MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục môn tin học ởtrường THPT và phương pháp giảng dạy của giáo viên, thông qua đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp có h
Trang 2THANH HÓA NĂM 2013
Trang 3“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủđộng, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm với từng lớp học,môn học Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh”.
2 Về mặt thực tiễn
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi về mặt con người khá toàn diện:Ngoài trình độ chuyên môn đòi hỏi con người Việt Nam còn phải sửdụng thành thạo máy vi tính, cập nhật công nghệ thông tin, nói thôngthạo một số ngoại ngữ Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên códấu hiệu thờ ơ và thiếu nghiêm túc trong việc học tin học, ngoại ngữ
và cập nhật công nghệ thông tin dẫn đến trong quá trình phát triểnkém, trong quan hệ cộng đồng khó khăn, thiếu niềm tin trong cuộcsống, ý chí hội nhập phát triển kém, không còn tính tự chủ dễ bị tụthậu so với xã hội
Trang 4Trong những năm gần đây, Tin Học được đưa vào trường THPT vàmột số trường THCS trong phạm vi cả nước là một môn học bắt buộc.Khi mới làm quen với Tin Học, học sinh tỏ ra rất hào hứng vì đây làmột môn học khá mới mẻ, hiện đại và mang tính thực tế cao Tuynhiên một thời gian sau, khi kiến thức đã khó hơn thì học sinh lại cóthái độ thờ ơ trong việc học cũng như vận dụng tin học vào cuộc sốnghằng ngày.
3 Về cá nhân
Xuất phát từ lý luận thực tiễn và thực tế công tác 4 năm giảng dạy
bộ môn Tin Học ở trường THPT Hà Tông Huân tôi luôn đặt ra câu hỏitại sao một môn học có tính tư duy cao, mới mẽ, hấp dẫn vậy màkhông thu hút được được học sinh tiếp thu bài và vận dụng kiến thứcvào cuộc sống Song nguyên nhân chính có lẽ là do quan niệm đây chỉ
là môn học phụ không thi tốt nghiệp THPT, không thi Đại Học nên đa
số các em không chú ý đến cái hay và mặt tích cực trong bộ môn này
Về phía giáo viên, mặt nào đó vẫn chưa có một phương pháp dạy họcthật sự phù hợp, chưa tạo được hứng thứ cho học sinh yêu thích bộmôn này Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁPTẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN TINHỌC LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT”
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục môn tin học ởtrường THPT và phương pháp giảng dạy của giáo viên, thông qua đó
đề ra biện pháp giáo dục phù hợp có hiệu quả giúp cho các em hứngthú và hăng say hơn với môn Tin học
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 2;
Trang 5- Chương trình Tin học 11;
- Ngôn ngữ lập trình Pascal
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận học môn Tin học;
- Tiến hành điều tra thực trạng của công tác học tập và giảng dạy,phân tích nguyên nhân;
- Tìm ra những biện pháp liên quan đến công tác này để từ đó đề rabiện pháp học tập và phương pháp dạy học tích cực trong giai đoạnhiện nay
V GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu về thực trạng học tập và phương pháp dạy học môn TinHọc ở trường THPT Yên Định 2 – Thanh Hóa
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản bộ môn Tin Học THPT, phươngpháp dạy học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bảncủa Bộ giáo dục và Đào tạo về chuẩn kiến thức và phương pháp dạyhọc tích cực
2 Phương pháp quan sát.
Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giảng dạy bộ môn Tin Học vàviệc tiếp thu bài của học sinh của trường THPT Yên Định 2 – ThanhHóa trong năm học 2012-2013
Đưa ra một số biện pháp về việc đổi mới công tác giảng dạy bộmôn Tin Học cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay
Trang 7B PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC
1 Kết quả khảo sát chất lượng
Từ thực tế giảng dạy tại trường THPT thuộc huyện Yên Định,trường Hà Tông Huân (cũ) Tôi có ghi lại bảng khảo sát chất lượnggiữa kì I năm học
Vì trong thời gian nghiên cứu tôi chỉ tham gia giảng dạy môn tin ở
2 lớp khối 11 nên nội dung nghiên cứu chủ yếu dựa trên tình hình họctập, đặc điểm tâm lí học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy
