1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh hải phòng

118 480 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước tiến tới nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Tài chính, tiền tệ có thể coi là lĩnh vực cuối cùng trong lộ trình tự do hóa cạnh tranh, do đó, trong những năm gần đây, sức ép cạnh tranh trên thị trường này ngày càng tăng. Xu hướng này đã mang tới cho thị trường tài chính cơ hội khai thác các nguồn lực trong dân cư cũng như các khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính cho người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm mới, chất lượng cao để thu hút khách hàng, tăng doanh thu và sức cạnh tranh cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, BIDV Hải Phòng đã triển khai chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của mình và bước đầu đã gặt hái được những thành công. Tuy nhiên, so với mục tiêu chiến lược và tiềm năng của Chi nhánh việc mở rộng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thực sự chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Hải Phòng” được tác giả chọn để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ kinh tế. Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ bán lẻ của NHTM để từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV- Chi nhánh Hải Phòng. Luận văn lấy dịch vụ bán lẻ của NHTM làm đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu dịch vụ NHBL tại BIDV - Chi nhánh Hải Phòng trong các năm từ 2007 đến hết tháng 6/2011. i Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thương mại và dịch vụ của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm - Ngân hàng thương mại ( NHTM):Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch có vụ liên quan đến tiền tệ. - dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ ngân hàng theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vì mục tiêu lợi nhuận. - Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Hiện nay, cũng đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Nhưng trong đề tài này, tác giả thống nhất cách hiểu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo khái niệm Tổ chức thương mại thế giới (WTO).): dịch vụ ngân hàng bán lẻ là loại hình dịch vụ điển hình của ngân hàng nơi mà khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại những chi nhánh (phòng giao dịch) của các NH để thực hiện các dịch vụ như: tiền gửi tiết kiệm và kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và một số dịch vụ khác đi kèm…. 1.1.2. Các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu - Dịch vụ tiền gửi - Tín dụng bán lẻ - Dịch vụ thanh toán - Dịch vụ thẻ - Dịch vụ khác ii 1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Đối với khách hàng: Do trình độ và hành vi tiêu dùng khác nhau vì vậy nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng khác nhau. - Quy mô giao dịch: Số lượng các giao dịch lớn nhưng giá trị, quy mô của những giao dịch nhỏ. - Nền tảng công nghệ thông tin: Sản phẩm dịch vụ NHBL phải dựa trên nền tảng của hệ thống thông tin hiện đại. Để đáp ứng tâm lý và phục vụ bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu. - Hệ thống phân phối phát triển rộng khắp: Địa điểm giao dịch, cùng số lượng nhân viên lớn để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu số lượng lớn khách hàng. - Sản phẩm dịch vụ phong phú và đa dạng: Đó là công dụng thực tế, thỏa mãn nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú do đó để đáp ứng được khách hàng một cách tốt nhất. 1.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.2.1 Quan điểm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM không chỉ là sự gia tăng số lượng các dịch vụ cung cấp mà quan trọng hơn là sự gia tăng các tiện ích của sản phẩm và chất lượng của từng loại hình dịch vụ . 1.2.2 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Đối với nền kinh tế: Đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền, giúp cải thiện đời sống dân cư, góp phần giảm chi phí xã hội qua việc tiết kiệm chi phí thời gian, chi phí thông tin cho cả ngân hàng và khách hàng. - Đối với ngân hàng: Đối với ngân hàng, việc phát triển dịch vụ NHBL là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm góp phần củng cố ngân hàng lớn mạnh, nâng cao vị thế của ngân hàng. Tăng nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. iii - Đối với khách hàng: Khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn do hoạt động NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu nhập của mình. 