Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
603 KB
Nội dung
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. các doanh nghiệp muốn tồn tại đứng vững trên thị trường, nuốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của doanh nghiệp khác thì không còn cách nào phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Do vậy, tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm chú trọng. Khi sản xuất kinh doanh co hiệu quả cao, doanh thu cao thì doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình, cũng như mua sắm trang thiết bị máy móc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất hay kinh doanh để thay thế máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, nâng cao đời sống của anh chị em công nhân hay nhân viên của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện được các yếu tố trên thì mới có thể mạnh dạn và tự tin đứng ra cạnh tranh cùng với các doanh nghiệp khác ở trong nước hay nước ngoài về cùng sản phẩm, dịch vụ kinh doanh Nền kinh tế thị trường như hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Là một doanh nghiệp sản xuất trực thuộc Tập đoàn Vina cà phê Việt Nam, Công ty cà phê Buôn Hồ cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước. Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường, đòi hỏi những nhà quản lý luôn phải thường xuyên cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Nắm được vấn đề này, Ban lãnh đạo Công ty đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và các chi phí khác để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bởi vậy trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty cà phê Buôn Hồ, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ Lê Thanh Hà, ban lãnh đạo công ty cũng như các 1 cán bộ nhân viên. Chúng em lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng công tác sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời gian qua. - Xác định những nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời gian qua. - Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời gian tới. 1.3Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tất cả các nhân tố, các mối quan hệ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được triển khai thực hiên tại Công ty cà phê Buôn Hồ tại km2 đường Trần Hưng Đạo, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu 3 năm ( từ năm 2009 đến năm 2011) Thời gian triển khai thực tập: 5/10 đến ngày 5/11/2012 2 PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu nên oanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau. Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải trú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . - Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp 2.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải chú trọng và phát huy tối đa năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí. Tuy vậy, để hiểu rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phân biệt hai khái niệm Hiệu quả và Kết quả sản xuất kinh doanh. 3 Kết quả là những cái thu được sau một khoảng thời gian sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật ( tấn, tạ, kg ) và đơn vị giá trị (đồng, triệu đồng…). Kết quả còn phản ánh quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Việc xác định hiệu quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thới kì cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt được lợi nhuận tối đa và chi phí tối thiểu. 2.1.1.3 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Tuỳ theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các cách phân loại khác nhau, cụ thể: - Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả tổng hợp bao gồm: + Hiệu quả kinh tế: mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế xã hội mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đặt ra. + Hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong quá trình thực hịên các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà nước, vấn đề môi trường… - Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp: + Hiệu quả trực tiếp: được xem xét trong phạm vi một dự án, một công ty. + Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác. - Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối: + Hiệu quả tuyệt đối: được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí + Hiệu quả tương đối: đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. - Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài: 4 + Hiệu trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời. + Hiệu quả lâu dài: mang tính chiến lược lâu dài. Phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.1.4 Một số chỉ tiêu xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Để dánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của toàn doanh nghiệp người ta thường dung các chỉ tiêu sau: chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí cho biết với một đồng chi phí bỏ ra, doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng doanh thu. Doanh thu trên = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ một đồng chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu Doanh thu trên 1 đồng vốn kinh doanh phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng Doanh thu. Doanh thu trên một = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ đồng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Chỉ tiêun doanh lợi theo chi phí cho biết bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi theo = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi theo = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ 5 Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thuần phản ánh một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Doanh lợi Doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu tiêu thụ thuần Kỳ thu tiền trung bình: Thời gian thu tiền bán hang kể từ khi giao hang đến khi thu tiền là bao nhiêu ngày. Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu thuần bình quân một ngày trong kỳ - Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát. Hệ số thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả ( bao gồm: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn ) Hệ số thanh toán tổng quát(Htq) = Tổng tài sản Tổng nợ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Là quan hệ giữa tổng tài sản lưu động và đầu tư ngăn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngăn hạn (TSNH) với các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện thời( Hht) = Tổng TSNH Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Các TSNH trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong TSNH hiện có thì vật tư hàng hóa tồn kho(các loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phần tồn kho) chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất. Vì 6 vậy, hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để có thể đáp ứng yêu cầu thanh toán cần thiết. Khả năng thanh toán nhanh (Hnh) = TSNH- HHTồn kho Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán lãi vay. Lãi vay phải trả là một khoản chi phí tương đối ổn định và có thể tính toán trước. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận kinh doanh (lợi nhuận trước thuế và lãi vay). So sánh với nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền đi vay tới mức độ nào hay nói cách khác là nó cho biết mức độ lợi nhuận đả bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả - Chỉ tiêu cơ cấu vốn và tài sản; Hệ số nợ: Hệ số nợ = Nợ phải trả = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn CSH = Vốn CSH =1 – Hệ số nợ Tổng nguồn vốn - Chỉ tiêu cơ cấu tài sản: Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao 7 nhiêu đồng để hình thành TSNH, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản dài hạn( TSDH). Để đánh giá cơ câu tài sản ta sử dụng hai chỉ tiêu sau: Tỉ suất đầu tư vào TSDH = TSDH = 1 – tỉ suất đầu tư vào TSNH Tổng tài sản - Các chỉ số về hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kì.Nó được xác định theo công thức sau: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán (DTT) Hàng tồn kho bình quân Số ngay một vòng quay hàng tồn kho (kì luân chuyển hàng tồn kho): Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Kì luân chuyển hàng tồn kho = Số ngày trong kì Số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu: Đó là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kì. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu Số dư bình quân các khoản phải thu - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực: Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân: Cứ một lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. NSLĐ bình quân = Doanh thu thuần 8 Tổng số lao động bình quân trong ngày Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thuần: Để có một đồng doanh thu, doanh nghiệp phải trả bao nhiêu đồng tiền lương. Tỷ suất tiền lương/DTT = Tổng quỹ lương Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động: Cứ một lao động tham gia thì tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mức sinh lời Bình quân của lao động = Lợi nhuận sau thuế Tổng số lao động trong kỳ - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như: sức sản xuất của TSCĐ (hiệu suất sử dụng TSCĐ trong 1 kỳ ), sức sinh lợi của tài sản cố định và suất hao phí từ TSCĐ. Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ: phản ánh 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng số doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu sức sinh lợi TSCĐ cho biết 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần ( hay lãi gộp ). Sức sinh lợi của TSCĐ = Lợi nhuận trong kỳ Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu suất hao phí từ tài sản cố định cho thấy để có 1 đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần phải hao phí bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định Suất hao phí từ TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần ( hay lợi nhuận thuần) 9 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu : vòng quay TSLĐ trong kỳ, hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ và mức đảm nhiệm TSLĐ. Vòng quay TSLĐ trong kỳ (hay hiệu suất sử dụng TSLĐ): cho biết mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ càng cao. Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Trong kì TSLĐ bình quânn trong kỳ Hiệu quả sử dụng TSLĐ phản ánh khả năng sinh lợi của TSLĐ. Nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ = Lợi nhuận sau thuế TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Mức đảm nhiệm TSLĐ cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu, doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao. Mức đảm nhiệm TSLĐ = TSLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần - Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí: cứ một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất DT/CP = Doanh thu thuần Tổng chi phí trong kỳ 2.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 10 [...]... về sản lượng, vai trò cung cấp của các nước Châu Á- Thái Bình Dương sẽ còn tiếp tục tăng lên với loại cà phê này 2.2.1.2 Sản phẩm cà phê Các sản phẩm của cà phê rất đa dạng, sản phẩm ban đầu của cây cà phê là cà phê quả tươi Cà phê quả tươi quá trình sơ chế sẽ cho ta cà phê nhân Từ cà phê nhân qua quá trình sơ chế biến công nghiệp sẽ cho ta các sản phẩm tinh chế là cà phê hoà tan, cà phê bột, cà phê. .. ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là quan trọng nhất Tốc độ tiêu thụ sản phẩm quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung... thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp... cây công nghiệp lâu năm 3.1.3 Giới thiệu khái quát về Công ty cà phê Buôn Hồ 3.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cà phê Buôn Hồ - Tên đầy đủ của doanh nghiệp: CÔNG TY CÀ PHÊ BUÔN HỒ Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Buonho coffee Company Địa chỉ trị sở chính: Thị xã Buôn Hồ, Krông Buk, Đắk Lắk Điện thoại: (84-500) 3872941,3872178 Ngành nghề kinh doanh: (Theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh. .. quản trị phải lựa chọn cách giải Chính vì vậy, ta có thể nói việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị Ngoài những chức năng trên của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn là vai trò quan trọng trong cơ chế thị trường Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh. .. sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự Các tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn 2.1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sản. .. tồn tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí Để hiểu rõ về vai trò nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh. .. khăn của công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Từ những nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của công ty cà phê Buôn Hồ chúng tôi nhận thấy công ty có những thuận lợi và khó khăn sau: 3.2.1 Thuận lợi - Công ty hình thành tồn tại và phát triển được 35 năm dưới sự giám sát và chỉ đạo của công ty cà phê Việt Nam đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề và có kinh nghiệm - Công ty có trụ... giới Cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở Châu Mỹ, đặc biệt tại hai nước là Brazin và Colombia Hai nước này sản xuất tới 80% sản lượng cà phê Arabica của thế giới, đồng thời cũng là hai nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhiều nhất, thống trị thị trường cà phê thế giới 16 Cà phê Robusta là giống cà phê ngon thứ hai sau cà phê Arabica Loại cà phê này thường được tiêu dung ở các nước có truyền thống uống cà. .. doanh nghiệp Trong đó trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Chi phí . sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời gian qua. - Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời. trạng công tác sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ trong thời gian qua. - Xác định những nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà. hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê tại Công ty cà phê Buôn Hồ. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được triển khai thực hiên tại Công ty cà phê Buôn Hồ tại