ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm địa bàn nghiên cứu
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Đề tài sử dụng nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp
- Số liệu thứ cấp: bao gồm các báo cáo về diện tích, năng suất, sản lượng cà phê sản xuất, khối lượng sản phẩm cà phê đã tiêu thụ trên thị trường của các năm gần đây, các báo cáo quyết toán của Công ty về chi phí giá thành và giá bán, các điều kiện sản xuất, các chương trình bổ sung sản xuất, tiêu thụ của Công ty và liên quan tới hoạt động kinh doanh của Công ty.Các tài liệu thứ cấp này được thu thập từ các phòng ban của Công Ty như phòng Tổ chức hành chính-bảo vệ, phòng Kế hoạch sản xuất – kinh doanh dịch vụ, phòng Tài vụ kế toán.Ngoài ra, chúng tôi còn chọn lọc các thông tin qua mạng internet, các trang web của Tổng công ty cà phê Việt Nam, từ các báo cáo về cà phê trong và ngoài nước…
-Số liệu sơ cấp: Bao gồm các thong tin có liên quan đến số lượng sản phẩm mua, chất lượng sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả mua hàng của công ty cà phê Buôn Hồ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhân viên kỹ thuật, các đội trưởng đội sản xuất của Công Ty.
3.3.2.2 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu
Các thông tin, số liệu sau khi đã thu thập được chúng tôi chọn lọc, tổng hợp, hệ thống hóa trên cơ sở phan tổ thống kê và đưa vào tính toán, được thể hiện trên các bản số liệu. bên cạnh đó có sử dụng máy tính bỏ túi, phàn mềm Excel.
3.3.2.3 Phương pháp phân tích nghiên cứu
Phương pháp phân tích chủ yếu là phân tích thống kê với các chỉ tiêu phân tích như tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển, dự báo cho các năm tiếp theo để phản ánh quy mô, khối lượng, kết quả, tình hình biến động quản trị mua cà phê và mối liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng.
3.3.2.4 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản
được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để so sánh sự khác nhau, tăng, giảm về diện tích, khối lượng, năng suất tiêu thụ qua các năm.
3.3.2.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm băt và ra quyêt định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ:
- Strengths( điểm mạnh) - Weaknesses( điểm yếu) - Opportunities(cơ hôi) - Threats( nguy cơ)
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiếm lược đánh giá đối thủ cạnh tranh tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…
3.3.2.6 Phương pháp dự báo
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dử liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một só mô hình toán học. Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai và để dự báo định tính được chính xác hơn người ta cố loại trừ nhũng tính chủ quan của người dự báo.