2 Một số đặc điểm thể hiện học sinh không hứng thú với môn học.
2.1 Không nắm được kiến thức cơ bản của một số môn như Toán, Tiếng Anh… và vận dụng kiến thức đó vào môn Tin Học.
Như chúng ta đã biết kiến thức Tin Học 11 là về lập trình và cácbài toán tin học thường liên quan đến Toán Học Nếu học sinh khôngnắm vững kiến thức Toán thì sẽ rất khó để tư duy thuật toán trong TinHọc dẫn đến khả năng viết chương trình gặp nhiều khó khăn Ví dựnhư:
Viết chương trình tính: S = N! N được nhập từ bàn phím
Một số học sinh thậm chí còn không biết N! là gì và bằng cái gì
Trang 8Hay tìm UCLN của 2 số nguyên dương M, N khi được hỏi thì một
số em không nhớ UCLN của 2 số nguyên dương là như thế nào
Hoặc các từ khoá và các câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình thườngđược viết bằng Tiếng Anh Nhưng một số từ cơ bản như while, else,read, write… nhưng các vẫn không hiểu nghĩa của những từ này
2.2 Tiếp thu kiến thức chậm, không nắm được cú pháp và ý nghĩa của các câu lệnh.
Nhìn chung đây là kiến thức cơ bản của Tin Học nhưng với một
số học sinh thường tiếp thu kiến thức này rất chậm hoặc chỉ học vẹttheo kiểu học thuộc lòng còn đến khi vận dụng kiến thức đó vào thựchành làm bài tập thì rất khó khăn đôi khi không thực hiện được Ví dụnhư viết chương trình tính:
S = 1 + 2 + 3 + … + N
(N là số nguyên dương được nhập từ bàn phím)
Ở đây tính tổng của N số nguyên liên tiếp trong phần khai báo tachỉ cần khai báo dữ liệu vào là biến N và sử dụng câu lệnh For - Do đểviết như đoạn chương trình sau:
Trang 9Thậm chí nhiều học sinh còn nhớ lẫn lộn 2 câu lệnh lặp For – do vàWhile – do
S:= 0;
While i:=1 to N do
S:= S+ 1;
2.3 Năng lực tư duy yếu, kém:
Do kiến thức cơ bản của môn Tin Học có liên quan nhiều đếnmôn Toán Học nên những học sinh học yếu môn Toán thì cũng đồngnghĩa với việc tư duy viết chương trình môn Tin Học cũng rất kém.Đến lúc này việc áp dụng kiến thức Tin Học để làm bài tập thực hànhgặp rất nhiều khó khăn, chỉ trông chờ vào giáo viên giải bài trên lớp
và chép vào vở
Đơn giản như thuật toán:
S = 1+ 1/2 + 1/3 +…+1/ N ,N được nhập từ bàn phím
Tổng này khá tương tự như tổng trên nhưng hầu hết học sinh khó
có thể viết chính xác đoạn chương trình tính tổng bằng cách sử dụngvòng lặp For – do
Trang 102.4 Thao tác với máy tính chưa thành thạo hoặc biết sử dụng máy tính quá ít.
Do điều kiện cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện nhiều trườnghọc được trang bị chỉ có một phòng máy với một số lượng rất hạn chế
mà học sinh của một lớp thì rất đông, hôm nào thực hành phải ghép 2đến 3 em sử dụng một máy nên việc thao tác trên máy là cực kỳ hạnchế Một điều kiện khách quan khác đó là đa số học sinh là con nôngdân sống ở khu vực nông thôn nên việc có máy tính tại nhà là rất ít
Mà việc được tiếp xúc với máy tính tại những nơi học tập lại như thếnên dẫn đến về cơ bản đa số học sinh vẫn chưa thành thạo khi sử dụngmáy tính Việc này sẽ phân cấp rõ rệt hai đối tượng học sinh, một số
em gia đình có điều kiện hơn đã trang bị được máy tính tại nhà sẽ sửdụng thành thạo và hiệu quả hơn Số còn lại là những học sinh thuộcdiện gia đình khó khăn không có điều kiện tiếp xúc nhiều với máytính, khi thực hành sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến dễ chánnản, tự ti Bộ phận này kỹ năng cơ bản về máy tính yếu như thế thìviệc áp dụng cho các em làm bài tập thực hành trên máy là rất chậm
