1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

56 535 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 493 KB

Nội dung

Luận Văn: Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệpmuốn đứng vững thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều quantrọng Các doanh nghiệp phải bước đi từng bước vững chắc trong mọi hoạtđộng, phải tạo ra sự tăng trưởng hiện tại và tạo những tiền đề vững chắc chotương lai Xong để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nàocần phải có đủ vốn để đảm bảo các xây dựng cần thiết, máy móc và thiết bị,mua nguyên vật liệu, đáp ứng những chi phí quảng cáo và tiêu thụ, chi trảnhân công và trang trải vô số những chi phí khác phát sinh Như vậy có thểnói rằng vốn là máu của một doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết và không thểthiếu được Nhưng vấn đề là ở chỗ vốn được huy động ở đâu và sử dụng nhưthế nào cho có hiệu quả mà các doanh nghiệp cần quan tâm.

Thực tế hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước hầu hết đangở trong tình trạng kinh doanh không hiệu quả mà một trong những nguyênnhân gây nên là thực trạng không hiệu quả ở khai thác và sử dụng nguồn vốn.Vì thế việc tìm ra những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực tài chính là cần thiết.

Xuất phát từ tính cấp thiết đó và qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại

Công ty Bánh kẹo Hải Hà, em xin trình bày một số vấn đề về “Một số giải

pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánhkẹo Hải Hà” làm Luận văn tốt nghiệp.

Kết cấu của chuyên đề như sau:- Lời nói đầu

- Phần I: Lý luận chung về huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanhtrong doanh nghiệp.

- Phần II: Thực trạng nguồn vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ởCông ty bánh kẹo Hải Hà.

- Phần III: Một số giải pháp để tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà.

Trang 2

Phần I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN SẢN XUẤTKINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

I VỐN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN1 Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tếxã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanhđều với mục đích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vịkinh tế khác nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận Nhưng để tiến hành sảnxuất kinh doanh thì cần thiết phải có vốn.

“Vốn kinh doanh là giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp đượcbiểu hiện bằng tiền” (1)

Dưới giác độ vật chất mà xem xét thì phân thành hai loại vốn là: Vốnthực (công cụ lao động, đối tượng lao động) và vốn tài chính (tiền giấy, tiềnkim loại, chứng khoán và các giấy tờ có giá trị như tiền) Theo hình thái biểuhiện chia ra: Vốn hữu hình (công cụ lao động, đối tượng lao động, tiền giấy,tiền kim loại, chứng khoán ) và vốn vô hình (lợi thế trong kinh doanh, bằngphát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp ) Căn cứ vào phươngthức luân chuyển chia ra: Vốn cố định và vốn lưu động.

Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, gồm hai nguồn cơ bản đó là:nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay Nguồn vốn chủ sở hữu thuộc sở hữucủa chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc cổddông trong công ty cổ phần Nguồn vốn bao gồm: tín dụng ngân hàng, pháthành trái phiếu, tín dụng thương mại.

Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sảnxuất hàng hoá.

2 Đặc điểm

Như ta đã biết vốn sản xuất kinh doanh là toàn bộ tài sản của doanhnghiệp được biểu hiện bằng tiền (công cụ sản xuất, đối tượng lao động, tiềnmặt, các chứng từ có giá trị khác ) gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 3

của doanh nghiệp Vậy nên vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cónhững đặc điểm sau:

- Vốn là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đờisống vật chất tinh thần cho người lao động.

- Vốn có giá trị và giá trị sử dụng: tức là vốn có thể được mua, được bán,được trao đổi trên thị trường cũng như có thể được sử dụng vào một khâu haytoàn bộ quá trình tái sản xuất Như vậy vốn cũng là một loại hàng hoá.

- Vốn có khả năng sinh lời: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp có hiệu quả sẽ làm cho đồng vốn của doanh nghiệp sinh sôi nảy nở.

