MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời cam đoan Mục lục 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 3 Danh mục các bảng 4 MỞ ĐẦU 5 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 9 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 10 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 11 7. Kết cấu của luận án 12 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY 13 1.1. Một số công trình nghiên cứu mâu thuẫn, xung đột xã hội 14 1.2. Một số công trình nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH 21 1.3. Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH 28 Chương 2: MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 39 2.1. Lý luận về mâu thuẫn và mâu thuẫn dân tộc 39 2.2. Vấn đề dân tộc và mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay 61 2.3. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay 74 Chương 3: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ 88 3.1. Một số nét đặc thù của vùng Tây Nam Bộ 88 3.2. Một số mâu thuẫn chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ thời kỳ CNH, HĐH 99 Chương 4: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ 120 4.1. Giải quyết các vấn đề về kinh tế xã hội đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ 120 4.2. Khắc phục một số bất cập về cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ 135 4.3. Khắc phục một số bất cập về phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, năng lực của đội ngũ cán bộ ở vùng Tây Nam Bộ 140 KẾT LUẬN 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội MDPA Phân tích hiện trạng nghèo, đói ở đồng bằng sông Cửu Long MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng qua các năm (%) 89 Bảng 3.2 Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh trong vùng qua các năm (%) 89 Bảng 3.3 Tỷ lệ trẻ em nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long chia theo lĩnh vực qua các năm (%) 90 Bảng 3.4 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo nhóm thu nhập chủ hộ năm 2010 (Đơn vị tính: 1000VNĐ) 90 Bảng 3.5 Tỷ lệ đường ô tô và đường thủy tới xã và thônấp, tiếp cận các phương tiện giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long qua các năm (%) 90 Bảng 3.6 Dân số chung và dân số dân tộc Khmer tại 9 tỉnh, thành vùng Tây Nam Bộ năm 2011 93 Bảng 3.7 Số xã đặc biệt khó khăn ở 9 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2007 93 Bảng 3.8 Số liệu hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2011 94 Bảng 3.9 Bảng tổng hợp về Chùa và Phật tử ở 9 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long 94 Bảng 3.10 Số hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo dân tộc Chăm tỉnh An Giang năm 2011 95 MỞ ĐẦU Trong vài thập kỷ gần đây, vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nhiều quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như: lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, lợi ích, kinh tế. Chẳng hạn: mâu thuẫn và xung đột sắc tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp, nhức nhối ở nhiều nước châu Phi; tại các nước thuộc Liên Xô trước đây, vấn đề dân tộc, sắc tộc cũng đang có những diễn biến phức tạp; mâu thuẫn giữa Ảrập và Israel dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng về chính trị và bạo lực đẫm máu giữa người Palestine và Israel vẫn không ngừng leo thang trong nhiều thập niên qua… Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng cũng có thể chỉ bắt nguồn từ một bài viết, một bức tranh trên báo hoặc thậm chí một lời phát biểu. Khi nó đã bùng phát thì hậu quả không nhỏ và việc giải quyết những mâu thuẫn kiểu này cũng không đơn giản. Có thể kể trường hợp: bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed trên báo JyllandsPosten ở Đan Mạch hồi tháng 9 năm 2005; lời bình luận của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI về Đấng Tiên tri Mohammed. vào tháng 9 năm 2006. 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tây Nam Bộ, vùng đất có nhiều tộc người cùng sinh sống với dân số 17.325.167 người, vùng đất có những nét đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội so với các vùng khác của đất nước: Thứ nhất, đây là vùng cực Nam của Tổ quốc, có biên giới trên bộ giáp với Campuchia, có lãnh hải giáp với các nước trong khu vực Nam Á. Thứ hai, cư dân là một cộng đồng nhiều tộc người (Việt, Khmer, Hoa, Chăm…), đa tôn giáo (Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài…). Thứ ba, là vùng đất có lịch sử khá đặc biệt về văn hóa xã hội… Trong số các tộc người sống ở vùng Tây Nam Bộ, ngoài người Kinh, người Khmer chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo số liệu điều tra biến động dân số, ngày 0142011: đồng bào Khmer có 1.201.691 (chiếm tỷ lệ là 6,93%), tổng số người Chăm là 14.982 (chiếm tỷ lệ là 0,09%). Đây là hai tộc người có những đặc điểm riêng, ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) riêng, có bản sắc văn hóa riêng, sinh kế cũng rất phong phú, đa dạng. Song, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên đời sống kinh tế xã hội của người Khmer và Chăm thường không ổn định. Trong các tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ, tình trạng số hộ nghèo là người dân tộc Khmer, Chăm do không có đất và thiếu đất, không có vốn và thiếu vốn sản xuất là khá phổ biến. Mặt khác, trình độ dân trí và tay nghề thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Điều này khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào hai dân tộc này còn cao. Theo số liệu Báo cáo của Vụ Tôn giáo Dân tộc thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tính đến 022011: số hộ nghèo là người Khmer là 72.084 chiếm 18,39% và số
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62 22 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,
tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng; nhữngphát hiện đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 3MỤC LỤC
Lời cam đoan
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 9
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án 11
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 11
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
MÂU THUẪN DÂN TỘC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
HIỆN NAY
13
1.1 Một số công trình nghiên cứu mâu thuẫn, xung đột xã hội 141.2 Một số công trình nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn dân tộc ở
1.3 Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn
dân tộc ở Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH 28
Chương 2: MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA - MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
39
2.1 Lý luận về mâu thuẫn và mâu thuẫn dân tộc 392.2 Vấn đề dân tộc và mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay 612.3 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn dân
Trang 4Chương 3: THỰC TRẠNG MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
88
3.2 Một số mâu thuẫn chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ thời kỳ CNH, HĐH 99
Chương 4: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÂU
THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ
120
4.1 Giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc
4.2 Khắc phục một số bất cập về cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân
4.3 Khắc phục một số bất cập về phương thức hoạt động của hệ thống
chính trị, năng lực của đội ngũ cán bộ ở vùng Tây Nam Bộ 140
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bằng sông Cửu Long
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và
Bảng 3.2 Tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh trong vùng qua các năm
Bảng 3.3 Tỷ lệ trẻ em nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long chia
Bảng 3.4 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng theo nhóm
thu nhập chủ hộ năm 2010 (Đơn vị tính: 1000VNĐ) 90Bảng 3.5
Tỷ lệ đường ô tô và đường thủy tới xã và thôn/ấp, tiếp cận các phương tiện giao thông ở đồng bằng sôngCửu Long qua các năm (%)
90
Bảng 3.6 Dân số chung và dân số dân tộc Khmer tại 9 tỉnh,
Bảng 3.7 Số xã đặc biệt khó khăn ở 9 tỉnh vùng đồng bằng
Bảng 3.8 Số liệu hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2011 94
Bảng 3.9 Bảng tổng hợp về Chùa và Phật tử ở 9 tỉnh, thành
Bảng 3.10 Số hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo dân tộc
Trang 7MỞ ĐẦU
Trong vài thập kỷ gần đây, vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nhiều quốc gia,khu vực và thế giới ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và được biểu hiệntrên nhiều lĩnh vực như: lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, lợi ích, kinh tế Chẳnghạn: mâu thuẫn và xung đột sắc tộc luôn luôn là vấn đề phức tạp, nhức nhối ởnhiều nước châu Phi; tại các nước thuộc Liên Xô trước đây, vấn đề dân tộc,sắc tộc cũng đang có những diễn biến phức tạp; mâu thuẫn giữa Ảrập vàIsrael dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng về chính trị và bạo lực đẫm máugiữa người Palestine và Israel vẫn không ngừng leo thang trong nhiều thậpniên qua…
Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng cũng có thể chỉ bắt nguồn từ một bàiviết, một bức tranh trên báo hoặc thậm chí một lời phát biểu Khi nó đã bùngphát thì hậu quả không nhỏ và việc giải quyết những mâu thuẫn kiểu này cũngkhông đơn giản Có thể kể trường hợp: bức tranh biếm họa về nhà tiên tri
Mohammed trên báo Jyllands-Posten ở Đan Mạch hồi tháng 9 năm 2005; lời
bình luận của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI về Đấng Tiên tri Mohammed.vào tháng 9 năm 2006
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tây Nam Bộ, vùng đất có nhiều tộc người cùng sinh sống với dân số17.325.167 người, vùng đất có những nét đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội
so với các vùng khác của đất nước: Thứ nhất, đây là vùng cực Nam của Tổ
quốc, có biên giới trên bộ giáp với Campuchia, có lãnh hải giáp với các nước
trong khu vực Nam Á Thứ hai, cư dân là một cộng đồng nhiều tộc người (Việt,
Khmer, Hoa, Chăm…), đa tôn giáo (Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông,
Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài…) Thứ ba, là
vùng đất có lịch sử khá đặc biệt về văn hóa - xã hội…
Trong số các tộc người sống ở vùng Tây Nam Bộ, ngoài người Kinh,người Khmer chiếm tỉ lệ cao nhất Theo số liệu điều tra biến động dân số,
Trang 8ngày 01/4/2011: đồng bào Khmer có 1.201.691 (chiếm tỷ lệ là 6,93%), tổng
số người Chăm là 14.982 (chiếm tỷ lệ là 0,09%) Đây là hai tộc người cónhững đặc điểm riêng, ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) riêng, có bản sắc vănhóa riêng, sinh kế cũng rất phong phú, đa dạng Song, do những điều kiệnkhách quan và chủ quan nên đời sống kinh tế - xã hội của người Khmer vàChăm thường không ổn định Trong các tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ, tình trạng
số hộ nghèo là người dân tộc Khmer, Chăm do không có đất và thiếu đất,không có vốn và thiếu vốn sản xuất là khá phổ biến Mặt khác, trình độ dân trí
và tay nghề thấp, chủ yếu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo, chưa đápứng được yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Điều nàykhiến cho tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào hai dân tộc này còn cao Theo số liệuBáo cáo của Vụ Tôn giáo - Dân tộc thuộc Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tính đến02/2011: số hộ nghèo là người Khmer là 72.084 chiếm 18,39% và số hộnghèo người Chăm là 251 chiếm 0,77% tổng số hộ nghèo toàn vùng [2, 12]
Ở khu vực Tây Nam Bộ, nghèo đói vẫn là vấn đề nghiêm trọng và thách thứclớn Mặc dù, từ năm 1998 đến nay, số người nghèo đã giảm đáng kể, nhưngcòn khoảng 4 triệu người, đây là vùng có số lượng người nghèo cao nhất của
cả nước Bên cạnh đó, Tây Nam Bộ cũng là vùng có tỉ lệ cao nhất về số lượngngười dễ lâm vào tình trạng tái nghèo khi có những biến động bất lợi vềkinh tế hay thiên tai xảy ra
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủtrương, chính sách, giải pháp xóa đói, giảm nghèo đối với vùng Tây Nam Bộnói chung, và đồng bào dân tộc Khmer, Chăm nói riêng Công tác xóa đói,giảm nghèo đã thu được những kết quả quan trọng, tạo được sự chuyển biếntích cực về nhiều mặt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyếtnhững vấn đề xã hội bức xúc Các chương trình mục tiêu, chính sách hỗ trợngười nghèo, hộ nghèo, xã nghèo đạt được những thành tựu đáng kể Về kếtcấu hạ tầng giao thông nông thôn, y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việclàm, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn được các cấp
Trang 9ủy Đảng và chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm, tích cực triểnkhai tổ chức thực hiện Các cơ chế, chính sách, dự án được phối hợp lồngghép tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèođạt kết quả đáng kể; từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống củađồng bào Chăm, Khmer, giảm tỷ lệ hộ nghèo, củng cố niềm tin của đồng bàođối với Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, kết quả xóa đói, giảm nghèo nói chung và đối với đồng bàodân tộc Khmer, Chăm ở khu vực Tây Nam Bộ nói riêng chưa bền vững; tỷ lệ hộtái nghèo và phát sinh nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu nghèo giữa haidân tộc này với đồng bào các dân tộc khác trong vùng chưa được thu hẹp đáng
kể Riêng vấn đề tôn giáo, trước đây, người dân tộc Khmer chủ yếu theo Phậtgiáo Nam tông; hiện nay, ở khu vực Tây Nam Bộ, người Khmer là tín đồ đạoCông giáo là 2850 và là tín đồ đạo Tin lành lên đến 2740 Thực tế, vấn đề xóađói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Khmer, Chăm không chỉ là vấn đềkinh tế mà còn là vấn đề chính trị, xã hội sâu sắc [2, 15]
Mâu thuẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ nhìn chung tuy chưa bùng phát thànhnhiều điểm nóng như Tây Bắc, Tây Nguyên, nhưng đã hình thành những điểmphức tạp Ở đây, trong quá trình CNH, HĐH vừa có sự chênh lệch về mứcsống giữa các tộc người ngày càng lớn, vừa có những hạn chế nhất định trong
tổ chức và quản lý xã hội Mặt khác, các thế lực thù địch bằng nhiều thủ đoạnkích động chia rẻ, ly khai dân tộc, móc nối, cài cắm lực lượng chờ cơ hội, khi
có điều kiện tổ chức bạo loạn, lật đổ chính quyền;
Mâu thẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ không chỉ là sự đấu tranh đòi côngbằng dân chủ của nhân dân như ở đồng bằng sông Hồng, mà còn chứa dựngnhững yếu tố của mâu thuẫn đối kháng, mang tính chất dân tộc và tôn giáo,diễn ra rất phức tạp và rất khó giải quyết, đang có nguy cơ bùng phát và ở mộtvài nơi có khả năng tái phát Do vậy, việc giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở đâyđang đặt ra nhiều vấn đề không đơn giản
Trang 10Đối với vùng Tây Nam Bộ, quá trình CNH, HĐH bên cạnh nhữngthành tựu to lớn là không ít những vấn đề vướng mắc đã và đang tạo ra nhiềuyếu tố dẫn đến mâu thuẫn xã hội, trong đó có những yếu tố có khả năng tạo ramâu thuẫn liên quan đến các cộng đồng tộc người Trong khi đó, các Cấp ủyĐảng và Chính quyền nhà nước địa phương đang còn không ít lúng túng,thậm chí bế tắc trong việc giải quyết các vấn đề này Do vậy, việc nghiên cứu
và giải quyết mâu thuẫn dân tộc trong quá trình CNH, HĐH ở vùng đất giàutiềm năng và lắm phức tạp này đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trongchiến lược phát triển đất nước trước xu thế hội nhập hiện nay
Ổn định là điều kiện của sự phát triển và phát triển để đảm bảo cho sự
ổn định bền vững Để ổn định và phát triển cần phải có sự đồng thuận trongđời sống xã hội; phải giải quyết những mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là nhữngmâu thuẫn mang tính dân tộc trên tinh thần phù hợp với yêu cầu của quy luậtkhách quan; đảm bảo đầy đủ bản chất nhân văn và tiến bộ của một nền chính trịtrọng pháp, trọng dân; được chỉ đạo và thực thi bằng những giải pháp chính trịthực sự khoa học
Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ
chủ yếu dưới góc độ triết học vẫn còn mang tính cấp thiết và lâu dài nhằm
góp phần vừa thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tạotiền đề chính trị, xã hội bền vững cho hội nhập và phát triển, trên cơ sở giảiquyết một cách đúng đắn và có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc nảysinh từ quá trình CNH, HĐH, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn vớitiến bộ, công bằng xã hội, phát triển bền vững và giữ vững sự ổn định chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là góp phần tìm ra lời giải cho bài toán hócbúa hiện nay: giải quyết mâu thuẫn dân tộc hoặc những yếu tố tạo nên mâuthuẫn dân tộc dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay Do vậy, chúng tôi chọn:
Vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng Tây Nam Bộ làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ Từ đó, chúng tôi có
hướng nghiên cứu tiếp theo là nhận diện tính chất và nguyên nhân; đề xuất
Trang 11những quan điểm, phương thức giải quyết và rút ra những vấn đề lý luận từthực tiễn mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong giai đoạn phát triểnđất nước hiện nay.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Thông qua phân tích, nghiên cứu thực tiễn mâu thuẫn dân tộc ở vùng TâyNam Bộ, luận án làm rõ tính chất, nguyên nhân đồng thời đề xuất những yêucầu, nhiệm vụ cảnh báo và phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc hoặcnhững yếu tố có khả năng tạo ra mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trongquá trình CNH, HĐH
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
- Tổng hợp tình hình nghiên cứu lý luận về xung đột và mâu thuẫn xã hộinói chung, ở Việt Nam và Tây Nam Bộ nói riêng trong thời kỳ đổi mới;
- Làm rõ khái niệm mâu thuẫn dân tộc, phân tích đặc điểm, nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH;
- Khái quát các yêu cầu, nhiệm vụ và phương thức giải quyết vấn đề mâuthuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH;
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc mang tính điển hình, chủyếu giữa dân tộc Kinh - Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH,HĐH Thông qua diện mạo, quy mô, tính chất, nguyên nhân và mức độ củamâu thuẫn dân tộc trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội đặc thù củavùng Tây Nam Bộ, trước những tác động của quá trình hội nhập quốc tế…,luận án đề xuất những giải pháp cơ bản, kiến nghị những vấn đề chủ yếunhằm góp phần ổn định chính trị -xã hội, phát triển bền vùng Tây Nam Bộ
Trang 123.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH là vấn
đề mới, phức tạp và rất nhạy cảm, do đó việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứuvấn đề này là không dễ dàng Để phân tích tương đối sâu sắc và có được cáinhìn tương đối đầy đủ về diện mạo, quy mô, tính chất, mức độ và nguyênnhân của vấn đề mâu thuẫn dân tộc vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH,HĐH, luận án chỉ nghiên cứu trong giới hạn: những mâu thuẫn dân tộc mangtính điển hình, chủ yếu giữa dân tộc Kinh - Khmer ở vùng Tây Nam Bộ tronggiai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH từ Đại hội VIII của Đảng đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng phươngpháp luận duy vật biện chúng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh cùng với các lý thuyết về mâu thuẫn dân tộc; các kết quảcủa các công trình nghiên cứu khoa học đã được các nhà khoa học công bố trongthời gian gần đây về dân tộc, mâu thuẫn dân tộc… làm cơ sở lý luận
4.2 Các phương pháp thử nghiệm cho từng phần của luận án
Trên cơ sở thực tiễn văn hóa - lịch sử đặc thù của vùng Tây Nam Bộ, luận
án sử dụng phương pháp thống nhất logíc - lịch sử bên cạnh một số phương phápnghiên cứu phổ biến khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phươngpháp khảo sát, điều tra, phương pháp phân tích - tổng hợp… để khái quát nhữngvấn đề mâu thuẫn dân tộc trên cơ sở thực tiễn chính trị - xã hội phong phú, đadạng, sinh động và phức tạp của vùng Tây Nam Bộ
Tóm lại, với các nhóm phương pháp cơ bản mang tính chủ đạo trên, luận
án có thể tiếp cận thực tiễn các hình thái mâu thuẫn dân tộc đặc thù của vùngTây Nam Bộ trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mớihiện nay để làm cơ sở cho những kết luận có giá trị khoa học (dù ở mực độkhiêm nhường); tạo cho luận án đạt được mục tiêu cần thiết
Trang 135 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ về cả lý luận và thực tiễn mâu thuẫn dân tộctrong quá trình thực hiện CNH, HĐH vùng Tây Nam Bộ nhằm đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng này trong xu thế hộinhập hiện nay
Trên cơ sở thực tiễn kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ trong quá trìnhthực hiện CNH, HĐH và lý luận về mâu thuẫn dân tộc, luận án chỉ ra được tínhchất, đặc điểm, nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ:
- Mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình thực hiệnCNH, HĐH mang nhiều nét đặc thù, đa dạng và phức tạp, vừa có yếu tốchung vừa có yếu tố đơn nhất, là mâu thuẫn không mang tính chất đối khángdiễn ra với quy mô nhỏ lẻ, cục bộ
- Nguyên nhân có tính tổng hợp của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam
Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH là sự đối lập giữa các lợi ích
- Luận án đã phân tích được một chừng mực nhất định những tác độngcủa quá trình thực hiện CNH,HĐH (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến mâu thuẫndân tộc ở vùng Tây Nam Bộ
Luận án đã đề xuất đổi mới phương thức giải quyết các vấn đề kinh tế
-xã hội; khắc phục một số bất cập về cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộcKhmer ở vùng Tây Tây Nam Bộ
Nhìn chung, luận án đã có một số điểm mới góp phần cho quá trình nhậnthức về vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong xu thế hội nhập vàphát triển hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát, tổng kết thực tiễn,luận án có những ý nghĩa sau:
- Góp phần nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nước ta nói chung
- Phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩaDuy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử
Trang 14- Góp phần nâng cao trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giảiquyết mâu thuẫn dân tộc cho đội ngũ cán bộ, quản lý ở nước ta hiện nay, nhất
là ở khu vực Tây Nam Bộ
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm có bốn chương, mười 11 tiết
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ HIỆN NAY
Mâu thuẫn dân tộc là một tất yếu khách quan của quá trình vận động vàphát triển của các dân tộc Do vậy, điều tiết và giải quyết các tình huống mâuthuẫn mang tính dân tộc hoặc chứa đựng những yếu tố dân tộc là vấn đề đã vàđang được giới khoa học xã hội rất quan tâm
Những thành tựu nghiên cứu về vấn đề mâu thuẫn dân tộc trong thờigian gần đây đã và đang được ứng dụng khá rộng rãi Có lẽ bởi nó đề cập đếnnhững lợi ích thực tế, những nhu cầu trực tiếp của cộng đồng, dân tộc hơn lànhững lý luận trừu tượng chung chung Nói cách khác, Triết học ngày naychuyển trọng tâm chú ý vào nghiên cứu điều tiết, giải quyết các tình huốngmâu thuẫn cụ thể bằng những giải pháp thiết thực và hiệu quả
Thực tiễn những năm gần đây, vấn đề mâu thuẫn và xung đột xã hội, mâuthuẫn dân tộc và giải quyết những xung đột, mâu thuẫn dân tộc đã được nhiềunhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và đã có rất nhiều công trình nghiêncứu khoa học có giá trị, được công bố rộng rãi dưới dạng sách tham khảo, luận
án, bài báo khoa học Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng gópcủa luận án, tác giả tạm chia các công trình nghiên cứu khoa học theo 3 nhómvấn đề: (1) các công trình nghiên cứu lý luận về mâu thuẫn, xung đột xã hội và
về CNH, HĐH; (2) các công trình nghiên cứu về thực trạng kinh tế - xã hội, mâuthuẫn và xung đột xã hội ở Tây Nam bộ và ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; (3) vàcác công trình nghiên cứu về phương thức giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam
và ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ CNH, HĐH
Trên cơ sở sự phân định đó, luận án tiến hành chọn lọc và thực hiện tổngquan những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài của luận
án như sau:
Trang 161.1 Một số công trình nghiên cứu về mâu thuẫn, xung đột xã hội 1.1.1 Một số công trình nghiên cứu về mâu thuẫn, xung đột xã hội của các nhà khoa học nước ngoài
Vấn đề mâu thuẫn, xung đột đã được con người biết đến từ rất sớm.Những tiền đề của thuyết xung đột được xác lập bởi Nicolo Machiavelli ( nhà tưtưởng Ý, 14-69-15270), Thomas Hobbs (nhà triết học Anh, 1588-1679) vàCharles Darwin (nhà sinh học Anh, 1809-1882) Thế nhưng , những người đượccoi là đã tạo nên nền tảng cho thuyết xung đột chính là Các Mác (nhà sáng lậpchủ nghĩa Mác – Lênin, 1818-1883), Max Weber (nhà xã hội học Đức, 1864-1920) và Georg Simmel (nhà xã hội học Đức, 1858-1818) Trên nền tảng đó, với
sự đóng góp lớn của ba nhà xã hội học đương đại: Ralph Gustav Dahrendrof(Đức), Lewis Coser (Mỹ) và Anatol Rapoport (Nga), lý thuyết xung đột đượchoàn thiện, trở thành một trong những hình mẫu xã hội học hiện đại
- Từ những năm 50 của thế kỷ XX, ở phương Tây đã có nhiều tác phẩm
nổi tiếng về xung đột ra đời như:
+ Trong tác phẩm Các chức năng của xung đột xã hội, Lewis Coser (Mỹ)
đã tập trung phân tích, lý giải nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh xung đột xã hội
từ tâm trạng căng thẳng giữa các cá nhân Ông cho rằng, xung đột là “sự đấutranh vì những giá trị, và những nỗ lực (cố gắng và hy vọng) đạt được một sựthừa nhận về vị trí xã hội, quyên lực hoặc nguồn lợi Trong cuộc đấu tranh đó,người ta cố trung lập hóa, gây thiệt hại hoặc tiêu diệt đối thủ của mình” Cũngtheo ông, xung đột chính là sự căng thẳng giữa cái đang có và cái cần phải có,tương ứng với sự cảm nhận của những nhóm và cá nhân nhất định
+ Trong tác phẩm Mô hình xung đột xã hội, Ralph Gustav Dahrendrof
(Đức) chủ yếu đưa ra mô hình và sự cần thiết phải quản lý, giải tỏa xung đột xãhội Ông nhấn mạnh vai trò của xung đột, thừa nhận xung đột tồn tại kháchquan, dưới mọi cấp độ, nhất là xung đột giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, cácgiai cấp; cho rằng xung đột xã hội có chức năng tăng cường tính thích ứng của tổchức xã hội, chính là bảo đảo tính liên tục của của xã hội; thừa nhận vai trò lịch
Trang 17sử của mâu thuẫn và xung đột: đời sống xã hội dựa trên cơ sở các quyền lợi, do
đó thường nảy sinh sự mâu thuẫn, đối lập vì lợi ích, từ đó dẫn tới xung đột giữacác nhóm Mâu thuẫn và xung đột cũng làm cho các hệ thống xã hội bị phân hóa
và luôn có xu hướng hướng tới sự thay đổi
+ Tác phẩm Lý luận chung về xung đột của Kenneth Boulding (Mỹ) đã
tổng hợp thực tiễn để đưa ra lý luận chung về xung đột Ông cho rằng xung đột
và sự leo thang của bạo lực bắt nguồn từ bản chất xã hội của con người
+ Georg Simmel là một trong những nhà xã hội học thuộc thế hệ đầu tiêncủa nước Đức Ông cho rằng, về nguyên tắc, ý nghĩa xã hội học của xung đột làvấn đề hiển nhiên, không cần bàn cãi [114, 13-17] Theo ông, xung đột là nhữngquan hệ, hành vi biểu hiện các mâu thuẫn, vừa thông qua đó để giải quyết cácmâu thuẫn khác nhau Nhờ đó mà quá trình tương tác đạt được một số kiểuthống nhất, thậm chí có thể đạt được thống nhất thông qua sự biến đổi hoặc pháhủy một trong các bên xung đột
+ Các nhà khoa học mácxit khi nghiên cứu xung đột, đặc biệt nhấn mạnhbản chất kinh tế khách quan và bản chất giai cấp của xung đột, nguyên nhân củaxung đột, suy cho cùng là vị trí của các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất
xã hội, là lợi ích kinh tế Chính chúng quy định những hoạt động chính trị - xãhội của con người của các nhóm xã hội Đây là nguyên nhân gốc rễ của xungđột, của những đối kháng xã hội
Có thể tìm thấy cơ sở lý luận rất căn bản và rõ ràng về xung đột xã hộitrong các tác phẩm của C Mác, Ph Ăngghen, V I Lênin… Quan điểmmácxit về xung đột nằm trong hệ thống các quan điểm về phát triển xã hội nóichung và thực sự đặt cơ sở lý luận cho các luận điểm về chiến lược, sách lược
về đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về giải quyết các mâu thuẫntrong đời sống xã hội
- Ngoài ra, từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, ở phương Tây cũng có nhữngcông trình nghiên cứu về vấn đề mâu thuẫn và xung đột xã hội:
+ Trước nhất xin kể đến công trình Conflict: Resolution and provention
Trang 18(1990) của nhóm tác giả Burton, John, and Dukes, Frank Trong tác phẩm này
các tác giả đã phân tích khá sâu sắc và đưa ra những phương sách dung giải,ngăn ngừa sự mâu thuẫn và xung đột xã hội nói chung, trên cơ sở nhữngnguyên tắc giải quyết, giải tỏa những mâu thuẫn một cách căn cơ, bền vững
+ Trong tác phẩm Handbook of Conflict Resolution: the Analytical
Problem - Solving Approach (1998), Mitchell, Christopher R and Banks,
Michael đã tập hợp khá nhiều kinh nghiệm thực tiễn về cách tiếp cận và giải
quyết những mâu thuẫn, xung đột xã hội Từ những vấn đề mâu thuẫn, xungđột cụ thể, điển hình trong thực tiễn, các tác giả đã đưa ra những phân tích sâusắc và những phương sách giải quyết sát hợp
+ Tác giả Manes Pierre có công trình: What are some of the causes of
conflict between whites and blacks in the US (2005) Ở đây vấn đề mâu thuẫn,
xung đột sắc tộc được nhìn từ góc độ lịch sử và tâm lý học Tác giả đã đặcbiệt phân tích sâu nguyên nhân của những mâu thuẫn, xung đột giữa hai sắcngười da trắng và da đen ở Mỹ
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các tác giả trên đã phântích sâu sắc và lý giải nhiều khía cạnh của vấn đề mâu thuẫn, xung đột xã hội
và trong chừng mực nhất định có chỉ ra mối quan hệ giữa mâu thuẫn xã hội và
xung đột xã hội Chẳng hạn: (1) về khái niệm xung đột xã hội: xung đột chính là
sự căng thẳng giữa cái đang có và cái cần phải có, tương ứng với sự cảm nhậncủa những nhóm và cá nhân nhất định (Lewis Coser); xung đột là những quan
hệ, hành vi biểu hiện các mâu thuẫn, vừa thông qua đó để giải quyết các mâu
thuẫn khác nhau (Georg Simmel) (2) về nguồn gốc, căn nguyên của xung đột
xã hội: xung đột xã hội phát sinh từ tâm trạng căng thẳng giữa các cá nhân
(Lewis Coser); đời sống xã hội dựa trên cơ sở các quyền lợi, do đó thường nảysinh sự mâu thuẫn, đối lập vì lợi ích, từ đó dẫn tới xung đột giữa các nhóm (theoRalph Gustav Dahrendrof ); xung đột và sự leo thang của bạo lực bắt nguồn từbản chất xã hội của con người (Kenneth Boulding); xung đột là “sai lệch bệnhhoạn”; xung đột xã hội là bệnh hoạn của một xã hội lành mạnh (Talcott
Trang 19Parsons); vị trí của các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội, lợi íchkinh tế là nguyên nhân gốc rễ của xung đột, của những đối kháng xã hội (các nhà
khoa học mácxit) (3) về vai trò lịch sử của mâu thuẫn, xung đột xã hội: mâu
thuẫn và xung đột cũng làm cho các hệ thống xã hội bị phân hóa và luôn có xuhướng hướng tới sự thay đổi tiến bộ, có thể đem lại những kết quả có lợi cho xã
hội (Ralph Gustav Dahrendrof) (4) về sự cần thiết phải quản lý, giải tỏa xung
đột xã hội: xung đột bị nén lại không giải tỏa là khối u ác tính nguy hiểm trong
cơ thể xã hội (Ralph Gustav Dahrendrof)…
Tuy nhiên, các công trình này chưa đề cập sâu đến vấn đề mâu thuẫn xãhội và mâu thuẫn dân tộc nẩy sinh hoặc biến đổi ở một số quốc gia cụ thểhoặc có những điều kiện đặc thù như Việt Nam
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu mâu thuẫn, xung đột xã hội của các nhà khoa học trong nước
Nghiên cứu lý luận về mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới,trước tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Tấn
Hùng (1995), Mấy suy nghĩ về hai cấp độ của mâu thuẫn: mâu thuẫn bản
chất và mâu thuẫn hiện tượng, Tạp chí Triết học số 3 (9-1995) Ở công trình
này, tác giả đã đề cập đến cơ sở phương pháp luận của việc phân biệt hai cấp
độ của mâu thuẫn biện chứng: mâu thuẫn bản chất và mâu thuẫn hiện tượng;nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc phân tích mâu thuẫn ở hai cấp độ - bản chất
và hiện tượng, đặc biệt lưu ý đến sự khác nhau giữa khái niệm mâu thuẫn vớitính chất là phạm trù triết học với khái niệm thông thường thường về mâuthuẫn Theo tác giả, việc phân biệt hai cấp độ của mâu thuẫn biện chứng là cơ
sở vô cùng quan trọng giúp ta nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn củađời sống hiện thực trước yêu cầu đổi mới của đất nước
+ Nghiên cứu lý luận về xung đột sắc tộc và tôn giáo có quyển sách:
Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, do Phạm Thị
Vinh (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 2007 Các tác giả của công trình này
đã chỉ ra những bài học lịch sử về cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột sắc tộc
Trang 20và tôn giáo bằng con đường hòa bình với giải pháp: muốn xây dựng một xãhội ổn định và phát triển trước hết các nước phải thực hiện các biện pháp đểphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, thừa nhận
sự đa dạng văn hóa, tôn giáo và tôn trọng bản sắc của mỗi tộc người trongmỗi quốc gia,
+ Lý luận về xung đột xã hội có công trình nghiên cứu của PGS TS
Phan Xuân Sơn (chủ biên), Các chuyên đề bài giảng Chính trị học (dành cho
cao học chuyên Chính trị học), Tập II, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội,
2010 Trong đó có chuyên đề về Xung đột xã hội, quản lý và giải tỏa xung đột
xã hội Ở chuyên đề này, tác giả đã làm rõ, phân tích sâu sắc, cụ thể nhiều vấn
đề về xung đột xã hội: Thứ nhất, xung đột là trạng thái bất ổn định gây ra bởi
sự đối lập thực tế hoặc do nhận thức về các nhu cầu, giá trị, lợi ích Theo ông,xung đột thường định nghĩa là: “Khi hai hay nhiều bên có mục tiêu đối lập donhận thức, tìm cách phá hoại khả năng đạt được mục tiêu của nhau” Xungđột xã hội là hình thức đấu tranh giữa các lực lượng xã hội đối lập nhau(những tập hợp cộng đồng người hình thành một cách tự phát như dòng họ,tộc người, địa phương, giai cấp hoặc được tổ chức một cách có ý thức như cácđảng phái, hội đoàn) Xung đột xã hội kịch liệt hơn tranh chấp, ganh đua,cạnh tranh hòa bình, có thể kịch liệt đến mức phá hủy mọi quy tắc, pháp luật
như bạo loạn, chiến tranh…Thứ hai, xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu
thuẫn không đối kháng có thể được hạn chế hoặc điều chỉnh trong khuôn khổmột trật tự xã hội nhất định Xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫnđối kháng đe dọa sự ổn định cơ sở kinh tế của hệ thống xã hội, tất yếu dẫn đến
cách mạng làm thay đổi trật tự xã hội theo hướng tiến bộ Thứ ba, xung đột xã
hội là một tất yếu khách quan của quá trình vận động và phát triển xã hội Đó
là một trong những trạng thái thường xuyên của cuộc sống con người, tồn tại
ở mọi cấp độ Theo ông, nhận thức đúng sự tồn tại và vai trò của mâu thuẫn,xung đột, có cách ứng xử thích hợp, thì chắc chắn đó cũng là những tác nhânlàm cho xã hội lành mạnh, ổn định, gắn kết và phát triển
Trang 21Ngoài những quan niệm chung về xung đột xã hội, đánh giá vai trò, phântích nguyên nhân và chỉ ra các giai đoạn phát triển của xung đột xã hội, PGS.
TS Phan Xuân Sơn còn đề ra nhiều phương pháp cảnh báo, quản lý và giảitỏa xung đột xã hội Chẳng hạn: đối với loại “xung đột chỉ liên quan đến vấn
đề nội bộ quốc gia (thường gọi là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân) như quản
lý yếu kém, tranh giành quyền lực, đời sống khó khăn, nghèo đói, bất công xãhội, quan liêu, tham nhũng… thì cần quản lý, giải tỏa, điều tiết để xung độtkhông trầm trọng thêm” [79, 510] Tuy nhiên, ở công trình này, tác giả chưa
đề cấp nhiều đến vấn đề xung đột, mâu thuẫn xã hội trong điều kiện kinh tế
-xã hội của Việt Nam nhất là thời kỳ đổi mới
+ Đề cập đến vai trò của các chủ thể trong mâu thuẫn giữa người vớingười đối với sự phát triển xã hội, có công trình nghiên cứu của PGS, TS
Nguyễn Ngọc Hà: Mâu thuẫn giữa người với người: Một số nội dung cơ bản,
Tạp chí Triết học, số , 2010 Theo tác giả, mặc dù mâu thuẫn giữa người vớingười là hiện tượng bình thường trong xã hội, song đó là một hiện tượng cầnđược quan tâm nghiên cứu, bởi nó không chỉ giúp chúng ta xác định đúngmâu thuẫn, mà còn giúp chúng ta nhận thức đúng nhiều hiện tượng xã hộikhác; lựa chọn đúng đắn phương thức giải quyết mâu thuẫn vì lợi ích conngười và xã hội
1.1.3 Một số công trình nghiên cứu sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn, xung đột xã hội ở Việt Nam hiện nay
+ Đề cập đến thực trạng và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thời kỳ CNH,
HĐH ở Việt Nam hiện nay, PGS, TS Vũ Văn Phúc có bài viết: Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Tạp chí Lý luận chính
trị, số 10-2011 Từ những những tác động tích cực của quá trình CNH, HĐHhơn hai mươi lăm năm đổi mới ở nước ta, sự nghiệp xây dựng, phát triểnnông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.Tuy nhiên, bên cạnh những phát triển tiến bộ đó, nông nghiệp, nông thôn
Trang 22nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển, đang còn không ít khó khăn như sức
ép về việc làm ở nông thôn vẫn rất lớn, nông nghiệp, nông thôn có nguy cơtụt hậu xa hơn so với thành thị… Vì vậy, Theo PGS, TS Vũ Văn Phúc, CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn cần có những tác động tích cực hơn nữa để đưanông nghiệp, nông thôn nước ta thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay mà
cơ bản và lâu dài là: giải quyết các vướng mắc về chính sách và thể chế để tạođộng lực mới thúc đẩy kinh tế, xã hội nông thôn phát triển mạnh mẽ, vữngchắc; cho phép tích tụ ruộng đất lành mạnh, nhưng không làm bần cùng hóamột bộ phận nông dân; tạo được sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị…
+ Bài viết Bảy nỗi khổ của người nông dân của Giáo sư, Viện sĩ Đào
Thế Tuấn đăng trên báo Nông thôn ngày nay, tháng 5/2009 đã khái quát một
số khía cạnh của sự tác động của quá trình CNH, HĐH đối với người nôngdân ở nước ta hiện nay: việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với việcphát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn còn có thể tái nghèo;thương nghiệp giữa nông thôn và đô thị hiện nay nói chung chưa được côngbằng, nông dân bị các doanh nghiệp và tư thương bóc lột và là những người ítđược hưởng lợi của quá trình Đổi mới; giá đầu vào tăng nhanh mà giá đầu ralại giảm làm cho nông dân càng chịu thiệt nặng; nhân khẩu nông nghiệp thừagây ra tình trạng di cư ra thành thị để tìm thu nhập cao hơn; đền bù cho nôngdân với một giá không đáng kể so với giá sau khi chuyển mục đích sử dụng,môi trường nông thôn hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề gây nhiều nguy hiểmcho nông dân và nhiều vấn đề xã hội khác ở nông thông chưa được giải quyếtmột cách cơ bản… Nhìn chung, theo Giáo sư, Viện sĩ, quá trình CNH, HĐH ởnước ta hiện nay còn không ít vấn đề rất cần được quan tâm về nông nghiêp,nông dân và nông thôn
+ PGS, TS Nguyễn Hữu Khiển có bài viết: Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị hóa và vấn đề an ninh lương thực quốc gia, Tạp chí Tổ chức Nhà
nước, số 10/2008 Từ những khái quát về vấn đề an ninh lương thực ở tầm vĩ
Trang 23mô, tác giả đã đưa ra những cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực và nạn đói cóthể “rình rập” ở nhiều nơi vì nhiều lý do, trong đó nguyên nhân hàng đầu làdiện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp vì quá trình CNH, HĐH và đô thịhóa Theo tác giả, hiện nay, rất nhiều dự án, khu công nghiêp đều được chọnđúng vào những khu vực “bờ xôi ruộng mật” của những vùng nông nghiệp trù
phú Và cũng theo ông, “bất kỳ một lý do nào mà có sự khủng hoảng thiếu
lương thực ở đâu đó sẽ ảnh hưởng ngay đến uy tín, thậm chí là sinh mạngchính trị của một chính phủ hay một đảng cầm quyền” [54, 16]
Nhìn chung những nghiên cứu của các tác giả trên đã cho thấy bứctranh khá sinh động về ảnh hưởng, tác động của quá trình CNH, HĐH đếnthực trạng kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay Trong đó, bên cạnh nhữngthành quả bước đầu là những tác động không mong muốn, nếu không tích cựcđiều chỉnh, khắc phục thì những hệ quả của quá trình này sẽ rất có khả năngtạo ra nguy cơ: nguồn gốc, nguyên nhân của mâu thuẫn xã hội
1.2 Một số công trình nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.1 Một số công trình nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Xóa đói, giảm nghèo là vấn đề mang tính cấp thiết đã và đang được
Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm; là một trong những giải pháp cơ bản đểgiải quyết mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước.Trong những năm qua, thực trạng nghèo, đói ở nông thôn nước ta được giớikhoa học rất quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lý luận vàthực tiễn cao về thực trạng này Chẳng hạn:
+ Quyển sách: Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay
của Nguyễn Thị Hằng (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997
+ Công trình nghiên cứu của GS,TSKH Lê Du Phong (chủ biên): “Thu
nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu
Trang 24công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007;
+ Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồi: Tiếp tục thực hiện chính
sách xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn, Tạp chí
1.2.2 Một số công trình nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn dân tộc
ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ở Việt Nam, từ sau sự kiện tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004 ởTây Nguyên, và đặc biệt là trong thời gian gần đây, vấn đề mâu thuẫn dân tộc
và giải quyết mâu thuẫn dân tộc càng trở nên quan trọng và bức bách đối vớigiới khoa học Việt Nam Đề cập đến thực trạng này, có thể kể đến một vàicông trình mang tính điển hình:
+ Lý luận về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội và mâu thuẫn xã hội ở
Việt Nam thời kỳ đổi mới có các công trình của GS,TS Lê Hữu Nghĩa: Tổng
kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa học
của Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội 1998; quyển sách của GS, TS
Hoàng Chí Bảo: Xử lý tình huống chính trị (Dùng cho hệ cử nhân chính trị), Hà Nội, 2002; bài viết của GS,TS Lưu Văn Sùng: Xử lý điểm nóng chính trị - xã
hội, tạp chí Thông tin Chính trị học, số 3(10) /2001; cuốn sách của TS Nguyễn
Trang 25Văn Cư: Ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt
Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004; của nhóm tác giả GS,TS Lưu Văn Sùng (chủ
biên): Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc
niềm núi trong những năm gần đây, hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống (Sách chuyên khảo), Nxb CTQG, Hà Nội 2010;
của PGS,TS Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên): Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm
ổn định và phát triển đất nước của, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.
Các nghiên cứu trên đều cho thấy: (1) mâu thuẫn, xung đột xã hộithường bộc phát khi môi trường chính trị nẩy sinh nạn quan liêu, tham nhũngtrầm trọng Lúc đó, mâu thuẫn, xung đột xã hội rất dễ diễn biến thành điểmnóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị - xã hội, tạo nên những bất ổn chính trị
- xã hội; (2) nghiên cứu thận trọng tình hình, xác định rõ các loại nguyên nhâncủa mâu thuẫn, xung đột xã hội là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các cấpchính quyền trong việc xử lý, “rút ngòi nổ” điểm nóng xã hội hoặc điểm nóngchính trị - xã hội; (3) giải tỏa mâu thuẫn, xung đột xã hội trên tinh thần trọngpháp, trọng dân là giải pháp cơ bản để ổn định hoặc tái ổn định chính - xã hội;(4) rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để điểmnóng xã hội không tái phát, trong đó, chính sách an dân được coi là giải phápcốt lõi, mang tính chiến lược, bền vững
+ Đi sâu nghiên cứu lý luận về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn
trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN, cóthể kể đến một số công trình nghiên cứu của GS TS Nguyễn Tấn Hùng:
quyển sách Mâu Thuẫn - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn, Nxb Khoahọc - Xã hội, 2005 (chế bản điện tử, công bố trên mạng internet 9/2013, có
bổ sung những biện pháp giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản
và một số mâu thuẫn quan trọng ở nước ta hiện nay); bài viết: Giải quyết mâu
thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội ở nước ta, được đăng trên Tạp chí Triết học, số 2006 Theo GS, TS
Nguyễn Tấn Hùng, vấn đề phát triển đất nước hiện nay đòi hỏi không chỉ cần
Trang 26nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội,
mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh từquan hệ giữa chúng Ông cho rằng: mặc dù giữa tăng trưởng kinh tế và côngbằng xã hội không có mâu thuẫn trực tiếp với nhau nhưng trong điều kiện cơchế thị trường hiện nay, quan hệ giữa chúng bị khúc xạ thông qua một sô mâuthuẫn khách quan nhất định, do đó, nếu không nhận thức và giải quyết tốtnhững mâu thuẫn này thì kết quả của tăng trưởng kinh tế sẽ không dẫn đến sựhoàn thiện, mà dẫn đến sự xấu đi của lĩnh vực công bằng xã hội
+ Đề cập đến những mâu thuẫn phức tạp của quá trình đổi mới ở Việt
Nam hiện nay, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của GS, TS Phạm ngọc Quang như: quyển sách Về Mâu Thuẫn Cơ Bản, Mâu Thuẫn Chủ Yếu
Và Cách Giải Quyết Trên Con Đường Phát Triển Đất Nước Theo Định Hướng XHCN, Nxb Chính trị quốc gia, 2001; bài viết: Biện chứng xã hội và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 7 (182) - 2006;
bài viết: Quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn
của quá trình phát triển, được đăng trên Tạp chí Triết học, số 01/2006 và
được đăng lại trên trang mạng Thông tin pháp luật dân sự 12/2008 Tác giả đãđiểm danh đại thể 8 mâu thuẫn phức tạp, trong đó có mâu thuẫn giữa tính tấtyếu khách quan phải nâng cao sự đồng thuận xã hội trong đổi mới đất nướcvới sự tấn công của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm phá hoạikhối đại đoàn kết toàn dân tộc GS, TS Phạn ngọc Quang nhấn mạnh: việcgiải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn là điều kiện căn bản để nâng caonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dântộc, ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới mâu thuẫn dân tộc ở những vùng kinh tế - xãhội đặc thù
+ Đề cập đến quan hệ dân tộc và phát triển có công trình nghiên cứu
của TS Nguyễn Hoài Văn: Vấn đề quan hệ dân tộc và phát triển ở nước ta
hiện nay, Tạp chí Dân tộc, đăng ngày 16/06/2005 Ở bài viết này, tác giả đã
đề cập đến quan hệ tộc người ở Việt Nam về vấn đề lãnh thổ và địa bàn cư
Trang 27trú; về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, về vấn đề văn hóa,… Bên cạnh đó, tác giảcũng đưa ra một số giải pháp cơ bản để giải quyết những mâu thuẫn, xung độttrong quan hệ tộc người ở nước ta nói chung;
Nhìn chung, tác giả của các công trình nghiên cứu nêu trên đã tập trungnghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn của mâu thuẫn xã hội, nguyên nhân vàmột số nguyên tắc phương pháp luận cho việc nhận thức và giải quyết một sốmâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (CNXH) nhằm đưa đất nước phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Tuy nhiên, công trình trên chưa tập trung nghiên cứu đối tượng đặc thù
là mâu thuẫn giữa các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam chịu sựctác động của quá trình CNH, HĐH hoặc nẩy sinh từ quá trình CNH, HĐHđang diễn ra ngày càng phức tạp Do vậy, có thể nói, tiếp tục nghiên cứu đểtìm ra những giải pháp phòng ngừa và giải quyết những mâu thuẫn xã hội bứcxúc cho phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết củakhoa học
1.2.3 Một số công trình nghiên cứu những nhân tố cơ bản làm tiền
đề cho việc giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Nghiên cứu về tâm lý, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dântộc, nhất là công tác ở vùng đồng bào dân tộc ít người, trước nhất chúng ta có
thể kể đến quyển sách: Tâm lý học dân tộc của GS, TS Vũ Dũng, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội, 2009 Trong tổng số bảy chương của quyển sách, tác giả đãdành ba chương (chương III, IV và chương V) để phân tích, nghiên cứu về ýthức, tinh thần, tâm lý và tính cách của các dân tộc nói chung, trong đó có dântộc Việt Nam Đặc biệt là những nghiên cứu của tác giả về tri giác dân tộc ViệtNam, trong đó có tri giác các dân tộc ở Tây Nam Bộ (chương IV) Qua kết quảkhảo sát, điều tra, nghiên cứu tri giác các dân tộc ở Tây Nam Bộ, GS, TS Vũ
Dũng rút ra nhận xét: “mặc dù ở khu vực Tây Nam Bộ các dân tộc sống xen kẽ
Trang 28với nhau khá cao (cao hơn các khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc), song các dân tộc chủ yếu giao tiếp trong cộng đồng dân tộc mình (mà chủ yếu trong cộng đồng dòng họ của mình, cộng đồng cư dân)” [19, 195] Theo GS, TS Vũ Dũng,
đó chính là nguyên nhân của “sự hạn chế về tri giác giữa các dân tộc” ở khuvực đồng bằng sông Cửu Long
Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về tâm lý, năng lực của cán bộ làmcông tác dân tộc, nhất là công tác ở vùng đồng bào dân tộc ít người thuộc khuvực Tây Nam Bộ mà GS, TS Vũ Dũng vừa trình bày trong quyển sách nêu trên
là những chỉ dẫn khoa học rất đáng được trân trọng, cần phải được nghiên cứunghiêm túc để rút ra được nhiều bài học quý báu cho hoạt động thực tiễn,nhằm sớm khắc phục “sự hạn chế về tri giác giữa các dân tộc” trong điều kiệnphải thường xuyên giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc Có thể nói, năng lựcđội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là công tác ở vùng đồng bào dântộc ít người và “tri giác dân tộc” là những nhân tố cơ bản, chủ yếu làm tiền đềcho việc giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam và Tây Nam Bộ trong thời
kỳ đổi mới
+ Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số như là mộtnhân tố của quá trình phát triển ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, có thể
kể đến các công trình nghiên cứu của của Đặng Cảnh Khanh, Nguồn nhân lực
trẻ các dân tộc thiểu số - Những phân tích xã hội học, Nxb Thanh niên, Hà
Nội, 2006; công trình nghiên cứu của Nguyễn Cúc, Lê Phương Thảo, Doãn Hùng, Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nước ta trong thới kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005; công trình nghiên cứu của của Trịnh Quang Cảnh,
Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005…
Tác giả của các công trình nghiên cứu trên nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làngười dân tộc thiểu số cũng như vai trò của họ là những nhân tố vô cùng quan
Trang 29trọng cho việc ổn định và phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc trongquá trình CNH, HĐH
+ Nghiên cứu về văn hóa Đảng, văn hóa chính trị như là một trongnhững nhân tố cơ bản để quản lý, giải tỏa các mâu thuẫn, xung đột xã hội nóichung, kể cả mâu thuẫn dân tộc trong thời kỳ đổi mới, có thể kể đến một sốcông trình nghiên cứu đáng trân trọng như: bài viết của của GS Nguyễn Đức
Bình, Tư tưởng, đạo đức, lối sống - vấn đề quan trọng nhất trong xây dựng văn
hóa Đảng hiện nay, Tư tưởng - Văn hóa, số 2 - 2005; bài viết của GS TS Tô
Huy Rứa, Xây dựng văn hóa Đảng trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, số
10 (5-2005); bài viết của GS.TS Nguyễn Văn Huyên, Tiếp cận triết học về văn
hóa chính trị và xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay, Thông tin
Chính trị học số 1 (24)/2005; …
Tác giả của các công trình này đều nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quantrọng của văn hóa Đảng, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo, nhất là trong giaiđoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay Theo các tác giả, thựcchất bên trong của văn hóa chính trị là năng lực hoạt động chính trị, là quan hệứng xử, xử lý những sự kiện, tình huống chính trị từ nhỏ đến lớn; là quan hệchính trị giữa giai cấp với giai cấp, gữa dân tộc với dân tộc trong một quốc gia,giữa quốc gia và quốc tế Theo đó, văn hóa Đảng, văn hóa chính trị, văn hóa lãnhđạo là những nguồn lực cơ bản giữ vai trò là tảng của quá trình lãnh đạo, quản lýđất nước và giải quyết các mâu thuẫn xã hội, nhất là mâu thuẫn dân tộc trong quátrình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
Tóm lại, các công trình nghiên cứu vừa nêu trên cho thấy: tâm lý, nănglực của cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là cán bộ công tác ở vùng đồng bàodân tộc ít người; đội ngũ cán bộ là trí thức dân tộc thiểu số; văn hóa Đảng, vănhóa chính trị là những tiền đề cơ bản, chủ yếu có tầm quan trọng đặc biệt, đượccoi là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiêm cứu, đề xuất những giảipháp giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nước ta hiện nay
Trang 301.3 Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.3.1 Một số công trình nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội cho Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đề cập đến thực trạng về kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nam Bộ trongquá trình CNH, HĐH, chúng ta có thể kể đến các công trình tiêu biểu:
+ Công trình nghiên cứu của TS Phạm Bảo Dương: Nghiên cứu các
giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đề tài
nghiên cứu thuộc Dự án VIE/02/001 hỗ trợ, cải thiện và thực hiện các Chươngtrình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, năm 2008 Trong đề tài, tác giả đã làm
rõ nguyên nhân đói, nghèo, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đóinghèo của người dân trong khu vực đồng bằng Sông Cửu long Trên cơ sở đó,các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp và chính sách giảm nghèo phù hợp vớitính đặc thù của khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
+ Bài viết của Tác giả Phạm Hùng Nghị: Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, Thời báo Kinh tế
Việt Nam, số 3, ngày 5/1/2005 Theo tác giả, những tác động tích cực của quátrình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và đồngbằng sông Cửu Long nói riêng đã tạo dựng dựng được những tiền đề rất cơbản để ĐBSCL dễ dàng sống chung với lũ, ổn định sản xuất và đời sống Bêncạnh đó, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng đòi hỏi đồngbằng sông Cửu Long phải quan tâm hơn nữa đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hộibức bách để có thể tạo được những bước đột phá, táo bạo và có cơ sở khoahọc bằng tư duy mới như đề xuất của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ(nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ)
Về vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Tây Nam Bộ đã được các tác giả trênđặc biệt quan tâm, đi sâu phân tích, chỉ ra những nguyên nhân, phương cách, giảipháp để tích cực hóa việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và an sinh
Trang 31xã hội các vùng đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao thu nhập cho cộng đồng cưdân nghèo ở vùng Tây Nam Bộ… Tuy nhiên, tác giả của các công trình nàychưa đề cập đến vấn đề mâu thuẫn xã hội, nhất là những mâu thuẫn có liênquan đến những bộ phận cư dân cần được đặc biệt quan tâm: dân tộc Khmer ởvùng Tây Nam Bộ, một cộng đồng tộc người yếu thế với nhiều nét lịch sử,văn hóa đặc thù.
+ Quyển sách: Những biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long từ năm 1975 đến năm 1995 (Sách chuyên khảo), của TS
Huỳnh Thị Gấm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007
Sau phần khảo sát, điều tra, phân tích, trên cơ sở nghiên cứu các đặcđiểm và những biến đổi kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn đồng bằng sôngCửu Long, tác giả đã làm nổi bật những khó khăn, thách thức đặt ra trên conđường phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này: quỹ đất của vùng còn rất ít,gần đến giới hạn, đất trồng đã và đang bị vắt cạn kiệt độ màu; các yếu tố vậtchất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn phổ biến ở tình trạngxuống cấp, lạc hậu, thiếu đồng bộ; dư thừa lao động phổ thông, thiếu đội ngũlao động kỹ thuật; nông dân còn nghèo, sức mua tấp, thị trường tiêu thụ rấthạn hẹp; có sự chênh lệch thu nhập và cách biệt đáng kể giữa đời sống thànhthị và đời sống nông thôn…
Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách còn chỉ ra những tiền đề, điều kiện choquá trình phát triển kinh tế - xã hội tiếp theo của nông thôn đồng bằng sôngCửu long: Cần phải “nắm bắt, hiểu biết thấu đào tính quy luật và tôn trọngtính quy luật phát triển kinh tế - xã hội” [34, 261]; khai thác, sử dụng cácnguồn tài nguyên sao cho có lợi nhất; cần phát huy vai trò đặc biệt quan trọngcủa Nhà nước và một số chính sách đặc thù về kinh tế - xã hội của Nhà nướcđối với quá trình phát triển của khu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long;sớm khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm mở mang, nhất là ở vùng đồng bào dântộc ít người…
Trang 32Mặc dù những tiền đề, điều kiện cùng với những đề xuất mang tính giảipháp nêu trên của tác giả TS Huỳnh Thị Gấm chưa đề cập nhiều đến nhữngmâu thuẫn xã hội, trong đó có những mâu thuẫn nảy sinh ở vùng dân tộc ítngười trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, nhưngnhững đề xuất đó, nếu được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm,thực hiện tích cực thì thành quả của nó không chỉ là sự trỗi dậy về kinh tế - xãhội mà còn là những nhân tố cơ bản, cốt lõi để giải quyết các mâu thuẫn xãhội, trong đó có mâu thuẫn dân tộc, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội chokhu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình CNH, HĐH.
+ Nghiên cứu về tiềm năng phát triển vùng kinh tế trọng điểm phíaNam, và thực trạng kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Cửu Long, TS
Nguyễn Văn Cường có bài viết: Một số vấn đề về tiềm năng phát triển Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2009 và bài viết: Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020,Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 11 (21) - Tháng
07-08/2013
Qua nghiên cứu, khảo sát, tác giả đã nhận định: đồng bằng sông CửuLong có tiềm năng, thế mạnh và điều kiện địa lý thuận lợi; có vị trí, vai trò rấtquan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước;
là nơi có những thành tựu rất đáng kể, đóng góp và tạo động lực phát triểnchung của cả nước
Cũng theo tác giả, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng bằng sôngCửu Long còn có một số hạn chế, bất cập cần được quan tâm đúng mức hơn:kết cấu và quy mô nền kinh tế của Vùng còn nhỏ, lạc hậu và thiếu hiện đại;chất lượng tăng trưởng chưa cao, phát triển kinh tế của Vùng chưa thực sựbền vững; thu nhập bình quân đầu người tuy được cải thiện đáng kể nhưngvẫn chưa đạt mức bình quân chung của cả nước; giá các mặt hàng nông sảnkhông ổn định, chưa đảm bảo tái sản xuất hàng hóa sức lao động, nhất là khuvực sản xuất lúa gạo; thu hút đầu tư chưa nhiều, nhất là đầu tư nước ngoài…
Trang 33Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên, theo TS Nguyễn VănCường: do công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian qua còn có mặt hạn chế,chưa sâu, sát thực tế; địa hình Vùng có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên kếtcấu hạ tầng, nhất là giao thông đường bộ thấp kém; trình độ văn hóa và chấtlượng nguồn nhân lực chưa cao; hệ thống giáo dục và dạy nghề còn yếu, sửdụng lao động giản đơn là phổ biến, nhu cầu lao động kỹ thuật cao chưa nhiều
và chưa thật sự đòi hỏi bức xúc; nhận thức của một bộ phận cấp ủy Đảng,Chính quyền và người dân về công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa theo kịpvới yêu cầu đặt ra của quá trình đổi mới và phát triển; đầu tư cho giáo dục đàotạo, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực còn thấp, chưa tương xứng với quy
mô, vị trí và đặc thù của Vùng…
Tác giả bài báo cũng đề xuất những mục tiêu và giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020: tăng cườngcông tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc tổ chức thực hiện chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vềcông tác quy hoạch, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạtầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và
đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo và dạy nghề; tiếp tục đẩy mạnh cải
cách hành chính, đảm bảo quốc phòng an ninh…
Phát triển kinh tế để ổn định chính trị - xã hội, và ngược lại, ổn định làđiều kiện để phát triển nói chung TS Nguyễn Văn Cường đã nhấn mạnh:
“Đảm bảo an sinh và phát triển khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội gắn vớichính sách đồng bào dân tộc” [17, 89] Chúng tôi thiết nghĩ, nghiên cứu vềgiải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, suy chocùng, việc đảm bảo an sinh và phát triển toàn diện gắn với chính sách đồngbào dân tộc có thể được coi là một trong những phương thức cơ bản, vừa bứcbách vừa mang tính chiến lược cho quá trình giải quyết mâu thuẫn dân tộc ởmột vùng đất nước khá đặc thù: đa tôn giáo, đa dân tộc, như đồng bằng sôngcửu Long
Trang 341.3.2 Một số công trình nghiên cứu thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong vài năm gần đây, ở nước ta, giới khoa học nói chung đã rất quantâm đến thực trạng đời sống của đồng báo dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam
Bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc Khmer Trong đó, nhiều tác giả đã đềxuất những phương thức, giải pháp khá cụ thể để góp phần thực hiện chủtrương xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát triểnkinh tế bền vững cho các dân tộc thiểu số ở vùng này Chúng tôi xin đề cậpđến một vài công trình tiêu biểu:
+ Dự án Phân tích hiện trạng nghèo, đói ở đồng bằng sông Cửu Long
(MDPA) do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới kết hợp với Công ty Adam Ford thực
hiện Các hoạt động nghiên cứu được các chuyên gia thuộc Viện Khoa học xãhội và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành năm 2004.Trong Báo cáo tổng hợp của dự án, các tác giả đã chỉ ra đặc điểm của người
nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long Đặc biệt, trong phần: “Người Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long” của dự án, các tác giả đã làm rõ các nguyên
nhân của hiện tượng đói, nghèo ở cộng đồng người Khmer, xác định những cơhội cũng như rào cản đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đồng bàodân tộc Khmer;
+ Quyển sách: Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xóa đói,
giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, do nhóm tác giả Ngô Văn Lệ và
Nguyễn Văn Tiệp (đồng chủ biên), Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ ChíMinh, 2003;
+ Công trình nghiên cứu của TS Bùi Văn Trịnh: Người dân tộc thiểu số
vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2007;
+ Công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Nghi: Thực trạng và
giải pháp định hướng sinh kế cho các dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sông
Trang 35Cửu Long: trường hợp người Chăm ở An Giang và người Khmer ở Trà Vinh,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010;
+ Bài viết: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân
tộc Khmer của Huy Vũ, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 61 (01/2012).
Có thể nói, các công trình vừa nêu trên đã phát họa được một bức tranhkinh tế - xã hội khá sinh động về đời sống kinh tế của cộng đồng dân tộcKhmer ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ với nhiều đường nét, màu sắc phongphú Song, vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng kinh tế - xã hội khá đặc thù nàyvẫn chưa được hiện lên rõ nét
1.3.3 Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Về yêu cầu đổi mới phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc có
công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoài Văn: Vùng Tây Nam Bộ trước yêu cầu
đổi mới về phương thức giải quyết vấn đề dân tộc, Tạp chí Dân tộc,
24/02/2009 Ở công trình này, theo tác giả, vấn đề dân tộc cốt lõi nhất ở đây là
sự mặc cảm, thiếu lòng tin của một bộ phận đồng bào Khmer đối với chínhsách dân tộc của Đảng Để khắc phục nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sự ổn địnhchính trị - xã hội ở Tây Nam Bộ, tác giả đề xuất: cần khắc phục xu hướng kỳthị tộc người, củng cố và tăng cường vững chắc ý thức về Tổ quốc Việt Nam, ýthức công dân nước Việt Nam của đồng bào và sư sãi Khmer ở Nam Bộ; tiếptục đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào Khmer ởvùng Tây Nam Bộ; phát triển văn hoá giáo dục trong vùng dân tộc Khmer
+ Nghiên cứu các điểm nóng chính trị ở vùng dân tộc ít người, có công
trình nghiên cứu của GS, TS Lưu Văn Sùng: Một số điểm nóng chính trị - xã
hội điển hình tại các vùng đa dân tộc niềm núi trong những năm gần đây, hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống (Sách
chuyên khảo), Nxb CTQG, Hà Nội 2010 Trong tác phẩm này, tác giả đã khảosát, tổng kết “hiện trạng” một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các
Trang 36vùng đa dân tộc miền núi trong những năm gần đây: ở Lai Châu (cũ - baogồm cả Điện Biên và Lai Châu hiện nay) từ năm 1987; các tỉnh Tây Nguyên
và tỉnh Sóc Trăng (thuộc vùng Tây Nam Bộ) từ đầu những năm 2000 Trên cơ
sở thực tiễn phong phú, sinh động về điểm nóng chính trị - xã hội, tác giả đãchỉ ra khá cụ thể tính chất, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm ở cácđịa phương với nhiều nét khá đặc thù
+ Ngoài ra, thực trạng mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ thời kỳđổi mới cũng còn được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến:
Quyển sách: Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội vùng Tây
Nam Bộ - Một số vấn đè lý luận và thực tiễn, của Doãn Hùng (chủ biên), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;
Bài viết: Những vấn đề cấp bách đặt ra trong quá trình đồng bào
khmer ở Đồng bằng sông Cửu long đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa,của
các tác giả Võ Văn Sem, Trần Nam Tiến, đăng trên Tạp chí Phát triển khoahọc và công nghệ, tập 14, số X1 – 2011;
Bài viết: Thực hiện chính sách dân tộc ở vùng đồng bào Khmer (trường
hợp tỉnh Sóc Trăng) và một số vấn đề về tôn giáo hiện nay ở tỉnh Sóc Trăng
của Võ Thanh Hùng, được in trong cuốn: “Một số vấn đề về dân tộc và tôn
giáo ở Nam Bộ trong phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2012…
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên bao gồm sách chuyênkhảo, tập bài giảng, giáo trình, luận án, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoahọc, bài đăng trên các báo, tạp chí…, trên cơ sở thực trạng kinh tế - xã hộivùng Tây Nam Bộ, với những góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đềxuất nhiều phương thức, giải pháp khá thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn
(1) Về lý luận, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận về mâu
thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trong điều kiện xây dựngđất nước theo định hướng XHCN; về biện chứng xã hội (TS Nguyễn TấnHùng, GS TS Phạm Ngọc Quang,…); lý luận về quan hệ dân tộc, ổn địnhchính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay (PGS, TS Nguyễn Văn
Trang 37Vĩnh, TS Nguyễn Văn Cư,…); lý luận về xử lý tình huống, điểm nóng chínhtrị - xã hội ở nước ta nói chung, trong đó có các tình huống ở vùng đồng bàothiểu số (GS, TS Lê Hữu Nghĩa, GS, TS Lưu Văn Sùng, GS, TS Hoàng ChíBảo,…);
(2) Về thực trạng, các tác giả đã kháo sát, phân tích và khái quát về thực
trạng đời sống xã hội, thực trạng nghèo, đói ở Việt Nam và đồng bằng sông CửuLong trong thời kỳ đổi mới (Nguyễn Văn Hồi, GS.TSKH Lê Du Phong,Nguyễn Thị Hằng,…); thực trạng mâu thuẫn xã hội ở nước ta nói chung và ở cácvùng dân tộc ít người, trong đó có Tây Nam Bộ (GS, TS Lê Hữu Nghĩa, GS, TSLưu Văn Sùng, GS, TS Hoàng Chí Bảo,…);
(3) Về giải pháp kiến nghị, các tác giả đã đề xuất nhiều phương thức,
giải pháp giải quyết vấn đề mâu thuẫn xã hội, giải quyết nạn nghèo, đói ở nước
ta và ở các vùng dân tộc ít người, trong đó có vùng đồng bào Khmer ở Tây Nam
Bộ Mà cụ thể: đổi mới về phương thức giải quyết vấn đề dân tộc (Võ VănSem và Trần Nam Tiến, Nguyễn Hoài Văn); thực hiện chính sách dân tộc ởvùng đồng bào Khmer (Võ Thanh Hùng, Doãn Hùng); thực hiện chiến lược xóađói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, định hướng sinh kế chocác dân tộc thiểu số (Huy Vũ, Bùi Văn Trịnh, Ngô Văn Lệ và Nguyễn VănTiệp); vận dung linh hoạt những phương cách xử lý tình huống chính trị - xãhội (GS, TS Lê Hữu Nghĩa, GS, TS Lưu Văn Sùng, GS, TS Hoàng Chí Bảo);
…
Những giá trị lý luận và thực tiễn trên nhiều bình diện khác nhau màcác công trình nghiên cứu nêu trên đã mang lại là những thành quả quý báu,rất đáng được trân trọng, vì nó góp phần không nhỏ vào quá trình hoạch địnhchiến lược phát triển bền vững đất nước trong đó có chủ trương xây dựngnông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng kết quả nghiên cứu của công trìnhvừa nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo quí báu đối với giới khoa học hiện
nay nói chung, nhất là đối với chúng tôi, những người đang nghiên cứu vấn
Trang 38đề mâu thuẫn dân tộc trong thời kỳ CNH, HĐH ở vùng Tây Nam Bộ, chúng
tôi sẽ tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu đó trong quá trình thựchiện luận án này
Tuy nhiên, nhìn chung, các công trình trên mới chỉ cung cấp nhữngcách tiếp cận có tính lý thuyết về vấn đề ổn định chính trị - xã hội, vấn đềmâu thuẫn, xung đột nói chung, chưa thực sự đề cập đến vấn đề mâu thuẫndân tộc và giải quyết mâu thuẫn dân tộc như là một vấn đề của Triết học;nhiệm vụ của các công trình ấy lại không trực tiếp nghiên cứu vấn đề chínhtrị, xã hội đặc thù của vùng Tây Nam Bộ hiện nay như: (1) Xu hướng kỳ thịtộc người và tâm lý tự ti, mặc cảm dân tộc; (2) Sự phân hóa, phân tầng, phânđẳng cấp về địa vị kinh tế và lợi ích; (3) Sự bất cập của một số chính sáchcùng với những yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc đối với cộngđồng dân tộc Khmer; (4) Sự hụt hẫng về trình độ, năng lực và cả những saiphạm, thiếu gương mẫu của lực lượng chính trị ở một số địa phương vùngđồng bào dân tộc ít người
Nói cách khác, để mâu thuẫn dân tộc được đặt thành vấn đề mang tính
bức bách của thời kỳ CNH, HĐH, đặc biệt là đối với vùng Tây Nam Bộ thì vềmặt khoa học, chúng ta chưa có những nghiên cứu sâu, cụ thể và có hệ thống
về vấn đề này; chưa có những đề xuất khoa học về những quan điểm vàphương thức, giải pháp đặc thù để giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng TâyNam Bộ trong điều kiện mới Hơn nữa, đây còn là một trong những vấn đềđặc biệt quan trọng trong tổng kết lý luận và thực tiễn của thời kỳ đổi mới vàhội nhập quốc tế hiện nay
Do đó, để giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộtrong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với tư các là một vấn đề chính trị - xã hội
ở vùng đất không ít tiềm ẩn mâu thẫn dân tộc trong giai đoạn phát triển mới,đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị - xã hội và phát triểnbền vững, chúng tôi nghĩ rằng: công trình của chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu
nghiên cứu vấn đề này chủ yếu dưới góc độ Triết học - chính trị, nhằm góp
Trang 39phần vừa thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về củng cố, tạo dựng
sự đồng thuận xã hội, phục vụ lợi ích quốc gia; đồng thời giải quyết một cáchđúng đắn, có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh từ quá trình CNH,HĐH, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ, công bằng
xã hội, phát triển bền vững và giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội Cụ thể là, thứ nhất, chúng tôi tiếp tục phân tích thực trạng, nguyên nhân
của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay trên quan điểm biện
chứng và duy vật lịch sử; thứ hai, chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp giải
quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH bằng những chính sách, giải pháp cụ thể, mang tính chiến lược,đặc thù, khả thi, phù hợp, nhằm không để những mâu thuẫn xã hội ở vùngđồng bào dân tộc diễn biến hay phát sinh thành những tình huống chính trị -
xã hội, gây bất ổn cho địa phương và khu vực; và thứ ba, chúng tôi cũng rất
chú trọng đến việc thường xuyên cảnh báo khả năng bùng phát, hoặc tái phát
để ngăn ngừa những bất ổn chính trị - xã hội, thường xuyên có những điềuchỉnh, thích ứng về cơ chế, chính sách trước những diễn biến phức tạp vềchính trị và kinh tế của khu vực và quốc tế
Những kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng sẽ là một tài liệu thamkhảo hữu ích đối với các địa phương, nhất là những nơi có những những vấn đề
về mâu thuẫn dân tộc
Tóm lại, nghiên cứu vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ
trong quá trình CNH, HĐH chủ yếu dưới góc độ Triết học là vấn đề vừa
mang tính chiến lược vừa là đòi hỏi cấp thiết được đặt ra từ thực tiễn TâyNam Bộ hiện nay Nhiều công trình nghiên cứu khoa học mang lại những giátrị lý luận và thực tiễn trên nhiều bình diện khác nhau trong thời gian gần đây, cóthể nói, đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn rất quý có thể làm tiền đề quantrọng cho những nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo Với các nhóm phương phápnghiên cứu cơ bản mang tính chủ đạo, luận án có thể chỉ ra cách tiếp cận nhữngdiện mạo đặc thù của mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong tiến trình
Trang 40đẩy mạnh CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới hiện nay
Trên cơ sở đó luận án có thể đạt được các mục tiêu:
- Khái quát một số vấn đề lý luận về mâu thuẫn dân tộc; tổng kết thựctiễn, phân tích nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc; đề xuất những quan điểm
và phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ mang tínhcăn cơ, bền vững;
- Góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việctạo tiền đề ổn định chính trị, xã hội cho hội nhập và phát triển, trên cơ sở giảiquyết một cách đúng đắn và có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc nảysinh từ quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa trong xu thế hội nhập hiện nay
Đạt được những mục tiêu cơ bản trên, luận án có thể góp phần tích cựcchỉ đạo thực tiễn trong xu thế mới: hội nhập gắn với phát triển bền vững trên
cơ sở giải quyết được nhiều vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa bức bách