công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Nghiên cứu về tâm lý, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là công tác ở vùng đồng bào dân tộc ít người, trước nhất chúng ta có thể kể đến quyển sách: Tâm lý học dân tộc của GS, TS Vũ Dũng, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2009. Trong tổng số bảy chương của quyển sách, tác giả đã dành ba chương (chương III, IV và chương V) để phân tích, nghiên cứu về ý thức, tinh thần, tâm lý và tính cách của các dân tộc nói chung, trong đó có dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là những nghiên cứu của tác giả về tri giác dân tộc Việt Nam, trong đó có tri giác các dân tộc ở Tây Nam Bộ (chương IV). Qua kết quả khảo sát, điều tra, nghiên cứu tri giác các dân tộc ở Tây Nam Bộ, GS, TS Vũ Dũng rút ra nhận xét: “mặc dù ở khu vực Tây Nam Bộ các dân tộc sống xen kẽ
với nhau khá cao (cao hơn các khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc), song các dân tộc chủ yếu giao tiếp trong cộng đồng dân tộc mình (mà chủ yếu trong cộng đồng dòng họ của mình, cộng đồng cư dân)” [19, 195]. Theo GS, TS Vũ Dũng,
đó chính là nguyên nhân của “sự hạn chế về tri giác giữa các dân tộc” ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Có thể nói, các kết quả nghiên cứu về tâm lý, năng lực của cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là công tác ở vùng đồng bào dân tộc ít người thuộc khu vực Tây Nam Bộ mà GS, TS Vũ Dũng vừa trình bày trong quyển sách nêu trên là những chỉ dẫn khoa học rất đáng được trân trọng, cần phải được nghiên cứu nghiêm túc để rút ra được nhiều bài học quý báu cho hoạt động thực tiễn, nhằm sớm khắc phục “sự hạn chế về tri giác giữa các dân tộc” trong điều kiện phải thường xuyên giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc. Có thể nói, năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là công tác ở vùng đồng bào dân tộc ít người và “tri giác dân tộc” là những nhân tố cơ bản, chủ yếu làm tiền đề cho việc giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam và Tây Nam Bộ trong thời kỳ đổi mới.
+ Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số như là một nhân tố của quá trình phát triển ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của của Đặng Cảnh Khanh, Nguồn nhân lực
trẻ các dân tộc thiểu số - Những phân tích xã hội học, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội, 2006; công trình nghiên cứu của Nguyễn Cúc, Lê Phương Thảo, Doãn Hùng, Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nước ta trong thới kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - luận cứ và giải pháp, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005; công trình nghiên cứu của của Trịnh Quang Cảnh,
Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005…
Tác giả của các công trình nghiên cứu trên nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số cũng như vai trò của họ là những nhân tố vô cùng quan
trọng cho việc ổn định và phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc trong quá trình CNH, HĐH.
+ Nghiên cứu về văn hóa Đảng, văn hóa chính trị như là một trong những nhân tố cơ bản để quản lý, giải tỏa các mâu thuẫn, xung đột xã hội nói chung, kể cả mâu thuẫn dân tộc trong thời kỳ đổi mới, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu đáng trân trọng như: bài viết của của GS. Nguyễn Đức Bình, Tư tưởng, đạo đức, lối sống - vấn đề quan trọng nhất trong xây dựng văn
hóa Đảng hiện nay, Tư tưởng - Văn hóa, số 2 - 2005; bài viết của GS. TS. Tô
Huy Rứa, Xây dựng văn hóa Đảng trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-2005); bài viết của GS.TS. Nguyễn Văn Huyên, Tiếp cận triết học về văn
hóa chính trị và xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay, Thông tin Chính trị học số 1 (24)/2005; …
Tác giả của các công trình này đều nhấn mạnh đến vai trò vô cùng quan trọng của văn hóa Đảng, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Theo các tác giả, thực chất bên trong của văn hóa chính trị là năng lực hoạt động chính trị, là quan hệ ứng xử, xử lý những sự kiện, tình huống chính trị từ nhỏ đến lớn; là quan hệ chính trị giữa giai cấp với giai cấp, gữa dân tộc với dân tộc trong một quốc gia, giữa quốc gia và quốc tế. Theo đó, văn hóa Đảng, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo là những nguồn lực cơ bản giữ vai trò là tảng của quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước và giải quyết các mâu thuẫn xã hội, nhất là mâu thuẫn dân tộc trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu vừa nêu trên cho thấy: tâm lý, năng lực của cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là cán bộ công tác ở vùng đồng bào dân tộc ít người; đội ngũ cán bộ là trí thức dân tộc thiểu số; văn hóa Đảng, văn hóa chính trị là những tiền đề cơ bản, chủ yếu có tầm quan trọng đặc biệt, được coi là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nghiêm cứu, đề xuất những giải pháp giải quyết vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở nước ta hiện nay.
1.3. Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa