quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015

121 259 0
quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam giai đoạn 2006 - 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ***** NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGỌC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÝCH TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÝCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TỪ QUANG PHƯƠNG HÀ NỘI, NĂM 2011 MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải DNVT: Doanh nghiệp viễn thông DVVT: Dịch vụ viễn thông DVVTCI: Dịch vụ viễn thông công ích HGĐ: Hộ gia đình TBVT Thuê bao viễn thông TBĐTCĐ Thuê bao điện thoại cố định TNĐTCĐ Truy nhập điện thoại cố định TN Internet CC Truy nhập Internet công cộng TNVTCC Truy nhập viễn thông công cộng TTTT: Thông tin và Truyền thông VTF Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam Viettel: Tổng công ty viễn thông quân đội VNPT: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam EVN Telecom: Tổng công ty Viễn thông điện lực Việt Nam Hanoi Telecom Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội SPT Công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài gòn Vishipel Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ***** NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGỌC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÝCH TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÝCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TỪ QUANG PHƯƠNG HÀ NỘI, NĂM 2011 i CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của đề tài Các DNVT, vì mục tiêu lợi nhuận của mình chỉ phát triển mạng lưới viễn thông ở cỏc vựng đô thị, tập trung dân cư và cỏc vựng kinh tế phát triển. Cũn cỏc vựng khụng đem lại lợi nhuận thì bị các nhà kinh doanh bỏ qua. Mặt khác, Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Chính vì vậy, một chính sách phổ cập dịch vụ hiệu quả sẽ giữ một vai trò hết sức quan trọng. Xuất phát từ thực trạng đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006, về: “Phờ duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010”. Chương trình được phê duyệt với kinh phí lớn xuất phát từ ngân sách Nhà nước, do đó công tác quản lý nguồn vốn đầu tư này có vai trò đặc biệt quan trọng. Sơ lược tình hình nghiên cứu: Về dịch vụ, phạm vi, đối tượng: Ở các nước phát triển, DVVTCI bao gồm các DVVT cơ bản tại vùng khó khăn. Các nước đang phát triển, DVVTCI bao gồm phát triển và duy trì điểm TNVTCC và TBVT cho mọi người dõn cú thu nhập thấp. Về tổ chức cung cấp DVVTCI: Trong môi trường độc quyền viễn thông, DNVT chủ đạo thực hiện cung cấp DVVTCI theo cơ chế bự chộo giữa kinh doanh và cung cấp DVVTCI; Trong môi trường cạnh tranh, các DNVT đều có nghĩa vụ trong việc thực hiện phổ cập DVVTCI. Về hình thức sử dụng vốn đầu tư phổ cập DVVTCI: Có hai hình thức cơ bản là đầu tư không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Ở Việt Nam, đến cuối năm 2004, Nhà nước chưa phân định quản lý vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh DVVT và quản lý vốn đầu tư cho hoạt động cung cấp DVVTCI. VNPT giữ vai trò chủ đạo, được Nhà nước giao nhiệm vụ cung cấp DVVTCI với phương thức tự bự chộo. Xuất phát từ thực trạng trên, ngày 08/11/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 191/2004/QĐ-TTg, thành lập VTF. VTF là tổ chức tài chính Nhà nước trực tiếp thực hiện quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI. Trong quá trình thực hiện quản lý đã thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn thời gian qua không còn phù hợp, đòi hỏi phải đổi mới. Kết quả nghiên cứu: Luận văn nêu bật được các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI đến năm 2010. Định hướng cơ chế quản lý, đề xuất giải pháp nâng cao khả năng quản lý vốn đầu tư phổ cập DVVTCI giai đoạn tới. ii CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 2.1. Bản chất, quan điểm và nội dung phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Các khái niệm: Dịch vụ viễn thông: là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác nhau của thông tin giữa các điểm kết nối cuối thông qua mạng viễn thông. Dịch vụ viễn thông công ích: DVVTCI bao gồm DVVT phổ cập và DVVT bắt buộc, là những DVVT thiết yếu đối với xã hội, được nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Vai trò của cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: Đảm bảo công bằng xã hội; Góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; Thúc đẩy và tạo điều kiện để thị trường viễn thông phát triển. Nguồn gốc hoạt động công ích: Nguồn gốc của hoạt động công ích bắt đầu từ không tự giác, xuất phát từ cái lợi riêng để tạo ra các vật dụng và điều kiện nào đó nhưng sản phẩm, dịch vụ đó lại có lợi không chỉ riêng ai, mọi người theo nhau, cùng nhau làm và cuối cùng, hoạt động tự giác của xã hội loài người có tiêu chuẩn nhất định. Bản chất của hoạt động công ích: Một là: Sản phẩm dịch vụ công ích là kết quả của hoạt động công ích. Hai là: Hoạt động công ích vì lợi ích chung, lợi ích lâu dài của quốc gia. Ba là: Hoạt động công ích là phạm trù quản lý Nhà nước về kinh tế, có sự giao thoa giữa kinh tế vĩ mô và vi mô. Bốn là: Hoạt động công ích được pháp luật bảo trợ, Chính phủ quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất, bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm hiệu quả nguồn lực xã hội. Nội dung phổ cập dịch vụ viễn thông công ích: Mục tiêu của phổ cập: nhằm mở rộng và duy trì khả năng sẵn có của các dịch vụ viễn thông với giá cước phải chăng cho người dân. Đặc biệt, các chính sách này nhằm mục tiêu cung cấp và duy trì dịch vụ cho những đối tượng mà bình thường không được phục vụ. Về phạm vi và đối tượng được thụ hưởng chính sách phổ cập: Những vùng xa xôi, hẻo lánh, kém phát triển, những người dân đau yếu, tàn tật, dễ bị xâm hại và những người dân không đủ khả năng sử dụng dịch vụ điện thoại. Về danh mục DVVTCI: Dịch vụ điện thoại (thoại và nhắn tin); Internet băng hẹp và băng rộng; Phát thanh và truyền hình. Về nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu: Nguồn vốn trong nước: iii ngân sách nhà nước chi cho việc phổ cập, các khoản đóng góp các nhà khai thác viễn thông; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước… Nguồn vốn ngoài nước: các khoản viện trợ từ các chính phủ nước ngoài và từ các tổ chức kinh tế đa phương như Ngân hàng thế giới, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ngoài nước. 2.2. Tổng quan về quản lý vốn đầu tư chương trình viễn thông công ích: Vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI và nguyên tắc sử dụng: Nguồn vốn cho lĩnh vực đầu tư phổ cập DVVTCI được huy động và hình thành chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và đóng góp từ các DNVT. Nguồn vốn đầu tư này được sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch phổ cập DVVTCI của nhà nước, bao gồm những hoạt động chính: Hỗ trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi và chi phí cho công ty quản lý quỹ. Vai trò của quản lý vốn đầu tư phổ cập DVVTCI: Thứ nhất, nhằm sử dụng vốn nhà nước theo đúng quy định hiện hành; Thứ hai, nhằm đảm bảo việc đầu tư đúng mục đích, đúng thời gian quy định; Thứ ba, nhằm đảm bảo nguồn thu của chương trình, hỗ trợ tài chính đúng đối tượng và cân đối thu chi hợp lý; Thứ tư, nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của chương trình. Cơ chế quản lý vốn đầu tư phổ cập DVVTCI: Hiện nay, trên thế giới có 5 cơ chế chính được áp, bao gồm: a) Cải cách dựa vào thị trường: Với 3 biện pháp cải cách đó là cổ phần hóa, cạnh tranh và định giá trên cơ sở chi phí cận biên. Ưu điểm: Mở rộng và phát triển mạng lưới (kể cả vùng không có lợi nhuận); khuyến khích tiếp tục phát triển dịch vụ tại cỏc vựng có lãi. Nhược điểm: 3 hình thức cải cách này có một số mâu thuẫn. Cạnh tranh trực tiếp và cân đối lại giá cước có thể hạn chế ngay sau khi cổ phần hóa để cực đại húa cỏc nghĩa vụ phát triển mạng lưới. b) Nghĩa vụ dịch vụ bắt buộc: Chính phủ quy định các nghĩa vụ bắt buộc về phổ cập dịch vụ mà các doanh nghiệp mới được cấp phép hoặc mới được cổ phần hóa phải thực hiện. Ưu điểm: Huy động được vốn của tư nhân để thực hiện phổ cập. Nhược điểm: có khả năng dẫn đến không cạnh tranh. c) Bao cấp chéo: Sử dụng nguồn thu từ những dịch vụ có lãi để bao cấp cho những dịch vụ bị lỗ trong cùng một nhà cung cấp. Cơ chế bao cấp chéo sẽ không còn có thể tồn tại được vỡ cú sự cạnh tranh về giá do phần thu nhập từ dịch vụ có lợi nhuận cao để bù cho dịch vụ không có lãi ngày càng giảm. iv d) Phí thâm hụt truy nhập (ADC): Cơ chế này duy trì sự đóng góp của các DNVT khác cho doanh nghiệp chủ đạo thông qua cơ chế kết nối mạng. Hình thức này đã bộc lộ nhiều hạn chế như tính phức tạp trong việc xác định cước kết nối và tạo ra