Vấn đề dân tộc và mâu thuẫn dân tộ cở Việt Nam hiện nay 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 64)

2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc bao trùm những mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong cộng đồng quốc tế và giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam với ba nội dung cốt lõi: bình đẳng dân tộc, đoàn kết dân tộc và tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.

2.2.1.1. Bình đẳng dân tộc, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển Bình đẳng dân tộc

Khi đề cập đến dân tộc với tư cách là các dân tộc thành viên trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Người nhấn mạnh đến sự bình đẳng giữa

dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số, cũng như sự bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số với nhau trong một quốc gia Việt Nam.

Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 18-12-1959, Người nêu rõ: “Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Viêt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” [36, 110].

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và bình đẳng dân tộc còn đề cập đến việc khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi và tự ti dân tộc. Trong Bài nói tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi ngày 31-8-1963, Người nói:

“Phải khắc phục tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc. Người dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo. Cán bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho là mình không làm được, rồi không cố gắng. Đó là những điểm phải tránh” [37, 136].

Tóm lại, bình đẳng dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội là nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được bảo đảm bằng pháp luật. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp,… đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

Đoàn kết dân tộc

Trong cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước, và đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân và trí thức là một chiến lược cách mạng, là lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam.

Trong bài nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang ngày 27-3-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “đồng bào các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà” [38, 323].

Đoàn kết, đại đoàn kết là nội dung cốt lõi trung tâm của vần đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm xuyên suốt, bao trùm tinh thần đoàn kết đối với không chỉ vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức mà còn đối với các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá IX của Đảng đã xác định: “ vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề cơ bản lâu

dài, đồng thời là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”

[30,34].

Đoàn kết các dân tộc được coi là sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, nó là yếu tố nội sinh bất khả hủy diệt, bất khả chiến bại của đan tộc ta. Nó cần phải được tiếp tục gìn giữ và phát huy. Đây là vấn đề thiêng liêng gắn liền với vận mênh của Tổ quốc và dân tộc ta. Bởi lẽ, các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời, gắn bó máu thịt với nhau, no đói có nhau, vinh nhục bên nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng cùng nhau dựng nước và giữ nước. Truyền thống đoàn kết đó đã và đang được gìn giữ, phát huy và phát triển trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử.

Tương trợ, giúp đỡ cùng phát triển

Tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển được coi các nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong quan điểm của Người. Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Playku, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xơđăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” [35, 181].

Tương trợ, giúp đỡ để cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc, là thực hiện mục tiêu kép. Nói cách khác, đó là quá trình vận động biện chứng. Bởi lẽ, tương trợ, giúp đỡ để cùng phát triển không phải chỉ giúp đỡ một chiều, mà ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho dân tộc khác càng phát triển.

Thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng dân tộc, củng cố khối đoàn kết các dân tộc và tương trợ, giúp đỡ nhau để mọi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng nhau phát triển phải được xác định là những nguyên tắc và nội dung cơ bản trong nhận thức và hành động của mỗi người Việt Nam. Nó vừa có ý nghĩa chiến lược vừa là yêu cầu bức bách với vai trò là cơ sở để cùng giải quyết nhiều vấn đề dân tộc phức tạp ở nước ta hiện nay.

2.2.1.2. Quan điểm chỉ đạo và một số chính sách chủ yếu về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Quan điểm chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay, theo quan điểm của Đảng ta, cần tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau: thứ nhất, phát triển toàn diện vùng dân tộc ít người, về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Tập trung phát triển thế mạnh kinh tế, quan tâm giải quyết đúng mức các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; thứ hai, thực hiện chính sách ở vùng dân tộc ít người phải chú ý đến những đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc. Chính sách phải tôn trọng lợi ích, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phải thực sự phù hợp với đối tượng; thứ ba, đồng bào dân tộc là chủ thể quyết định trong tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương mình. Khắc phục tình trạng bao biện, làm thay, áp đặt mà không tôn trọng tính tự chủ, sáng tạo, tự vươn lên của đồng bào.

Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài

của cách mạng Việt Nam nhằm tạo sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc trong đấu tranh phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Một số chính sách chủ yếu về vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “chính sách” là một hệ thống các công cụ được thể chế hóa từ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng

và Nhà nước, tác động vào những quan hệ xã hội nhằm đảm bảo cho sự ổn định và phát triển. Trong tổng thể đó có chính sách dân tộc. Chính sách dân tộc là một loại hình chính sách nằm trong tổng thể các chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục, an ninh - quốc phòng…

Ngoài những nội dung bao trùm của hệ thống chính sách nói chung, nội dung trọng tâm và đặc thù chủa chính sách dân tộc là không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ( đoàn kết trong nội bộ mỗi dân tộc cũng như đoàn kết giữa các dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc). Theo đó, xây dựng và phát triển một quốc gia Việt Nam thống nhất trên cơ sở các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; trong đó chú trọng sự hỗ trợ, thúc đẩy, giúp đữ các dân tộc thiểu số, dân tộc nghèo nàn, lạc hậu từng bước theo kịp các dân tộc đông người, có trình độ phát triển cao hơn.

Một số chính sách dân tộc chủ yếu của Đảng ta hiện nay

Từ khi Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 27-01-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số ra đời, Việt Nam đã có nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương trình này phần lớn tập trung vào hỗ trợ sinh kế và tạo cơ hội cho xóa đói, giảm nghèo như các Chương trình 143, 135 và 134.

Chương trình 143 còn được gọi là Chương trình tạo việc làm và xóa

đói, giảm nghèo. Mục tiêu của Chương trình là giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 10% và loại bỏ toàn bộ đói; đảm bảo các xã nghèo có được hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ như: thủy lợi ở quy mô nhỏ, trường học, trạm y tế, đường, điện, nước và chợ; hàng năm, tạo việc làm cho từ 1,4 đến 1,5 triệu lao động.

Chương trình 135 là chương trình về phát triển kinh tế - xã hội các xã

đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Trong giai đoạn đầu, Chương trình chủ yếu nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn xuống dưới 25% vào năm 2005, tỷ lệ trẻ em nhập học tới trên 70%, mở rộng đào tạo cho người nghèo trong sản xuất, kiểm soát dịch bệnh, cung cấp nước

sạch, xây dựng đường và phát triển chợ nông thôn. Người hưởng lợi từ Chương trình 135 chủ yếu là 22 nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình 134 bao gồm một số chính sách về đất sản xuất, đất ở, nhà

ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Chương trình này được thực hiện kế tiếp sau Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02-8-2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong cụm tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu cho đồng bào dân tộc Khmer).

Ngoài các chính sách và trương trình trọng điểm trên, hiện nay Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, bao quát nhiều vấn đề về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Tây Nam Bộ. Mục tiêu của các chương trình đã góp phần thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các cộng đồng dân tộc ở nước ta.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ MÂU THUẪN DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VÙNG TÂY NAM BỘ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w