Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (Trang 26 - 33)

I. Hành chín h:

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Chúng tôi tiến hành thu thập các thông tin lâm sàng, cận lâm sàng có trong hồ sơ bệnh án của trẻ vào điều trị tại khoa Hồi sức Sơ sinh từ ngày 01/03/2013 đến hết ngày 31/09/2013 theo một mẫu bệnh án nghiên cứu chung (xem mẫu bệnh án nghiên cứu ở phần phụ lục)

2.2.3.1. Hỏi bệnh

• Các thông tin hành chính của bệnh nhân: tên, ngày sinh, ngày tuổi vào viện, giới, địa chỉ.

• Các thông tin liên quan đến bệnh :

 Thời gian phát hiện bệnh

 Các phương pháp điều trị đã được dùng

• Các tiền sử bệnh tật:

 Tiền sử mang thai của mẹ: bệnh lý trong quá trình mang thai (cúm, rubella, sốt…), siêu âm chẩn đoán trước sinh.

 Tiền sử sản khoa: tình trạng lúc sinh, bệnh lý, cân nặng.

 Tiền sử bệnh tật của trẻ: các bệnh lý bị mắc trước khi vào viện

2.2.3.2. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng toàn diện theo dõi liên tục trong vòng 24h sau khi bệnh nhân nhập viện.

• Đo cân nặng: sử dụng loại cân điện tử dành cho trẻ sơ sinh, tính theo gram. Phân loại:

 < 1000 gram: cân nặng cực thấp

 1000 – 1499 gram: cân nặng rất thấp

 1500 – 2499 gram: cân nặng thấp

 ≥ 2500 gram: bình thường

• Đánh giá tuổi thai: dựa vào thang điểm New Ballad.

 < 37 tuần: đẻ non

 ≥ 37 tuần: đủ tháng

• Tính trạng suy hô hấp: dựa vào bảng điểm Silverman:

Điểm

Chỉ số 0 1 2

Di động ngực – bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều

Thở rên 0 Qua ống nghe Bằng tai

Phập phồng cánh mũi 0 + ++

Co kéo cơ hô hấp 0 + ++

Co kéo cơ liên sườn 0 + ++

• Đánh giá triệu chứng tím trên lâm sàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Không tím

 Tím môi và đầu chi

 Tím toàn thân

• Khám tim mạch: đánh giá tiếng tim bất thường

 Thổi tâm thu

 Thổi liên tục

 Tiếng T2 mạnh, T2 tách đôi

• Các biểu hiện khác kèm theo:

 Tình trạng viêm phổi: nghe phổi có rales ẩm, XQ

 Bệnh lý khác

2.2.3.3. Đo bão hòa oxy:

 Chuẩn bị dụng cụ:

• Sử dụng máy đo bão hòa Maximo Rad 8 cho tất cả các bệnh nhân

Hình 2.1. Máy đo bão hòa oxy Masiomo Rad 8

Máy gồm có: - Bộ vi xử lý

- Máy được kết nối với bệnh nhân thông qua đầu dò

• Đầu dò dùng một lần dành cho trẻ sơ sinh: gồm có 2 phần - Điốt phát sáng (LED)

- Đầu cảm quang

Hình 2.2. Đầu dò dành cho trẻ sơ sinh

• Kiểm tra các thông số của máy theo qui định của nhà sản xuất trước khi đo.

 Chuẩn bị bệnh nhân:

• Giải thích cho mẹ bệnh nhân trước khi tiến hành đo bão hòa oxy

• Trẻ nằm yên, không quấy khóc, không bú hay được cho ăn.

• Trẻ không bị hạ thân nhiệt, shock, co giật

• Da trẻ sạch sẽ và khô

 Vị trí đo:

• Đo ở 2 vị trí tay Phải và chân, kết quả được ghi nhận khi chỉ số trên máy ổn định.

Hình 2.3. Vị trí mắc đầu đo spO2

• Đo song song hoặc tuần tự.

• Vùng đặt đầu dò: vùng thịt phía ngoài bàn tay Phải hoặc bàn chân. Đặt phần cảm quang của đầu dò ở phần thịt của lòng bàn tay hoặc chân, đặt phần đèn led ở phía mu đối diện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Qui trình tiến hành: theo qui trình về sàng lọc tim bẩm sinh của Hiệp hội Nhi khoa và hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (2011) )

QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Sau 1h

Sau 1h Trẻ sơ sinh nhập viện trong vòng 24 – 48h

Đo lần 1

< 90% tay P hoặc chân 90% - <95% tay P và chân hoặc > 3% khác biệt tay chân

≥95% tay P hoặc chân và ≤ 3% khác biệt tay chân

Đo lần 2

< 90% tay P hoặc chân 90% - <95% tay P và chân hoặc > 3% khác biệt tay chân

≥95% tay P hoặc chân và ≤ 3% khác biệt tay chân

Đo lần 3

< 90% tay P hoặc chân 90% - <95% tay P và chân hoặc > 3% khác biệt tay chân

≥95% tay P hoặc chân và ≤ 3% khác biệt tay chân Dương tính Âm tính

 Đánh giá kết quả:

• Kết quả dương tính:

 Nhóm I: spO2 < 90% tay P hoặc chân (1 lần đo)

 Nhóm II: spO2 từ 90 – < 95% hoặc > 3% khác biệt tay chân (3 lần đo, mỗi lần cách nhau 1h)

• Kết quả âm tính:

 Nhóm III: spO2 ≥ 95% tay P hoặc chân và ≤ 3% khác biệt tay chân (1 lần đo)

• Cả 3 nhóm đều được siêu âm tim sau khi đo spO2.

Từ đó tính ra độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp đo bão hòa oxy qua da trong sàng lọc tim bẩm sinh.

2.2.3.4. Các xét nghiệm:

 Xét nghiệm khí máu động mạch: được thực hiện bởi các điều dưỡng khoa HS Sơ sinh, tiến hành xét nghiệm ngay tại khoa trên máy GEM 4000 theo tiêu chuẩn của Khoa sinh hóa Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đánh giá kết quả khí máu động mạch:

• PaO2 ≥ 60 mmHg: không có suy hô hấp

• PaO2 < 60 mmHg: có suy hô hấp

 XQ phổi: được chụp tại giường bệnh nhân hoặc tại khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Nhi Trung Ương, kết quả được đọc bởi bác sỹ chẩn đoán hình ảnh và bác sỹ chuyên khoa sơ sinh, xác định:

• Diện tim to: chỉ số tim/ngực > 55%.

• Hình ảnh viêm phổi: có hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Siêu âm tim: được đánh giá bởi bác sỹ chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung Ương trên máy siêu âm tim Phillip modern HD 11 XE sau khi bệnh nhân được đo bão hòa oxy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (Trang 26 - 33)