nhiều rào cản cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. e) Quỹ phổ cập: Quỹ phổ cập là nguồn vốn được quản lý độc lập có được từ việc thu từ các khoản khác nhau và phân bổ theo các mục tiêu định ra để thực hiện các chương trình phổ cập. Các đặc điểm của một quỹ phổ cập hiệu quả: Quỹ được quản lý độc lập, công khai, minh bạch và trung lập về mặt thị trường; Việc sử dụng quỹ mang lại lợi ích cho những đối tượng xác định; Các khoản tài trợ phải nhỏ và chỉ dùng cho phần không có lãi của dịch vụ; Triển khai các dự án phổ cập thông qua quy trình đấu thầu cạnh tranh. Ưu điểm: Quỹ phổ cập là giải pháp tài trợ hiệu quả nhất để phát triển hoặc hỗ trợ các dịch vụ không kinh tế. Nhược điểm: Phức tạp trong quản lý hành chính và chi phí giao dịch khi thành lập quỹ; có nhiều khả năng quản lý không tốt, khó dự đoán chi phí và doanh thu liên quan. Nội dung quản lý vốn đầu tư chương trình viễn thông công ích theo mô hình quỹ phổ cập: Quản lý thu: Phương thức thu: Có 2 hình thức chính để tạo lập nguồn thu nhằm tài trợ cho việc cung cấp dịch vụ phổ cập: Thu qua cước kết nối và thiết lập quỹ dịch vụ phổ cập. Nguồn thu quỹ dịch vụ phổ cập: Quỹ phổ cập được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau và nguồn thu từ các nhà khai thác viễn thông là nguồn thu chủ yếu. Các tiêu chí chọn cơ chế thu: Hiệu quả kinh tế; Tính hiệu quả về quản lý; Tính bền vững; Tính công bằng. Quản lý chi phí: Phương thức chi: Cấp cho nhà cung cấp dịch vụ phổ cập hoặc cấp cho người sử dụng. Các tiêu chí lựa chọn cơ chế chi: Minh bạch, không phân biệt đối xử, công nghệ trung lập, mức cước phí hợp lý. Quy trình chi hỗ trợ: Bước 1: Xây dựng chương trình phổ cập DVVTCI, bao gồm: Mục tiêu, thời đoạn, nội dung cung cấp, tài chính, cơ chế chính sách để làm cơ sở thực hiện chương trình. Bước 2: Triển khai kế hoạch. Tùy theo tình hình thực tế về viễn thông mà kế hoạch cung cấp DVVTCI được triển theo phương thức phù hợp, như: Giao kế hoạch, đặt hang, đấu thầu. Bước 3: Quá trình giải ngân. v CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 3.1. Hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam giai đoạn vừa qua. Giới thiệu về Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam: VTF là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ TTTT được thành lập theo Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg để thực hiện chủ trương của Nhà nước về cung ứng DVVTCI trên cả nước. VTF tiếp nhận và huy động nguồn tài chính chủ yếu từ sự đóng góp của DNVT để phục vụ việc phát triển mạng lưới cung ứng DVVTCI đến miền núi, vựng sõu, vựng xa thông qua việc đấu thầu, đặt hàng và giao kế hoạch với các DNVT; đồng thời giám sát DNVT trong việc sử dụng nguồn hỗ trợ thực hiện cung ứng DVVTCI. Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010: Sản lượng phổ cập DVVT: Theo báo cáo của Bộ TTTT bình quân năm giai đoạn 2007 – 2010, hỗ trợ cho người dân phát triển mới: 718.622 TBĐTCĐ, 21.548 thuê bao Internet, 1250 máy thu phát vô tuyến điện tần số HF cho tàu cá. Về hỗ trợ duy trì cho DNVT từ năm 2005 đến năm 2010, bình quân năm: Hỗ trợ duy trì TBĐTCĐ là 1.228.570 thuê bao, duy trì TB Internet là 31.681 thuê bao, duy trì điểm TNĐTCC là 3.830 điểm, duy trì điểm TN Internet CC là 565 điểm, duy trì trạm VSAT-IP là 173 thiết bị, duy trì thông tin liên lạc cho máy HF là 8 thiết bị, duy trì đài thông tin cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn trên biển là 8 đài, duy trì đài thông tin dự báo thiên tai trên biển là 8 đài. DVVT bắt buộc (113, 114, 115, 116) được cung cấp tới mọi người dõn trờn toàn quốc bình quân năm là 22 triệu phút liên lạc. Về các chỉ tiêu cơ bản: đến cuối năm 2010 xấp xỉ 16 máy điện thoại/100 dân, 4034 xã thuộc vùng công ích có điểm TNĐTCC – chiếm 97%, 2.287 xã có điểm TN Internet CC, chỉ đạt mật độ 55%. Mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các DVVT bắt buộc. 3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại VTF giai đoạn 2006 – 2010 3.2.1. Thực trạng quản lý thu nộp, đóng góp từ các đơn vị: Tỷ lệ thu nộp: Tất cả các DNVT hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp DVVTCI tại Việt Nam thông qua việc đóng góp [...]... trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích Chương III: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 Chương IV: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011 – 2015 1.8 Đóng góp của luận văn: - Thống nhất... DVVTCI trong thời gian qua 4 - Các đề xuất cho giai đoạn 2011 – 2015 có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn 1.4 Đối tư ng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tư ng nghiên cứu: Quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tại Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Lĩnh vực phổ cập dịch vụ viễn thông công ích - Giai đoạn 2006 – 2015 1.5 Phương pháp nghiên... cập dịch vụ viễn thông công ích tại Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 được lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế Đầu tư 1.2 Mục ích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI cùng với việc đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn chương trình phổ cập DVVTCI tại VTF giai đoạn 2006 – 2010, luận văn... động quản lý thu, chi vốn đầu tư phổ cập DVVTCI tại Việt Nam 2 Luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động phổ cập DVVTCI của các DNVT, thực trạng về quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI tại VTF giai đoạn 2006 – 2010 3 Trên cơ sở thực trạng và tồn tại trong hoạt động quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI tại VTF, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản. .. cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý vốn đầu tư cho chương trình phổ cập DVVTCI - Trên cơ sở đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý vốn đầu tư cho chương trình giai đoạn 2006 – 2010, đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI giai đoạn 2011 – 2015 Sau đây là kết quả nghiên cứu 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN... quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI đến năm 2010 Định hướng cơ chế quản lý và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng quản lý vốn đầu tư phổ cập DVVTCI giai đoạn 2011 – 2015 Để đạt được mục ích, yêu cầu và kết quả nghiên cứu trên, ngoài phần kết luận, luận văn gồm 4 chương sau: 7 Chương I: Tổng quan quá trình nghiên cứu Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư chương trình phổ. .. sản phẩm, dịch vụ công ích Thứ hai, quản lý vốn đầu tư cho chương trình nhằm đảm bảo việc đầu tư đúng mục ích, đúng trọng tâm trọng điểm, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà chương trình đề ra đúng thời gian quy định Thứ ba, quản lý vốn đầu tư cho chương trình nhằm đảm bảo nguồn thu của chương trình, hỗ trợ tài chính đúng đối tư ng và cân đối thu chi hợp lý Thứ tư, quản lý vốn đầu tư cho chương trình nhằm... thấy, đây là một nguồn vốn lớn xuất phát từ ngân sách Nhà nước, do đó công tác quản lý nguồn vốn đầu tư này có 3 vai trò đặc biệt quan trọng nhằm duy trì và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, chống lãng phí, bảo toàn vốn Nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư cho chương trình phổ cập DVVTCI được giao cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (VTF) Giai đoạn 2006 – 2010, VTF thực hiện quản lý vốn hỗ trợ cung cấp... nâng cao khả năng quản lý vốn đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 1.3 Yêu cầu nghiên cứu: - Quản lý vốn đầu tư phải có cơ sở lý luận và thực tiễn, được thực hiện thông qua đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, theo đúng pháp luật hiện hành Quản lý vốn phải gắn với công tác quản lý hành chính - Luận văn phản ánh trung thực việc thực hiện công tác quản lý vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI trong... vậy, chương trình là một kế hoạch dài hạn bao gồm nhiều dự án Đôi khi về mặt thuật ngữ, chương trình được dùng đồng nghĩa với dự án 2.2.2 Quản lý vốn đầu tư chương trình viễn thông công ích: 2.2.2.1 Vốn đầu tư chương trình phổ cập DVVTCI và nguyên tắc sử dụng: Mục ích của hoạt động đầu tư là nhằm phát triển kinh tế - xã hội Muốn hoạt động đầu tư có hiệu quả thì cần phải có nguồn vốn đầu tư ban đầu . 3: Quá trình giải ngân. v CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 3.1 công tác quản lý chương trình. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 4.1. Định hướng quản lý vốn đầu tư. DÂN ***** NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGỌC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÝCH TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÝCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI

Ngày đăng: 11/09/2014, 04:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan