1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng Đông Á Bank

13 988 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Phân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng Đông Á BankPhân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng Đông Á BankPhân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng Đông Á BankPhân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng Đông Á BankPhân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng Đông Á BankPhân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng Đông Á Bank

BÀI TẬP MÔN TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM Áp dụng bộ chỉ tiêu Camels phân tích Ngân hàng Đông Á BÀI LÀM Hệ thống CAMELS phân tích các nhóm chỉ số thể hiện tình hình hoạt động của Ngân hàng, trong đó bao gồm 6 nhóm chỉ số sau: 1. An toàn vốn Chỉ tiêu an toàn vốn thể hiện phần vốn chủ sở hữu của TCTD và khả năng của TCTD đáp ứng các món vay ngày càng mở rộng cũng như các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà TCTD cần đạt được. Hệ thống phân tích CAMEL xem xét khả năng của TCTD trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động. An toàn vốn được sử dụng phổ biến là chỉ số CAR. Trong những năm gần đây, an toàn vốn của Đông Á đang có xu hướng giảm dần, tuy nhiên, vẫn ở mức cao hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước là 8% (theo QĐ 457, và mới đây là 9% theo Thông Tư 13 về các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD) Xu hướng giảm chỉ số an toàn vốn do tốc độ tăng tổng tài sản có rủi ro nhanh trong 3 năm gần đây, trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng (vốn chủ sở hữu) tăng lên chậm hơn. Mặt khác, ngoài việc mở rộng các khoản cho vay, Đông Á cũng đầu tư vào công ty con, công ty lien kết, liên doanh làm cho phần vốn dành cho hoạt động ngân hàng thuần giảm xuống, do đó, tỷ lệ CAR cũng giảm xuống 1 . Trong năm mới, Đông Á với kế hoạch tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng (tăng 76% so với năm 2009), trong khi đó, tổng tài sản rủi ro dự kiến chỉ tăng 40% nhằm tăng cường khả năng an toàn vốn. Mục tiêu nhằm vượt qua mức 12% theo chuẩn thế giới nhằm đảm bảo trước các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Theo đánh giá của tổ chức Earns and Young, hiện nay, mức CAR từ 10 – 12% được đánh giá ở mức tương cao ở Việt Nam. 2. Chất lượng tài sản Chất lượng nói chung của các món vay và các tài sản khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc xem xét phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thông tin và các chính sách xoá nợ. Ngân hàng Đông Á luôn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 2% (chuẩn Việt Nam đến năm 2010 là 3%) và là một trong những ngân hàng TMCP có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vừa qua, Đông Á vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức 2%. Mức này được Erns & Young đánh giá là tốt trong thị trường Việt Nam (mức tốt: từ 1 – 2%) 1 Vì lý do nhạy cảm của thông tin nên tổ chức không cho phép đề cập chi tiết các khoản mục về vốn và tài sản có rủi ro điều chỉnh. Ngân hàng Đông Á quản lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo QĐ 493/QĐ – NHNN năm 2005. Theo đó, nhóm nợ cần chú ý trở đi luôn chiếm tỷ lệ thấp. Chất lượng Nợ cho vay 2009 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 33,663 97.98% 24,523 95.90% Nợ cần chú ý 235 0.69% 397 1.55% Nợ dưới tiêu chuẩn 60 0.17% 354 1.38% Nợ nghi ngờ 126 0.37% 111 0.44% Nợ có khả năng mất vốn 272 0.79% 186 0.73% Tổng cộng 34,356 100.00% 25,571 100.00% Trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ ở mức 1% bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Tỷ lệ tài sản trích lập bù đắp cho rủi ro không thu hồi nợ phát sinh trong năm 2009 là 0,35% là tỷ lệ rất thấp và giảm xuống so với mức 0,61% trong năm 2008 thể hiện khả năng quản lý nợ và thu hồi nợ được cải thiện tốt hơn. Sự đa dạng danh mục tài sản được cải thiện nhằm giảm thiểu rủi ro. Cho vay được phân bổ ở nhiều hạng mục và ngành nghề và các đối tượng khách hàng khác nhau được chú ý (Xem phụ lục cơ cấu cho vay). KHOẢN MỤC 2009 2008 2007 Tỷ trọng 09 Tỷ trọng 08 Tỷ trọng 07 TÀI SẢN 42,520 34,713 27,376 100% 100% 100% Tiền mặt và tiền gửi NHNN (R) 3,845 2,808 3,887 9.04% 8.09% 14.20% Tiền mặt tại quỹ 2,615 2,037 1,957 6.15% 5.87% 7.15% Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 1,230 771 1,931 2.89% 2.22% 7.05% Tài sản sinh lợi (EA) 36,407 29,269 22,082 85.62% 84.32% 80.66% Tiền gửi và cho vay TCTD khác 939 2,764 3,013 2.21% 7.96% 11.01% Cho vay khách hàng 34,356 25,571 17,857 80.80% 73.66% 65.23% Dự phòng rủi ro tín dụng -345 -267 -64 -0.81% -0.77% -0.23% Chứng khoán đầu tư 1,457 1,201 1,275 3.43% 3.46% 4.66% Bất động sản đầu tư 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% Tài sản cố định và tài sản khác (FA) 2,268 2,637 1,407 5.33% 7.60% 5.14% Tài sản cố định 794 587 365 1.87% 1.69% 1.33% Tài sản khác 1,474 2,050 1,043 3.47% 5.91% 3.81% Tổng Tài sản = 1 + 2 + 3 (TA) 42,520 34,713 27,376 100.00% 100.00% 100.00% Tài sản sinh lợi luôn duy trì từ mức 80 – 85%, đây là mức cao trong hệ thống ngân hàng (theo tiêu chuẩn xếp hạng của Erns & Young). Tỷ lệ chứng khoán đầu tư ở mức thấp từ 3 – 5%. 3. Khả năng quản lý Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý. Ngân hàng Đông Á luôn chú trọng đến chất lượng quản lý xuyên suốt trong quá trình phát triển của mình. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo tư vấn của Brilsam theo tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức theo khối và có sự độc lập, rõ rang trong phân cấp quản lý. Thành lập hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ có trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng nhằm đáp ứng chất lượng quản lý được đảm bảo trước nhu cầu phát triển mạnh về tài sản, nhân sự, chi nhánh,… Đến năm 2009, toàn hệ thống Đông Á có 140 đơn vị bao gồm Hội sở, Sở giao dịch, chi nhánh và các phòng giao dịch, tăng 24 đơn vị so với năm 2008. Nhân sự ở mức 3000 cán bộ, nhân viên so với mức khoảng 2600 trong năm 2008. Hội đồng quản trị luôn có sự ổn định và kế thừa, thống nhất mục tiêu chiến lược đã được hoạch định, đồng thời cũng rất nhạy bén hoạch định kế hoạch trước những thay đổi của tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, trước các thay đổi của chính sách Nhà nước. Các chỉ tiêu về chi phí quản lý thể hiện khả năng quản lý được cải thiện đáng kể trước tốc độ tăng trưởng nhanh về quy mô của ngân hàng. Các chỉ tiêu này tăng nhẹ thực sự là do chính sách tăng lương trong toàn hệ thống tác động. 4. Hiệu quả hoạt động Năm 2009, ngân hàng Đông Á có lợi nhuận trước thuế đạt 788 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2008, đây là mức thấp trước tác động của khủng hoảng kinh tế, trong năm 2008, lợi nhuận của Đông á tăng ở mức 45%. Ngân hàng Đông Á có sự ổn định trong hiệu quả hoạt đông khi duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức 13 – 15% trong ba năm gần đây. Trong năm 2009, tỷ suất ROE giảm xuống do tác động của việc tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu và chênh lệch lãi suất giảm xuống do chi phí huy động tăng lên. Đồng thời, thu nhập ngoài lãi ròng đã giảm xuống mạnh từ mức 32 tỷ trong năm 2008 xuống - 172 tỷ trong năm 2009. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận ở mức trên chỉ ở mức trung bình so với hệ thống NHTM cổ phần (theo thống kê của Erns & Young, mức trung bình là từ 15 – 20%) Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản ở mức 1,38%, mức này trung bình trong hệ thống NHTMCP ở Việt Nam. Khả năng sinh lợi trên Tổng tài sản có giảm nhẹ so với năm 2008 có phần do tài sản trong năm 2009 tăng cao hơn so với lợi nhuận. Trong năm 2009, tỷ lệ thu nhập từ lãi đã tăng lên đáng kể nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp trong hệ thống ngân hàng, điều này chứng tỏ, ngân hàng Đông Á đã có sự đa dạng hóa hoạt động dịch vụ thay vi tập trung vào thu nhập từ lãi. 5. Thanh khoản Đây là nhân tố được sử dụng khi phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức. Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của Đông Á ở mức 9% trong năm 2009, tăng so với năm 2008. Tỷ lệ này tương đối cao ở thị trường Việt Nam, đặc biệt khi tỷ lệ Dự trữ bắt buộc đã giảm xuống nhiều. Theo thống kê của Erns & Young, tỷ lệ từ 8 – 10% thuộc mức cao trong hệ thống các NHTM Cổ phần hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của Đông Á là tương đối cao trong năm 2009, nếu như trong năm 2008, mức 85% được xem là mức tương đối tốt ở Việt Nam, thì năm 2009, tỷ lệ này tăng lện mạnh và thực sự không tốt trước những biến động rút tiền chạy theo lăi suất tiền gửi của khách hàng như hiện nay. Việc tăng tỷ trọng cho vay làm cho thanh khoản giảm xuống, bên cạnh đó, việc mở rộng tín dụng không được đảm bảo bằng tốc độ huy động vốn tương ứng do sự cạnh tranh quyết liệt trong hơn một năm qua trên thị trường tiền gửi. Tuy nhiên, việc quản lý thanh khoản được Đông Á chú trọng vào việc hạn chế chênh lệch kỳ hạn trong tài sản Nợ và tài sản có, riêng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn trong năm 2009 là ở mức 30% và đang trong quá trình giảm xuống theo Thông Tư 15 về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. 6. Nhạy cảm rủi ro Rủi ro tiền tệ Ngân hàng Đông Á quản lý rủi ro tiền tệ theo khe hở tiền tệ (Currency gap), đó là sự chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo từng loại ngoại tệ theo từng loại kỳ hạn khác nhau. Xét trên tổng thể, trạng thái hiện nay của ngân hàng Đông Á trên bảng Cân đối ở mức âm (-) 280 tỷ tương, tức chênh lệch âm tài sản có và tài sản nợ ngoại tệ. Do đó, nếu có biến động tăng tỷ giá thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tỷ lệ này là không lớn so với tổng thể tài sản trong năm 2009 của ngân hàng, tỷ lệ GAP ở mức 0,97 xấp xỉ 1, rủi ro là không lớn. Trạng thái này trong năm 2008 ở mức âm 70 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 0,99. Đối với ngoại bảng, các cam kết bảo lãnh ngoại tệ và đảm bảo đã làm trạng thái âm ngoại tệ ở mức âm 459 tỷ (cao hơn nội bảng), điều này cũng được giải thích bằng các hợp đồng bán ngoại tệ (short – sell) ở thời điểm cuối năm. Rủi ro Lãi suất Ngân hàng Đông Á quản lý trạng thái rủi ro lãi suất theo trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất theo kỳ hạn đánh giá lại tài sản. Theo đó, một trạng thái dương (+) theo mỗi kỳ hạn, sẽ chịu rủi ro khi lãi suất giảm và ngược lại. Trong năm 2009, Đông Á có trạng thái dương 3900 tỷ tương đương với tỷ lệ Gap ở mức 1,12 cho kỳ hạn 12 tháng. Nếu tỷ lệ này không giảm xuống, thì trong năm 2009, khi lãi suất thị trường giảm, Đông Á sẽ chịu rui ro do thu từ lãi sẽ giảm nhanh hơn so với chi lãi, do đó, NIM sẽ giảm xuống. Biện pháp có thể đó là kéo dài kỳ hạn của Tài sản Nợ hoặc thu hẹp kỳ hạn tài sản có bằng các nghiệp vụ sử dụng hợp đồng trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân (Duration) lớn vào danh mục tài sản hoặc thực hiện các hợp đồng Repo làm giảm kỳ đáo hạn bình quân của tài sản nợ hoặc tăng tài sản nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm tài sản có nhạy cảm lãi suất nếu dự đoán lãi suất sẽ giam mạnh. Phụ lục 1: Cơ cấu cho vay Kỳ hạn Nợ cho vay 2009 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng Nợ ngắn hạn 22,866 66.56% 16,148 63.15% Nợ trung hạn 9,162 26.67% 7,975 31.19% Nợ dài hạn 2,328 6.78% 1,449 5.66% Tổng cộng 34,356 100.00% 25,571 100.00% Đối tượng Nợ cho vay 2009 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng Doanh nghiệp Nhà nước TW 403 1.17% 234 0.92% Doanh nghiệp Nhà nước Địa phương 445 1.30% 497 1.94% Công ty TNHH Nhà nước 139 0.40% 156 0.61% Công ty TNHH Tư nhân 10,355 30.14% 7,642 29.88% Công ty cổ phần Nhà nước 796 2.32% 613 2.40% Công ty cổ phần khác 10,963 31.91% 7,795 30.48% Doanh nghiệp tư nhân 1,415 4.12% 724 2.83% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 56 0.16% 24 0.09% Kinh tế tập thể 113 0.33% 107 0.42% Cá nhân 9,671 28.15% 7,778 30.42% Tổng cộng 34,356 100.00% 25,571 100.00% Ngành cho vay 2009 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng Thương nghiệp, sữa chữa, đồ dùng 15,363 44.72% 11,475 44.87% Hoạt động phục vụ cá nhân & cộng đồng 6,059 17.64% 4,052 15.85% Xây dựng 5,241 15.26% 4,105 16.05% Công nghiệp chế biến 2,544 7.41% 1,485 5.81% Kinh doanh tài sản, tư vấn 1,741 5.07% 1,416 5.54% Thuỷ sản 902 2.62% 710 2.77% Khách sạn, nhà hàng 754 2.19% 636 2.49% Dịch vụ tại hộ gia đình 552 1.61% 507 1.98% Nông lâm nghiệp 528 1.54% 619 2.42% Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 314 0.91% 139 0.54% Giáo dục & Đào tạo 101 0.29% 100 0.39% Quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng 80 0.23% 56 0.22% Hoạt động tài chính 64 0.19% 102 0.40% Khai thác mỏ 62 0.18% 63 0.25% Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước 18 0.05% 39 0.15% Y tế, hoạt động cứu trợ xã hội 17 0.05% 24 0.09% Văn hoá thể thao 8 0.02% 4 0.01% Hoạt động khoa học công nghệ 8 0.02% 41 0.16% Hoạt động các tổ chức & đoàn thể Quốc tế 0 0.00% 0 0.00% Tổng cộng 34,356 100.00% 25,571 100.00% CÂN ĐỐI KẾ TOÁN No KHOẢN MỤC Tăng trư 2009 2008 2007 Tỷ trọng 09 Tỷ trọng 08 Tỷ trọng 07 %09/08 A TÀI SẢN 42,520 34,713 27,376 100% 100% 100% 22% 1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 2,615 2,037 1,957 6.15% 5.87% 7.15% 28.39% 2 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 1,230 771 1,931 2.89% 2.22% 7.05% 59.66% 3 Tiền, vàng gửi tại NH và cho vay các TCTD khác 939 2,764 3,013 2.21% 7.96% 11.01% -66.03% 4 Chứng khoán kinh doanh 387 244 343 0.91% 0.70% 1.25% 58.53% Chứng khoán kinh doanh 429 279 352 1.01% 0.80% 1.29% 53.61% Trừ: dự phòng giảm giá chứng khoán KD -42 -35 -9 -0.10% -0.10% -0.03% 19.31% 5 Các công cụ phái sinh và các Tài sản tài chính khác 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 6 Cho vay khách hàng 34,011 25,304 17,794 79.99% 72.89% 65.00% 34.41% Cho vay khách hàng 34,356 25,571 17,857 80.80% 73.66% 65.23% 34.35% Trừ : Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng -345 -267 -64 -0.81% -0.77% -0.23% 29.15% 7 Chứng khoán đầu tư 359 136 292 0.84% 0.39% 1.07% 164.51% Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 351 144 76 0.83% 0.41% 0.28% 144.42% Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 8 13 216 0.02% 0.04% 0.79% -37.72% Dự phòng giảm giá chứng khoán 0 -21 0 0.00% -0.06% 0.00% 8 Góp vốn, đầu tư dài hạn 711 821 639 1.67% 2.36% 2.33% -13.36% Đầu tư vào công ty con 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% Góp vốn liên doanh 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% Đầu tư vào công ty liên kết 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% Đầu tư dài hạn khác 740 821 639 1.74% 2.36% 2.33% -9.78% Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn -29 0 0 -0.07% 0.00% 0.00% 9 Tài sản cố định 794 587 365 1.87% 1.69% 1.33% 35.31% Tài sản cố định hữu hình 575 521 343 1.35% 1.50% 1.25% 10.34% Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% Tài sản cố định vô hình 219 66 22 0.51% 0.19% 0.08% 233.54% 10 Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00% 11 Tài sản khác 1,474 2,050 1,043 3.47% 5.91% 3.81% -28.09% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 42,520 34,713 27,376 100% 100% 100% 22% B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 42,520 34,713 27,376 100% 100% 100% 22% 1 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 2 Tiền gửi và vay các TCTD khác 4,768 3,612 6,071 11.21% 10.40% 22.17% 32.01% 3 Tiền gửi của khách hàng 27,974 23,010 14,329 65.79% 66.29% 52.34% 21.57% 4 Các công cụ tài chính và các khoản nợ TC khác 0 0 0 0.00% 0.00% 0.00% 5 Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro 291 204 201 0.68% 0.59% 0.73% 42.69% 6 Phát hành Giấy tờ có giá 3,682 2,971 1,056 8.66% 8.56% 3.86% 23.94% 7 Các khoản nợ khác 1,605 1,402 2,491 3.78% 4.04% 9.10% 14.55% TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 38,320 31,198 24,147 90.12% 89.87% 88.20% 22.83% VỐN VÀ CÁC QUỸ 4,201 3,515 3,229 9.88% 10.13% 11.80% 19.50% [...]... MỤC Thu nhập lãi và các khoản tương tự Chi phí lãi và các khoản tương tự Thu nhập lãi thuần Thu nhập hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư Lãi/Lỗ từ hoạt động khác Thu nhập từ hoạt động khác Chi phí hoạt động khác Thu nhập cỗ tức...1 Vốn của TCTD Vốn điều lệ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Thặng dư vốn cổ phần Cổ phiếu quỹ Cổ phiếu ưu đãi Vốn khác 2 Quỹ của TCTD 3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch đánh giá lại tài 4 sản 5 Lợi nhuận chưa phân phối 6 Lợi ích cổ đông thiểu số TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 3,401 3,400 0 0 0 0 1 199 0 2,881 2,880 0 0 0... 0.85% -108.91% 12 Chi phí hoạt động Lợi nhuận thuần từ hoạt 13 động kinh doanh Dự phòng rủi ro tín dụng 14 Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN 15 Lợi nhuận sau thuế Lợi ích của cổ đông thiểu số Lãi quy cho các cổ đông 16 của NH mẹ 729 566 349 18.53% 12.56% 20.04% 28.86% 935 913 504 23.75% 20.29% 28.96% 2.33% 147 788 200 588 0 210 703 164 539 0 50 3.73% 4.67% 2.88% -30.13% 454 20.02% 15.62% 26.08% . MÔN TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN BÀI TẬP NHÓM Áp dụng bộ chỉ tiêu Camels phân tích Ngân hàng Đông Á BÀI LÀM Hệ thống CAMELS phân tích các nhóm chỉ số thể hiện tình hình hoạt động của Ngân hàng, trong đó. chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt. nói chung của các món vay và các tài sản khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc xem xét phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu

Ngày đăng: 11/09/2014, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w