và không ít khó khăn
2.5 Thái độ học tập thờ ơ, phương pháp học tập chưa tốt.
Nhiều em chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập nênkhông chú ý học tập Nhiều em học các môn tự nhiên khá nhưng ngạihọc Tin Học Tâm lí chung của các em là sợ môn Tin vì nghĩ là nó rấtkhó Hầu hết các em trong giờ học thường thiếu sự tập chung khôngchú ý, có thái độ rất thụ động và thờ ơ trong việc học Trên lớp khôngchú ý về nhà lại không học bài cũ nên kiến thức nắm rất hời hợt càngkhó vận dụng lí thuyết để viết chương trình
3 Nguyên nhân
Trang 11Một trong những nguyên nhân khiến các em có thái độ e dè ngạihọc môn Tin Học : Đó là một trong các bộ môn khoa học đòi hỏingười học phải có tính tư duy cao, tính kiên trì nhẫn nại điều nàykhông phải ai cũng có sẵn càng không thể học vẹt, học tủ Ngoài racòn một số nguyên nhân khách quan sau:
3.1 Hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập khó khăn
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh phải làm việc nhà nhiềuhoặc làm thêm để kiếm sống nên không chú ý đến học tập
Không chỉ đối với riêng môn Tin học mà còn nhiều môn khác Sựquan tâm của phụ huynh cũng ảnh hưởng đến việc học của học sinh.Nếu như trên lớp đã không chịu tập chung nghe giảng về nhà khôngxem lại bài thì các em học sẽ càng kém hơn, có suy nghĩ chán nản hơn
và thiếu tích cực Nhiều học sinh thuộc diện khá giả nhưng do bố mẹbận công việc nên không biết các em học hành như thế nào? Lại cónhững học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn bố mẹ đều phải đi làm
ăn xa không ở bên cạnh để các em ở nhà tự xoay sở, vì tuổi còn nhỏnên các em không đủ ý thức để vươn lên bằng cách tự giác học tập màchỉ đến lớp cho có còn hầu như không có ý thức tiếp thu bài giảng
3.2 Yếu tố tâm lý, xã hội.
Có lẽ do áp lực của các kì thi tốt nghiệp cũng như đại học nên hầuhết học sinh chỉ coi trọng những môn trong các kì thi mà tỏ ra xemnhẹ các môn khác Nếu như môn Toán hay 1 số môn ngoài học trênlớp chính khoá các em còn được học thêm và về nhà các em dành hếtthời gian cho chúng vậy thì còn thời gian nào các em dành cho Tinhọc
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet,các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn lôi cuốn các em hơn là nhiệm vụhọc tập nhất là các môn học có tính tư duy cao như môn Tin học
Trang 12Thực tế dạy học môn Tin ở trường hiện nay cho thấy nhiều học sinhchán học, lười học và có khuynh hướng ham chơi hơn ham học.
3.3 Nhiều giáo viên dạy Tin chưa có phương pháp phù hợp.
Chưa bao giờ chúng ta thấy báo chí và các phương tiện, diễn đàntrên mạng nói nhiều về phương pháp dạy học như hiện nay Nếu nhưtrước đây giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học truyềnthống thì bây giờ phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhautrong một tiết dạy Sự phát triển của xã hội làm cho học sinh có nhiềuđiều kiện tiếp xúc với kiến thức của nhân loại sinh động và hấp dẫnđặc biệt là mạng Internet “Nếu như giáo viên chỉ biết bôi đen kiếnthức và dán vào học sinh thì sẽ không hiệu quả “ chính vì vậy mà hiệuquả của quá trình dạy học tương đối phụ thuộc vào phong cách,phương pháp truyền thụ của giáo viên
đã viết xong chương trình nhưng không chạy được với các bộ test thìđòi hỏi học sinh phải kiểm tra và sữa lại Nên đôi khi hay gây tâm lí
chán nản đối với học sinh.
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
Học sinh không có hứng thú với môn học là một tồn tại kháchquan, một phần do giáo viên chưa có phương pháp dạy học phù hợpchưa quan tâm tới suy nghĩ, thái độ của học sinh Một phần là học sinhlười học, không chịu học dẫn đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầuchung của học sinh
Trang 13Nếu giáo viên không sớm nhận ra hiện tượng này thì nhận thức củahọc sinh ngày càng thụ động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến các
em không đáp ứng được chuẩn kiến thức của môn học và những kĩnăng cơ bản Không cần kể nguyên nhân do đâu, cần phải làm sao đểhọc sinh có thể hứng thú với môn học Chủ động tiếp thu kiến thức,tăng khả năng tự học đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với conngười trong xã hội ngày nay
Để tạo cho học sinh một niềm hứng khởi với môn học tôi đưa ramột số giải pháp khắc phục tình trạng trên
1 Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh
Một trong những yếu tố khiến các em không có hứng thú khi tiếpxúc với bộ môn này là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh Một sốgiáo viên luôn đòi hỏi cao đối với những học sinh nhưng không tìmhiểu xem liệu học sinh có thể đáp ứng được những yêu cầu đó không.Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp xúc với các em tôi đã tạo cho các emtâm lí thoải mái, sự thân thiện, chân thành tin cậy trong các hoạt độngdạy và học
Làm sao để cho học sinh thấy được đối với mỗi học sinh khi ngồitrên ghế nhà trường chúng ta phải thật sự nỗ lực để tiếp thu nhữngkiến thức phổ thông sau này có thể học cao hơn hoặc áp dụng vàothực tế, chứ không phải học chỉ để vượt qua các kì thi mà những kiếnthức này lại xem nhẹ
Trong quá trình dạy giáo viên phải có thái độ nhẹ nhàng khi cáchọc sinh mắc khuyết điểm, cư xử khéo léo với các em, xử lí tốt cáctình huống sư phạm
Việc đánh giá nhận xét phải công bằng, khách quan và công tâm,công khai kết quả trong các giờ kiểm tra và nhận xét bài làm của học
Trang 14sinh Không nên đánh giá quá thấp sẽ làm cho học sinh chán nản, nêntạo cho học sinh một niềm tin khi học môn này.
