, giảng bình, phát vấn nêu vấn đề, thảo luận nhóm điều quan trọng hơn là việc vận dụng các phương pháp ấy cần chú ý đến đối tượng học sinh. Nếu chúng ta dạy ở một lớp chọn sẽ vận dụng phương pháp khác hơn với một lớp học sinh thuộc người dân tộc thiểu số (dân tộc Ba Na). VD: Cùng một bài giảng văn học sử: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX” trong chương trình Ngữ văn 10. Khi dạy ở lớp 10A tôi thường thiên về phương pháp chủ đạo là phát vấn (nêu vấn đề), tức là khi vào tìm hiểu một mục, một chương, hoặc một ý nào đó, tôi sẽ nêu lên dạng câu hỏi gợi mở để cho các em thảo luận, trả lời và tự tiếp thu bài. Nếu trường hợp các em trả lời chưa đúng thì khi đó tôi sẽ điều chỉnh và chốt ý. Vì đây là những học sinh có khả năng học tập tốt hơn, và khi đó các em sẽ trả lời được những vấn đề mà tôi yêu cầu, qua đó sẽ nắm bắt nội dung bài học. Nhưng khi dạy lớp 10 D (lớp thuộc học sinh người địa phương – người Ba na) tôi lại không thiên về phương pháp phát vấn đó nữa mà tôi phối hợp ngang bằng (50 -50) giữa phương pháp phát vấn với phương pháp phân tích giảng bình (tôi sẽ dành thời gian giảng bài nhiều hơn so với ở lớp 10A, và ngược lại số lần nêu câu hỏi để các em thảo luận trả lời cũng ít hơn so với lớp 10A, và cách đặt câu hỏi cũng thay đổi theo dạng chia nhỏ đối tượng). Vì đây là những học sinh có năng lực học tập chậm hơn. Thực tế khi nêu một câu hỏi cho học sinh lớp này thì có rất ít học sinh giơ tay trả lời và rất ít có câu trả lời đúng hoặc nếu trả lời được thì cùng mất rất nhiều thời gian. Do đó, việc chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh vừa mang lại hiệu quả cao trong học tập, vừa không để giáo viên phải bị động, lúng túng trong khi giảng bài là vấn đề rất cần chú ý. c. Cách giao tiếp, ứng xử với học sinh trong giờ học. Là giáo viên dạy Ngữ Văn, tất nhiên chúng ta phải có sự ứng xử tinh tế, ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực và khéo léo. Tuy nhiên khi giao tiếp và ứng xử đối với những học sinh là người dân tộc nói chung và người Ba Na nói riêng như thế Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp. Trang 10 [...]... hứng thú cho học sinh Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Trang 23 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT 10 Điều quan trọng và mang tính quyết định nhất để tạo hứng thú cho học sinh là giáo viên phải có kiến thức vững vàng, thông suốt, tránh trường hợp bị động, lúng túng sẽ gây ra sự chán nản cho học sinh */ Học sinh: 1/ Học sinh cần... Trang 26 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN 1/ Cần chú ý đến việc phân bố thời gian của tiết học để có những điều chỉnh hợp lý hơn về tiến trình các bước lên lớp 2- Linh hoạt trong việc kiểm tra, đánh giá; việc soạn bài và giảng bài; cách giao tiếp, ứng xử và nhận xét học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn 3- Tránh... khoa Ngữ văn lớp 12 – Nhà xuất bản giáo dục 4 Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 10 5 Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 11 6 Tài liệu chuẩn kiến thức ngữ văn 12 7 Tạp chí văn học các năm 2009 ; 2010; 2011 Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Trang 25 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT 8 Phương pháp gia giảng dạy bộ môn ngữ văn trong. .. giỏi 6% Học sinh khá 33% Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Học sinh trung bình 39% Trên TB Dưới TB 78% 22% Trang 22 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT * Năm học 2010 -2011 Chất lượng bộ môn Học sinh giỏi 8% Học sinh khá 35% Học sinh trung bình 43% Trên TB Dưới TB 85% 15% Học sinh trung bình 42% Trên TB Dưới TB 84% 16% * Năm học 2011... để cho thầy cô kiểm tra Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Trang 14 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT Trước tình trạng đó, giáo viên cần phải làm gì để vừa buộc các em phải tự học bài, soạn bài lại vừa tạo ra sự hứng thú cho các em trong quá trình học bài và soạn bài ở nhà Tôi áp dụng cách kiểm tra thường xuyên, có thể một học sinh. .. tập cho học sinh 9 Vận dụng phương pháp trực quan sinh động tạo sự hứng thú cho học sinh Hiện nay công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng to lớn vào quá trình giảng dạy Việc vận dụng nó một cách linh hoạt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của tiết học bộ môn Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Trang 19 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong. .. Anh Hùng Núp Trang 24 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT để cho nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn và các bộ môn khác tham khảo, học tập 2 Những ý kiến đề xuất Mong rằng, trong thời gian tới những nhà quản lý giáo dục cần quan tâm và chỉ đạo sâu sát hơn nữa mang tính vĩ mô đối với bộ môn học này Có những giải pháp phù hợp và định... bình mà nhận xét về câu trả lời của học sinh đó một cách tích cực để không làm mất đi sự hứng thú học Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Trang 11 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT tập của em đó, tôi sẽ nhận xét: “Em đã rất tự tin trả lời câu hỏi vừa rồi, chứng tỏ em rất tập trung chú ý vào bài học, tiếc rằng em chưa trả lời đúng... viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Trang 21 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT thành công Giống như nhà văn Nam Cao đã nói thông qua lời của nhân vật Hộ (Đời thừa): “cẩu thả trong văn chương không chỉ là bất lương mà còn là đê tiện” Phần III KẾT QỦA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Kết quả Tuy thời gian áp dụng các giải pháp trên chưa nhiều,... lớn như tổ chức ngoại khóa chuyên môn, đối vui để học, rung chuông vàng , đặc Giáo viên: Lê Hải Quân – THPT Anh Hùng Núp Trang 17 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT biệt ở trường tôi đang duy trì rất tốt và đều đặn chương trình em yêu ngày thứ 2 hàng tuần Thông qua các hoạt động này, khi ra câu hỏi cho học sinh, tôi tìm những câu hỏi hấp . Trang 1 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT pháp để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Ngữ Văn trong trường THPT. Tôi. Trang 2 SKKN: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Ngữ văn trong chương trình THPT học tập cho các em. Chưa tạo cho các em một sự hứng thú, yêu thích việc học và chưa. luyện thêm cho các em trong việc học bộ môn này được tốt hơn. Phần II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN Để giúp học sinh tìm lại sự hứng thú trong tiết học bộ môn Ngữ

Ngày đăng: 18/09/2014, 20:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan