1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

71 964 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Trên thế giới trong 10 năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về sàng lọc tim bẩm sinh bằng máy đo bão hòa oxy qua da, cùng với sự tiến bộ trong công nghệ chế tạo máy đo độ bão hòa oxy đ

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tim bẩm sinh (CHD) là bệnh hình thành trong thời kỳ bào thai Tim người hình thành từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 7 của thai kỳ Trong toàn bộ quá trình đó, do những khiếm khuyết trong quá trình phát triển của tim sẽ hình thành các bệnh tim bẩm sinh, tức là những khiếm khuyết về giải phẫu sau đó sẽ dẫn đến những cái rối loạn về mặt sinh lý và sau khi trẻ sinh ra sẽ có biểu hiện bệnh

Tỷ lệ bệnh khoảng 0,5% - 0,8% trẻ sinh ra sống, tỷ lệ còn cao hơn ở những thai chết (3 – 4%), thai bị sảy (10 – 20%) và trẻ đẻ non (2%, không tính COĐM)

Khoảng 40 – 50% bệnh nhân tim bẩm sinh được chẩn đoán trong tuần đầu sau sinh và khoảng 50 – 60 % được chẩn đoán trong tháng đầu 5% trẻ trong cộng đồng tử vong mà không được chẩn đoán

Ở Việt Nam, theo các báo cáo của các bệnh viện Nhi, tỷ lệ tim bẩm sinh khoàng 1,5% trẻ vào viện và khoảng 30 - 55% trẻ vào khoa Tim mạch

Tại khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương, theo một nghiên cứu năm 2011, tỷ lệ tim bẩm sinh là 24,2%.[1]

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng biểu hiện muộn, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì bệnh lý khác Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hòa nhập tốt vào xã hội

Phương pháp phát hiện tim bẩm sinh chủ yếu và chính xác nhất hiện nay là siêu âm tim Tuy nhiên, đó là một phương pháp khó, đắt tiền và đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên gia tim mạch, mà thực tế tại Việt Nam thì số lượng các chuyên gia trong lĩnh vực này còn rất ít và chỉ tập trung tại một số bệnh viện tuyến trung ương cho nên tỷ lệ trẻ sinh ra trong cả nước

Trang 2

bị mắc tim bẩm sinh bị bỏ sót hoặc phát hiện muộn còn rất cao Vì vậy việc tìm ra một phương pháp đơn giản để phát hiện sớm hơn các dị tật tim bẩm sinh là một điều vô cùng cần thiết

Trên thế giới trong 10 năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về sàng lọc tim bẩm sinh bằng máy đo bão hòa oxy qua da, cùng với sự tiến bộ trong công nghệ chế tạo máy đo độ bão hòa oxy đã cho thấy rằng đây là một phương pháp đơn giản, ít chi phí, dễ thực hiện và có hiệu quả trong việc phát hiện sớm CHD

Từ năm 2009, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã đưa ra khuyến nghị rằng việc sàng lọc sớm tim bẩm sinh bằng đo bão hòa oxy qua da là rất quan trọng, đặc biệt là để xác định những trẻ sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh cấu trúc có liên quan với việc đóng ống động mạch, mà cụ thể là 7 tổn thương : hội chứng giảm sản tim trái, hẹp phổi, tứ chứng Fallot, bất thường trở về tĩnh mạch phổi, chuyển gốc động mạch, hẹp van ba lá, và thân chung động mạch.[2]

Tại Việt Nam, việc sử dụng máy đo bão hòa oxy qua da để theo dõi

liên tục cho bệnh nhân tại các khoa hồi sức cấp cứu và điều trị tích cực đã có

từ lâu, đó là một phương pháp đơn giản, nhân viên y tế nào cũng có thể thực hiện được Nhưng để sử dụng sàng lọc phát hiện sớm tim bẩm sinh thì vẫn còn đang được nghiên cứu và chưa áp dụng rộng rãi

Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu:

1 Nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

2 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát hiện sớm tim bẩm sinh bằng phương pháp đo độ bào hòa oxy qua da.

Trang 3

Sự vận chuyển đó xảy ra khi Hb kết hợp với oxy tạo thành HbO2

(haemoglobine có gắn oxy)

Tỷ lệ HbO2/(HbO2+Hb) gọi là độ bão hòa oxy trong máu – SpO2, nói cách khác là tỷ lệ phần trăm haemoglobine của máu kết hợp với oxy

1.1.2 Nguyên lý Oximetry về sự hấp thụ ánh sáng của máu:

Năm 1860, người ta phát hiện ra rằng haemoglobin là chất mang màu sắc, nó có trong hồng cầu và ảnh hưởng đến màu sắc của máu, sự hấp thụ ánh sáng nhìn thấy bởi haemoglobin sẽ thay đổi với hàm lượng oxy trong nó Hai dạng chủ yếu của haemoglobin có trong máu mà ảnh hưởng nhiều nhất đối với ánh sáng là Oxyhaemoglobin (HbO2) và Reducedoxyhaemoglobin (Hb), HbO2 và Hb có quang phổ hấp thụ khác nhau với các bước sóng ánh sáng khác nhau Về phương diện hoá học, O2 kết hợp với Haemoglobin bên trong hồng cầu tạo nên gần như tất cả oxy trong máu (chỉ có một phần rất nhỏ nằm trong các thành phần khác của máu)

Nồng độ bão hòa của oxy của máu trong động mạch là một thông số được

đo với Oximetry và thường được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) Dưới điều kiện sinh học bình thường máu trong động mạch có độ bão hòa khoảng

Trang 4

97%, trong khi đó máu trong tĩnh mạch chỉ có độ bão hòa khoảng 75 % Hb hấp thụ nhiều tia đỏ và hấp thụ ít tia hồng ngoại ngược lại HbO2 hấp thụ ít tia đỏ và hấp thụ nhiều tia hồng ngoại Do đó hệ số hấp thụ của máu đối với hai bước sóng cũng sẽ sai khác nhau nhiều nhất và mức độ sai khác phụ thuộc vào nồng

độ bão hoà của oxy trong máu Như vậy khi chiếu hai tia đỏ và hồng ngoại qua vùng cơ thể có chứa động mạch, dựa vào cường độ của các tia nhận lại có thể xác định được nồng độ bão hoà của oxy trong máu (SaO2)

Độ bão hòa oxy đo được bằng máy đo oxy dựa vào mạch đập (SpO2) thấp hơn khoãng 3% so với độ bảo hòa Oxy thực tế (SaO2) Thử nghiệm đo SpO2 nhiều lần liên tục trên 1 bệnh nhân ổn định cho thấy kết quả không khác nhau, điều này chứng tỏ SpO2 cho một mức độ đáng tin cậy cao

Hình 1.1 Sự hấp thu bước sóng khác nhau của Hb và HbO2

Phương pháp đo SpO2 dựa vào mạch đập: Một thiết bị ở một bên của đầu dò phát ra ánh sáng đỏ (660nm) và hồng ngoại (940nm) Đầu dò (photodetecter) sẽ đặt quanh ngón tay để thu nhận ánh sáng Dựa vào sự hấp thụ của hai loại tế bào hemoglobin với các bước sóng khác nhau, ta xác định được thông số SpO2

Trang 5

Sau khi các cảm biến quang đã nhận được các tia sáng đỏ (R) và tia hồng ngoại (IR), tỉ lệ R/IR sẽ được đem ra so sánh với bảng tra cứu chuẩn được các nhà thiết kế máy đo dựng sẵn để chuyển đổi sang giá trị SpO2 tương ứng Ví dụ:

