Cộng đồng dân tộc Chăm (người Chăm)

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 98 - 102)

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Chăm ở Việt Nam có 161.729 người, cư trú tại 56 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chăm cư trú tập trung tại các tỉnh như Ninh Thuận 67.247 người, chiếm tỷ lệ 41,6% tổng số người Chăm tại Việt Nam; Bình Thuận 34.690 người, chiếm tỷ lệ 21,4%; Phú Yên 19.945 người và các tỉnh như Bình Định, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang... có số lượng người Chăm sinh sống ít hơn (Xem bảng 3. 10).

Người Chăm ở Tây Nam Bộ là một bộ phận của cộng đồng người Chăm từ miền Trung Bộ đến sinh sống tại đây. Vào thế kỷ XVII, một bộ phận người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận và một số địa phương Nam Trung Bộ di cư sang Campuchia sau đó về định cư ở tỉnh Châu Đốc (An Giang ngày nay) vào nửa đầu thế kỷ XIX.

Hoạt động kinh tế của người Chăm ở vùng Tây Nam Bộ chủ yếu là buôn bán, dệt thủ công, đánh cá và sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm của hoạt động mua bán của người Chăm ở An Giang là không mở cửa hiệu mua bán tại nơi cư trú, mà mua hàng hóa trao đổi giữa các nơi, đi đến đâu bổ sung hàng tới đó, bán ở các chợ nông thôn vùng sâu, vùng xa. Có những người đi khỏi biên giới quốc gia, đến các nước có dân tộc Chăm hoặc các nước Hồi giáo để buôn bán. Đàn ông đi bán dạo, nhà nào có thuyền, họ đem theo cả vợ con, thường mỗi chuyến đi từ mười lăm ngày đến một tháng.

Về tôn giáo, Người Chăm ở Tây Nam Bộ hầu hết đều theo đạo Hồi (Islam), tôn thờ Thượng đế Allah và lấy Kinh Qur'an làm kim chỉ nam cho

hoạt động tín ngưỡng của mình. Các lễ hội truyền thống của người Chăm ở Tây Nam Bộ chủ yếu là lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo: lễ Tolakbala vào ngày Thứ tư tuần cuối tháng Safar (tháng 2 Hồi lịch) để cầu xin Thượng đế ban sự bình an, lễ kỷ niệm ngày sinh của Đấng Muhammad vào ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3), lễ Raya Iadil Fitrah vào ngày cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9). Các nghi lễ vòng đời gồm có lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh (cha kak buk), lễ thành niên thực hiện tiểu phẫu (khotan) ở bộ phận sinh dục khi con trai và con gái đến 15 tuổi, hôn lễ, và tang lễ dùng hình thức địa táng.

Từ năm 1961 đến năm 1975 người Chăm Islam đã lập ra Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam, và từ năm 1992 đã thành lập Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh để duy trì và nâng cao những hiểu biết

ngưỡng. Trung tâm văn hoá của cộng đồng người Chăm là các thánh đường, nơi sinh hoạt tín ngưỡng Islam của cộng đồng.

3.1.3.3. Người Hoa

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, dân tộc Hoa có gần 200.000 người, chiếm khoảng 1,24 % dân số toàn vùng Tây Nam Bộ và chiếm khoảng 23,2 % dân số Hoa toàn quốc. Họ sống tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Bạc Liêu, Tiền Giang, An GIang, Vĩnh Long, Cà Mau…

Ở khu vực Tây Nam Bộ, người Khmer sống tương đối tách biệt với các dân tộc khác. Ngược lại, người Hoa sống rất hòa đồng với người Kinh và người Khmer nhằm mục đích phục vụ làm ăn, mua bán. Người Hoa rất có ý thức năng lực kinh doanh mua bán, chịu khó, nhẫn nhịn, chí thú và giữ kín bí quyết làm ăn; ít quan tâm nhiều đến chính trị… Người Hoa không thích tham gia các hoạt động của cộng đồng, song, tính cộng đồng của họ lại rất cao. Các Hội tương trợ của các dòng họ người Hoa liên kết lại thành những tổ chức chặt chẽ, có quy mô lớn và hoạt động rất hiệu quả.

Người Hoa ở Tây Nam Bộ phần nhiều theo các tín ngưỡng dân gian và thờ cúng tổ tiên. Hệ thống thần thánh của người Hoa rất phong phú và phức tạp. Các thần thánh được cộng đồng thờ cúng gồm Bà Thiên Hậu, Quan

Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng, Ông Bổn, Khổng Tử... Trong đó, thánh nhân

được thờ cúng nhiều hơn thần linh, và Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chánh Thần là ba vị thần được tôn sùng bậc nhất. Bên cạnh đó là hàng chục vị thần của các địa phương. Trong gia đình, người Hoa thờ các vị thần bảo hộ gia đình: Thiên Quan Tứ Phước, Môn Thần, Thổ Địa Bản Gia, Táo Quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Quan Âm Bồ Tát, Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, tổ tiên, tổ sư. Một số người Hoa cũng theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành. Vì vậy, người Hoa có rất nhiều lễ hội: tết Nguyên đán 1/1 âm lịch, vía Ngọc Hoàng 9/1, vía Quan Công 13/1, tết Thượng nguyên 15/1, ngày Hàn thực 3/3, vía Ông Bổn 15/3, tiết Thanh minh tháng 3, vía Bà Thiên Hậu 23/3, lễ tế

Khổng Tử và 72 tiên nho, tết Đoan ngọ 5/5, ngày cúng cô hồn 15/7, tết Trung thu 15/8, ngày Hạ nguyên 15/10, tiết Đông chí 15/11; chưa kể các nghi lễ vòng đời.

Tóm lại, Tây Nam Bộ là vùng đất đa tộc người, đa văn hóa, đa tôn giáo… Trong tổng thể đa dạng ấy nổi lên những nét đặc thù lớn:

Thứ nhất, về tộc người, ở vùng Tây Nam Bộ, người Khmer có số lượng

đứng thứ hai sau người Kinh. Về lịch sử, nguồn gốc của tộc người Khmer ở Tây Nam Bộ, hiện nay còn có những ý kiến chưa thống nhất nhau. Về mối quan hệ của từng tộc người ở đây (Khmer, Hoa, Chăm) với các cộng đồng tộc người ở nước ngoài cũng còn là một vấn đề khá phức tạp.

Thứ hai, về tôn giáo, Tây Nam Bộ là nơi có đủ sáu tôn giáo lớn của cả

nước (Phật giáo Bắc tông, phật giáo Nam tông, Phật giáo Hòa hảo, Đạo Cao Đài, Đạo Tin Lành, Công giáo), vừa có tôn giáo ngoại nhập vừa có tôn giáo nội sinh. Hầu hết các tôn giáo đều có số lượng tín đồ đáng kể. Các tôn giáo ngoại nhập có mối quan hệ rất chặt chẽ với các tổ chức giáo hội lớn trên thế giới. Các tôn giáo nội sinh lại có mối quan hệ rất mật thiết với các tổ chức ly khai, phản động sống lưu vong ở nước ngoài. Các tổ chức này đa số là những phần tử gốc Việt, đội lốt tôn giáo, có dính dáng, quan hệ khá mật thiết với Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước đây.

Thứ ba, về kinh tế, Tây Nam Bộ, vùng đất có tiềm năng lớn về kinh tế

và nhân lực. Song, tiềm năng kinh tế chưa được khai thác đáng kể, nhân lực phần lớn còn ở dạng “thô” (phần lớn nhân lực chỉ có trình độ lao động thấp). So với nhiều vùng khác trên đất nước, mặt bằng dân trí ở Tây Nam Bộ còn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động không có việc làm khá cao, số người có thân nhân sống ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ khá lớn.

Những nét đặc thù về kinh tế - xã hội, tôn giáo, dân tộc của vùng Tây Nam Bộ vừa là thế mạnh vừa là nguy cơ đối với vùng này trong tình hình chính trị - xã hội và xu thế hội nhập hiện nay. Chính những nét đặt thù này đã đặt ra cho vùng Tây Nam Bộ nhiều vấn đề bức bách.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w