hiện đại hóa
Trong vài năm gần đây, ở nước ta, giới khoa học nói chung đã rất quan tâm đến thực trạng đời sống của đồng báo dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, nhiều tác giả đã đề xuất những phương thức, giải pháp khá cụ thể để góp phần thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát triển kinh tế bền vững cho các dân tộc thiểu số ở vùng này. Chúng tôi xin đề cập đến một vài công trình tiêu biểu:
+ Dự án Phân tích hiện trạng nghèo, đói ở đồng bằng sông Cửu Long
(MDPA) do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới kết hợp với Công ty Adam Ford thực
hiện. Các hoạt động nghiên cứu được các chuyên gia thuộc Viện Khoa học xã hội và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành năm 2004. Trong Báo cáo tổng hợp của dự án, các tác giả đã chỉ ra đặc điểm của người nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, trong phần: “Người Khmer
vùng đồng bằng sông Cửu Long” của dự án, các tác giả đã làm rõ các nguyên
nhân của hiện tượng đói, nghèo ở cộng đồng người Khmer, xác định những cơ hội cũng như rào cản đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer;
+ Quyển sách: Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xóa đói,
giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, do nhóm tác giả Ngô Văn Lệ và
Nguyễn Văn Tiệp (đồng chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003;
+ Công trình nghiên cứu của TS Bùi Văn Trịnh: Người dân tộc thiểu số
vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2007;
+ Công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Nghi: Thực trạng và
Cửu Long: trường hợp người Chăm ở An Giang và người Khmer ở Trà Vinh,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010; + Bài viết: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer của Huy Vũ, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 61 (01/2012).
Có thể nói, các công trình vừa nêu trên đã phát họa được một bức tranh kinh tế - xã hội khá sinh động về đời sống kinh tế của cộng đồng dân tộc Khmer ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ với nhiều đường nét, màu sắc phong phú. Song, vấn đề mâu thuẫn dân tộc ở vùng kinh tế - xã hội khá đặc thù này vẫn chưa được hiện lên rõ nét.
1.3.3. Một số công trình nghiên cứu phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện