Công nghiệp hóa, hiện đại hó a những quan điểm, nội dung chính

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 77 - 80)

2.3.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ở nước ta, năm 1960 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) đã đề ra đường lối CNH và coi CNH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Từ đó đến nay, qua các kỳ Đại hội, Đảng ta đã không ngừng phát triển, nâng cao nhận thức và cụ thể hóa đường lối này.

Công nghiệp hóa, theo nghĩa hẹp, được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo. Theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Người ta cũng phân biệt "công nghiệp hóa cổ điển" theo kiểu nước Anh và châu Âu hai thế kỷ trước với " công nghiệp hóa kiểu mới" có kết hợp với tin học hóa, toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức.

Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (7/1994) đã bước đầu cụ thể hóa ý tưởng CNH, HĐH để đi tới chỗ hình thành đường lối CNH, HĐH với một định nghĩa cùng với những mục tiêu, quan điểm và chủ trương, chính sách, biện pháp cho cả tiến trình CNH, HĐH. Theo đó:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công

nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao [27, 187].

Hiện nay nay cụm từ CNH, HĐH được hiểu là "công nghiệp hóa” và “hiện đại hóa” gắn kết với nhau trong cùng một quá trình, ngay từ đầu và suốt trong các giai đoạn phát triển. Ở đây, công nghiệp hóa được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế, mà còn cả về mặt xã hội, văn hóa. Nói cách khác, chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, song không hoàn toàn như công nghiệp hóa kiểu cổ điển, chỉ chú ý phát triển công nghiệp để tăng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội, mà đồng thời phát triển công nghệ, thực hiện tin học hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức, nghĩa là thực hiện "công nghiệp hóa kiểu mới" hay “công nghiệp hóa theo hướng hiện đại”.

2.3.1.2. Những quan điểm, nội dung chính

Mục tiêu, quan điểm và nội dung của CNH, HĐH được xác định ngày càng cụ thể trong Văn kiện của các Đại hội gần đây.

Mục tiêu và các quan điểm CNH, HĐH được nêu ra trong Nghị quyết TW7 (khoá VII) về sau đã được chuẩn hóa và chính thức hóa trong văn kiện Đại hội VIII (6/1996) với sáu quan điểm định hướng nội dung cơ bản của của đường lối CNH, HĐH ở Việt Nam trong những năm còn lại của thế kỷ XX.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) của Đảng đã bổ sung

nhiều nhận thức mới quan trọng về CNH, HĐH thể hiện ở hai luận điểm quan trọng. Một là, “từng bước phát triển kinh tế tri thức”, một nội dung mới của quá trình CNH, HĐH. Hai là, tiến hành “CNH rút ngắn theo hướng hiện đại”. Tuy chỉ mới dừng lại ở cấp độ định hướng - định tính, nhưng có thể nói rằng những bổ sung đường lối này thực sự là những đóng góp quan trọng vào việc nhận thức thực chất của CNH ở nước ta trong điều kiện hiện đại, khi thế giới đang đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) của Đảng tiếp tục bổ

con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước; hướng CNH, HĐH ở nước ta là phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; CNH, HĐH đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/2011) của Đảng cũng nhấn

mạnh đến việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nhanh, bền vững [29, 191], để phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau [29,103].

Điểm qua các kỳ Đại hội Đảng, chúng ta dễ dàng nhận thấy quá trình không ngừng đổi mới, hoàn thiện quan điểm của Đảng về CNH, HĐH. Tiến trình đó bám ngày càng sát hơn với sự thay đổi của bối cảnh quốc tế. Điều này phản ánh một thực tế là quá trình CNH, HĐH ở nước ta được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường rộng mở, chịu tác động ngày càng mạnh mẽ của các yếu tố bên ngoài.

Một cách khái quát, có thể nói, CNH, HĐH ở nước ta mang một số đặc trưng so với CNH, HĐH của nhiều nước khác trên thế giới, nhưng xét về tổng thể, nó là một quá trình rộng lớn, đa dạng bao hàm những nội dung cơ bản:

Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là qúa trình trang bị và trang bị

lại kỹ thuật hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành chiếm vị trí trọng yếu; thứ hai, quá trình CNH, HĐH không chỉ liên quan tới phát triển công nghiệp mà là quá trình bao hàm tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một nước; thứ ba, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa

là quá trình kinh tế, kỹ thuật vừa quá trình kinh tế - xã hội. Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, quá trình kinh tế và xã hội có quan hệ biện chứng với nhau ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô, và với cả quá trình kinh tế - kỹ thuật; thứ tư,

CNH, HĐH đồng thời là quá trình mở rộng kinh tế quốc tế, thiết lập mối quan hệ kinh tế với nước ngoài; thứ năm, CNH, HĐH không phải là mục đích tự thân mà là một phương thức có tính phổ biến để thực hiện mục tiêu phát triển nói chung.

2.3.2. Tác động của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w