Phải có kiến thức vững vàng để giải đáp thắc mắc một cách thuyếtphục, khuyến khích các em mạnh dạn hỏi bài khi chưa hiểu
Xây dựng cho các em thói quen học tập tích cực, động viên kịp thờinhững học sinh tiến bộ, cung cấp cho các em phương pháp học tậpđúng đắn, khuyến khích các em không ngừng cố gắng, tạo điều kiện
để mọi học sinh trong lớp đều có cơ hội phát biểu trong giờ học
2 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, thực hành.
Có thể nói phương tiện dạy học góp phần quan trọng và quyết địnhđến hiệu quả của tiết học Nếu như không có phương tiện dạy học thìgiáo viên phải làm việc nhiều nhưng kiến thức học sinh thu được lạirất ít Đặc biệt đối với bộ môn Tin nếu như không có phương tiện dạyhọc thì tiết học lại càng nhàm chán
Nếu như đối với bài 7: Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản
Giáo viên dạy theo phương pháp thông thường thì học sinh sẽkhông nhớ và không hiểu việc nhập dữ liệu từ bàn phím và đưa dữliệu ra màn hình như thế nào Nhưng nếu như giáo viên sử dụng mộtchương trình pascal đơn giản và minh họa cho học sinh thì học sinh sẽhiểu và nhớ lâu hơn
Đối với bài 8 giáo viên kết hợp máy tính và máy chiếu để hướngdẫn học sinh các bước để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnhchương trình sẽ giúp học sinh nắm vững hơn
Có thể nói giờ học thực hành khá quan trọng với bộ môn Tin Học.Nếu như giáo viên chỉ dạy lí thuyết mà không chú trọng đến thực hành
Trang 15thì sẽ không khắc sâu được kiến thức cho học sinh đồng thời học sinhkhông biết được những lỗi mà mình mắc trong quá trình viết chươngtrình Đối với học sinh vì hầu hết đều ít tiếp xúc với máy tính nên các
em rất háo hức mong chờ tiết thực hành nên nếu như giáo viên thườngxuyên cho các em thực hành trong giờ dạy cũng như giờ thực hành thìhọc sinh sẽ rất hào hứng trong giờ học
Để giờ thực hành đạt hiệu quả thì cần có sự chuẩn bị thật tốt:
Đối với giáo viên: Cần chuẩn bị thật kĩ tiến trình bài thực hành, lựachọn nội dung phù hợp với từng lớp Giáo viên có thể lựa chọn cácchương trình đơn giản đã viết trên lớp làm nội dung buổi thực hànhsau đó có thể thực hành thêm nội dung trong sách giáo khoa vì cónhững lớp kiến thức của các em khá kém các em không nắm bắt đượchết nội dung trong sách giáo khoa của tiết đó
Đối với học sinh: Cần nghiên cứu trước nội dung buổi thực hành vàphải mang đầy đủ sách vở cần thiết tránh hiện tượng không nắm đượctrước nội dung sẽ không chủ động trong quá trình thực hành
Trong buổi thực hành giáo viên có thể hướng dẫn trước một sốcông việc trên máy chiếu trong phòng thực hành để học sinh quan sátsau đó để các em tự thực hành Giáo viên cần phải thường xuyên quansát trong phòng máy vì rất nhiều em tranh thủ chơi điện tử hoặc thựchành không đúng nội dung mà giáo viên yêu cầu
3 Sử dụng bài giảng điện tử, minh hoạ từ thực tế.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và bùng nổ công nghệ thôngtin làm cho tất cả các lĩnh vực đều ảnh hưởng trong đó có giáo dục.Nếu như trước đây hoạt động dạy và học chủ yếu theo phương pháptruyền thống và kiến thức mà học sinh thu nhận được chủ yếu là từgiáo viên thông qua phương tiện truyền tải chính là sách giáo khoa thìgiờ đây trong giờ học học sinh không phải nhàm chán chỉ với riêng