Một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và spO2

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (Trang 48 - 50)

I. Hành chín h:

4.2.3. Một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và spO2

Thổi tâm thu là triệu chứng lâm sàng tại tim gặp nhiều nhất trong các nhóm bệnh nhân 193/405 bệnh nhân chiếm 47,7%. Kết quả này cũng tương tự kết quả trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Kiên tỷ lệ bệnh nhân có thổi tâm thu là 45,2%.

Đặc biệt trong nhóm có spO2 từ 90 - < 95% hoặc khác biệt tay chân > 3%, tỷ lệ bệnh nhân bị tim bẩm sinh là 22/33 bệnh nhân, trong đó 19 bệnh nhân có tiếng thổi tâm thu, như vậy có 3 bệnh nhân không có tiếng thổi tâm thu. Nếu như thăm khám thông thường thì 19 bệnh nhân này không có dấu hiệu để nghĩ đến tim bẩm sinh vì vậy nếu trẻ không vào viện vì bệnh lý khác thì rất có thể sẽ bỏ qua việc siêu âm tim kiểm tra ở bệnh nhân này. Và trong nghiên cứu của chúng tôi thì 3 bệnh nhân này vào viện vì bệnh lý viêm phế quản phổi. Khi kết quả SpO2 thu được sau 3 lần cho thấy thuộc nhóm II nên chúng tôi đã tiến hành siêu âm kiểm tra, kết quả thu được 1bệnh nhân bị hẹp van động mạch phổi, 1 bệnh nhân bị chuyển gốc động mạch, 1bệnh nhân thân chung động mạch. Điều đó có thể cho thấy được ý nghĩa của phương pháp đo bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh.

Mặt khác, với nhóm bệnh nhân âm tính chúng tôi vẫn thu được 95/232 bệnh nhân có tiếng thổi tâm thu trên lâm sàng, điều này là do tỷ lệ BN vào điều trị tại khoa HS Sơ sinh là những bệnh nhân nặng, tỷ lệ tim bẩm sinh cao. Còn lại 137/232 bệnh nhân không có tiếng thổi tâm thu thuộc nhóm III thì vẫn có 17/232 BN có tim bẩm sinh, từ đó cho thấy rằng với những trẻ vào điều trị

tại Khoa Hồi sức Sơ sinh việc sàng lọc và siêu âm tim là vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh bỏ sót dị tật tim bẩm sinh.

Trong các triệu chứng cận lâm sàng thì diện tim to là một triệu chứng gợi ý nghĩ đến tim bẩm sinh. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả 143/405 bệnh nhân có diện tim to và tỷ lệ cao nhất nằm trong nhóm có spO2 < 90%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm spO2 với p< 0,05, điều này cho thấy đây là một triệu chứng cận lâm sàng có giá trị trong việc chẩn đoán tim bẩm sinh.

4.2.4. PaO2 và spO2

PaO2 là áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch, được thể hiện trên kết quả khí máu động mạch của bệnh nhân được lấy tại thời điểm trước hoặc ngay sau khi đo spO2 vài phút nên cho giá trị khá chính xác.

Kết quả từ biểu đồ 3.2 cho thấy mối liên quan giữa spO2 và PaO2. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số PaO2 giữa các nhóm spO2 với p < 0,05. Trong số 148 bệnh nhân có giá trị PaO2 < 60 mmHg thì 113 bệnh nhân thuộc nhóm có spO2 < 90% , ngược lại, trong 257 bệnh nhân có PaO2 ≥ 60 mmHg thì 212 bệnh nhân thuộc nhóm có spO2 ≥ 95% và khác biệt tay chân ≤ 3%. Điều này hoàn toàn phù hợp, theo đường cong phân ly oxy – haemoglobin (hình 1.2) về mối liên quan giữa spO2 và PaO2 đã chỉ ra rằng nếu spO2 của bệnh nhân < 90% thì PaO2 trong máu động mạch sẽ thấp hơn 65 mmHg. Vì vậy, trong thực tế lâm sàng PaO2 là một triệu chứng cận lâm sàng gợi ý chẩn đoán ở nhóm tim bẩm sinh tím.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w