nghiên cứu công tác cổ phần hoá và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hoà

109 245 0
nghiên cứu công tác cổ phần hoá và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng khánh hoà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Mộng Thuỷ MSSV: 44D4315 Ngành: Quản trị kinh doanh Tên đồ án: Nghiên cứu công tác cổ phần hoá và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là phải đạt hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu cao nhất và không thay đổi đó là phát triển trên cơ sở có lợi nhuận cao, bảo toàn và tăng vốn kinh doanh, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, của xã hội. Để thực hiện được điều đó thì tối thiểu nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tạo ra được các thu nhập bù đắp các khoản chi phí bỏ ra, vừa có tích luỹ để tái sản suất mở rộng.Sự phát triển đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đặt biệt đến hiệu quả kinh tế và phải luôn phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh tế của mình. Đây là mục tiêu cơ bản, lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở học tập, nghiên cứu về mặt lý thuyết đã được trang bị trong Nhà trường để vận dụng vào thực tiễn sinh động trong đời sống các doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác cổ phần hoá và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài khảo sát, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà sau khi cổ phần hoá. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, phương pháp xác suất, liên hệ so sánh, tham khảo ý kiến chuyên gia. 4. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu công tác cổ phần hoá và tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà sau cổ phần hoá. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 Qua đó, củng cố và khẳng định sự đúng đắn của công ty khi tiến hành cổ phần hoá. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 5. Những đóng góp của đề tài: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Đánh giá đúng thực trạng công tác cổ phần hoá và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà. - Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau cổ phần hoá. 6. Nội dung và kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Tổng luận về cổ phần hoá và hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng công tác cổ phần hoá và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà. Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 PHẦN I TỔNG LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DNNN. 1.1 Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 1.1.1 Khái niệm: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Trong đó, Nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông, vẫn có thể là chủ sở hữu của một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức doanh nghiệp Nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần. 1.1.2 Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN: Cổ phần hoá DNNN là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế. Cổ phần hoá nhằm thay đổi cơ cấu sở hữu đối với DNNN, gắn quyền sở hữu với quyền quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. Thông qua việc gắn kết các quyền này, đội ngũ cán bộ quản lý trong doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm với chính nguồn vốn họ đã đầu tư vào doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cổ phần hoá là giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng các DNNN hoạt động kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ kéo dài. Cổ phần hoá góp phần làm lành mạnh hoá tình trạng tài chính của khu vực các DNNN nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Trong quá trình cổ phần hoá, thực trạng tài chính của các DNNN được xác định một cách chính xác, các khoản nợ, đặc biệt là nợ khó đòi được giải quyết, các loại tài sản được kiểm kê, đánh giá lại theo giá trị thực tế. Do đó, cổ phần hoá góp phần làm cho các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp với Nhà nước và với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp được xác định, giải quyết một cách rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động lành mạnh sau cổ phần hoá. Cổ phần hoá DNNN là giải pháp để Nhà nước thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng thu hồi vốn đầu tư trong những lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ và chuyển giao cho các thành phần kinh tế khác, tập trung đầu tư vào những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Do đó, cổ phần hoá tạo điều kiện để thành phần kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua cổ phần hoá, các doanh nghiệp thu hút được các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thiết lập quan hệ lâu dài với người lao động, những nhà cung cấp và khách hàng. Trên cơ sở đó, sau cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2 Các bước tiến hành cổ phần hoá: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 Theo Nghị định 64/2002/ NĐ – CP, ngày 19/6/2002 của Chính phủ, quy trình cổ phần hoá thông qua các bước như sau: 1.2.1 Thành lập ban đổi mới quản lý doanh nghiệp tại công ty. Nhiệm vụ của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp là: - Tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp những chủ trương, chính sách của Chính phủ để tổ chức thực hiện. - Chuẩn bị các tư liệu, hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp. - Kiểm tra và lập hồ sơ về tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc do doanh nghiệp đang quản lý. - Kiểm tra và lập hồ sơ về vật tư, hàng hoá ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất và đề ra hướng giải quyết. - Lập danh sách số lao động của doanh nghiệp đến thời điểm quyết định cổ phần hoá: Số lượng, năm công tác của từng người, dự kiến số lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi của Nhà nước trả dần trong mười năm. - Lập dự toán chi phí cổ phần hoá cho đến khi hoàn thành Đại hội cổ đông lần thứ nhất. 1.2.2 Xác định giá trị doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá. Để tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp là công việc quan trọng nhất. Giá trị tài sản của doanh nghiệp được xác định dựa vào những căn cứ sau: - Trên sổ sách, gồm có: Số liệu giao vốn gần nhất, biên bản xét duyệt ba năm trước khi cổ phần hoá, toàn bộ chứng từ sổ sách liên quan. - Số liệu kiểm kê thực tế, gồm có tài liệu kiểm kê về tài sản, nguồn vốn, vật tư, hàng hoá, biên bản đối chiếu công nợ các bên đã ký xác nhận, hợp đồng, giấy phép liên doanh, liên kết (nếu có) và các tài liệu khác về đầu tư tài chính. - Hiện trạng về giá hiện hành của từng loại tài sản, vật tư, hàng hoá. Dựa vào các căn cứ trên, giá trị các bộ phận tài sản của doanh nghiệp cần xác định gồm có: - Tài sản cố định được xác định rõ về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại cho từng loại tài sản đang dùng, không dùng, chưa dùng, cho thuê, chờ thanh lý. Sau khi đã kiểm kê và tính theo giá trên sổ sách toàn bộ tài sản cố định, doanh nghiệp căn cứ vào chất lượng còn lại và giá trị hiện hành của tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác định giá trị tài sản thực còn lại. Riêng giá trị nhà cửa, vật kiến trúc được xác định dựa vào biểu giá hiện hành của địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Đối với đất đai đang sử dụng, không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 Nhà nước cho phép doanh nghiệp Nhà nước và các công ty cổ phần sử dụng đất theo thời hạn nhất định. Công ty cổ phần phải nộp tiền thuê đất hàng năm theo Luật đất đai và các quy định khác của Nhà nước về sử dụng đất. Trước khi giao đất cho công ty cổ phần sử dụng, doanh nghiệp Nhà nước đã nộp một số khoản tiền như tiền đền bù, tiền san lấp mặt bằng; các khoản này được tính vào giá trị doanh nghiệp. - Giá trị tài sản lưu động gồm tiền mặt, vật tư hàng hóa (căn cứ vào kiểm kê thực tế và giá trị đã được xác đinh lại căn cứ vào thời giá hiện hành), các khoản phải thu, giá trị các tài sản lưu động khác (thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn) được tính theo công thức sau: - Giá trị xây dựng cơ bản dở dang (đối với các công trình xây dựng dở dang gắn liền với các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp mà công ty cổ phần có nhu cầu xây dựng tiếp) được xác định như đối với tài sản cố định nêu trên. - Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết (nếu có) được xác định lại bằng số thực có theo mặt bằng giá trị khi thực hiện cổ phần hoá. Vốn góp liên doanh bao gồm tiền, vật tư hàng hoá, tài sản cố định, đất đai (giá trị đền bù và san lấp mặt bằng). - Nguồn vốn hình thành, gồm có vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các khoản lỗ, quỹ phúc lợi và khen thưởng, vốn nhận liên doanh. Các nguồn vốn và quỹ phải được xác định rõ phần thuộc sở hữu nhà nước (ngân sách cấp hoặc tự bổ sung), vốn nhận liên doanh và các phần thuộc sở hữu khác (chi tiết từng loại nguồn). Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Các khoản lỗ bao gồm lỗ năm trước, nợ không đòi được, những khoản thiệt hại còn lại sau khi được bảo hiểm và người gây thiệt hại bồi thường, tài sản vật tư mất, thiếu hụt và những khoản lỗ khác. Quỹ phúc lợi và khen thưởng bao gồm những tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi và khen thưởng bằng tiền chưa chia. Sau khi xác định lại giá trị từng loại tài sản và nguồn hình thành, giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Giá tr ị TSLĐ thực tế = Giá tr ị vật t ư hàng hoá sau khi đã được đánh giá lại Ti ền mặt + _ Các khoản phải thu N ợ khó đòi + Giá tr ị TSLĐ khác + Giá tr ị doanh nghiệp sau kiểm kê, đánh giá lại = Giá tr ị TSLĐ + + Giá tr ị TSCĐ _ V ốn góp liên doanh, liên kết + Giá tr ị xây dựng cơ bản dở dang N ợ phải tr ả + Các khoản l ỗ N ợ phải trả không Qu ỹ phúc lợi, khen _ _ _ V ốn nhận liên PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 - Lợi thế của doanh nghiệp về vị trí địa lý thuận lợi, nhãn mác có uy tín, trình độ quản lý tốt, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…được tính vào giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá. Cách xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp như: lấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân trong 3 năm trước khi cổ phần hoá so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành kinh tế kỹ thuật (theo phân loại của Nhà nước); giá trị lợi thế của doanh nghiệp bằng phần chêch lệch về tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá nhân với giá trị doanh nghiệp sau khi kiểm kê, đánh giá lại. 1.2.3 Xây dựng phương án cổ phần hoá: Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, vốn, công nợ của doanh nghiệp và phân loại thành các nhóm sau: - Tài sản đang dùng - Tài sản không cần dùng. - Tài sản xin thanh lý. - Tài sản (hiện vật) được hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê, Ban đổi mới quản lý đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan quản lý vốn giải quyết những vướng mắc về tài chính và dự kiến đề nghị giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Cơ quan chủ quản doanh nghiệp thống nhất với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về giá trị thực tế của doanh nghiệp, ra văn bản thoả thuận với Bộ Tài chính về mức giá này. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án (dự kiến) cổ phần hoá doanh nghiệp, dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần: Giá trị doanh nghiệp sau kiểm kê, đánh giá lại Giá trị doanh nghi ệp Giá trị lợi thế của doanh nghiệp Chi phí thực hiện cổ phần hoá + + = PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 - Phổ biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến phương án để mọi người lao động biết và cùng thảo luận. - Tổ chức đại hội công nhân viên bất thường để lấy ý kiến về dự thảo phương án, bàn phương hướng, biện pháp cụ thể làm cơ sở hoàn thiện phương án. Tuy nhiên, Ban đổi mới quản lý có thể tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức khác nếu thấy có hiệu quả. - Hoàn thiện phương án trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoàn chỉnh dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần để chuẩn bị trình Đại hội cổ đông xem xét, quyết định. 1.2.4 Thông báo công khai về việc cổ phần hoá doanh nghiệp: Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần, tổ chức bán cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông, mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông, đăng ký mua tờ cổ phiếu tại Kho bạc Nhà nước và thông báo công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp đến thời điểm cổ phần hoá. Triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. 1.2.5 Ra mắt công ty cổ phần: Với sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước, Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp đã cổ phần hoá bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần các hồ sơ về lao động, vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và các tài liệu sổ sách khác của doanh nghiệp. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp bàn giao những công việc còn lại (nếu có) cho Hội đồng quản trị và tuyên bố tự giải thể từ ngày ký biên bản bàn giao. Hội đồng quản trị công ty cổ phần phải hoàn tất những công việc còn lại, bao gồm: - Nộp lại con dấu cũ và xin khắc con dấu của công ty cổ phần. - Lập bản kê đề nghị kho bạc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp cho các cổ đông tờ cổ phiếu phù hợp với số cổ phần của các cổ đông. - Tổ chức ra mắt công ty cổ phần: đăng báo quy định công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo bằng văn bản thời điểm hoạt động của công ty cổ phần theo con dấu