Tỷ lệ các dị tật tim bẩm sinh trong từng nhóm spO2:

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (Trang 45 - 47)

I. Hành chín h:

4.1.3. Tỷ lệ các dị tật tim bẩm sinh trong từng nhóm spO2:

Theo bảng 3.3, 140 bệnh nhân có spO2 < 90% thuộc nhóm I, trị số spO2

thấp nhất mà chúng tôi đo được là 30%, cao nhất là 89%, trung bình 77,4 % ± 12,1. Trong đó, 104/140 bệnh nhân có tim bẩm sinh, 36 bệnh nhân mắc bệnh lý khác, có thể thấy các bệnh nhân có spO2 < 90% thì khả năng mắc bệnh lý tim bẩm sinh là rất cao cho nên nếu bệnh nhân có spO2 < 90% cần cho siêu âm tim kiểm tra để loại trừ ngay.

Từ bảng 3.4, trong nhóm II có 28 bệnh nhân có spO2 từ 90 - < 95% và 5 bệnh nhân có khác biệt tay chân > 3%, trên thực tế khi khám lâm sàng ở những bệnh nhân này là “hồng”, không có suy hô hấp hay tím tái, vì vậy nếu không có dấu hiệu tiếng thổi tâm thu khi nghe tim thì sẽ rất khó phát hiện ra bệnh lý tim bẩm sinh, do đó đây là nhóm bệnh nhân rất dễ bỏ sót khi khám cho ra viện, và nếu trẻ không có biểu hiện tím hay khó thở hoặc phải vào viện vì bệnh lý khác thì có thể dị tật tim bẩm sinh sẽ bị phát hiện muộn. Theo bảng 3.4, có thể thấy 22/33 bệnh nhân có dị tật tim bẩm sinh thuộc nhóm II, tương đương 66,7%, đây là một tỷ lệ rất cao và có ý nghĩa, chứng tỏ khi đo spO2 mà giá trị sau 3 lần cách nhau 1 giờ thu được nằm trong khoảng 90 - <95% hoặc khác biệt tay chân > 3% thì có thể nghi ngờ bệnh nhân có tim bẩm sinh và phải cho siêu tim để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thu được kết quả là 11/33 bệnh nhân thuộc nhóm II nhưng siêu âm tim bình thường, điều này là do trẻ mắc bệnh lý viêm phế quản phổi gây ra tình trạng suy hô hấp làm cho trị số spO2 bị giảm hơn bình thường.

Kết quả trong nghiên cứu thu được 232 bệnh nhân âm tính với spO2 ≥ 95 % và khác biệt tay chân ≤ 3%, mức spO2 đo được từ 95 – 100%, trung bình 97,8 % ± 1,7. Theo bảng 3.5, 61/232 BN thuộc nhóm III (26,3%) có dị tật tim bẩm sinh, trong đó chiếm nhiều nhất là nhóm còn ống động mạch và

thông liên thất. Điều này hoàn toàn phù hợp vì đây là hai nhóm tim bẩm sinh không tím nên trên lâm sàng spO2 của bệnh nhân vẫn trong giá trị bình thường, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng đây là hai nhóm tim bẩm sinh hay gặp trong các dị tật tim bẩm sinh không tím.

4.1.4. Giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong chẩn đoán dị tật TBS:

Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi tính được độ nhạy của phương pháp 126/187 ≈ 67,4%. Độ đặc hiệu của phương pháp 171/218 ≈ 78,4%.

Trong những nghiên cứu khoảng 10 năm gần đây của một số tác giả trên thế giới thì độ nhạy, độ đặc hiệu được đưa ra đều khác nhau, mặc dù các nghiên cứu đều cùng lựa chọn đối tượng ra trẻ sơ sinh thường nhưng do sự khác biệt về máy đo, vị trí đo, ngưỡng spO2, thời điểm đo nên đã đưa ra các kết quả khác nhau

Bảng 4.1. Kết quả của một số nghiên cứu sàng lọc CHD bằng bão hòa oxy

Tác giả n Tuổi Vị trí* Ngưỡng spO2 bình thường Độ nhạy % Độ đặc hiệu % Hoke 2876 < 24 H + F ≥92%/<7 100 100 Richmond 5626 11,7 F ≥ 95 69,2 99,8 Koppel 11281 72 F ≥ 96 60 99,9 Reich 2114 >24 H + F ≥ 95/<4 50 99,9 Rosati 5292 72 F ≥ 96 66,7 100 Sendelbach 10976 4 F ≥ 96 0 95,5

*H + F hand and foot

Độ nhạy của chúng tôi thu được cũng tương tự như của tác giả Anne De-Wahl Granelli khi tiến hành nghiên cứu 39821 trẻ cho kết quả độ nhạy của phương pháp đo bão hòa oxy là 64,3%. Tuy nhiên, độ đặc hiệu của tác giả Anne De-Wahl Granelli là 99,8%, tỷ lệ dương tính giả 0,17%. Các trường

hợp dương tính giả là do các bệnh lý viêm phổi, nhiễm trùng, tăng áp phổi, rối loạn lưu thông máu trong bào thai…

Điểm giống nhau giữa nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả trên là cùng tiến hành theo một qui trình nghiên cứu nhưng điểm khác nhau là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trẻ bệnh, trong 173 bệnh nhân dương tính có 47 bệnh nhân sau khi đối chiếu siêu âm thì không phải mắc bệnh lý tim bẩm sinh mà chủ yếu là bị viêm phổi, tình trạng suy hô hấp đã làm trị số spO2

giảm khi vào viện làm cho tỷ lệ dương tính giả tăng cao.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đo độ bão hòa oxy qua da

4.2.1. Mối liên quan spO2 và giới

Theo kết quả nghiên cứu, trẻ trai chiếm số lượng cao hơn trẻ gái, tỷ lệ nam/nữ là 1,75/1. Tỷ lệ này cũng tương tự như nghiên cứu năm 2011 của tác giả Nguyễn Trung Kiên khi dùng siêu âm tim để đánh giá các dị tật tim bẩm sinh tại trẻ sơ sinh thuộc khoa HS Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương, tỷ lệ nam/nữ là 1,78/1 [1].

Tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn trong nghiên cứu, trong từng nhóm spO2

thì tỷ lệ nam cũng cao hơn tỷ lệ nữ, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm (p > 0,05). Điều này có thể giải thích là do tỷ lệ trẻ trai nhập viện trong thời gian nghiên cứu cao hơn trẻ gái.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giá trị của đo độ bão hòa oxy qua da trong việc phát hiện sớm tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w