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Chỉ tiêu định tính - Tiện ích của sản phẩm: Đó là tốc độ hoàn tất giao dịch với khách hàng được cải thiện theo thời gian, tính chính xác giao dịch được đảm bảo, sự thuận tiện trong giao dịch, sản phẩm có nhiều chức năng. Tiện ích của sản phẩm còn phản ánh trình độ ứng dụng công nghệ của mỗi ngân hàng. - Chất lượng sản phẩm dịch vụ: Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo sẽ tạo uy tín lâu dài cho ngân hàng, thu hút khách hàng. - Độ thoả mãn, hài lòng của khách hàng: Nếu như chất lượng của dịch vụ ngày càng hoàn hảo, tiện ích, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng. - Mức độ an toàn trong hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Theo thông lệ, hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận càng cao, thì chứa đựng càng nhiều rủi ro. Điều này đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng khi phát triển dịch vụ bán lẻ nhất thiết phải chú trọng xây dựng hệ thống đo lường, kiểm soát rủi ro. Chỉ tiêu định lượng - Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ: Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thể hiện qua số lượng sản phẩm dịch vụ mà mỗi tổ chức tín dụng có thể cung cấp thêm ra thị trường hàng năm. - Mạng lưới dịch vụ: Thể hiện số lượng chi nhánh mở thêm hàng năm, sự mở rộng hoạt động về mặt địa lý làm gia tăng khả năng cung cấp dịch vụ đến với khách hàng. Đây cũng là một tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng: Sự phát triển dịch vụ và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ và số lượng dịch vụ của ngân iv hàng tăng lên. Đây là nguồn thu an toàn và ổn định cho các ngân hàng. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.3.1. Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là các nhân tố xuất phát từ bản thân các NHTM, là các nhân tố quyết định đến sự phát triển dịch vụ của NHTM. Các nhân tố đó là: Chiến lược phát triển phát triển dịch vụ của NHTM, sự đa dạng hóa của danh mục sản phẩm dịch vụ, nhân tố con người và mạng lưới kênh cung ứng dịch vụ. 1.3.2. Nhân tố khách quan Môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội: Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu về vốn, gửi tiền của dân cư. . Môi trường pháp lý: Đối với hoạt động NHBL vấn đề hoàn thiện môi trường pháp lý là rất quan trọng. Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng: cạnh tranh ngày càng gay gắt. Môi trường kỹ thuật – công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế và xã hội. Nhân tố khách hàng: Mong muốn, nhu cầu và cách thức sử dụng dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố dẫn đường phát triển dịch vụ của ngân hàng, quyết định số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng. 1.4. Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHBL ở một ngân hàng trên thế giới :phát triển dịch vụ NHBL ở một ngân hàng trên thế giới như: Ngân hàng của Trung Quốc, Ngân hàng của Singapore, Ngân hàng của Nhật Bản từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV Hải phòng nhằm phát triển ngân hàng bán lẻ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như sự phat triển của ngân hàng. v Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1. Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Ngày 27/05/1957, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hải Phòng được thành lập ngày 27/05/1957, là một trong 11 Chi nhánh được thành lập sớm nhất của cả nước. Với đội ngũ cán bộ ban đầu chỉ có 18 người, hầu hết là cán bộ có trình độ sơ cấp, với 3 phòng nghiệp vụ. Đến nay, ngoài Hội sở chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hải phòng có 13 phòng ban còn có 7 phòng giao dịch và 03 quỹ tiết kiệm. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, thực hiện hạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng, có con dấu riêng và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Theo mô hình quản lý trực tiếp, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hải Phòng, do Giám đốc là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ban Giám đốc gồm có: Giám đốc và các Phó giám đốc phụ trách khối hàng ngày điều hành trực tiếp các hoạt động; Trưởng phó phòng thực hiện nghiệp vụ theo phân cấp ủy quyền và chức năng của phòng. 2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2007- 6/2011 Với mục tiêu “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng” được BIDV đề ra, trong thời gian qua Chi nhánh Hải Phòng đã không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh dịch vụ, phong vi cách giao dịch với khách hàng, luôn coi khách hàng là bạn hàng của mình. Về huy động vốn : Đến cuối năm 2010, xét về mặt huy động vốn trên địa bàn Hải Phòng, thị phần huy động vốn của Ngân hàng chiếm xấp xỉ 18%. Huy động vốn năm 2010 đạt 4.372 tỷ đồng, giảm gần 15% so với năm 2009 và huy động vốn 6 tháng đầu năm 2011 chỉ đạt 4.011 tỷ đồng, giảm so với cuối năm 2010 là 8.26%. Về cho vay : Dư nợ tín dụng của Ngân hàng tăng trưởng đáng kể, cuối tháng 6 năm 2011, dư nợ Ngân hàng đạt được là 5.942 tỷ đồng, tăng hơn so với cuối năm 2010 gần 12%. Đáng kể hơn là sự tăng trưởng dư nợ cuối năm 2010 so với năm 2009. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh tính đến 30/06/2011 đều ở nợ nhóm 1. Thị phần dụng của BIDV Hải Phòng luôn chiếm trên 10% Dịch vụ Ngân hàng: BIDV Hải Phòng đã cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nhu cầu thanh toán của khách hàng. Năm 2010, doanh số thanh toán trong nước đạt 5.183 tỷ đồng (tăng 133,51% so với năm 2007). 2.1.4. Khái quát môi trường hoạt động dịch vụ của chi nhánh Hải Phòng trong thời gian vừa qua Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và qui mô. Hiện nay trên địa bàn Hải Phòng có hơn 50 TCTD, số lượng ngân hàng gia tăng chủ yếu là ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, bên cạnh đó các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức được phân tán qua quá nhiều kênh huy động khác với hình thức đa dạng hơn và mang lại lợi nhuận hấp dẫn hơn như bất động sản, thị trường chứng khoán hay thị trường vàng. Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2011 đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư vii và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng 2.2.1 Dich vụ huy động vốn: Nếu như trước năm 2005, hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng đơn giản chỉ bao gồm khoảng 6 dịch vụ thì đến nay Chi nhánh đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng, tính đến 30/6/2011 có 16 dịch vụ huy động vốn, kết quả huy động vốn dân cư đạt 2.224 tỷ đồng chiếm 55,4 % tổng huy động vốn của chi nhánh. Xét về thị phần vốn huy động dân cư chiếm 12% HĐV trên địa bàn. 2.2.2. Dịch vụ tín dụng bán lẻ BIDV đã ban hành bộ 13 dịch vụ tín dụng bán lẻ, dư nợ bán lẻ của Ngân hàng tính đến quí 2/2011 đạt 192 tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần so với năm 2007. Thị phần tín dụng bán lẻ: chiếm 3,4% tổng dư nợ bán lẻ trên địa bàn Hải Phòng. Các khoản cho vay bán lẻ của Ngân hàng đều là nợ nhóm 1. 2.2.3. Dịch vụ thanh toán Chi nhánh có lợi thế cạnh tranh không nhỏ nhờ hệ thống có 114 chi nhánh và hơn 500 điểm mạng lưới của BIDV trải rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Điều này tạo lực hút kéo khách hàng đến sử dụng các dịch vụ chuyển tiền tại BIDV Hải Phòng. Thu phí tăng trưởng ổn định qua các năm. 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2007- tháng 6/2011 2.3.1. Những kết quả đạt được trong phát triển dịch vụ bán lẻ Về qui mô: Sau gần 5 năm (2007-Quý 2/2011) tích cực năm triển khai các DVNHBL, BIDV Hải Phòng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Hoạt động huy động vốn dân cư đạt 2.224 tỷ đồng, tăng trưởng 19 %. Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 192 tỷ đồng, tăng trưởng 284%. Qui mô khách hàng sử dụng dịch vụ không ngừng tăng lên đạt 45.000 khách hàng. Số lượng thẻ nội địa đạt 62.062 thẻ. Thu phí dịch vụ ngân hàng bán lẻ năm 2010 ( không tính viii lãi từ dịch vụ tín dụng bán lẻ) tăng trưởng đều qua các năm đạt 22.3 tỷ đồng. Về chất lượng:Chất lượng, tiện ích các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng được nâng cao và được khách hàng đón nhận và sử dụng rộng rãi. Về thị phần: Hoạt động huy động vốn dân cư chiếm 12%, tín dụng bán lẻ chiếm 3,38% thị phần trên địa bàn Hải phòng. Thanh toán chiếm 18%. Về thu nhập từ hoạt động kinh doanh: Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bán lẻ ngày càng tăng trưởng nhưng kết quả chưa cao. 2.3.2. Một số hạn chế yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV giai đoạn vừa qua 2.3.2.1. Hạn chế và yếu kém Mặc dù BIDV chi nhánh Hải phòng bước đầu đã đạt được những thành công nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển mảng NHBL cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục như: Công tác quản trị điều hành,Công tác phát triển sản phẩm bán lẻ, Công tác Marketing hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế phát triển dịch vụ bán lẻ tại BIDV Nguyên nhân chủ quan :Công tác tổ chức, nghiên cứu thị trường còn nhiều bất cập,trình độ, tư tưởng làm việc của một số cán bộ còn hạn chế so với yêu cầu hội nhập quốc tế. Mức độ đầu tư cho công nghệ thông tin chưa thỏa đáng, Chính sách tiếp thị và chăm sóc khách hàng còn thiếu và yếu. Chưa có chiến lược tiếp thị các DVNHBL rõ ràng, hoạt động tiếp thị còn yếu và thiếu chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ chưa cao. Nguyên nhân khách quan: Môi trường pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh bán lẻ, Chi phí đầu tư cho phát triển các DVNHBL hiện đại, Cơ sở dữ liệu thông tin về các khách hàng cá nhân của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN còn nghèo nàn. ix Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng 3.1.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Mục tiêu chiến lược của BIDV là trở thành NHTM hiện đại có hoạt động NHBL hàng đầu trong nước, ngang tầm với các NHTM tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu đến năm 2015, BIDV trở thành NHTM hàng đầu ở Việt nam có mạng lưới kinh doanh bán lẻ lớn nhất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, tiện ích, chất lượng tốt nhất. BIDV phấn đấu trở thành ngân hàng có thị phần bán lẻ hàng đầu về qui mô, tổng tài sản, lợi nhuận và nền tảng khách hàng. 3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng Trên cơ sở mục tiêu chung của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam, BIDV Hải Phòng đã xây dựng mục tiêu cụ thể phát triển giai đoạn 2010 – 2015, như sau: Thị phần: + Huy động vốn dân cư đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 10%/năm, chiếm 15% thị phần và chiếm 60% tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh. Phấn đấu đạt 3.800 tỷ đồng vào năm 2015. + Dư nợ bán lẻ đạt tốc độ tăng bình quân hơn 30%/năm, chiếm 10% thị phần và chiếm 20% tổng dư nợ của chi nhánh. Phấn đấu đạt 850 tỷ đồng vào năm 2015. x [...]... lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG... về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của BIDVChi nhánh Hải Phòng - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ NHBL tại BIDVChi nhánh Hải Phòng 3 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu: Dịch vụ NHBL tại BIDV chi nhánh Hải Phòng - Phạm vi nghiên cứu: Phát triển dịch vụ NHBL đối với khách hàng cá nhân tại BIDV - Chi nhánh. .. hàng, tăng doanh thu và sức cạnh tranh 2 cho ngân hàng Những vấn đề nêu trên là tiền đề và động lực cho sự phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ (NHBL) ở Việt Nam Vì vậy, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng được quan tâm đầu tư và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam Trước xu thế hội nhập và phát triển, ngoài cung cấp... của một ngân hàng cụ thể - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng; Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của hoạt động này tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Phòng, chỉ ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân Thứ ba: Đã trình bày định hướng và mục tiêu chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như định hướng riêng của Chi nhánh, từ các nguyên nhân làm phát sinh... quả và bảo đảm an toàn Thứ năm: Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế 3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng 3.2.1 Nhóm giải pháp chung Để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ BIDV cần phải thực hiện nhóm giải pháp chung đó là: - Tăng cường năng lực quản trị điều hành tại. .. khách hàng khách hàng trẻ có độ tuổi tuổi từ 1 8-4 5 Kênh phân phối: Phát triển theo hướng giao dịch thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ, thuận tiện các DVNHBL tới khách hàng 3.1.3 Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng BIDV Hải Phòng đưa ra một số định hướng phát triển dịch vụ ngân. .. tranh và nhanh chóng xác lập vị trí tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Hải Phòng Xuất phát từ thực tế trên, đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Hải Phòng 3 được tác giả chọn để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ với hy vọng đóng góp một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của đơn vị 2 Mục đích nghiên cứu - Hệ... tiềm năng của Chi nhánh việc mở rộng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thực sự chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và còn gặp nhiều khó khăn bất cập Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Hải Phòng rất ít được khách hàng biết đến so với những NHTM khác Vì vậy, BIDV Hải Phòng cần phải có những giải pháp tốt nhất để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhằm tăng... triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ như sau: Thứ nhất: Phát triển BIDV Hải Phòng trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại, chất lượng phục vụ tốt, sản phẩm dịch vụ đa dạng và có uy tín trong hệ thống BIDV và các ngân hàng trên địa bàn Thứ hai: Từng bước xây dựng BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ thu dịch xii vụ đạt 4 0-5 0% nguồn thu Thứ tư: Phát triển BIDV Hải Phòng theo hướng gắn liền phát triển toàn diện,... con người rất đa dạng và phong phú do đó để đáp ứng được khách hàng một cách tốt nhất, các ngân hàng không ngừng đổi mới các gói sản phẩm của mình đưa ra với tiện ích hấp dẫn khách hàng, với xu hướng nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, hiệu quả, chính xác 1.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 1.2.1 Quan điểm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hoạt động nhằm mở . Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG. về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng Chương. PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư

Ngày đăng: 11/09/2014, 04:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w