mới, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. - Đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 1.3 Tình hình cổ phần hoá ở nước ta trong thời gian qua: 1.3.1 Những thành tựu: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 Biểu đồ 1: Tình hình cổ phần hoá nước ta giai đoạn 1992 – 2005. Theo Báo Tài chính tháng 3/2005 thì từ năm 1992 đến nay, cả nước đã cổ phần hoá được 2242 DNNN. Trong đó, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng là 1.327 doanh nghiệp, chiếm 59,2% tập trung ở các ngành thi công xây lắp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ, chế biến nông phẩm do các địa phương quản lý; các doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 5 – 10 tỷ đồng là 500 doanh nghiệp, chiếm 22,3%; còn lại, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng là 415 doanh nghiệp, chiếm 18,5%. Cổ phần hoá đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp, trong đó người lao động trong doanh nghiệp trở thành người chủ thực sự phần vốn góp của mình trong công ty cổ phần. Tính bình quân kết quả cổ phần hoá trong thời gian qua cho thấy chủ sở hữu Nhà nước nắm giữ 46,5% vốn điều lệ, tương ứng 10.792 tỷ đồng; người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 38,1% vốn điều lệ, tương ứng 8.847 tỷ đồng; cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ 15,4% vốn điều lệ, tương ứng 3.654 tỷ đồng. Cổ phần hoá đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu lại DNNN để DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Hoàn thành cổ phần hoá của 2.242 doanh nghiệp như đã nêu trên, chúng ta không chỉ đơn thuần giảm được số lượng DNNN mà còn để DNNN có được bước cơ cấu lại quan trọng. Từ chỗ DNNN rất phân tán, dàn trải trong tất cả các ngành, lĩnh vực, qua cổ phần hóa đã tập trung vào 39 ngành, lĩnh vực then chốt TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1992 - 2005 1327 500 415 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Dưới 5 tỷ đồng Từ 5 – 10 tỷ đồng Trên 10 t ỷ đồng Vốn Nhà nước Số DN PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 10 của nền kinh tế, trong đó nhiều ngành, lĩnh vực DNNN cần chi phối để Nhà nước làm công cụ điều tiết vĩ mô. Quy mô vốn của DNNN cũng được tăng lên đáng kể. Năm 2001, vốn bình quân của một DNNN khoảng 24 tỷ đồng, nay đã tăng lên đến 63,6 tỷ đồng. Tài chính doanh nghiệp được lành mạnh hoá hơn một bước thông qua cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý tài sản ứ đọng, tồn kho lâu ngày, thông qua công ty mua bán nợ của doanh nghiệp. Cổ phần hoá đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Trong quá trình cổ phần hoá DNNN, một mặt vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá lại khách quan hơn, tiếp cận hơn với phương thức thị trường, mặt khác đã huy động được 12.411 tỷ đồng của các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội vào doanh nghiệp để kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất. Cổ phần hoá góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do lợi ích được đảm bảo hài hoà, tuyệt đại đa số sau cổ phần hoá các công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về hiệu quả sản xuất kinh doanh của 850 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: Vốn điều lệ bình quân tăng 44%; Doanh thu bình quân tăng 139.76%, trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều hoạt động kinh doanh có lãi. Nộp ngân sách bình quân tăng 24,9% mặc dù các doanh nghiệp này được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất…Thu nhập của người lao động bình quân tăng12%… (Theo Báo Tài chính, Tháng 3/2005). 1.3.2 Những tồn tại yếu kém: Mặc dù vậy, quá trình cổ phần hoá vẫn còn có những hạn chế: - Hệ thống các quy định pháp lý cho triển khai cổ phần hoá DNNN còn chưa được đầy đủ trong khi những vấn đề mới liên tục nảy sinh, đặc biệt là quy trình thống nhất quy định cụ thể về quá trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần. Tại nhiều đơn vị, quá trình cổ phần hoá thực hiện rất chậm do không giải quyết được những vấn đề nảy sinh khi xác định giá trị doanh nghiệp, xác định phần đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp, giải quyết nợ, thu hồi nợ khó đòi… - Công tác tuyên truyền vận động ở nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá còn chưa tốt nên quá trình triển khai cổ phần hoá còn chậm, đặc biệt là giai đoạn bán đấu giá cổ phần. Một số đơn vị khi thực hiện bán đấu giá cổ phần đã tự đặt thêm các quy định như lượng cổ phần mua tối thiểu, đặt cọc tiền khi đăng ký mua…và những quy định này đã khiến các nhà đầu tư ngần ngại. - Nhiều công ty cổ phần chưa có sự đổi mới mạnh trong quản trị công ty, phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như DNNN nên hiệu quả thấp. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... trường 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÁNH HỒ 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Cơng ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hồ 2.1.1 Điều kiện kinh tế Từ khi đất nước chuyển hướng từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường cho phép các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh bình đẳng làm cho mức... suất và thất nghiệp còn khá phổ biến Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và thốt khỏi tình trạng lạc hậu về sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 24 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com PHẦN II THỰC TRẠNG CƠNG TÁC CỔ PHẦN HỐ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÁNH... của cổ đơng đối với doanh nghiệp - Cản trở về mặt tâm lý xã hội do tình trạng phân biệt đối xử giữa DNNN và cơng ty cổ phần 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm: Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quan điểm 1: Hiệu quả sản xuất. .. VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÁNH HỒ 1.1 Q trình hình thành và phát triển 25 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Cơng ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hồ tiền thân là một cơ sở nhỏ sản xuất gạch hoa Theo quyết định số: 1542/UBND, ngày 29/7/1982, của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Khánh Hồ, cơng ty được thành lập với tên gọi là “ Xí nghiệp Vật liệu trang... tiết kiệm chi phí và mức độ tăng kết quả Quan điểm 4: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí Quan điểm 5: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động 11 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Quan điểm 6: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự... lập doanh nghiệp, xí nghiệp đã đổi tên là “Cơng ty Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hồ” với những chức năng rộng lớn như: san ủi mặt bằng cơng trình, thiết kế thi cơng các cơng trình điện nước, dân dụng… Ngày 24/4/2003, theo quyết định số 1147/QĐTT của Thủ tướng Chính phủ, cơng ty tiến hành cổ phần hố và đổi tên thành:“ Cơng ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hồ” ¯ Q trình hình thành và. .. cơ cấu tổ chức sản xuất: Cơng ty Các phòng ban chức năng Bộ phận sản xuất bê tơng Các đội thi cơng Đội số 1 Đội số 2 Đội số 3 Đội số 4 Đội số 5 Đội điện Đội nước Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất 1.3.2.2 Thuyết minh sơ đồ 1.3.2.2.1 Đối với bộ phận sản xuất vật liệu xây dựng Bộ phận này có trách nhiệm sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho q trình thi cơng xây lắp cơng trình Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu... mang lại hiệu quả kinh tế cao sau một q trình sản xuất kinh doanh Trình độ quản lý càng cao thì hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh đạt được càng lớn và ngược lại 2.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.1 Phương pháp so sánh: Một chỉ tiêu kinh tế đơn thuần vẫn chưa thể hiện đầy đủ mức độ đạt hiệu quả ở một doanh nghiệp như thế nào Thơng qua phương pháp so... quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh Quan điểm 2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng về kinh tế tức là sự tăng trưởng của các mục tiêu kinh tế, cách tìm hiểu này chỉ là phiến diện, đứng trên mức độ biến động theo thời gian Quan điểm 3: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức... dài hạn và kế hoạch hàng năm, phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ cơng ty đáp ứng với u cầu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh - Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh của cơng ty, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quy định giá - Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty ¯ Phó . Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài nghiên cứu công tác cổ phần hoá và tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà sau cổ phần hoá. PDF. hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần II: Thực trạng công tác cổ phần hoá và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây dựng Khánh Hoà. Phần III:. 1 Họ và tên: Nguyễn Thị Mộng Thuỷ MSSV: 44D4315 Ngành: Quản trị kinh doanh Tên đồ án: Nghiên cứu công tác cổ phần hoá và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu Xây

Ngày đăng: 31/08/2014, 17:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan