Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong tình hình kinh tế hiện nay.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếutrong sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong tìnhhình kinh tế hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp ngàycàng trở nên quan trọng và bức thiết hơn, một mặt là vì; sự biến động của thịtrường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên đòi hỏicác doanh nghiệp phải sử dụng vốn sao cho hợp lí nhằm mang lại hiệu quả caonhất trong sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Mặtkhác, để mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách tăngcường huy động vốn từ các nguồn khác nhau.Có thể nói trong nền kinh tế hiệnnay vốn được xem như một vũ khí quan trọng của mỗi doanh nghiệp
Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đã đặt ra ở trên cùng vớihiểu biết của bản thân trong việc tìm hiểu vấn đề này, tôi đã chọn đề tài:
“ Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu
tư xây dựng 89” làm đề tài cho bản chuyên đề tốt nghiệp của mình với hy vọng
sẽ góp phần nhỏ vào việc phân tích và rút ra một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả huy động và sử dụng vốn tại công ty
Kết cấu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương I: Những vấn đề cơ bản về vốn trong các doanh nghiệp hiện nayChương II: Thực trạng việc huy động và sử dụng vốn tại Công ty cổ phần
tư vấn và đầu tư xây dựng 89
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao việc huy động và sử dụngvốn tại Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89 trong những năm tới
Để hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp, trước hết tôi xin cảm ơn Bangiám đốc và các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng
89 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, tình hình của
Trang 2công ty để tôi có thể hoàn thành đề tài này Sau cùng, tôi xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn- GVC Lục Diệu Toán, người
đã chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệpnày
Tuy nhiên, do thời gian thực tập ngắn và sự hiểu biết của bản thân còn hạnchế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè quan tâm vấn đề này
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30/4/2010Sinh viên: Lê Anh Tuấn Lớp : Tài chính BKhoá : 38
Khoa : Ngân hàng- Tài chínhTrường : Đại học Kinh tế quốc dân
Trang 3CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn mà chúng ta có thể kể đến như:Samuelson cho rằng : Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai,còn vốn và hàng hóa là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất Vốn bao gồm cácloại hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và vừa được sử dụng như các đầu vàohữu ích trong quá trình sản xuất đó
Trong cuốn “Kinh tế học” David Begg cho rằng: Vốn là một loại hànghoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh “ Vốnđược chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính.” Như vậy, ông đãđồng nhất với tài sản doanh nghiệp Trong đó:
-Vốn hiện vật : Là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất
ra các hàng hóa khác
-Vốn tài chính : Là tiền và tài sản trên giấy của doanh nghiệp
Theo giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” của Trường Đại học Kinh kếquốc dân thì khái niệm vốn được chia thành hai phần: Tư bản là giá trị manglại giá trị thặng dư Vốn được quan tâm đến khía cạnh giá trị nào đó của nó màthôi Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệptại một thời điểm.Và hai là vốn được nhà doanh nghiệp dùng để đầu tư vào tàisản của mình Nguồn vốn là những nguồn được huy động từ đâu Còn về bảng
Trang 4cân đối phản ánh tổng dự trữ của bản thân doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp
có dự trữ tiền để mua hàng hoá và dịch vụ rồi sản xuất và chuyển hoá chúngthành sản phẩm cuối cùng cho đến khi trữ hàng hoá hoặc tiền thay đổi đó sẽ cómột dòng tiền hay hàng hoá đi ra đó là hiện tượng xuất quỹ, còn khi xuất hànghoá ra thì doanh nghiệp sẽ thu về dòng tiền( phản ánh nhập quỹ, và biểu hiệncân đối của doanh nghiệp là ngân quỹ làm cân đối dòng tiền trong doanhnghiệp)
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn
bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vàoquan trọng đối với các doanh nghiệp, mà còn đề cập đến sự tham gia của vốntrong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và tồn tạicủa doanh nghiệp
Như vậy, vốn là các yếu tố đầu vào của mọi hoạt động kinh doanh Có vốndoanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị haykhai thác kế hoạch khác trong tương lai Yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là
họ cần quản lí và sử dụng vốn thế nào để có hiệu quả nhằm đảm bảo cho cácdoanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh
Các đặc trưng cơ bản của vốn:
-Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định : có nghĩa là vốn phảiđược biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình của doanh nghiệp
- Vốn phải vận động sinh lời và đạt được mục tiêu trong kinh doanh
- Vốn là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đờisống người lao động
- Vốn có khả năng sinh lời: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp có hiệu quả sẽ làm cho đồng vốn của doanh nghiệp sinh sôi nảy nở
- Vốn có giá trị về mặt thời gian: điều này có vai trò quan trọng khi bỏ vốnvào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn
Trang 5- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra
để đầu tư khi mà người sở hữu của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợinhuận
- Vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể coi là thứ hàng hoáđặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thị trường vốn vàthị trường tài chính
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật( tài sản cốđịnh của doanh nghiệp; máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt động quảnlí ) mà còn biểu hiện dưới hình thái phi vật chất như các bí quyết trong kinhdoanh, các phát minh sáng chế
2.1 Phân loại theo cách huy động.
Vốn tự có của chủ doanh nghiệp:
Đây là vốn của các chủ sỡ hữu,các nhà đầu tư góp vốn ban đầu để thànhlập doanh nghiệp Do vậy vốn này không phải là một khoản nợ Nguồn vốn này
là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp
- Đối với công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn nhất định
để xin đăng kí thành lập doanh nghiệp
- Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông góp là yếu tố quyết
định để hình thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịutrách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ
Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại
- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là
một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với bản thân
Trang 6doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế Các hoạt động và sự phântích của các công ty, doanh nghiệp đều gắn liền với dịch vụ tài chính do ngânhàng thương mại cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng.Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảonguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là đảmbảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư theo chiều sâu
- Vốn tín dụng thương mại: Là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc
ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng Tín dụngthương mại luôn gắn với một lượng hàng hóa cụ thể, gắn với một hệ thốngthanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của chính sách tín dụng mà doanhnghiệp được hưởng Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinhdoanh, tạo khả năng mở rộng và cơ hội hợp tác làm ăn trong tương lai
Vốn huy động từ việc phát hành cổ phiếu: Phát hành cổ phiếu là một
kênh rất quan trọng để huy động vốn dài hạn cho công ty một cách nhanh vàrộng rãi thông qua mối liên hệ với thị trường chứng khoán Cách huy động này
sẽ giúp doanh nghiệp huy động được một lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khácnhau Đặc điểm quan trọng của nguồn vốn nay là không gây nợ nên đây là mộthình thức huy động quan trọng để sử dụng vào mục đích dài hạn, đáp ứng nhucầu vốn sản xuất của doanh nghiệp
Vốn huy động từ việc phát hành trái phiếu
Trái phiếu là các giấy tờ vay nợ trung và dài hạn, bao gồm trái phiếuchính phủ và trái phiếu công ty Hiện nay huy động vốn bằng trái phiếu cũng làmột kênh huy động khá phổ biến của các công ty nhằm huy động được nhữngnguồn vốn lâu dài Tuy nhiên khi phát hành trái phiếu các doanh nghiệp cầnxem xét là nên phát hành loại trái phiếu nào và khi nào nên phát hành để phùhợp nhất với điều kiện cụ thể của công ty và tình hình trên thị trường tài chính
Nguồn vốn nội bộ.
Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là con đường tốt vì doanh nghiệp sẽ phát
Trang 7huy được năng lực của mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Nhiều công
ty đặt ra mục tiêu phải có khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhucầu vốn ngày càng tăng Nhưng điều này đối với công ty cổ phần thì việc để lạilợi nhuận đó liên quan đến một số yếu tố nhạy cảm vì khi công ty để lại mộtphần lợi nhuận, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia cho các cổ đông.Điều này một mặt khuyến khích các cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâu dài hơn,nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn do cổđông chỉ nhậnđược phần cổ tức nhỏ hơn
2.2 Phân theo hình thức chu chuyển:
Vốn cố định: là một bộ phận của vốn đầu tư, ứng trước về tài sản cốđịnh, mà đặc điểm của nó là luân chuyên từng phần trong nhiều chu kì sản xuất
và hoàn thành vòng chu chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng
Trong doanh nghiệp, vốn cố định giữ vai trò rất quan trọng trong quá trìnhsản xuất Nó quyết định đổi mới kỹ thuật, công nghệ , trang thiết bị cơ sở sảnxuất, là nhân tố quan trọng bảo đảm tái sản xuất mở rộng
Về mặt hiện vật vốn cố định bao gồm toàn bộ những tài sản cố định đangphát huy trong quá trình sản xuất : nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiệnvận tải Vốn cố định tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Saumỗi chu kì sản xuất thì hình thái hiện vật của vốn cố định không thay đổinhưng giá trị của nó giảm dần và chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dướidạng hình thức khấu hao
1 Vốn lưu động : Là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu
thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệptiến hành bình thường
Vốn lưu động bao gồm giá trị tài sản lưu động như: nguyên vật liệu chính,nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, bao bì và vật liệu bao bì, nhiên liệu,phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang và vốn lưu thông như: thành phẩm,hàng hoá mua ngoài tiêu dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư mua ngoài chế
Trang 8biến, vốn tiền mặt
Khác với vốn cố định, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩmsau mỗi chu kì sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu độngđược luân chuyển không ngừng qua ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và tiêu thụ.Trong mỗi giai đoạn vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều hình thái khácnhau, có thể là hình thái hiện vật hay hình thái giá trị
Giá trị của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanhthường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị của chúng Vì vậy, quản lí và sửdụng vốn lưu động hợp lý có ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chungcủa doanh nghiệp
Có thể thấy rằng vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu củaquá trình tái sản xuất Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụngvốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại haygián đoạn
3 Đặc điểm luân chuyển của vốn
Như ta đã biết vốn sản xuất kinh doanh là toàn bộ tài sản của doanhnghiệp được biểu hiện bằng tiền (công cụ sản xuất Đối tượng lao động, tiềnmặt ) gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi tham giavào sản xuất kinh doanh, vốn luôn biến động và chuyển hoá hình thái vật chấttheo thời gian và không gian Toàn bộ sự vận động của vốn khi tham gia vàoquá trình sản xuất được thể hiện theo sơ đồ sau:
Trang 9Giai đoạn một: vốn được hoạt động trong phạm vi lưu thông, lúc đầu làvốn tiền tệ (T) tích luỹ được đem ra thị trường ( đó là thị trường các yếu tố đầuvào) mua hàng hoá bao gồm tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động(SLĐ) :Trong giai đoạn này vốn thay đổi từ hình thái vốn tiền sang vốn sảnxuất:
để sản xuất hàng hoá, tức là giá trị cũ (kí hiệu là c) và phần do hao phí lao độngsống của con người tạo ra ( kí hiệu là v+m) Khi đó tạo ra hàng hoá có giá trị làc+v+m
H’ - T’(T’>T)
Từ sự phân tích sự vận động của vốn thông qua “ vòng tuần hoàn vốn” tathấy rằng: tiền có khả năng chuyển hoá thành vốn chỉ khi tiền được đưa vào
Trang 10quá trình sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinhlời mới được gọi là vốn Với tư đầu tư thì mục đích cuối cùng là tạo ra T’ phảilớn hơn mức T bỏ ra ban đầu.
4 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.
Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Nó là cơ sở,
là tiền đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh Muốn đăng kíkinh doanh, theo quy định của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có
đủ vốn pháp định theo từng ngành nghề kinh doanh của mình (vốn ở đây khôngchỉ bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, mà nó còn là các tài sản thuộc sở hữucủa các chủ doanh nghiệp Rồi để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệpphải thuê nhà xưởng, mua máy móc thiết bị tất cả những điều kiện cần có đểmột doanh nghiệp có thể tiến hành và duy trì những hoạt động của mình nhằmđặt mục tiêu đã đề ra đều cần một lượng vốn nhất định Từ đó có thể rút ra một
số vai trò quan trọng của vốn như sau:
4.1 Vốn là điều kiện tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh.
Một quá trình sản xuất sẽ được diễn ra khi có ba yếu tố: vốn , lao động vàcông nghệ Trong ba yếu tố đó thì vốn là điều kiện tiền đề có vai trò quyết địnhxem có nên sản xuất kinh doanh hay không
Khi sản xuất, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn để mua nguyênnhiên vật liệu đầu vào, thuê nhân công, mua thông tin trên thị trường, mua cáccông nghệ sản xuất sản phẩm Bởi vậy có thể nói vốn là điều kiện đầu tiên trêncho yếu tố đầu vào về lao động và công nghệ được đáp ứng đầy đủ
4.2 Vốn quyết định sự ổn định và liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.
Khi yêu cầu về vốn, lao động và công nghệ được đảm bảo, để quá trìnhsản xuất diễn ra liên tục thì vốn phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và liên tục.Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp nên nhu cầu vốn cũng khácnhau Hơn nữa các quá trình sản xuất doanh nghiệp cũng khác nhau nên việc sử
Trang 11dụng vốn lưu động cũng khác nhau Trong quá trình sản xuất nhu cầu vốn phátsinh thường xuyên đặc biệt là vốn lưu động như mua thêm nguyên nhiên liệu,mua thêm hàng hoá để bán, để trả nợ, để giao dịch Mà trong quá trình sảnxuất không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đầy đủ vốn Những lúc thiếu hụtnhư vậy nếu không bổ sung vốn kịp thời sẽ xảy ra hiện tượng đình trệ sản xuấtgây ra chi phí lớn cho doanh nghiệp
4.3 Vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Ngày nay nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị trường đã xuất hiệnnhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khácnhau Vì vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tự nâng cao đủ để cạnh tranhvới các doanh nghiệp khác Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt
và khốc liệt Hơn nữa ,do đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao, nên doanhnghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho khoa học công nghệ để nâng cao chất lượngsản phẩm và hiệu quả sản xuất làm giảm giá thành,dẫn đến sự tăng trong việc
sử dụng vốn của mình Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát triển và đứngvững hơn trên thị trường
II: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 1:Những vấn đề cơ sở trong việc huy động vốn
Để có được vốn hoạt động thì doanh nghiệp phải thực hiện huy động vốn
từ nhiều nguồn khác nhau Theo cách phân loại vốn ở trên ta thấy một sốnguồn vốn có thể huy động đối với doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốntrong quá trình sản xuất của mình như:
- Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
- Nguồn vốn tín dụng ngân hàn và tín dụng thương mại
Trang 12hay đó chính là các ràng buộc như:
- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp: một doanh nghiệp nhà nước khi
huy động vốn phải chịu sự ràng buộc của các văn bản quản lý Nhà nước về tỷ
lệ vốn huy động tối đa hay doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữuhạn không được phát hành cổ phiếu
- Sự vững mạnh về tình hình tài chính nói chung và khả năng thanh toán
nói riêng của doanh nghiệp là những điều kiện mà chủ doanh nghiệp xem xétvấn đề huy động vốn của doanh nghiệp mình
- Chiến lược kinh doanh quyết định cầu về vốn và từ đó ảnh hưởng đến
lượng vốn huy động cần thiết của doanh nghiệp
Vì vậy tuỳ từng đặc điểm của doanh nghiệp ở từng thời kì mà lựa chọn cácnguồn vốn huy động khác nhau
2 Cách thức huy động vốn
2.1 Tự cung ứng
- Khấu hao tài sản cố định: việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc
vào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của conngười Đối với doanh nghiệp nhà nước trong chừng mực nhất định phải phụthuộc vào nhà nước Trong chính sách tài chính của mình, doanh nghiệp có thểlựa chọn và điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và coi đây là một nguồn cungứng vốn bên trong của mình
-Tích luỹ tái đầu tư: phụ thuộc vào hai nhân tố cụ thể là tổng số lợi nhuận
thu được trong từng thời kì kinh doanh và chính sách phân phối lại lợi nhuậnsau thuế của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp nhà nước toàn bộ lợi nhuậnthu được sẽ phải sử dụng cho các khoản như:
+ Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định
+ Trả các khoản theo quy định như:
Trả lương công nhân
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 13+ Thiết lập các quỹ đặc biệt
- Điều chỉnh cơ cấu tài sản: Phương thức này tuy không làm tăng tổng số
vốn sản xuất- kinh doanh nhưng lại có tác dụng lớn trong việc tăng vốn cho cáchoạt động cần thiết trên cở sở giảm vốn những nơi không cần thiết
2.2 Phương thức cung ứng từ bên ngoài
2.2.1.Cung ứng từ ngân sách nhà nước
Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn xác định từ ngânsách nhà nước cấp Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều điều kiệnđối với doanh nghiệp được cung cấp như các hình thức huy động khác Tuynhiên, hình thức này càng bị thu hẹp cả về quy mô và phạm vi được cấp Hiệnnay đối tượng hưởng hình thức này là doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư
ở những lĩnh vức sản xuất hàng hoá công cộng, hoạt động công ích mà tư nhânkhông muốn hoặc không có khả năng làm
2.2.2.Vay vốn của các ngân hàng thương mại
Đây là mối quan hệ giữa bên đi vay và bên cho vay Với hình thức nàydoanh nghiệp có thể huy động một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời cácdoanh nghiệp khác cùng tham gia thẩm định dự án nếu có nhu cầu vay vốn lớn
để đầu tư Nếu doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng thương mại có thể bị ngânhàng kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong thời gian cho vay
2.2.3 Tín dụng từ nhà cung cấp (tín dụng thương mại)
Đây là quan hệ mua bán trao đổi giữa các doanh nghiệp Thông thường sựtrao đổi giữa các doanh nghiệp không kết thúc tại một điểm, tức là có sự chênhlệch về mặt thời gian giữa dòng tài chính và dòng vật chất Trong thực tế luôndiễn ra đồng thời quá trình doanh nghiệp nợ khách hàng tiền và chiếm dụngtiền của khách hàng Nếu tiền doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàng nhiềuhơn số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng thì số tiền dôi ra sẽ mang bản chấtcủa tín dụng thương mại hay tín dụng nhà cung cấp
Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn quan trọng đặc biệt đối với doanh
Trang 14nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong thời kì tăng trưởng.
2.2.4.Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu
Đây là phương thức mà doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thịtrường chứng khoán Như ta đã biết ở trên thị hình thức này làm tăng vốnnhưng không làm tăng các khoản nợ bởi lẽ những người sở hữu cổ phiếu trởthành cổ đông là người chủ của doanh nghiệp Vì vậy hình thức này có thể coi
là nguồn cung nội bộ
Tuy nhiên chỉ công ty quy mô vốn lớn mới được phát hành và phải tuânthủ theo Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan
2.2.5.Vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu trên thị trường vốn:
Đây là hình thức cung ưng vốn trực tiếp từ công chúng Doanh nghiệpphát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu sau đó bán cho côngchúng , Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tăng vốn gắn với tăng nợ Một
số ưu điểm và hạn chế của hình thức này :
- Ưu điểm: có thể huy động được lượng vốn cần thiết, chi phí sử dụngvốn thấp hơn so với vay ngân hàng, không bị người cung ứng kiểm soát chặtchẽ như vay ngân hàng và doanh nghiệp khác
- Hạn chế: đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc kĩ thuật tài chính để tránh
áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận khi lạm phát cao Chi phí kinh doanhphát hành trái phiếu là khá cao vì doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ của ngânhàng thương mại Doanh nghiệp nào thoả mãn các điều kiện của pháp luật mớiđược phát hành trái phiếu
2.3Liên doanh, lên kết
Với cách thức này doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một hoặc một sốdoanh nghiệp khác nhằm tạo ra vốn cho hoạt động của doanh nghiệp nào đó -Ưu điểm: doanh nghiệp sẽ có một lượng vốn cần thiết cho một số hoạtđộng mà không tăng thêm nợ
- Nhược điểm: các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia
Trang 15nhau lợi nhuận thu được.
* Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:
Với phương thức này doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà cònnhận được cả kỹ thuật- công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến vàcũng được chia sẻ thị trường xuất khẩu Tuy nhiên huy động vốn theo kiểu nàyphải chịu sự kiểm soát điều hành của doanh nghiệp nước ngoài và phụ thuộcvào tỷ lệ vốn góp
2.4 Huy động từ nguồn vốn ODA
Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặccho vay với điều kiện ưu đãi lãi suất và thời hạn thanh toán Hình thức này cóchi phí sử dụng vốn thấp Tuy nhiên để nhận được nguồn vốn này các doanhnghiệp phải chấp nhận thủ tục chặt chẽ Đồng thời doanh nghiệp phải có điềukiện làm việc với các cơ quan Chính phủ và các chuyên gia nước ngoài
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn.
3.1 Thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trước hết cần xem lại tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thờiđiểm cần huy động vốn bằng việc tính toán một số chỉ tiêu tài chính căn bảnnhư: chỉ số nợ, chỉ số hoạt động, chỉ số doanh lợi Đồng thời tính toán lại cácchỉ tiêu theo phương án huy động khác nhau Trên cơ sở đó khẳng định mụctiêu, phương án cụ thể
3.2 Lãi suất
Lãi suất được coi là chi phí của việc sử dụng vốn Nó có ảnh hưởng trựctiếp tới việc huy động vốn của doanh nghiệp đặc biệt đối với các khoản vốnvay Nếu lãi suất tăng cao làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăngdẫn đến lợi nhuận thu được giảm, doanh nghiệp sẽ ngại vay vốn để đầu tư sảnxuất kinh doanh Ngược lại, nếu mức lãi suất thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn do chi phí sử dụng vốn thấp
3.3 Chủ các nguồn tài chính:
Trang 16Nghiên cứu tỉ mỉ các nguồn tài chính( chủ nợ) cũng là một sự cân nhắc rấtquan trọng Nếu đó là ngân hàng, các tổ chức tài chính thì tiềm lực sức mạnhkinh doanh của họ là một bảo đảm cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp cầnkéo dài thời hạn các khoản nợ vì một lí do nào đó Hơn nữa cũng cần xem xétđộng cơ tham gia vào nguồn tài chính doanh nghiệp của họ.
3.4 Quyết định huy động nguồn vốn
Đây là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, do vậy trước hết cần tậptrung nghiên cứu và khai thác triệt để các biện pháp quản trị khả thi đối vớinguồn huy động Điều này có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp đang trongtình trạng khó khăn về tài chính, khả năng thanh toán thấp
3.5 Kế hoạch huy động tài chính cho chi trả
Nguồn tài chính huy động hôm nay sẽ phải thanh toán chi trả khi đáo hạn(đối với những khoản vay) do đó doanh nghiệp cần phải có kế hoạch huy độngthanh toán, chi trả
4 Vai trò của huy động vốn
Chúng ta đã phân tích về vai trò rất quan trọng của vốn ở trên, nhưngkhông phải lúc nào vốn cũng có sẵn để sử dụng Doanh nghiệp muốn đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh mà không đủ vốn họ sẽ phải huy động nhiềunguồn khác nhau bằng nhiều cách thức khác nhau.Lúc này huy động vốn giúp
bù đắp phần vốn còn thiếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ tiềm lựckinh tế để thực hiện các hoạt động đầu tư Thực tế cho thấy không một doanhnghiệp nào có đủ khả năng tài chính mà có thể thực hiện tất cả các hoạt độngđầu tư của mình Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc đầu tư kinhdoanh hoặc mở rộng sản xuất là điều tất yếu Nếu khi thực hiện các hoạt độngđầu tư mà không huy động vốn kịp thời sẽ gây nên đình trệ và lãng phí vốn củadoanh nghiệp Hơn nữa, khi huy động vốn bằng phương thức tín dụng thươngmại cũng là một cách thức quan trọng làm tăng thêm mối quan hệ giữa cácdoanh nghiệp với nhau Đôi khi một doanh nghiệp dù vẫn đủ vốn để thực hiện
Trang 17các hoạt động của mình nhưng họ vẫn thực hiện hình thức huy động vốn bằngphương thức tín dụng thương mại Điều này là cơ sở giúp họ giữ được các mốiquan hệ với những doanh nghiệp khác
III VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ:
1 Quan điểm về sử dụng vốn có hiệu quả trong các doanh nghiệp hiện nay
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường,để tồn tại vàphát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi Để đạt được kết quả caonhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đưa raphương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về cácnguồn lực như: vốn, nguồn nhân lực, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệpcần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phântích và sử dụng hợp lí các nguồn sẵn có trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằmtrong thế liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ có tiến hành phân tích hoạt động sảnxuất kinh doanh một cách toàn diện mới có thể giúp cho các doanh nghiệpđánh giá đầy đủ và sâu sắc trong hoạt động kinh tế trong trạng thái thực củachúng trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mụctiêu và được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài chính của doanhnghiệ Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành và không hoànthành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng Từ đó, ta có thểđánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lí của doanh nghiệp.Mặt khác, qua phân tích kinh doanh, giúp cho các doanh nghiệp tìm biện phápsát thực để tăng cường hoạt động kinh tế và quản lí doanh nghiệp nhằm pháthuy mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động, đất đai trong quá trình sảnxuất kinh doanh Một trong những yếu tố không thể thiếu được chính là công tácquản lí vốn một cách có hiệu quả Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn hoạt động
Trang 18và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả thì phải đảm bảo một số điều kiện sau:
- Phải khai thác các nguồn vốn một cách triệt để (tức là đồng vốn phảiluân chuyển trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp)
- Phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm
- Phải có phương pháp quản lí vốn một cách có hiệu quả ( không để nguồnvốn bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích)
Ngoài ra doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sửdụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huynhững ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lí, sử dụng và huy động vốn
Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp, đó là phương pháp phân tích so sánh và phân tích tỉ lệ:
cụ thể, nhưng thông thường chọn gốc là gốc thời gian hoặc không gian, kỳphân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựachọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân, nội dung so sánh baogồm:
- Khi so sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõđược xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá chính xác
sự tăng, giảm về tài chính của doanh nghiệp để kịp thời đưa ra các phươngpháp khắc phục
- So sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch để thấy được sự phấn đấu củadoanh nghiệp
Trang 19- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của ngành, của các doanhnghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
- So sánh chỉ tiêu dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổngthể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về sốtương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp
* Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tàichính Về nguyên tắc thì phương pháp tỷ lệ đòi hỏi phải xác định được cácngưỡng, các định mức để nhận xét, để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với tỷ lệ tham chiếu.Trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phântích thành các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn vànguồn vốn, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Trong mỗi trường hợp khác nhau,tuỳ theo giác độ phân tích người ta có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu khác nhau
2 Hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.1: Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn
a Khái niệm.
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng củahoạt động sử dụng vốn vào giải quyết một nhu cầu nhất định trong phát triểnsản xuất (đầu tư phát triển) và hoạt động sản xuất kinh doanh
Về mặt lượng, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở mối tương quan giữa kếtquả thu được từ hoạt động bỏ vốn đó mang lại với lượng vốn bỏ ra Mối tươngquan đó thường được biểu hiện bằng công thức :
Trang 20Dạng nghịch:
vốn kinh doanhE=
Kết quảChỉ tiêu này là cơ sở xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực
Về mặt định tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trình độ khai thác, quản lý
và sử dụng vốn của doanh nghiệp
b Phân loại hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả toàn bộ và hiệu bộ phận
Hiệu quả toàn bộ thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với tổng
số vốn bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Nó phản ánh hiệu quả
sử dụng vốn chung của doanh nghiệp
Còn hiệu quả bộ phận cho thấy mối tương quan giữa kết quả thu được vớitừng bộ phận vốn( vốn của chủ sở hữu, vốn cố định, vốn lưu động) Việc tínhtoán, phân tích này chỉ cho chúng ta thấy hiệu quả sử dụng từng loại vốn củadoanh nghiệp và ảnh hưởng của chúng đối với hiệu quả sử dụng vốn chungtrong doanh nghiệp Về nguyên tắc hiệu quả toàn bộ phụ thuộc vào hiệu quả bộphận
- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệtđối hoặc so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả củacác phương án, năm với nhau
2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu
về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Nó thể hiện mối quan hệ giữa kết quảkinh doanh trong kỳ và số vốn bình quân Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
Trang 21ROA- Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của mộtcông ty so với tài sản của nó ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trongviệc sử dụng tài sản để kiếm lời ROA được tính bằng cách chia thu nhập hàngnăm cho tổng tài sản, thể hiện bằng con số phần trăm.Công thức tính như sau: Thu nhập ròng
ROE: Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần, phản ánh mức thu nhập ròng trênvốn cổ phần của cổ đông (hay trên giá trị tài sản ròng hữu hình) Công thứctính :
đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợithế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô Chonên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn
Trang 222.3.Hiệu quả sử dụng vốn toàn bộ của doanh nghiệp
D
Hv =
V
Trong đó: Hv: Hiệu quả sử dụng vốn toàn bộ của doanh nghiệp
D: Doanh thu thuần của doanh nghiệp
V: Toàn bộ vốn sử dụng bình quân trong kỳ
Vốn doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động Do đó ta
Trong đó: Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vld : Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết: một đồng vốn của doanhnghiệp sử dụng bình quân trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêunày càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao, đồngthời chỉ tiêu này còn cho biết doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụngvốn thì phải quản lí chặt chẽ và tiết kiệm về nguồn vốn hiện có của mình
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh
Trang 23doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn ta cần xem xétđến cả số tuyệt đối và số tương đối thông qua việc so sánh giữa tổng số vốn bỏ
ra với số lợi nhuận thu được trong kỳ
Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận của toàn bộ vốn kinh doanh
∑VKD: tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động ∑LNST
TLNVLD=
∑VLD
Trong đó: TLNVLD: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
∑VLD: tổng vốn kinh doanh bình quân trong kì
∑LNST : Tổng lợi nhuận sau thuế trong kỳ
*Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
∑LNST
TLNV CD= × 100
∑VCD
Trong đó: ∑CD: tổng vốn cố định bình quân trong kỳ
TLNV CD : tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Các chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn kinh doanh trong kỳ của doanh
Trang 24nghiệp thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.3.4 Một số chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lí vàhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nó bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ: Là số lần luân chuyển vốntrong kỳ và được tính như sau: D
C =
Vld
Trong đó: C là số vòng quay lưu động
D- doanh thu thuần trong kỳ
Vld- vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Số ngày luân chuyển: Là số ngày thực hiện một vòng quay vốn lưu động
Trang 254 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
+ Phân tích tình hình thanh toán: Là xem xét mức độ biến thiên của cáckhoản thu, phải trả để từ đó tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn chưađòi được hoặc nguyên nhân của việc tăng các khoản nợ đến hạn chưa đòi được.+ Phân tích khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệpphản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải thanh toán trong kỳ.Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau:
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 89
I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên công ty :Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89
Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89 có tiền thân là xưởng thiết
kế các công trình cảng đường thuỷ, đường bộ, nhà dân dụng và công nghiệp của hiệp hội cảng đường thuỷ Việt Nam ra đời vào tháng 3 năm 2002 Sau mộtthời gian hoạt động và phát triển, được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố HàNội quyết định chuyển đổi thành Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng
89 theo giấy phép kinh doanh số 01013011382 cấp ngày 27 tháng 3 năm 2006
- Mã số thuế: 0101903777
-Tên viết tắt: 89CIC.,JSC
- Tên giao dịch quốc tế: 89 Consultant & Investment Construction Jointstock Company
- Trụ sở giao dịch: P12A06- Nhà 17T10- Trung Hoà-Cầu Giấy-Hà Nội
- Tài khoản giao dịch :1410206014350 tại Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn chi nhánh Mỹ Đình
-Vốn cổ phần: 10 tỷ VNĐ
- Người đại diện: Nguyễn Việt – chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
2 Lĩnh vực hoạt động:
Công ty hoạt động tuân thủ theo phát luật và chịu sự quản lí của Nhà nước
có tư cách pháp nhân, hoạt trên phạm vi cả nước trong các lĩnh vực sau: - Đầu
tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưuđiện, sân bay, bến cảng, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu côngnghiệp;
- Đầu tư, xây dựng, quản lí, vận hành và kinh doanh các nhà máy thuỷ
Trang 27điện vừa và nhỏ;
- Xây dựng côn trình đường dây và trạm đến 35 KV, công trình cấp thoátnước;
- trang trí nội, ngoại thất;
- Lặp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng ( điện, nước, điều hoàkhông khí , chống cháy);
- Mua bán và sản xuất vật liệu xây dựng;
- Thiết kế xây dựng cảng, đường thuỷ;
- Kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà;
- Cho thuê nhà ở, nhà xưởng và văn phòng cho thuê
- Đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
- Thiết kế công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Thiết kế mặt bằng tuyến đường xây dựng cầu, đường giao thông loạivừavà nhỏ,công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và cụm công nghiệp tập trung( đường đô thị, đường khu công nghiệp);
- Thiết kế công trình thuỷ lợi;
- Thiết kế nội ngoại thất công trình xây dựng;
- Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, vỏ bao che công nghiệp;
Trang 28- Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình thuỷ lợi;
- Giám sát lĩnh vực cầu đường;
- Khảo sát địa chất công trình;
- Khảo sát chắc địa công trình;
- Đánh giá tác động môi trường và xử lí nước thải, rác thải cho các côngtrình xây dựng;
- Thẩm tra thiết kế ( chỉ thẩm tra trong phạm vi các thiết kế đã đăng kíkinh doanh )
Từ ngày thành lập, Công ty càng phát triển và ổn định, tạo dựng mối quan
hệ tốt đối với các cơ quan, các ngành trên toàn quốc Với đội ngũ cán bộchuyên gia hỗ trợ giàu kinh nghiệm, Công ty đã và đang nhận được sự tínnhiệm cao từ phía các ngành và địa phương trong mọi lĩnh vực hoạt động củacông ty
Trang 293 Cơ cấu tổ chức của công ty.
XƯỞNGKHẢO SÁT
PHÒNG TÀI CHÍNH
PHÒNGHÀNH CHÍNH
PHÒNGTHIẾT KẾ
CÁC CÔNG TRƯỜNG TRỰC THUỘC
* Hội đồng quản trị: là cơ quan cao quản lý công ty, có toàn quyền nhândanh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công ty Hộiđồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ chính sau:
- Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm củacông ty;
BAN GIÁM ĐỐC
Trang 30- Bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc cách chức , ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợpđồng với Giám đốc và những người quản lí khác trong công ty; quy định mứclương và lợi ích khác cho những người quản lí đó.