• Khi tỉ số R/IR bằng 0.5 thì chỉ số SpO2 là 100% • Khi tỉ số R/IR bằng 1.0 thì chỉ số SpO2 là 82% • Khi tỉ số R/IR bằng 2.0 thì chỉ số SpO2 là 0%

1.2 Pulse oximetry:[4,5,6,7]

1.2.1 Khái niệm:

Pulse oximetry là một phương pháp không xâm nhập để đo nhịp tim và

độ bão hòa oxy trong máu động mạch

Phương pháp này có ưu điểm:

• Biết kết quả ngay

• Chỉ cần một thao tác đo

• Cách thức đo rất đơn giản và không hề xâm phạm vào cơ thể

• Độ tin cậy cao

1.2.2 Lịch sử phát minh:

Năm 1864, nhà vật lý và toán học người Ai-len George Gabriel Stokes

đã phát hiện ra chức năng hô hấp của haemoglobin

Năm 1867, nhà vật lý người Đức Karl von Vierordt đã phát triển các kỹ thuật và công cụ để theo dõi sự tuần hoàn của máu, sử dụng một nguồn sáng

để phân biệt máu bão hòa với máu không bão hòa

Năm 1898, nhà sinh lý học người Anh Halden phát hiện nguyên lý hóa học cho sự giải phóng oxy ra khỏi phức của oxy với haemoglobin J Barcoft

sử dụng nguyên lý này để kiểm tra thành phần khí máu

Trang 6

Năm 1932, nhà sinh lý học người Đức L Nicolai đã sử dụng phương pháp quang học để ghi lại sự tiêu thụ oxy trong một bàn tay.

Năm 1935, thiết bị đầu tiên được phát triển bởi Carl Matthes để đo độ oxy bão hòa trong máu không xâm lấn bằng cách cho ánh sáng màu chiếu xuyên qua cơ thể với một đầu dò tai

Năm 1939, K Matthews và F Gross đã sử dụng phép đo ánh sáng trong việc kiểm tra dái tai Để tránh sự hấp thụ ánh sáng bởi các mô xung quanh, các nhà khoa học đã sử dụng quang phổ kế hai bước sóng

Trong thập kỷ 1940, nhà khoa học người Anh, Millikan đã sử dụng nguồn sáng 2 bước sóng để kiểm tra độ bão hòa oxy Kỹ thuật này phát triển rất mạnh để phục vụ cho mục đích quân sự trong chiến tranh thế giới lần thứ hai Các phi công thường phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy trong khi bay,

kỹ thuật này đã giúp theo dõi độ oxy và cứu sống rất nhiều phi công Millikan cũng là người đưa ra khái niệm “oximeter”

Hệ thống này đã trải qua nhiều thay đổi trong những năm 1940 và năm

1950 và cuối cùng được sản xuất bởi Công ty Waters Hệ thống này được sử dụng chủ yếu trong sinh lý học, hàng không, và nghiên cứu thực nghiệm

Năm 1970, phương pháp đo này đã có thể sử dụng trong lâm sàng sau khi các nhà khoa học của công ty Hewlett-Packard phát triển một thiết

bị thương mại để đo oxy ở tai Thiết bị này được phát triển dựa trên một thiết bị của bác sĩ phẫu thuật Robert Shaw chế tạo năm 1964 Thiết bị này

có thể đo độ bão hòa trong động mạch bằng cách làm nóng mô tới 41oC để làm tăng lưu thông máu

Năm 1974, Takuo Aoyagi – một kỹ sư y sinh học của công ty Nihon Kohden trong quá trình nghiên cứu về theo dõi cung lượng tim đã phát hiện ra rằng với một mức độ bão hòa oxy, sự hấp thụ các bước sóng sẽ thay đổi theo

Trang 7

bước sóng Ông đề nghị đo độ bão hòa oxy bằng cách xác định sự hấp thụ của máu đối với ánh sáng nằm trong dải từ đỏ đến hồng ngoại Phát hiện này là cơ

sở để phát triển các máy đo độ oxy bão hòa hiện đại

Đến năm 1978, William New đã phát minh ra một hình mẫu (prototype) Năm 1981, công ty Biox và năm 1983, công ty Nellcor lần lượt đưa ra đưa ra các sản phẩm thương mại

Trong thập kỷ 1980, các máy đo ngày càng nhỏ gọn hơn, dễ sử dụng hơn và rẻ hơn Năm 1987, tiêu chuẩn theo dõi trong gây mê tổng quát tại Mỹ quy định bao gồm theo dõi độ oxy mạch máu

Trong thời gian cuối năm 1990, Pulse Oximeters ' thế hệ mới ' đã được giới thiệu khắc phục được những hạn chế của máy đo công nghệ cũ và nâng cao hơn tính chính xác của việc đo bão hòa oxy trong máu

Từ năm 1990 đến nay, máy đo độ bão hòa oxy dựa vào mạch đập đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới

Năm 1995, máy đo dạng finger tip, thiết bị dạng nhỏ gọn có thể đặt trên đầu ngón tay đã xuất hiện trên thị trường Cũng trong năm này, công ty Masimo giới thiệu kỹ thuật Signal Extraction Technology (SET), giúp đo chính xác độ bão hòa oxy khi bệnh nhân chuyển động và máu lưu thông thấp

Hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất Oximeters Tất cả cung cấp một loạt các hộp đo oxy khác nhau với SpO2 và đo nhịp tim, màn hình dạng sóng, báo động… Trong khi các hộp và màn hình có thể khác nhau song tất cả đều sử dụng một phương pháp tương tự để đo độ bão hòa oxyhaemoglobin bởi hai bước sóng của ánh sáng trong phạm vi màu đỏ và hồng ngoại

Trang 8

1.2.3 Các dạng máy đo bão hòa oxy:

1.2.3.1 Máy đo bão hòa oxy thế hệ cũ – CToxi (conventional technology pulse oximetry at a glance):

• Bộ tách sóng quang sau đó chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu điện tử

• Độ bão hòa oxy có nguồn gốc từ tỷ lệ giữa ánh sáng đỏ (660 nm) và hồng ngoại (940 nm) đến các máy dò

• Tuy nhiên mô mềm, xương, da và máu tĩnh mạch hấp thụ ánh sáng Do

đó, đo oxy xung phải tách các thành phần không nhịp (DC) từ máu động mạch, các thành phần nhịp (AC)

• sử dụng hệ thống chùm tia bước sóng kép để tách các thành phần DC

• Các thành phần AC nhịp được tính toán trong các bộ vi xử lý và các

tỷ lệ R được so sánh với các giá trị được lưu trữ trong bộ nhớ chuẩn

• Giá trị SpO2 sẽ được hiển thị, nhưng không tức thời mà là số trung bình lấy từ thời điểm 3 đến 10 giây để giúp giảm tác động biến đổi sóng áp lực do chuyển động của đối tượng đo

Trang 9

Những hạn chế của máy đo công nghệ cũ, độ bão hòa oxy qua da bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:

 Ngộ độc Cacbon monoxide (CO):

CO thay thế Oxy ở vị trí gắn vào sắt trên phân tử Hb, cho nên ngộ độc CO

sẽ làm tăng COHb và giảm HbO2 do đó sẽ làm giảm độ bão hòa oxy trong máu động mạch SaO2 Tuy nhiên, SpO2 thực tế đo được lại cao hơn SaO2 do

sự nhầm lẫn về bước sóng của máy đo oxy dựa vào mạch đập

Vì vậy, trong ngộ độc CO, SpO2 đo bằng máy đo Oxy dựa vào mạch đập kết quả không chính xác Khi đó, cần phải lấy máu động mạch gửi đến phòng xét nghiệm để đo SaO2 và COHb

 Huyết áp thấp:

Mặc dù máy đo oxy dựa vào mạch đập dựa trên dòng chảy của máu khi mạch đập, nhưng SpO2 vẫn là một sự phản ánh chính xác của SaO2 khi áp lực mạch máu giảm thấp đến 30mmHg Mạch mờ dần cũng không ảnh hưởng đến SpO2 đo từ ngón tay

Trong các trường hợp shock gây ra sự giảm sút nghiêm trọng ở tuần hoàn ngoại vi, SpO2 đo ở ngón tay có thể bị nghi ngờ khi đó nên sử dụng đầu dò dán lên trán Đầu dò này khác với đầu dò ngón tay vì nó vừa phát ra tia sáng vừa nhận về tia sáng phản xạ từ da (quang phổ kế phản xạ) Đầu dò ở trán đáp ứng nhanh hơn với sự thay đổi SpO2 so với đầu dò ngón tay

Trang 10

 Sắc tố da:

Ảnh hưởng của sắc tố da đối với SpO2 thì khác nhau ở nhiều nghiên cứu

Ở bệnh nhân da sậm màu, trong một nghiên cứu, SpO2 thấp giả tạo; trong khi

đó, ở một nghiên cứu khác, SpO2 cao giả tạo (SpO2 – SaO2 = 3.5%) khi SaO2

thấp hơn 70%

Độ bóng của móng tay cũng ảnh hưởng ít đến SpO2, khi móng tay sơn màu đen hay nâu SpO2 sẽ thấp hơn 2% so với SaO2, nhưng ảnh hưởng này có thể được loại bỏ bằng cách mắc đầu dò ở 2 bên của ngón tay

Yếu tố có ảnh hưởng nhất đến SpO2 đó là xanh methylene Nó sẽ làm giảm SpO2 đến 65% khi tiêm xanh methylene vào tĩnh mạch Vì rằng xanh methylene được dùng để chữa bệnh Methemoglobin cho nên không dùng SpO2 cho các bệnh nhân bị bệnh Methemoglobine

 Tình trạng giảm thông khí:

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy SpO2 là một dấu hiệu nhạy cho việc đánh giá tình trạng thông khí khi bệnh nhân đang thở khí trời Khi SpO2 (hoặc SaO2) trên 90%, PaO2 (áp lực riêng phần của Oxy trong máu động mạch) trên 60mmHg; đường cong thể hiện sự gia tăng của SpO2 theo PaO2 bắt đầu dẹt,

và sau đó sự gia tăng mạnh của PaO2 chỉ ảnh hưởng ít đến sự gia tăng của SpO2 Thở Oxy sẽ đẩy đường cong tăng của SpO2 theo PaO2 càng dẹt hơn (SpO2 luôn trên 98% khi thở Oxy), từ đó dù PaO2 có thay đổi lớn đi nữa thì cũng ít ảnh hưởng đến SpO2

Trang 11

Hình 1.2 Đường cong phân ly Oxy – haemoglobin Đường cong Bar - Croft

Do vậy spO2 được sử dụng rộng rãi trong các đơn vị hồi sức cấp cứu và điều trị tích cực để theo dõi tình trạng thông khí của bệnh nhân Tuy nhiên việc thở Oxy cần được hạn chế khi SpO2 đã trên 92% Điều này sẽ tránh được việc ngộ độc Oxy và sẽ bảo tồn được độ nhạy của SpO2 trong việc đánh giá thông khí không thích hợp

 Hạ thân nhiệt:

Điều kiện giảm thân nhiệt làm cho các bộ cảm biến có thể không thể nhận đầy đủ các dạng sóng nhịp dẫn đến không có tín hiệu hoặc mất độ chính xác

 Điều kiện môi trường:

Các yếu tố như ánh sáng mạnh chiếu vào đầu dò, từ trường mạnh… đều có ảnh hưởng đến giá trị khi đo độ bão hòa oxy qua da

 Bệnh lý Methaemoglobin:

Methemoglobin là một dạng của hemoglobin mà không mang oxy Tỷ lệ methaemoglobin cao sẽ gây ra một xung oximter đọc khoảng 85 % bất kể

Trang 12

mức độ bão hòa oxy thực tế Tỷ lệ phần trăm cao hơn methaemoglobin có thể

do di truyền hoặc do tiếp xúc với một số hóa chất và thuốc

1.2.3.2 Máy đo bão hòa oxy công nghệ mới – NGoxi (New generation pulse oximetry technology):

Năm 1989, Diab và Kiani phát minh ra một công nghệ " chống chuyển động " giúp cải thiện những hạn chế của công nghệ cũ, cho kết quả chính xác hơn trong điều kiện chuyển động của bệnh nhân và tưới máu thấp

Hai Oximeters công nghệ chống chuyển động khác là Oxismart (Nellcor,Pleasanton, California), lần đầu tiên trên thị trường vào năm 1994 và FAST SpO2 (Philips Medical Systems, Andover, Mass), ra thị trường năm 1999.Những Oximeters xung thế hệ thứ hai thường được gọi như Oximeters thế hệ mới (NGoxi)

1.2.3.3 Cấu tạo máy đo bão hòa oxy:

Một thiết bị đo bão hòa oxy bao gồm màn hình có chứa pin, màn hình hiển thị, và đầu dò để đo mạch

 Màn hình của thiết bị theo dõi bão hòa oxy

Màn hình này có chứa các bộ vi xử lý và hiển thị Màn hình hiển thị cho thấy độ bão hòa oxy, tỷ lệ nhịp tim và dạng sóng được phát hiện bởi bộ cảm biến Màn hình được kết nối với bệnh nhân thông qua đầu dò

Trong quá trình sử dụng, màn hình cập nhật tính toán một cách thường xuyên để cung cấp cho người đọc trực tiếp độ bão hòa oxy và nhịp tim Các chỉ báo xung liên tục hiển thị để cung cấp thông tin về tuần hoàn Những thay đổi tiếng bíp cường độ âm thanh với giá trị của độ bão hòa oxy là một tính năng an toàn quan trọng Âm thanh sẽ thay đổi khi độ bão hòa rơi xuống và tăng lên khi nó phục hồi Điều này cho phép người đọc biết được những thay

Trang 13

đổi trong độ bão hòa oxy ngay lập tức, mà không cần phải nhìn vào màn hình tất cả các thời gian.

Màn hình rất dễ hỏng Nó rất dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với lực mạnh, nhiệt độ cao và có thể bị hư hỏng khi tiếp xúc với chất lỏng Màn hình có thể được làm sạch bằng cách nhẹ nhàng lau bằng một miếng vải ẩm Khi không

sử dụng, nó phải được kết nối với một nguồn cung cấp điện để đảm bảo rằng pin đã được sạc đầy

 Đầu dò bão hòa oxy

Đầu dò bao gồm hai phần, các điốt phát sáng (LED) và một máy dò ánh sáng (được gọi là bộ phận nhận cảm hình ảnh) Chùm ánh sáng được chiếu thông qua các mô từ một bên của đầu dò Máu và các mô hấp thụ một số ánh sáng phát ra từ đầu dò Ánh sáng được hấp thụ ở mức độ khác nhau với máu

có độ bão hòa oxy của haemoglobin khác nhau Các đầu dò sẽ phát hiện ánh sáng truyền qua khi các luồng máu thông qua các mô và bộ vi xử lý tính toán một giá trị cho độ bão hòa oxy (SpO2)

Để đo được độ bão hòa oxy, đầu dò phải được đặt nơi xung có thể được phát hiện Các đèn LED phải đối xứng với các máy dò ánh sáng để phát hiện ánh sáng khi nó đi qua các mô Đầu dò phát ra một ánh sáng màu đỏ khi máy hoạt động.Đầu dò được thiết kế để sử dụng trên các ngón tay, ngón chân hoặc tai Đầu dò kiểu bản lề hay được dùng nhất, nhưng dễ bị hỏng Đầu dò cao su là mạnh nhất Thiết kế bọc xung quanh để có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua ngón tay nếu đặt quá chặt Thăm dò tai có trọng lượng nhẹ và rất hữu ích

ở trẻ em hoặc nếu bệnh nhân có biểu hiện của co thắt mạch quá mạnh Đầu dò nhỏ đã được thiết kế cho trẻ em, nhưng một đầu dò dùng ở ngón tay dành cho người lớn có thể được sử dụng vào ngón tay cái hoặc ngón chân cái của một đứa trẻ Đối với các đầu dò ngón tay hoặc ngón chân, nhà sản xuất đánh dấu

sự định hướng đúng của giường móng tay vào thăm dò

Trang 14

Các đầu dò đo oxy là phần tinh tế nhất và có thể dễ dàng bị hư hỏng Đầu

dò kết nối với màn hình bằng cách sử dụng một kết nối với một loạt các chân rất tốt, luôn luôn sắp xếp các kết nối một cách chính xác trước khi cố gắng để chèn nó vào màn hình Không bao giờ kéo thăm dò từ máy tính này bằng cách kéo cáp, luôn luôn giữ các kết nối vững chắc giữa các ngón tay

1.3 Bệnh lý tim bẩm sinh

1.3.1 Định nghĩa:

Bệnh tim bẩm sinh (congenital heart diseases) là các dị tật của tim và các mạch máu lớn gần tim hình thành trong quá trình phát triển bào thai và biểu hiện ngay sau khi sinh [8][9]

1.3.2 Nguyên nhân gây tim bẩm sinh:

Đại đa số các tật tim bẩm sinh thường không tìm thấy nguyên nhân Một

số nguyên nhân có thể gây ra khuyết tật tim bẩm sinh là:

• Di truyền: Do đột biến gene hay đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình mang thai, hoặc di truyền từ thế hệ trước Các nhà khoa học nhận thấy có một

số tật tim bẩm sinh có thể di truyền và đi kèm với các hội chứng đa dị tật như trong hội chứng Ehrles-Danlos, Noonan, Leopard, Ellis-Van-Creveld, Hunter…Cũng có một số tật tim bẩm sinh xảy ra có liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như trong hội chứng Down (có 3 nhiễm sắc thể 21), hội chứng Turner (XO, không có nhiễm sắc thể giới tính Y), hội chứng Klinefelter (XXY: có 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y ); hay do đột biến gen

• Yếu tố môi trường: mẹ hút thuốc, uống rượu, ngộ độc thuốc trừ sâu, sử dụng thuốc nhuộm tóc, tia phóng xạ, một số loại thuốc chữa bệnh…ví dụ như Diazepam, Corticosteroid , Hydantoin gây tật hẹp động mạch phổi và động mạch chủ; Lithium, Trimethadione gây tật chuyển vị của động mạch lớn, tứ

Trang 15

chứng Fallot, hội chứng giảm sản tim trái; thuốc đối kháng Folate, Thalidomide gây tật bất thường conotruncal; Acid retinoic, Ecstacy, phenothiazin, Cocaine gây bất thường quai động mạch chủ.

• Bệnh lý của mẹ trong quá trình mang thai như động kinh gây tật hẹp động mạch phổi, bệnh tiểu đường kiểm soát kém gây tứ chứng Fallot, thân chung động mạch, lupus ban đỏ hệ thống gây block nhĩ – thất, bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm Rubella, Cytomegalo virus, Coxsackie, Herpes, HIV trong

ba tháng đầu tiên của thai kỳ gây tật còn ống động mạch và hẹp động mạch phổi, lượng axit folic giảm trong thời kỳ mang thai nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và dị tật tim conotruncal

1.3.3 Sinh lý tuần hoàn bào thai và sau sinh:[8]

1.3.3.1 Tuần hoàn bào thai:

Thời kỳ bào thai thất phải và thất trái tồn tại vòng tuần hoàn song song,

sự trao đổi khí và chất dinh dưỡng được thực hiện bởi rau thai Phổi không đảm nhiệm chức năng trao đổi khí và mạch máu phổi co nhỏ Đối với bào thai các cấu trúc tim mạch duy nhất rất quan trọng để duy trì tuần hoàn song song

là ống tĩnh mạch, lỗ bầu dục và ống động mạch

Từ rau thai, máu giàu oxy với pO2 khoảng 30 – 35 mmHg trở về thai bằng tĩnh mạch rốn Khoảng 50% máu tĩnh mạch rốn vào tuần hoàn gan, phần còn lại qua ống tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, tại đây máu tĩnh mạch rốn được pha trộn với máu nghèo oxy sau khi đã nuôi dưỡng nửa dưới cơ thể Hỗn hợp máu này (pO2 khoảng 26 – 28mmHg) đổ vào nhĩ phải, sau đó phần lớn trực tiếp sang nhĩ trái qua lỗ bầu dục Từ nhĩ trái máu được tống xuống thất trái, sau đó vào động mạch chủ lên Máu tĩnh mạch chủ trên nghèo oxy (khoảng 12 – 14 mmHg), vào nhĩ phải và chủ yếu qua van 3 lá để vào thất phải, chỉ một phần nhỏ qua lỗ bầu dục sang nhĩ trái

Trang 16

Từ thất phải máu được bơm vào động mạch phổi Do tuần hoàn động mạch phổi co nhỏ nên chỉ khoảng 10% máu vào phổi Chủ yếu lượng máu này (pO2 khoảng 18 – 22 mmHg) không qua phổi mà vào động mạch chủ xuống qua ống động mạch để nuôi dưỡng phần dưới cơ thể thai, sau đó trở về rau thai nhờ 2 động mạch rốn.

Như vậy, phần trên cơ thể thai (bao gồm mạch vành, mạch não và chi trên) được nuôi dưỡng bằng máu từ thất trái có nồng độ oxy cao hơn so với phần dưới cơ thể nhận máu chủ yếu từ thất phải Chỉ một lượng máu nhỏ từ động mạch chủ lên (khoảng 10% cung lượng tim) qua eo động mạch chủ vào động mạch chủ xuống)

Hình 1.3 Sơ đồ tuần hoàn trước và sau sinh

Trang 17

1.3.2.2 Tuần hoàn sau sinh:

Khi ra đời, sự giãn nở cơ học của phổi và pO2 động mạch tăng, làm sức cản động mạch phổi giảm nhanh chóng Cùng lúc đó, việc loại bỏ tuần hoàn bánh rau có sức cản thấp gây ra tăng sức cản mạch hệ thống Lúc này cung lượng tim từ thất phải hoàn toàn bơm vào tuần hoàn phổi, do sức cản mạch phổi trở nên thấp hơn mạch hệ thống, shunt trong ống động mạch đảo chiều thành shunt trái – phải Sau vài ngày, áp lực oxy động mạch cao sẽ làm co ống động mạch và đóng nó lại Ống động mạch trở thành dây chằng động mạch Thể tích máu lên phổi tăng lên và trở về nhĩ trái, làm tăng thể tích nhĩ trái và đủ áp lực để đóng chức năng lỗ bầu dục

Sự thay đổi của tuần hoàn sau sinh xảy ra cùng với nhịp thở đầu tiên, nhưng một số thay đổi lại xảy ra sau vài giờ đến vài ngày Áp lực động mạch hệ thống sau khi giảm nhẹ tiên phát sẽ tăng dần lên theo tuổi Nhịp tim chậm là kết quả của đáp ứng thụ thể về áp lực với tăng sức cản của mạch hệ thống do cắt bỏ tuần hoàn rau thai Huyết áp trung bình ở sơ sinh đủ tháng là 75/50 mmHg

Sự khác biệt cơ bản giữa tuần hoàn sơ sinh và tuần hoàn trẻ lớn:

• Shunt trái - phải hoặc shunt phải - trái có thể tồn tại qua lỗ bầu dục

•Khi có bệnh tim - phổi, ống động mạch tiếp tục tồn tại với shunt trái - phải, phải - trái, 2 chiều

•Mạch máu phổi sơ sinh co mạnh khi thiếu oxy, tăng thông khí, nhiễm toan máu

• Độ dày thành thất trái và phải ở trẻ sơ sinh tương đương nhau

Lỗ bầu dục đóng vào tháng thứ 3 sau đẻ nhưng có khoảng 15 – 20% có thể tồn tại đến khi lớn Đóng chức năng của ống động mạch thường xảy ra sau

Trang 18

sinh 10 - 15 giờ ở trẻ sơ sinh bình thường, tuy vậy ống động mạch có thể tồn tại lâu hơn ở các trường hợp tim bẩm sinh, đặc biệt tim bẩm sinh tím

1.4 Phân loại và lâm sàng của các thể tim bẩm sinh (theo Hội Tim mạch Việt Nam - 1999): [9]

1.4.1 Bệnh tim bẩm sinh không tím:

1.4.1.1 Bệnh tim bẩm sinh không tím có shunt trái – phải:

2 Thông liên thất và hở van động mạch chủ

3 Thông từ thất trái sang nhĩ phải

 Shunt từ động mạch chủ - động mạch phổi:

1 Cửa sổ chủ phế

2 Còn ống động mạch

3 Shunt trên 1 tầng: kênh nhĩ – thất

 Shunt động mạch chủ về tim phải:

1 Lỗ rò động mạch vành

2 Động mạch vành trái xuất phát từ thân động mạch phổi

Trang 19

1.4.1.2 Bệnh tim bẩm sinh không tím không có shunt:

 Bất thường tim trái:

1 Tắc nghẽn đường vào nhĩ trái

 Bất thường tim phải:

1 Bệnh Ebstein (teo và hạ thấp van 3 lá)

2 Hẹp động mạch phổi

3 Hở van động mạch phổi

4 Giãn tiên phát động mạch phổi

5 Tăng áp động mạch phổi tiên phát

1.4.2 Bệnh tim bẩm sinh tím:

1.4.2.1 Bệnh tim bẩm sinh tím ít máu lên phổi:

• Thất trái trội: không lỗ van 3 lá, không lỗ van động mạch phổi vách liên thất nguyên vẹn, bệnh Ebstein, tâm thất đơn độc kèm hẹp động mạch phổi, nối liền bất thường tĩnh mạch hệ thống

• Thất phải trội:

 Không tăng áp phổi: tam – tứ chứng Fallot, chuyển gốc động mạch kèm hẹp động mạch phổi, thất phải hai đường ra kèm hẹp động mạch phổi, không van động mạch phổi bẩm sinh

 Có tăng áp phổi: thông liên nhĩ với shunt đổi chiều, thông liên thất với shunt đổi chiều, còn ống động mạch hoặc lỗ rò chủ - phổi với shunt

Trang 20

đổi chiều, thất phải 2 đường ra với sức cản mạch phổi cao, tĩnh mạch phổi đổ về bất thường hoàn toàn với cản mạch phổi cao.

• Thất bình thường: lỗ rò động – tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ đổ về nhĩ trái

1.4.2.2 Bệnh tim bẩm sinh tím tăng lưu lượng máu lên phổi:

• Chuyển gốc động mạch không kèm theo hẹp động mạch phổi

• Tĩnh mạch phổi đổ về bất thường hoàn toàn

• Thân chung động mạch

• Thất phải hai đường ra kiểu Tassig-Bing

• Nhĩ chung (tim 1 buồng nhĩ)

• Tâm thất đơn độc không kèm hẹp động mạch phổi với sức cản mạch phổi thấp

• Tứ chứng Fallot kiểu không lỗ van động mạch phổi kèm tăng tuần hoàn bàng hệ

• Không lỗ van 3 lá kèm thông liên thất lớn

1.5 Tim bẩm sinh phụ thuộc ống

Trẻ sơ sinh sinh ra mắc dị tật tim bẩm sinh phụ thuộc ống động mạch tức là một tình trạng đe dọa tính mạng, sự sống của trẻ được duy trì nhờ vào ống động mạch Vì vậy việc tối quan trọng là cần chẩn đoán sớm và điều trị sớm trước khi ống động mạch đóng

Hiện nay, Prostagladin E1 là loại thuốc hữu hiệu để duy trì mở ống động mạch, kéo dài thời gian cho đến khi trẻ được phẫu thuật

Phân loại nhóm tim bẩm sinh phụ thuộc ống:

1.5.1 Nhóm có cản trở máu của tuần hoàn hệ thống:

• Hẹp eo động mạch chủ - gián đoạn quai động mạch chủ

• Hẹp nặng van động mạch chủ

• Hội chứng thiểu sản thất trái

Trang 21

Hình 1.4 Hẹp eo động mạch chủ

1.5.2 Nhóm có cản trở máu của tuần hoàn phổi:

• Hẹp nặng van động mạch phổi; Thiểu sản động mạch phổi

• Thiểu sản van ba lá

• Thiểu sản thất phải

• Fallot 4

Hình 1.5 Tứ chứng Fallot

Trang 22

1.5.3 Nhóm có bất thường cả tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi

Nhóm dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng bao gồm: hội chứng giảm sản tim trái, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, bất thường trở về tĩnh mạch

Trang 23

phổi, chuyển gốc động mạch, hẹp van ba lá, thân chung động mạch, hẹp eo động mạch chủ và gián đoạn quai động mạch chủ.

Từ năm 2009, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) và Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã đưa ra khuyến nghị rằng việc sàng lọc sớm tim bẩm sinh bằng đo bão hòa oxy qua da là rất quan trọng, đặc biệt là để xác định những trẻ sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh cấu trúc có liên quan với việc đóng ống động mạch, mà cụ thể là 7 tổn thương : hội chứng giảm sản tim trái, hẹp phổi, tứ chứng Fallot, bất thường trở về tĩnh mạch phổi, chuyển gốc động mạch, hẹp van ba lá, và thân chung động mạch

1.7 Tổng quan về các nghiên cứu sàng lọc tim bẩm sinh bằng đo bão hòa

oxy qua da: [10,11,12,13,14,15]

1.7.1 Thế giới

Việc ứng dụng phương pháp đo độ bão hòa oxy qua da để phát hiện sớm

dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh đã được nghiên cứu khoảng năm 2002- 2003, bốn nghiên cứu đã được công bố [21, 24, 33, 34] Lý do của những nghiên cứu này là do có một tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh xuất viện mà không được chẩn đoán 10- 30 % trẻ bị tim bẩm sinh tử vong trước khi chẩn đoán

Năm 2002, Hoke và cộng sự đã sử dụng máy đo bão hòa oxy Nellcor N-50 để sàng lọc 2876 trẻ sơ sinh tại 3 thời điểm 6 giờ tuổi, 24 giờ tuổi và khi

ra viện với tiêu chuẩn là chênh tay - chân ≥ 7% hoặc độ bão hòa oxy ở chân < 92% đã phát hiện 53 trường hợp có nghi ngờ dị tật tim bẩm sinh, trong đó có

4 trường hợp tim bẩm sinh

Richmond và cộng sự năm 2002 cũng đã công bố nghiên cứu sử dụng máy đo bão hòa oxy sàng lọc 5626 trẻ sơ sinh với ngưỡng < 95% đã sàng lọc được 296 trẻ có nghi ngờ, trong đó phát hiện 51 trường hợp CHD

Trang 24

Năm 2003, Reich và cộng sự sử dụng máy đo Nellcor N-395 cho 2114 trẻ sơ sinh với ngưỡng < 90% (1 lần đo) hoặc chênh tay – chân ≥ 4% hoặc < 95% (3 lần đo) phát hiện 2 trẻ có CHD.

Năm 2003, Koppel và cộng sự nghiên cứu ở 11281 trẻ sơ sinh bằng đo bão hòa oxy với ngưỡng < 96% tại thời điểm 72 giờ tuổi phát hiện 3 trường hợp tim bẩm sinh

Cả 4 nghiên cứu đều thiếu một kích cỡ thích hợp để tính ra độ nhạy của phương pháp đo độ bão hòa oxy trong sàng lọc phát hiện sớm tim bẩm sinh

Từ 2003 – 2007, nhiều nghiên cứu đã được công bố nhưng đều chưa đành giá được hiệu quả của phương pháp

Năm 2007, Thangaratinam và cộng sự đã tổng hợp 6 nghiên cứu bao gồm 35960 trẻ sơ sinh đã ước tính độ nhạy của phương pháp là 63% với ngưỡng bão hòa < 95% Tuy nhiên tính toán trong nghiên cứu này đã bỏ qua một số dị tật tim bẩm sinh quan trọng ở trẻ sơ sinh

Valmari và cộng sự tổng hợp 10 nghiên cứu bao gồm 44969 trẻ đã đưa

ra độ nhạy ước tính 58%

Năm 2008, luận án tiến sỹ của Ane de-Wahl Granelli nghiên cứu 39821 trẻ sơ sinh Tác giả sử dụng 2 máy đo đồng thời 2 vị trí tay phải và chân, với

độ bão hòa tay và chân <95% hoặc có chênh tay – chân ≥ ±3% (đo 3 lần lặp

đi lặp lại) hoặc < 90% (đo 1 lần) được tính là (+) và được cho siêu âm tim ngay Nghiên cứu đã chỉ ra độ nhạy của phương pháp là 64,3%, độ đặc hiệu là 99,8%, tỷ lệ dương tính giả 0,17%

Tháng 8/2011,tại New Jersey trong 3 tháng đầu năm sàng lọc, 25214 trẻ sơ sinh được sàng lọc trong tổng số 11/52 trung tâm sinh sản Kết quả thu được 12 trẻ sơ sinh có kết quả kiểm tra dương tính, trong đó hai trẻ sơ sinh được chẩn đoán CHD

Trang 25

Tháng 9 năm 201, Bộ Y tế (US Department of Health and Human Services), Hiệp hội tim mạch (The American Heart Association), Viện Nhi khoa (the American Academy of Pediatrics) và Viện nghiên cứu tim mạch Hoa Kỳ (the American College of Cardiology) đã đề xuất bổ sung việc sàng lọc tim bẩm sinh bằng phương pháp đo bão hòa oxy qua da vào chương trình sàng lọc các dị tật bẩm sinh dành cho trẻ sơ sinh đồng thời đưa ra qui trình hướng dẫn về sàng lọc tim bẩm sinh.

1.7.2 Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam việc áp dụng đo độ bão hòa oxy để sàng lọc tim bẩm sinh vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, tuy nhiên đã có một số nghiên cứu được tiến hành

Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 5 năm 1013, Nguyễn Viết Nhân và cộng sự đã tiến hành sàng lọc bằng máy đo bão hòa cho 1173 trẻ sơ sinh, sử dụng mày đo Nellcor, tác giả cũng sử dụng qui trình nghiên cứu theo Hiệp hội Tim mạch và Nhi khoa Hoa Kỳ với ngưỡng spO2 < 95% hoặc chênh chân tay > 3% Kết quả có 4 ca dương tính, trong đó có 2 ca còn ống động mạch, 1

ca hở van 3 lá, còn 1 ca không có dị tật tim.[16]

Năm 2012, Trung tâm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh – sơ sinh của Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế đã phối hợp cùng tổ chức Handicap International (Bỉ), Children of Viet Nam và War Legacies Project (Hoa Kỳ)

đã xuất bản tài liệu hướng dẫn về sàng lọc các dị tật tim bẩm sinh bằng máy

đo bão hòa oxy Tài liệu này nhằm phục vụ cho chương trình nâng cao chất lượng dân số thông qua xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc – chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại 10 tỉnh thành phố khu vực miền Trung của Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế

Trang 26

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các trẻ vào điều trị tại Khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn BN: Tất cả trẻ sơ sinh > 24 giờ tuổi vào điều trị

tại Khoa HS Sơ sinh trong thời gian nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

• Trẻ sơ sinh < 24 giờ tuổi

• Trẻ đã được sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp như thở oxy, CPAP, bóp bóng, thở máy trước khi nhập viện

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng có trong hồ sơ bệnh án của trẻ vào điều trị tại khoa Hồi sức Sơ sinh từ ngày 01/03/2013 đến hết ngày 31/09/2013 theo một mẫu bệnh án nghiên cứu chung (xem mẫu bệnh án nghiên cứu ở phần phụ lục)

Trang 27

 Thời gian phát hiện bệnh

 Các phương pháp điều trị đã được dùng

• Các tiền sử bệnh tật:

 Tiền sử mang thai của mẹ: bệnh lý trong quá trình mang thai (cúm, rubella, sốt…), siêu âm chẩn đoán trước sinh

 Tiền sử sản khoa: tình trạng lúc sinh, bệnh lý, cân nặng

 Tiền sử bệnh tật của trẻ: các bệnh lý bị mắc trước khi vào

Di động ngực – bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều

< 3: bình thường; 3- 5: suy hô hấp nhẹ; >5: suy hô hấp nặng

Trang 28

• Đánh giá triệu chứng tím trên lâm sàng:

 Không tím

 Tím môi và đầu chi

 Tím toàn thân

• Khám tim mạch: đánh giá tiếng tim bất thường

 Thổi tâm thu

 Thổi liên tục

 Tiếng T2 mạnh, T2 tách đôi

• Các biểu hiện khác kèm theo:

 Tình trạng viêm phổi: nghe phổi có rales ẩm, XQ

 Bệnh lý khác

2.2.3.3 Đo bão hòa oxy:

 Chuẩn bị dụng cụ:

• Sử dụng máy đo bão hòa Maximo Rad 8 cho tất cả các bệnh nhân

Hình 2.1 Máy đo bão hòa oxy Masiomo Rad 8

Máy gồm có:

- Bộ vi xử lý

- Màn hình hiển thị: độ bão hòa oxy (%) và nhịp tim

Trang 29

- Máy được kết nối với bệnh nhân thông qua đầu dò

• Đầu dò dùng một lần dành cho trẻ sơ sinh: gồm có 2 phần

- Điốt phát sáng (LED)

- Đầu cảm quang

Hình 2.2 Đầu dò dành cho trẻ sơ sinh

• Kiểm tra các thông số của máy theo qui định của nhà sản xuất trước khi đo

 Chuẩn bị bệnh nhân:

• Giải thích cho mẹ bệnh nhân trước khi tiến hành đo bão hòa oxy

• Trẻ nằm yên, không quấy khóc, không bú hay được cho ăn

• Trẻ không bị hạ thân nhiệt, shock, co giật

• Da trẻ sạch sẽ và khô

 Vị trí đo:

• Đo ở 2 vị trí tay Phải và chân, kết quả được ghi nhận khi chỉ số trên máy ổn định

Trang 30

Hình 2.3 Vị trí mắc đầu đo spO2

• Đo song song hoặc tuần tự

• Vùng đặt đầu dò: vùng thịt phía ngoài bàn tay Phải hoặc bàn chân Đặt phần cảm quang của đầu dò ở phần thịt của lòng bàn tay hoặc chân, đặt phần đèn led ở phía mu đối diện

Trang 31

 Qui trình tiến hành: theo qui trình về sàng lọc tim bẩm sinh của Hiệp

hội Nhi khoa và hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2011) )

QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

< 90% tay P hoặc chân 90% - <95% tay P và chân hoặc >

3% khác biệt tay chân

≥95% tay P hoặc chân và

≤ 3% khác biệt tay chân

Đo lần 2

< 90% tay P hoặc chân 90% - <95% tay P và chân

hoặc > 3% khác biệt tay chân

≥95% tay P hoặc chân và

≤ 3% khác biệt tay chân

Đo lần 3

< 90% tay P hoặc chân 90% - <95% tay P và chân

hoặc > 3% khác biệt tay chân

≥95% tay P hoặc chân và

≤ 3% khác biệt tay chân

Siêu âm tim

Trang 32

 Đánh giá kết quả:

• Kết quả dương tính:

 Nhóm I: spO2 < 90% tay P hoặc chân (1 lần đo)

 Nhóm II: spO2 từ 90 – < 95% hoặc > 3% khác biệt tay chân (3 lần đo, mỗi lần cách nhau 1h)

• Kết quả âm tính:

 Nhóm III: spO2 ≥ 95% tay P hoặc chân và ≤ 3% khác biệt tay chân (1 lần đo)

• Cả 3 nhóm đều được siêu âm tim sau khi đo spO2

Từ đó tính ra độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp đo bão hòa oxy qua da trong sàng lọc tim bẩm sinh

2.2.3.4 Các xét nghiệm:

 Xét nghiệm khí máu động mạch: được thực hiện bởi các điều dưỡng khoa

HS Sơ sinh, tiến hành xét nghiệm ngay tại khoa trên máy GEM 4000 theo tiêu chuẩn của Khoa sinh hóa Bệnh viện Nhi Trung ương

Đánh giá kết quả khí máu động mạch:

• PaO2 ≥ 60 mmHg: không có suy hô hấp

• PaO2 < 60 mmHg: có suy hô hấp

 XQ phổi: được chụp tại giường bệnh nhân hoặc tại khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Nhi Trung Ương, kết quả được đọc bởi bác sỹ chẩn đoán hình ảnh và bác sỹ chuyên khoa sơ sinh, xác định:

• Diện tim to: chỉ số tim/ngực > 55%

• Hình ảnh viêm phổi: có hay không

 Siêu âm tim: được đánh giá bởi bác sỹ chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung Ương trên máy siêu âm tim Phillip modern HD 11 XE sau khi bệnh nhân được đo bão hòa oxy

Trang 33

2.2.4 Xử lý số liệu nghiên cứu:

• Làm sạch số liệu trước khi nhập số liệu

• Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0

• Số liệu dược thể hiện dưới dạng tỷ lệ % hoặc giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn Khi so sánh sự khác biệt được coi là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

2.2.5 Khống chế sai số

• Chọn đúng đối tượng nghiên cứu

• Thu thập bệnh nhân theo một mẫu bệnh án thống nhất

• Số liệu cần được làm sạch trước khi nhập

2.2.6 Đạo đức nghiên cứu

• Nghiên cứu được tiến hành với tinh thần trung thực trong nghiên cứu,

áp dụng các nguyên lý và đạo đức nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được công bố cho mọi người

• Nghiên cứu được sự chấp thuận của Bệnh viện Nhi Trung Ương, Khoa

Sơ sinh và Trường Đại học Y Hà Nội

• Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều được điều trị bệnh lý theo đúng phác đồ, các thăm dò cận lâm sàng như nhau và qui trình nghiên cứu không gây tổn hại cho đối tượng nghiên cứu

• Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật

• Nghiên cứu này chỉ nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, không có bất kỳ mục đích nào khác

Trang 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Giá trị của đo độ bão hào oxy trong phát hiện dị tật tim bẩm sinh:

3.1.1 Tỷ lệ bệnh nhân mắc tim bẩm sinh

Trong 7 tháng tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đo spO2 cho tổng số 451 bệnh nhân, trong đó 405 bệnh nhân được làm siêu âm tim đối chiếu, 46 bệnh nhân ra viện trước khi kịp làm siêu âm tim

Trong đó, trẻ trai chiếm số lượng cao hơn trẻ gái, tỷ lệ nam/nữ là 1,75/1

Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân mắc tim bẩm sinh

• Khi đo spO2, tỷ lệ bệnh nhân dương tính chiếm 42,7%

• Trên siêu âm tim, tỷ lệ trẻ mắc tim bẩm sinh chiếm 46,2%

3.1.2 Phân loại các dị tật tim bẩm sinh:

Bảng 3.2: Phân loại các dị tật tim bẩm sinh

Trang 35

spO2≥ 95% và khác biệt tay chân ≤ 3%

• Còn ống động mạch và thông liên thất là 2 dị tật hay gặp nhất

• Sự khác biệt giữa tỷ lệ tim bẩm sinh giữa các nhóm là có ý nghĩa thống

kê (p < 0,05)

3.1.3 Tỷ lệ tim bẩm sinh trong nhóm I (n=140):

140 BN có spO2 < 90%, trong đó spO2 thấp nhất đo được là 30%, cao

nhất là 89%, trung bình 77,4 % ± 12,1.

Bảng 3.3 Tỷ lệ tim bẩm sinh trong nhóm I

Ngày đăng: 02/09/2014, 20:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Nguyễn Văn Bàng, Lê Ngọc Lan. Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em. Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Nguyễn Gia Khánh. Bài giảng Nhi khoa.Tập 2. Nhà xuất bản Y học; 2009:7-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nhi khoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học; 2009:7-35
14. Hoke TR, Donohue PK, Bawa PK, Mitchell RD, Pathak A, Rowe PC, et al. Oxygen saturation as a screening test for critical congenital heart disease: a preliminary study. Pediatr Cardiol2002; 23: 403-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oxygen saturation as a screening test for critical congenital heart disease: a preliminary study
15. Koppel RI, Druschel CM, Carter T, Goldberg BE, Mehta PN, Talwar R, et al. Effectiveness of pulse oximetry screening for congenital heart disease in asymptomatic newborns. Pediatrics 2003;111:451-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effectiveness of pulse oximetry screening for congenital heart disease in asymptomatic newborn"s. Pediatrics 2003;111:451-
16. Reich JD, Miller S, Brogdon B, Casatelli J, Gompf TC, Huhta JC, et al. The use of pulse oximetry to detect congenital heart disease. J Pediatr2003;142:268-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The use of pulse oximetry to detect congenital heart disease
17. Richmond S, Reay G, Abu Harb M. Routine pulse oximetry in the asymptomatic newborn. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed2002; 87: F83-8 18. Thangaratinam S, Brown K, Zamora J, Khan KS, Ewer AK. PulseOximetry Screening for Critical Congenital Heart Defects in Asymptomatic Newborn Babies: A Systematic Review and Meta- analysis, 2012;379:2459-2464 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ichmond S, Reay G, Abu Harb M. Routine pulse oximetry in the asymptomatic newborn". Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed2002; 87: F83-818. Thangaratinam S, Brown K, Zamora J, Khan KS, Ewer AK. "Pulse "Oximetry Screening for Critical Congenital Heart Defects in Asymptomatic Newborn Babies: A Systematic Review and Meta-analysis
20. Nguyễn Viết Nhân. Sàng lọc sơ sinh các dị tật tim bẩm sinh bằng máy đo độ bão hòa oxygen. Trường Đại học Y dược Huế. 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sàng lọc sơ sinh các dị tật tim bẩm sinh bằng máy đo độ bão hòa oxygen
21. Meberg A, Brugmann-Pieper S, Due R Jr, Eskedal L, Fagerli I, Farstad T, et al. First day of life pulse oximetry screening to detect congenital heart defects. J Pediatr2008; 152: 761-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: First day of life pulse oximetry screening to detect congenital heart defects
22.Sendelbach DM, Jackson GL, Lai SS, Fixler DE, Stehel EK, Engle WD. Pulse oximetry screening at 4 hours of age to detect critical congenital heart defects. Pediatrics. Oct 2008; 122(4):e815-820.http://pediatrics.aappublications.org/content/128/4/740.full.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pulse oximetry screening at 4 hours of age to detect critical congenital heart defects
23. Chang RK, Rodriguez S, Klitzner TS. Screening Newborns for Congenital Heart Disease with Pulse Oximetry: Survey of Pediatric Cardiologists. Pediatr Cardiol. Jul 25 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Screening Newborns for Congenital Heart Disease with Pulse Oximetry: Survey of Pediatric Cardiologists
24. Mahle WT, Newburger JW, Matherne GP, et al. Role of pulse oximetry in examining newborns for congenital heart disease: a scientific statement from the AHA and AAP. Pediatrics 2009; 124:823–36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Role of pulse oximetry in examining newborns for congenital heart disease: a scientific statement from the AHA and AAP
25. American College of Medical Genetics Newborn Screening Expert Group. Newborn screening: toward a uniform panel and system–executive summary. Pediatrics 2006; 117(5 Pt 2):S296–307 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Newborn screening: toward a uniform panel and system–"executive summary
26. Arlettaz R, Bauschatz AS, Monkhoff M, Essers B, Bauersfeld U. The contribution of pulse oximetry to the early detection of congenital heart disease in newborns. Eur J Pediatrics 2006; 165: 94-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The contribution of pulse oximetry to the early detection of congenital heart disease in newborns". Eur J Pediatr"ics
28. Bernstein D (2011). Epidemiology and genetic basis of congenital heart disease. In RM Kliegman et al., eds., Nelson Textbook of Pediatrics, 19th ed., online chap. 418. Philadelphia: Elsevier Saunders.Available online: http://www.expertconsult.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nelson Textbook of Pediatrics
Tác giả: Bernstein D
Năm: 2011
29. Brickner ME (2007). Congenital heart disease. In EJ Topol, ed., Textbook of Cardiovascular Medicine, 3rd ed., pp. 502–536.Philadelphia: Lippincott Williams and Wilkins Sách, tạp chí
Tiêu đề: Textbook of Cardiovascular Medicine
Tác giả: Brickner ME
Năm: 2007
30. Brown DW, Fulton DR (2011). Congenital heart disease in children and adolescents. In V Fuster et al., eds., Hurst's The Heart, 13th ed., pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hurst's The Heart
Tác giả: Brown DW, Fulton DR
Năm: 2011
31. Hoffman J. (2005). Essential Cardiology: Principles and Practice. Totowa, NJ: Humana Press. pp. 393 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essential Cardiology: Principles and Practice
Tác giả: Hoffman J
Năm: 2005
32. Hoffman JI, Kaplan S (June 2002). "The incidence of congenital heart disease". J. Am. Coll. Cardiol. 39 (12): 1890–900 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The incidence of congenital heart disease
33. Mahle WT, Martin GR, Beekman RH 3rd, Morrow WR; Section on Cardiology and Cardiac Surgery Executive Committee. Endorsement of Health and Human Services recommendation for pulse oximetry screening for critical congenital heart disease. Pediatrics. 2012;129:190-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Endorsement of Health and Human Services recommendation for pulse oximetry screening for critical congenital heart disease
34. New Jersey Office of Legislative Services. Birthing facilities required to perform pulse oximetry screening; rules, regulations. Trenton, NJ:New Jersey Office of Legislative Services; 2011. Available at http://www.njleg.state.nj.us/2010/bills/pl11/74_.htm. Accessed October 16, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Birthing facilities required to perform pulse oximetry screening; rules, regulations
36. Rosati E, Chitano G, Dipaola L, De Felice C, Latini G. Indications and limitations for a neonatal pulse oximetry screening of critical congenital heart disease. J Perinat Med2005; 33: 455-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indications and limitations for a neonatal pulse oximetry screening of critical congenital heart disease

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sự hấp thu bước sóng khác nhau của Hb và HbO 2 - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 1.1. Sự hấp thu bước sóng khác nhau của Hb và HbO 2 (Trang 4)
Hình 1.2. Đường cong phân ly Oxy – haemoglobin Đường cong Bar - Croft - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 1.2. Đường cong phân ly Oxy – haemoglobin Đường cong Bar - Croft (Trang 11)
Hình 1.3. Sơ đồ tuần hoàn trước và sau sinh - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 1.3. Sơ đồ tuần hoàn trước và sau sinh (Trang 16)
Hình 1.5. Tứ chứng Fallot - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 1.5. Tứ chứng Fallot (Trang 21)
Hình 1.4. Hẹp eo động mạch chủ - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 1.4. Hẹp eo động mạch chủ (Trang 21)
Hình 1.6. Chuyển gốc động mạch - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 1.6. Chuyển gốc động mạch (Trang 22)
Hình 2.1. Máy đo bão hòa oxy Masiomo Rad 8 - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 2.1. Máy đo bão hòa oxy Masiomo Rad 8 (Trang 28)
Hình 2.3. Vị trí mắc đầu đo spO 2 - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Hình 2.3. Vị trí mắc đầu đo spO 2 (Trang 30)
Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh nhân mắc tim bẩm sinh - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân mắc tim bẩm sinh (Trang 34)
Bảng 3.3. Tỷ lệ tim bẩm sinh trong nhóm I - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.3. Tỷ lệ tim bẩm sinh trong nhóm I (Trang 35)
Bảng 3.4: Tỷ lệ tim bẩm sinh trong nhóm II - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.4 Tỷ lệ tim bẩm sinh trong nhóm II (Trang 36)
Bảng 3.6: Giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.6 Giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong (Trang 37)
Bảng 3.8: Mối liên quan spO 2  và cân nặng - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.8 Mối liên quan spO 2 và cân nặng (Trang 38)
Bảng 3.7: Mối liên quan spO 2  và tuổi thai - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.7 Mối liên quan spO 2 và tuổi thai (Trang 38)
Bảng 3.9: Một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và spO 2 - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.9 Một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và spO 2 (Trang 39)
Bảng 3.10: Mối liên quan một số bệnh lý và spO 2 - nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.10 Mối liên quan một số bệnh lý và spO 2 (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w