Nhận diện một số mâu thuẫn dân tộc chủ yếu

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 102 - 109)

Ở vùng Tây Nam Bộ, mâu thuẫn giữa các cộng đồng tộc người đã và đang diễn ra khá đa dạng và phức tạp. Để việc nhận diện, phân tích mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình CNH, HĐH vừa có tính tập trung, khái quát vừa có tính điển hình, chúng tôi theo hai phương châm chính:

một, chỉ đề cập đến mâu thuẫn trong phạm vi quan hệ giữa dân tộc kinh và

dân tộc Khmer trong giai đoạn hiện nay. Vì đây là mâu thuẫn chủ yếu ở vùng Tây Nam bộ hiện nay; hai, nội dung phân tích là tính chất, đặc điểm và nguyên nhân của những mâu thuẫn giữa dân tộc Kinh và dân tộc Khmer trên những nét chung mà mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam hiện nay đã đại diện. Bởi lẽ, trong điều kiện CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, mâu thuẫn dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ là bộ phận đặc thù của mâu thuẫn dân tộc ở Việt Nam.

3.2.1.1. Mâu thuẫn về lợi ích giữa dân tộc Khmer với dân tộc Kinh ở

vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Mâu thuẫn này được biểu hiện thành các quan hệ về vấn đề lãnh thổ, địa bàn cư trú và đất đai canh tác; quan hệ về văn hóa; quan hệ về tôn giáo tín ngưỡng. Về tính chất, nó diễn ra rất đa dạng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Về đất đai, mâu thuẫn diễn ra với quy mô nhỏ, cấp độ chỉ ở những cuộc

tranh chấp về đất ở, đất canh tác giữa một bộ phận của đồng bào dân tộc Khmer với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp mà người Khmer coi họ là một lực lượng đại diện cho dân tộc Kinh (dĩ nhiên nhận thức này không đúng). Mâu thuẫn này được hình thành và bộc lộ ra khi chính quyền địa phương thu hồi đất mà họ đang ở, đang canh tác cho các công trình, dự án trong kế hoạch thực hiện CNH, HĐH của địa phương, đụng chạm đến lợi ích của đồng bào; những tranh chấp, xung đột này thường do sự bất đồng về quan điểm sử dụng đất giữa các bên hoặc tranh chấp về việc đòi lại các diện tích

đất cũ trước đây là của đồng bào đã chuyển giao cho các công ty, nhưng sau đó, họ đòi lại vì bất đồng về quan điểm và lợi ích trong sử dụng đất hoặc do sự bồi thuờng, hỗ trợ, tái định cư không thỏa đáng.

Về tôn giáo, tín ngưỡng, mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích về vấn đề tôn

giáo, tín ngưỡng giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ. Mâu thuẫn loại này có phần phức tạp hơn một số mâu thuẫn khác. Bởi vì, thứ

nhất, nơi đây là vùng đa tôn giáo: Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Nam Tông,

Phật giáo Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài…; thứ hai, đây là vấn đề tâm linh dễ bị lợi dụng, kích động. Ở vùng Tây Nam Bộ vấn đề này đã từng bị lợi dụng, kích động nhiều lần để phục vụ cho mưu đồ chính trị của các thế lực xấu. thứ ba, mâu thuẫn được biểu hiện từ những tranh chấp đất đai có liên quan đến các cơ sở tôn giáo (chùa của người Khmer) với quy mô nhỏ, tuy không nhiều nhưng tính chất khá phức tạp, vì nó không chỉ được coi là vấn đề lợi ích cục bộ mà còn là vấn đề tôn giáo tín ngưỡng liên quan đến lợi ích của cả cộng đồng người Khmer và thậm chí còn hơn nữa; thứ tư, đây loại hình tranh chấp mới, thường bắt đầu từ các hộ gia đình hay các trường học đang sinh sống hoặc đang đóng trên đất của các nhà chùa. Chủ thể tham gia mâu thuẫn này có thể là một bộ phận người Kinh, chính quyền địa phương và các nhà tu hành đại diện cho tôn giáo của cộng đồng dân tộc Khmer;

Về văn hóa, mâu thuẫn giữa nhận thức của một bộ phận người Khmer

với với nhận thức của người Kinh về tất yếu lịch sử của một phần lãnh thổ vùng Tây Nam Bộ. Mâu thuẫn này đang ở trong trạng thái ngấm ngầm, tiềm ẩn. Đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có chứa đựng nội dung, yếu tố lịch sử và nhiều vấn đề trong quá khứ. Mâu thuẫn loại này được biểu hiện ở một số nội dung như: (1), Dân tộc Khmer còn mang nặng mặc cảm và tự ti dân tộc, có định kiến và đánh giá không đúng về quan hệ ứng xử của người Kinh và người Hoa với người Khmer; (2), Dân tộc Khmer thường tỏ ra thiếu nỗ lực hoặc không đủ những “điều kiện cần” cơ bản về nhiều mặt để chủ động, sẵn sàng hội nhập, hợp tác các dân tộc Kinh, Hoa ở vùng đô thị, công nghiệp để

tìm cơ hội phát triển; (3), Dân tộc Khmer đôi khi có những bộc lộ của sự lạnh nhạt, thiếu hợp tác trong các quan hệ chính trị - xã hội, thiếu ý thức tích cực chủ động liên kết, phối hợp với các dân tộc Kinh, Hoa.

Lĩnh vực thứ tư, mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích về vấn đề văn hóa

giữa dân tộc Khmer và các dân tộc còn lại trong vùng Tây Nam Bộ được biểu

hiện rõ nét trong quá trình vận động văn hóa nói chung. Quá trình vận động này cũng không kém phần đa dạng và phức tạp, gồm nhiều yếu tố phi vật thể như: ngôn ngữ, giao lưu, tiếp biến, tác động, ảnh hưởng, chi phối; vấn đề đồng hóa về văn hóa; vấn đề giải quyết quan niệm về thang giá trị văn hóa giữa các tộc người;… Mâu thuẫn này được biểu hiện thành những vấn đề cụ thể như: tồn tại hay không tồn tại (sự mất - còn); tiếp nhận, tiếp biến hay không tiếp nhận, tiếp biến (cái mới - cái cũ), … các nội dung, yếu tố văn hóa.

Sở dĩ có một bộ phận người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay còn mang tâm lý và nhận thức như trên, suy cho cùng là do một nguyên nhân có tính tổng hợp bao gồn các thành tố: thứ nhất, do sự lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, địa lý về văn hóa, tâm lý, tập quán,… vô cùng đa dạng và lạc hậu đã có từ rất lâu đời. Đặc biệt là do những biến động lịch sử phức tạp cộng với sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện CNH, HĐH; thứ hai, do sự lạc hậu rất xa về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; do các địa phương vùng dân tộc đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn ít nhiều phương thức sản xuất rất lỗi thời: chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, mang tính tự cấp tực túc; thứ ba, do mức thụ hưởng ăn hoá của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng sâu, vùng xa còn rất thấp, cơ hội được hưởng lợi từ quá trình CNH, HĐH chưa nhiều; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng nông thôn, thành thi, giữa dân tộc Khmer và dân tộc Kinh, Hoa còn xa; thứ tư, do hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer còn yếu, kém hiệu lực, không sát dân, không tập hợp được đồng bào; trình độ đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế; nhận thức, quán triệt về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân vận chưa sâu sắc, chưa toàn diện; ở một số

nơi vùng dân tộc Khmer tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật, có nơi đồng bào bị kẻ xấu lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…

Tóm lại, mâu thuẫn lợi ích giữa các tộc người ở vùng Tây Nam Bộ là quan hệ tổng hợp đa dạng, phức tạp, rất nhạy cảm mang tính thời sự cấp bách, dễ bị lợi dụng và dễ trở thành những điểm nóng chính trị - xã hội giữa các tộc người.

3.2.1.2. Mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội giữa dân tộc Khmer với

dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay

Bất bình đẳng về địa vị kinh tế - xã hội giữa dân tộc Khmer với dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay suy cho cùng là một tất yếu khách quan, bị chi phối bởi quy luật phát triển không đồng đều, do nhiều nhiều yếu tố khách quan quy định. Chẳng hạn như điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú, tương quan dân số,… Mâu thuẫn thường được biểu hiện ở chỗ: sự phân cực xã hội rõ nét; địa vị kinh tế, quyền lực và lợi ích xã hội dần dần dồn về dân tộc Kinh, dân tộc đa số trong cộng đồng các dân tộc ở vùng Tây Nam Bộ, dân tộc có điều kiện thuận lợi hơn hẳn so với các dân tộc khác trong quá trình phát triển. Từ chỗ nắm giữ địa vị kinh tế - xã hội và quyền lực chính trị - xã hội, một bộ phận của lực lượng lãnh đạo, quản lý xã hội trong quá trình thực hiện CNH, HĐH khó tránh khỏi sự tha hóa quyền lực, vi phạm nguyên tắc bình đẳng, dân chủ,… dẫn đến mâu thuẫn dân tộc.

Mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội giữa dân tộc Khmer với dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay còn bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giữa hai dân tộc. Bởi vì, bên cạnh tính bình đẳng (tức cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau), còn phải chấp nhận sự bất bình đẳng (tức người nào làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, hay nói chính xác hơn là chấp nhận có sự chênh lệch về mức thụ hưởng tương ứng với sự chênh lệch về số lượng và chất lượng đóng góp). Nguyên tắc nầy dường như không tạo điều kiện cho những người Khmer có cơ hội tăng thu nhập bằng số lượng và chất lượng đóng góp của mình. Bởi lẽ, do nhiều nguyên nhân, Nhà nước chưa thể

thực hiện được sự bình đẳng về cơ hội đáng kể, tức là chưa tạo được cơ hội cho người Khmer có những điều kiện nhất định để có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, trên cơ sở đó có được mức hưởng thụ tương xứng với năng lực của mình. Mặc dù sự bất bình đẳng này không phải hoàn toàn do chủ quan, nhưng nó vẫn là một trong những nguyên nhân tao ra mâu thuẫn.

Mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội giữa dân tộc Khmer với dân tộc Kinh ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay nếu không được quan tâm và giải quyết thường xuyên và đúng đắn từ những vấn đề mới phát sinh, nhỏ nhất thì có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là, sự bình đẳng nói chung được thực hiện một cách hình thức, cào bằng, kém hiệu quả, thậm chí còn vi phạm những nguyên tắc về công bằng, dân chủ và vì thế, làm cho mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội giữa hai dân tộc này trở nên gay gắt hơn; hoặc là, do sự phát triển tự phát của kinh tế thị trường và Nhà nước không có biện pháp điều chỉnh bằng những chính sách xã hội thích hợp nên sự bất bình đẳng tích lũy dần và biến thành sự phân cực xã hội sâu sắc, và vì thế mà xã hội càng ngày càng xa rời mục tiêu CNXH, tăng trưởng kinh tế tự nó không sinh ra bình đẳng xã hội, mâu thuẫn chẳng những không được giải quyết mà còn trầm trọng thêm.

Nói một cách vắn tắt, lao động của người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hầu hết là lao động nông nghiệp, chất lượng thấp, hiếm có cơ hội tăng thu nhập, vẫn là một trong hai mặt đối lập của mâu thuẫn về địa vị kinh tế - xã hội giữa hai dân tộc Kinh và Khmer hiện nay.

3.2.1.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nam Bộ với những bất cập về cơ chế, chính sách và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác dân tộc ở địa phương

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện các nguyên tắc về bình đẳng, đoàn kết dân tộc, tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển với những bất cập về cơ chế, chính sách, bất cập về năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác dân tộc trong tổ chức thực hiện các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước là tình trạng khá phổ biến trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay. Mâu thuẫn này được biểu hiện:

+ Về cơ chế, chính sách. Chỉ bằng cơ chế, chính sách về vấn đề dân tộc như hiện nay, chúng ta khó có thể thực hiện một cách có hiệu quả khả năng giúp đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội để sớm đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc Kinh, Hoa trong khu vực và cả nước. Tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển là nguyên tắc và phương cách cơ bản để tạo sự phát triển đồng đều và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào Khmer ở vùng Tây Nam Bộ nói riêng, song, nó phải được thực hiện bằng những cơ chế, chính sách thích hợp, thiết thực và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Về chủ thể lãnh đạo chính trị, quản lý xã hội. Thực tế cho thấy, khả năng nhận thức, quán triệt về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân vận,… của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vùng đồng bào Khmer ở vùng Tây Nam Bộ nhìn chung: chưa sâu sắc, chưa toàn diện; việc thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm, nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, tình trạng thờ ơ chính trị, chỉ lo vun vén cho lợi ích của bản thân và gia đình; lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng. Chúng ta chưa tìm được cách để khắc phục tình hình này với hiệu quả cao.

+ Về những yếu tố chủ quan của đồng bào dân tộc. Người Khmer ở vùng Tây Nam Bộ trong quá trình phát triển cố vươn lên để thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu đã vướng phải không ít những rào cản sẵn có. Do ảnh hưởng khá nặng nề của tâm lý, tập tục, thói quen, văn hóa lâu đời về lối sống, lẽ sống,… Người Khmer thiếu ý chí, chưa thực sự chủ động tích vượt lên, thay đổi hoàn cảnh của chính mình: chậm đổi mới phương thức sản xuất,

mang tâm lý khép kín, không đáp ứng được những điều kiện đặt ra của quá trình đổi mới,… và cuối cùng, một số cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước không đến được với họ.

Một số mâu thuẫn dân tộc và vấn đề có tính mâu thuẫn dân tộc nêu trên không phải là tất cả những mâu thuẫn dân tộc đang có trong quá trình đổi mới hiện nay ở Tây nam Bộ. Song, việc điểm qua một cách đại thể như vậy cũng đủ cho chúng ta thấy tính phức tạp của quan hệ dân tộc Kinh - Khmer ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay; để trên cơ sở đó, chúng ta có thể tìm được phương cách giải quyết thích hợp, thiết thực và hiệu quả nhất.

Việc giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn này là vấn đề thực sự bức bách trước một số tác động không mong muốn của quá trình thực hiện CNH, HĐH ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay.

3.2.1.4. Mâu thuẫn giữa một bộ phận người dân trong cộng đồng dân

tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ với chính quyền nhà nước địa phương

Đây là mâu thuẫn mang tính tổng hợp, tích tụ nhiều yếu tố mâu thuẫn trong một khoảng thời gian nhất định cộng với những tác động xấu từ bên ngoài, làm cho tâm trạng bức xúc lâu ngày của đồng bào dân tộc trở thành mâu thuẫn gay gắt, bộc phát thành xung đột.

Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở vùng Tây Nam Bộ, lợi ích, quyền dân chủ của đồng bào dân tộc Khmer bị vi phạm;

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w