- Giám sát chỉ đạo Giám đốc và người quản lí khác trong việc điều hànhcác hoạt động của công ty
- Trình duyệt báo cáo tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông
* Ban giám đốc
- Giám đốc : là người đứng đầu công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệmhoặc bãi nhiệm Giám đốc công ty tổ chức điều hành công việc kinh doanhhàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị Một số quyền và nhiệm vụ của Giám đốc: + Quyết định các công việc kinh doanh hàng ngày của công ty
+ Thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
+ Bổ nhiệm hoặc bãi miễn các chức danh quản lý khác trong công ty
+ Tuyển dụng lao động và quy định mức lương cho các nhân viên trongcông ty
-Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc Mỗi Phó Giám đốc cócác chức năng và quyền hạn trong lĩnh vực của mình quản lý:
+ Phụ trách việc kinh doanh
+ Phụ trách các vấn đề về an toàn lao động, kỹ thuật công trình
* Hội đồng khoa học : nghiên cứu một cách khoa học, khách quan tất cảcác lĩnh vực và các yếu tố liên quan đến tình hình hoạt động của công ty để đưa
ra các đề xuất giúp công ty ngày càng mở rộng và có thể đứng vững trên thịtrường
* Phòng hành chính: Có chức năng giúp Giám đốc về mô hình, cơ cấu bộmáy kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị ( quyđịnh về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, phương thứchoạt động, mối quan hệ công tác ) Giúp cho Giám đốc quản lý cán bộ công
Trang 31nhân viên về các vấn đề chủ trương, tiêu chuẩn nhận xét quy hoạch, điều động
và tổ chức các chính sách của người lao động ( nâng lương, khen thưởng, đàotạo và bồi dưỡng cán bộ ) Xây dựng mức chi phí tiền lương của công ty vàđơn vị trực thuộc Khuyến khích các định mức, thực hiên khoán có thưởng,nghiên cứu các hình thức lao động thích hợp Thực hiện hướng dẫn công tác antoàn lao động và chăm lo phục vụ hành chính quản trị văn phòng tại công ty
* Phòng thiết kế: thực hiện công việc thiết kế các công trình đầu tư hoặc
tư vấn thiết kế cho các dự án xây dựng
* Phòng giám sát: thực hiện chức năng tư vấn giám sát, giám sát hoặc tổchức giám sát các dự án trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đầu tư
* Phòng kế hoạch : xây dựng kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn chocông ty bao gồm các lĩnh vực như đầu tư, sản xuất kinh doanh; dự báo thườngxuyên nhu cầu trên thị trường về các lĩnh vực hoạt động của công ty
* Phòng tài chính: có chức năng ghi chép và phản ánh bằng con số, hànghoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và xử lý số liệu giúp giám đốcgiám sát và quản lý tài chính,vốn, tài sản công ty và hoạt động của công ty.Qua đó lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với tổ chức sử dụng vốn.Lập các báo cáo quyết toán của đơn vị theo định kì, hướng dẫn của tổ chứckiểm tra các đơn vị thành viên về các chế độ, thể lệ tài chính kế toán và cácquyết định về thông tin kế toán công ty
Cùng với mô hình tổ chức trên, hoạt động trong công ty gồm 43 cán bộcông nhân viên Trong đó đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật, cán bộ Tư vấnthiết kế có trình độ đại học và trên đại học là 33 người chiếm gần 78% Trongnhững năm qua Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89 luôn coi trọngvấn đề nguồn nhân lực, coi đó là ưu tiên hàng đầu cho kế hoạch phát triển kinhdoanh của mình Chính vì xác định ngay từ đầu nên công ty đã đưa các chínhsách nhằm thu hút được chất xám của cán bộ nhân viên trong công ty Bêncạnh đó công ty cũng chú trọng tới việc tổ chức bồi dưỡng cho nhân viên nhằm
Trang 32tạo điều kiện cho họ tiếp thu được các khoa học kỹ thuật hiện đại Điều này tạo
ra sự đồng bộ từ trên xuống dưới, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động củaCông ty
II: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY 1.Kết quả chung về hoạt động công ty.
Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty 4 năm qua
Bảng 1: Kết quả kinh doanh chung của công ty
3 Lợi nhuận sau thuế 812 846 903 925
( Nguồn: phòng tài chính- Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 89)
Có thể nhận thấy tầm quan trọng của tài chính đối với doanh nghiệp, bởi
vì thông qua tình hình tài chính phần nào chúng ta thấy được quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp Nhìn vào bảng trên có thể phần nào nhận ra được tìnhhình tài chính của Công ty khả quan thể hiện ở sự gia tăng doanh thu thuầnhàng năm cũng như nguồn vốn Nó không chỉ liên tục tăng trưởng mà còn duytrì được các thành quả đạt được Theo số liệu thống kê thì doanh thu năm 2007tăng 259 triệu đồng về số tuyệt đối và tăng 25,27 % về số tương đối Đến năm
2008 con số tăng chỉ là 57 triệu so với năm 2007 nguyên nhân chính là do ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên số hợp đồng nhận được của công tygiảm xuống.Nhưng đến năm 2009 con số này tăng lên 4021 triệu đồng, tăng
892 triệu về số tuyệt đối tức 22,18 % về số tương đối Bên cạnh đó ta thấy rằng