Mâu thuẫn dân tộ cở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 69 - 77)

2.2.2.1. Vài nét về địa bàn cư trú của các dân tộc ở Việt Nam

Cộng đồng dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc thiểu số, cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng. Tính chất cư trú đó đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Các dân tộc ở nước ta đã sớm có ý thức đoàn kết, gắn bó với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước. Các dân tộc thiểu ở nước ta đa số sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân lịch sử để lại và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng

bào dân tộc thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều. Phần lớn các dân tộc thiểu số có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đều có văn hoá truyền thống riêng (ngôn ngữ, phong tục, tập quán, trang phục …), tạo nên bản sắc văn hoá của từng dân tộc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

Nhìn chung, các dân tộc thiểu số chủ yếu có địa bàn cư trú khắc nghiệt, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội, có mức sống không đồng đều, có bản sắc và văn hoá truyền thống riêng,… tạo nên những nét đặc thù của dân tộc Việt Nam, cùng với sự nảy sinh nhiều vấn đề về mâu thuẫn dân tộc khá phức tạp đòi hỏi phải những có chiến lược giải quyết toàn diện.

2.2.2.2. Mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Xét một cách tổng thể, mâu thuẫn dân tộc ở nước ta hiện nay bao gồm một số vấn đề cốt lõi như: vấn đề lợi ích, vấn đề nhận thức, vấn đề địa vị kinh tế - xã hội,... trong quan hệ giữa các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong đó có chứa đựng và có lúc bộc phát thành mâu thuẫn giữa một bộ phận trong cộng đồng tộc người với chính quyền nhà nước ở một số địa phương.

- Mâu thuẫn về lợi ích giữa các tộc người ở Việt Nam hiện nay

Mâu thuẫn về lợi ích trong quan hệ giữa các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay được biểu hiện thành: quan hệ về vấn đề lãnh thổ, địa bàn cư trú và đất đai canh tác; quan hệ về văn hóa; về tôn giáo tín ngưỡng…

Thứ nhất, mâu thuẫn lợi ích giữa các tộc người về vấn đề lãnh thổ, địa

Thực tế cho thấy, mâu thẫn trong lĩnh vực này có quy mô không lớn, chỉ là tranh chấp địa giới, đất canh tác, nguồn nước ở một số địa phương. Ví dụ mâu thuẫn giữa các tộc người thiểu số với người Kinh ở miền xuôi được điều lên khai hoang, lập nông, lâm trường ở một số địa phương miền núi. Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng, lãnh thổ và địa bàn cư trú và đất đai canh tác là yếu tố quan trọng liên quan đến sự tồn tại, ổn định và phát triển của các tộc người và của đất nước. Gần đây, ở vùng đồng bào dân tộc có nảy sinh một số vấn đề phức tạp do tình trạng di dân tự do ở vùng Tây Nguyên, làm cho một số đồng bào các tộc người thiểu số ở nhiều địa phương Tây Nguyên thiếu đất canh tác dẫn tới hoang mang, bức xúc.

Nhìn chung, mâu thuẫn lợi ích giữa các tộc người về vấn đề lãnh thổ, địa bàn cư trú và đất đại canh tác vẫn là một tất yếu lịch sử, nhất là trong điều kiện nước ta đang đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

Thứ hai, mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích giữa các tộc người về vấn đề

văn hóa.

Mâu thuẫn này rất đa dạng và phức tạp, gồm cả về vấn đề ngôn ngữ, giao lưu, tiếp biến, tác động, chi phối; vấn đề đồng hóa về văn hóa; vấn đề giải quyết quan niệm về thang giá trị văn hóa giữa các tộc người;… Nó được biểu hiện ở sự mất - còn; mới - cũ của các nội dung, các yếu tố văn hóa cụ thể như sau: (1), ở nước ta hiện nay, bên cạnh hiện tượng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống được phục hồi, chọn lọc, kế thừa, phát huy cũng đang diễn ra tình trạng nhiều yếu tố văn hóa truyền thống khác (nhà cửa, quần áo, các làn điệu dân ca, truyện kể dân gian, thậm chí cả ngôn ngữ, các phong tục tập quán, các quan hệ xã hội tốt đẹp...), đang bị mai một, không còn cơ hội phục hồi ở nhiều tộc người, nhất là đối với các tộc người có số dân ít, sống chung với các tộc người số dân đông hơn, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa cao hơn; (2), tình trạng tiếp thu xô bồ các yếu tố văn hóa ngoại tộc, ngoại lai, dẫn đến chối bỏ, phủ nhận, xa rời quan hệ họ hàng, làng xóm, đoạn tuyệt

với những giá trị truyền thống, như bỏ đình chùa, đền miếu và cuối cùng là nẩy sinh mâu thuẫn; (3), tình trạng bỏ hội hè, thậm chí bỏ cả việc thờ cúng tổ tiên, xa rời các giá trị về hiếu thảo, lễ nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính... hiện nay đang diễn ra khá phổ biến và là một báo hiệu đáng quan ngại.

Sự bình đẳng về văn hóa giữa các tộc người đòi hỏi một mặt phải tôn trọng các giá trị văn hóa (phong tục tập quán, ngôn ngữ) của các dân tộc, mặt khác phải đấu tranh chống “tự ti dân tộc về văn hóa” để từng bước góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, một nền văn phong phú trong đa dạng.

Thứ ba, mâu thuẫn lợi ích giữa các tộc người về tôn gáo tín ngưỡng

cũng là một tất yếu lịch sử.

Bởi lẽ, tôn giáo tín ngưỡng là hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh trong đầu óc con người những hiện tượng tự nhiên và xã hội chi phối con người, mang tính huyền bí, linh thiêng. Hơn nữa “người tôn giáo” luôn hiện diện trong mỗi con người vì thế mà tôn giáo tín ngưỡng có điều kiện tồn tại, ngay cả trong các xã hội hiện đại. Bên cạnh đó, mâu thuẫn lợi ích giữa các tộc người ở Việt Nam về tôn gáo tín ngưỡng có phần phức tạp hơn một số mâu thuẫn khác. Bởi vì, đây là vấn đề tâm linh dễ bị lợi dụng, kích động để phục vụ cho mưu đồ chính trị. Nhiều lúc, nhiều nơi các mâu thuẫn trong quan hệ các dân tộc về vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội lại được núp dưới bóng của vấn đề tôn giáo tín ngưỡng. Khi đã bị lợi dụng thì mâu thuẫn về tôn gáo tín ngưỡng dễ bùng phát phức tạp, tháo gỡ rất khó khăn, ảnh hưởng lớn đến đời sống, đến sự phát triển của từng cộng đồng, đến quan hệ giữa các tộc người, các quốc gia dân tộc.

Gần đây, các thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng lòng tin của đồng bào, dụ dỗ, tuyên truyền, lôi kéo đồng bào ở nhiều nơi theo đạo Tin lành, dẫn đến quan hệ cộng đồng căng thẳng, sản xuất ngưng trệ, nhiều yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp, như thờ cúng tổ tiên, cúng ma bản... bị bỏ đi, quan hệ giữa các tộc người sống chung trong địa bàn bị rạn nứt…

Tóm lại, mâu thuẫn lợi ích giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc là quan hệ tổng hợp. Trong đó các yếu tố tác động, ảnh hưởng liên hoàn lẫn nhau, giữa các tộc người, các địa phương; chúng nhạy cảm, tính thời sự cấp bách, dễ bị lợi dụng và dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột giữa các tộc người. Chính vì thế, giải quyết ổn thoả quan hệ dân tộc trên lĩnh vực này là yêu cầu chung để tạo sự ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển.

- Mâu thuẫn về nhận thức giữa các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay

Mâu thuẫn về nhận thức giữa các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có chứa đựng yếu tố lịch sử, quá khứ và được biểu hiện ở một số nội dung cốt lõi như: (1), mang nặng mặc cảm và tự ti dân tộc, có định kiến và đánh giá không đúng về quan hệ ứng xử của những dân tộc có điều kiện phát triển cao hơn (dân tộc Kinh, Hoa); (2), thiếu nỗ lực hoặc không đủ những “điều kiện cần” cơ bản về nhiều mặt để chủ động hợp tác và sẵn sàng hội nhập với các dân tộc khác ở miền xuôi, ở vùng đô thị, công nghiệp, có điều kiện phát triển thuận lợi hơn để tìm cơ hội phát triển; (3), đôi khi còn có những biểu lộ của sự lạnh nhạt, thiếu hợp tác trong các quan hệ chính trị - xã hội.

Sở dĩ còn có một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay mang tâm lý và nhận thức như trên, suy cho cùng là do nguyên nhân chủ yếu sau đây: Thứ nhất, do những đặc điểm về tự nhiên - địa lý, về văn hóa, tâm lý, tập quán,… vô cùng đa dạng, lạc hậu đã có từ rất lâu đời. Đặc biệt là do những biến động lịch sử phức tạp và sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền; thứ hai, do sự lệ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, sự lạc hậu rất xa về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều địa phương vẫn còn duy trì phương thức sản xuất rất lỗi thời, do cả mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn chưa cao, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, các dân tộc ngày càng gia tăng…; thứ ba, do hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều nơi vùng đồng bào dân

tộc còn yếu, kém hiệu lực, không sát dân, không tập hợp được đồng bào; trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, nhận thức, quán triệt về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân vận chưa sâu sắc, chưa toàn diện; ở một số nơi vùng dân tộc và miền núi, tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật, có nơi đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...

- Mâu thuẫn về trình độ phát triển giữa các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay

Mâu thuẫn về trình độ phát triển giữa các tộc người trong chừng mức nhất định là một tất yếu lịch sử. Tuy nhiên, mâu thuẫn này thường được biểu hiện ở chỗ: sự phân cực xã hội ngày càng gay gắt, hiện lên rõ nét; lợi ích rốt cục chỉ tập trung ở một ít nhóm người, và cùng với tệ trạng đó là sự tha hóa quyền lực…

Mâu thuẫn loại này nếu không được giải quyết thường xuyên và đúng đắn thì có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là, sự bình đẳng nói chung được thực hiện một cách hình thức, cào bằng, kém hiệu quả, thậm chí còn vi phạm những nguyên tắc của công bằng xã hội và vì thế, làm cho mâu thuẫn giữa các tộc người trở nên gay gắt hơn; hoặc là, do sự phát triển tự phát của kinh tế thị trường và Nhà nước không có biện pháp điều chỉnh bằng những chính sách xã hội thích hợp nên sự bất bình đẳng tích lũy dần và biến thành sự phân cực xã hội sâu sắc, và vì thế mà xã hội càng ngày càng xa rời mục tiêu của CNXH, tăng trưởng kinh tế tự nó không sinh ra bình đẳng xã hội, mâu thuẫn chẳng những không được giải quyết mà còn trầm trọng thêm.

Thức tế cho thấy, hầu hết lao đông trong các cộng đồng dân tộc ít người hầu hết là lao động nông nghiệp, chất lượng thấp, hiếm có cơ hội tăng thu nhập, … và là một trong hai mặt đối lập trong mâu thuẫn về trình độ phát triển giữa các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hiện nay.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc ít người với những bất cập về cơ chế, chính sách và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý làm công tác dân tộc

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện các nguyên tắc về bình đẳng, đoàn kết dân tộc, tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển với những bất cập về cơ chế, chính sách, bất cập về năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý làm công tác dân tộc trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là tình trạng khá phổ biến ở vùng đồng đồng bào dân tộc ít người hiện nay. Nó được biểu hiện ở hai mặt chính:

Một là, khả năng nhận thức, quán triệt về vấn đề dân tộc, chính sách dân

tộc, công tác dân vận,… của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vùng dân tộc ít người nhìn chung: chưa sâu sắc, chưa toàn diện; việc thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm, nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, tình trạng thờ ơ chính trị, chỉ lo vun vén cho lợi ích của bản thân và gia đình; lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng. Chúng ta chưa tìm được cách để khắc phục tình hình này với hiệu quả cao.

Hai là, chỉ bằng cơ chế, chính sách như hiện nay, chúng ta khó có thể

thực hiện phát triển đột biến về khả năng giúp các dân tộc ít người có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội để sớm đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước. Tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển là phương cách để tạo sự phát triển đồng đều và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; song, nó phải được thực hiện một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Nói chung, một số mâu thuẫn dân tộc và vấn đề có tính mâu thuẫn dân tộc nêu trên không phải là tất cả những mâu thuẫn dân tộc đang có trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. Song, việc điểm qua một cách đại thể như vậy cũng đủ cho chúng ta thấy tính phức tạp của tình hình mâu thuẫn dân tộc

ở Việt Nam hiện nay mà chúng ta đang phải giải quyết. Việc giải quyết có hiệu quả những nội dung của mâu thuẫn dân tộc là một điều kiện căn bản để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới hiện nay.

- Mâu thuẫn giữa một bộ phận người dân trong cộng đồng tộc người với chính quyền nhà nước ở địa phương

Đây là mâu thuẫn thường do có tích tụ nhiều yếu tố mâu thuẫn trong một khoảng thời gian nhất định cộng với những tác động xấu từ bên ngoài… tâm trạng bức xúc lâu ngày của người dân bộc phát thành mâu thuẫn và xung đột. Các trường hợp ở Tây nguyên nước hồi tháng 3 năm 2001; tháng 4 năm 2004 và một số địa phương khác ở Tây Bắc và Tây Nam Bộ là những minh

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w