- Khia tham gia vào sản xuất kinh doanh, vốn luôn biến động và chuyểnhoá hình thái vật chất theo thời gian và không gian Toàn bộ sự vận động củavốn khi tham gia quá trình sản xuất đợc thể hiện ở sơ đồ sau:

TLSXT - H

Giai đoạn hai: Vốn rời khỏi lĩnh vực lưu thông bước vào hoạt động trongkhau sản xuất Ở đây các yếu tố sản xuất hay còn gọi là các yếu tố hàng hoádịch vụ được sản xuất ra trong đó có phần giá trị mới (do giá trị sức lao độngcon người tạo ra).

Trang 4

Giai đoạn ba: Sau giai đoạn sản xuất tạo ra H’ thì vốn lại trở lại hoạtđộng trên lĩnh vực lưu thông dưới hình thái hàng hoá Kết thúc giai đoạn này(hàng hoá được tiêu thụ) thì vốn dưới hình thái hàng hoá chuyển thành hìnhthái vốn tiền tệ ban đầu nhưng về mặt số lượng có thể là khác nhau.

H’ _ T’ (T’  T)

Từ sự phân tích sự vận động của vốn thông qua “vòng tuần hoàn vốn” tathấy rằng: tiền có khả năng chuyển hoá thành vốn chỉ khi tiền được đưa vàoquá trình sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư nhằm mục đíchsinh lời mới được gọi là vốn Với tư cách đầu tư thì mục đích cuối cùng là tạođược T’ phải lớn hơn T.

3 Vai trò của vốn kinh doanh

Nhu cầu về vốn xét trên giác độ mỗi doanh nghiệp là điều kiện để duy trìsản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượngsản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho xãhội Như vậy:

Vốn kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinhdoanh của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh phản ánh các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa doanhnghiệp với doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư.

Vón kinh doanh cho phép khả năng lựa chọn của doanh nghiệp trong sựphân tích nhu cầu thị trường là: quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thếnào? và sản xuất cho ai? sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

4 Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh

Có nhiều cách phân loại xong nếu căn cứ vào quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp, vào mụcđích sử dụng số tiền vốn mà doanh nghiệp có thì được chia làm hai loại đó làvốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ) Sự khác nhau cơ bản đó là: nếu

Trang 5

nhưu VCĐ tham gia vào quá trình sản xuất như tư liệu lao động thì VLĐ làđối tượng lao động Nếu như vốn lao động tạo ra thực thể của sản phẩm hànghoá thì VCĐ là phương thức để dịch chuyển VLĐ thành sản phẩm hàng hoá.

Mặt khác nếu như VLĐ được kết chuyển một lần vào giá trị của sảnphẩm hàng hoá và thu hồi được ngay sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được hànghoá còn vốn cố định tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh và kếtchuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thức khấu hao.

4.1 Vốn cố định

* Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầutư, ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từngphần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành vòng tuần hoàn khi TSCĐ hếtthời gian sử dụng.

Theo quy định của nhà nước chỉ các tư liệu sản xuất có đủ hai điều kiện:có giá trị lớn (trên năm triệu đồng) và thời gian sử dụng ít nhất là một năm.

Trong các doanh nghiệp, vốn cố định giữ một vai trò rất quan trọng trongquá trình sản xuất Nó quyết định đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ sảnxuất, quyết định việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc sử dụngcác thành tựu công nghệ mới, là nhân tố quan trọng bảo đảm tái sản xuất mởrộng và việc không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân Vì vậyviệc sử dụng vốn cố định là một vấn đề quan trọng cả về mặt hiện vật và giátrị.

Về mặt hiện vật VCĐ bao gồm toàn bộ những TSCĐ đang phát huy tácdụng trong quá trình sản xuất: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vậntải Vốn cố định tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất kinh doanh Saumỗi chu kỳ sản xuất thì hình thái hiện vật của VCĐ không thay đổi nhưng giátrị của nó giảm dần và chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thứckhấu hao.

* Cơ cấu của vốn cố định:

Là tỷ trọng của từng loại VCĐ so với tổng toàn bộ VCĐ của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ lệ trong cơ cấuvốn là một chỉ tiêu động mang tính biện chứng và phụ thuộc nhiều nhan tố

Trang 6

như: khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư,phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ tang bị kỹ thuật, quymô sản xuất Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa quan trọng trongviệc huy động và sử dụng vốn Khi nghiên cứu vốn cố định phải nghiên cứutrên hai góc độ là: nội dung kế hoạch và quan hệ mỗi bộ phận so với toàn bộ.Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với đặc điểmkinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp và với trình độ phát triển khoa học- kỹ thuật.

Có nhiều cách phân loại, xong chúng ta có thể dựa vào tính chất cụ thểcủa nó để phân loại:

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh gồm:+ Nhà cửa, vật kiến trúc

Vốn lưu động bao gồm giá trị tài sản lưu động như: nguyên vật liệuchính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, bao bì và vật liệu bao bì,nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang và vốn lưu động và vốn lưu

Trang 7

thông như: thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vậttư mua ngoài chế biến, vốn tiền mặt

Khác với VCĐ, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chukỳ sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ được luân chuyểnkhông ngừng qua ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và tiêu thụ Trong mỗi giaiđoạn đó VLĐ được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, có thể là hìnhthái hiện vật hay hình thái giá trị.

Có thể thấy rằng VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quátrình tái sản xuất Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụngvốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại haygián đoạn.

* Cơ cấu vốn lưu động

Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng sốvốn lưu động Ở những doanh nghiệp khác nhau, kết cấu vốn lưu động khônggiống nhau Xác định được cơ cấu vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần sử dụngtiết kiệm và có hiệu quả vốn lưu động.

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động thì cần thiết phải tiếnhành phân loại vốn khác nhau.

- Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động người tachia vốn là ba loại:

+ Vốn dự trữ: là một bộ phận dùng để mua nguyên liệu, phụ tùng thaythế dự trữ và đưa vào sản xuất.

+ Vốn trong sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sảnxuất lưu thông như thành phẩm vốn tiền mặt.

- Căn cứ vào phương pháp xác định vốn người ta chia vốn làm hai loại:+ Vốn lưu động định mức: là số vốn lưu động cần thiết tối thiểu thườngxuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồm: vốndự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêuthụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến.

+ Vốn lưu động không định mức: là số vốn lưu động có thể phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính định mức được.

Trang 8

- Căn cứ vào nguồn hình thành:

+ Vốn lưu động tự có: là số vốn doanh nghiệp được Nhà nước cấp, vốnlưu động từ bổ sung lợi nhuận, các khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn

+ Vốn lưu động đi vay: đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệpcó thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cần thiếttrong kinh doanh Có thể vay vốn ngân hàng, của các tổ chức tín dụng hoặc cóthể vay vốn của các đơn vị, tổ chức và các cá nhân khác trong và ngoài nước.

Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý và cóhiệu quả.

II MỘT SỐ VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1 Những vấn đề cơ sở

Để có được vốn hoạt động thì doanh nghiệp phải thực hiện huy động vốntừ nhiều nguồn khác nhau Huy động vốn là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầuvề vốn của doanh nghiệp.

Huy động vốn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau hay nóicách khác là các ràng buộc khác nhau như:

+ Hình thức pháp lý của doanh nghiệp: một doanh nghiệp nhà nước khihuy động vốn phải chịu sự ràng buộc của các văn bản quản lý Nhà nước về tỷlệ huy động tối đa có thể (Luật DNNN).

+ Sự vững mạnh về tình hình tài chính nói chung và có khả năng thanhtoán nói riêng sẽ là những đieèu kiện mà chủ nguồn tài chính chú ý khi xemxét bỏ vốn cho doanh nghiệp.

+ Chiến lược kinh doanh quyết định cầu về vốn và từ đó ảnh hưởng đếnlượng vốn càn thiết huy động của doanh nghiệp.

Xuất phát điểm của chiến lược kinh doanh là cơ sở để huy động vốn Đểthực hiện huy động vốn thì ta cần phải xác định cầu về vốn của doanh nghiệp.

Để dự đoán cầu về vốn của doanh nghiệp ta có thể sử dụng hai phương pháp:+ Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu

+ Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của ngành là cơsở để làm xuất phát điểm cho mình Phương pháp này hay được sử dụng cho

Trang 9

những doanh nghiệp mới thành lập hay những doanh nghiệp đã hoạt độngnhưng cần thiết lập lại cơ cấu vốn.

2 Các hình thức huy động vốn

Có nhiều cách phân loại nguồn cung ứng vón cho doanh nghiệp Nếu căncứ vào nơi cung ứng có thể phân loại nguồn cung ứng ở dạng khái quát nhấtthành nguồn cung ứng từ nội bộ và nguồn cung ứng vốn từ bên ngoài Trên cơsở đó người ta lại tiếp tục phân loại cụ thể hơn.

2.1 Tự cung ứng

- Khấu hao tài sản cố định: việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộcvào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của conngười Đối với doanh nghiệp nhà nước trong chừng mực nhất định phải phụthuộc ý đồ của Nhà nước, các doanh nghiệp khác có thể tự lựa chọn thời hạnsử dụng và phương pháp tính khấu hao cụ thể Trong chính sách tài chính củamình, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh khấu hao tài sản cố định vàcoi đây là một nguồn cung ứng vốn bên trong của mình.

- Tích luỹ tái đầu tư: phụ thuộc vào hai nhân tố cụ thể và tổng số lợinhuận thu được trong từng thời kỳ kinh doanh và chính sách phân phối lợinhuận sau thuế của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp Nhà nước toàn bộ lợinhuận thu được sẽ phải sử dụng cho các khoản.

+ Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định+ Trả các khoản phải quy định

+ Lập các quỹ đặc biệt

- Điều chỉnh cơ cấu tài sản: Phương thức này tuy không làm tăng tổng sốvốn sản xuất - kinh doanh nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốncho các hoạt động cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết.

2.2 Phương thức cung ứng từ bên ngoài

* Cung ứng từ ngân sách nhà nước

Với hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn xác định từngân sách nhà nước cấp Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiềuđiều kiện ngặt nghèo đối với doanh nghiệp được cấp vốn như các hình thức

Trang 10

huy động vốn khác Tuy nhiên, càng ngày hình thức này càng bị thu hẹp cả vềquy mô vốn và phạm vi được cấp Hiện nay đối tượng được hưởng hình thứcnày là các DNNN xác định duy trì để đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế;các dự án đầu tư ở những lĩnh vực sản xuất hàng hoá công cộng, hoạt độngcông ích mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng.

* Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu

Là hình thức do doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trườngchứng khoán, Khi có cầu về vốn và lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp tínhtoán và phát hành cổ phiếu bán trên thị trường chứng khoán Đặc trưng cơ bảnlà tăng vốn nhưng không tăng nợ của doanh nghiệp bởi lẽ những người sởhữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp Vì lẽ đó nhiều nhà quản trịhọc coi hình thức này là nguồn cung ứng nội bộ.

Tuy nhiên chỉ có công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớnmới được phát hành Và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công khai hoá thôngtin tài chính theo Luật doanh nghiệp.

* Vay tiền bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn:

Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng Doanh nghiệpphát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường có kỳ hạn xácđịnh và bán cho công chúng Đặc trưng cơ bản là tăng vốn gắn với tăng nợcủa doanh nghiệp Cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

- Ưu điểm chủ yếu: có thể huy động được một lượng vốn cần thiết, chiphí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng, không bị ngườicung ứng kiểm soát chặt chẽ như vay ngân hàng và doanh nghiệp.

- Hạn chế: đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc kỹ thuật tài chính đểtránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận đặc biệt khi kinh tế suy thoái lạmphát cao Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu khá cao vì doanh nghiệpcần có sự trợ giúp của ngân hàng thương mại Doanh nghiệp phải tính toánthoả mãn hai điều kiện: tài sản cố định phải hỏ hơn tổng số vốn và nợ dài hạncủa doanh nghiệp Những doanh nghiệp nào thoả mãn các điều kiện theo luậtđịnh mới được phép phát hành trái phiếu.

* Vay vốn của các ngân hàng thương mại

Trang 11

Vay vốn từ các ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vayvốn dưới các hình thức cụ thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn từ các ngânhàng thương mại Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên đi vay và mộtbên cho vay Với hình thức này doanh nghiệp có thể huy động được mộtlượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các doanh nghiệp cùng thamg giathẩm định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn Yêu cầu doanh nghiệp phải có uytín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo Nếudoanh nghiệp vay tiền của ngân hàng có thể bị ngân hàng thương mại kiểmsoát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian cho vay.

* Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp:

Trong hoạt động kinh doanh, quan hệ mua bán trao đổi giữa các doanhnghiệp thông thường không kết thúc tại một điểm, tức là xuất hiện sự chênhlệch về mặt thời gian giữa dòng tài chính và dòng vật chất Thực chất luôndiễn ra đồng thời quá trình doanh nghiệp nợ khách hàng tiền và chiếm dụngtiền của khách hàng Nếu tiền doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàngnhiều hơn số tiền doanh nghiệp bị chiếm dụng thì số tiền dôi ra sẽ mang bảnchất tín dụng thương mại hay tín dụng nhà cung cấp Ngoài tín dụng thươngmại còn gồm cả khoản đặt cọc trước của khách hàng.

Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn quan trọng (thường phải thanhtoán trong vòng 30-90 ngày) đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng.

* Tín dụng thuê mua:

Trong cơ chế thị trường hình thức này được thực hiện giữa một doanhnghiệp có cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiệnchức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến Hình thức này có ưu điểm rất cơbản là giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, khi nào doanhnghiệp có cầu về sử dụng máy móc, thiết bị cụ thể mới đặt vấn đề thuê mua.Doanh nghiệp không chỉ được nhận máy móc thiết bị mà còn được nhận tư vấnđào tạo.

Tuy nhiên cũng có những hạn chế như: chi phí kinh doanh cho việc sửdụng máy móc thiết bị cao và hợp đồng tương đối phức tạp.

* Vốn liên doanh, liên kết

Trang 12

Với phương thức này doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một hoặcmột số doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho hoạt động liên doanh nào đó.

- Ưu điểm: với hình thức này doanh nghiệp sẽ có một lượng vốn cầnthiết cho một hoặc một số hoạt động nào đó mà không tăng nọ.

- Nhược điểm: các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chiasẽ lợi nhuận thu được.

* Nguồn vốn ODA:

Đối tác mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn nàylà các chương trình hợp tác của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc cáctổ chức quốc tế khác.

Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặccho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán Hình thức nàycó chi phí kinh doanh thấp (sử dụng vốn) Tuy nhiên để nhận được nguồn vốnnày các doanh nghiệp phải chấp nhận thủ tục chặt chẽ Đồng thời doanhnghiệp phải có điều kiện làm việc với các cơ quan Chính phủ và chuyên gianước ngoài.

* Nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI:

Với phương thức này doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà cònnhận được cả kỹ thuật - công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến vàcũng được chia sẻ thị trường xuất khẩu Tuy nhiên huy động vốn theo hìnhthức này phải chịu sự kiểm soát điều hành của doanh nghiệp (tổ chức kinh tế)nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn.

3 Các nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp nhà nước

3.1 Vốn chủ sở hữu

- Vốn do ngân sách nhà nước cấp

Các doanh nghiệp nhà nước ngay từ khi mới thành lập đã được Nhànước cấp cho một lượng vốn nhất định Đây là lượng vốn quan trọng để đầutư xây dựng ban đầu và mở rộng sản xuất Khi sử dụng vốn này các DNNNphải nộp thuế sử dụng vốn NSNN Từ 01/01/1997, theo Nghị định số 59/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư/TC-CSTC của Bộ Tài chính thì chỉ có các

Trang 13

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi thì mới phải nộp thuế sử dụng vốnNSNN và được tính từ lợi nhuận sau thuế.

- Vốn hình thành do lợi nhuận để lại:

Đây là nguồn vốn do doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinhdoanh.

- Vốn liên doanh liên kết:

Đây là một hình thức phổ biến ở Việt Nam hiện nay, là vốn do các doanhnghiệp khác trong và ngoài nước đóng góp để cùng thực hiện quá trình sảnxuất kinh doanh Nguyên tắc trong liên doanh, liên kết và các bên tham gialiên doanh, liên kết phải bình đẳng với nhau, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi rotrong phạm vi tỷ lệ vốn góp Tuy nhiên trong trường hợp liên doanh, liên kếtvới nước ngoài, do trình độ yếu kém nên bên Việt Nam thường chịu nhiềuthiệt thòi, lượng vốn góp của Việt Nam còn thấp (thường ở mức 30-35%) nêncác quyết định của bên Việt Nam còn thiếu trọng lượng.

Ngoài ra còn có thể huy động từ cán bộ công nhân viên chức của doanhnghiệp.

- Vốn do cổ phần hoá DNNN mang lại:

Đây là nguồn vốn huy động từ việc DNNN phát hành cổ phiếu Vốn cổphần cổ đông đóng góp thông qua việc mua cổ phiếu do doanh nghiệp pháthành Mức lãi của cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp (nếu lỗ thì không phải trả).

3.2 Vốn vay:

- Vốn vay ngân hàng:

Ngày 31/5/1997, Ngân hàng trung ương đã có Công văn số 471 về điềukiện cho các DNNN vay vốn mà không phải thế chấp, bảo lãnh, tín chấp, không giới hạn theo vốn điều lệ mà căn cứ vào hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp.

- Vốn vay của các tổ chức tài chính trung gian:

Đây là một nguồn cũng rất quan trọng trong tương lai khi hệ thống thịtrường tài chính chứng khoán nước ta đi vào hoạt động Đó là:

Trang 14

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp

4.1 Thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trước hết cần xem xét lại tình trạng bức tranh tài chính của doanhnghiệp tại thời điểm cần huy động bằng việc tính toán các chỉ tiêu tài chínhcăn bản như: khả năng thanh toán, chỉ số nợ, chỉ số hoạt động, chỉ số doanhlợi Đồng thời tính toán lại các chỉ tiêu theo phương án huy động khác nhau.Trên cơ sở đó khẳng định mục tiêu, phương án huy động cụ thể.

4.2 Phân tích luận chứng kinh tế kỹ thuật:

Phân tích nghiên cứu kỹ càng luận chứng kinh tế kỹ thuật đối với khoảntài chính cần huy động, tính đến các rủi ro liên quan như: rủi ro về mệnh giá,tỷ suất, hối đoái.

4.3 Chính sách tài trợ:

Phân tích và lựa chọn sử dụng chính sách tài trợ thích hợp, có nghĩa lànguồn huy động được lựa chọn tài trợ cho bộ phận tài sản nào, chúng sẽ ảnhhưởng như thế nào đến chính sách tài trợ hiện tại và so sánh với kỳ kinhdoanh cũng như đối thủ cạnh tranh chủ yếu.

4.4 Chủ các nguồn tài chính:

Nghiên cứu tỷ mỷ các nguồn tài chính (chủ nợ) cũng là một sự cân nhắctuyệt đối quan trọng Nếu đó là các ngân hàng, các tổ chức tài chính thì tiềmlực sức mạnh kinh doanh của họ là một bảo đảm cần thiết trong trường hợp

Trang 15

doanh nghiệp cần kéo dài thời hạn các khoản nợ vì một lý do nào đó Hơn nữacùng cần xem xét động cơ tham gia vào nguồn tài chính doanh nghiệp của họ.

4.5 Quyết định huy động nguồn vốn

Quyết định huy động các nguồn tài chính luôn là vấn đề sống còn đối vớidoanh nghiệp, do vậy trước hết cần tập trung nghiên cứu và khai thác triệt đểcác biện pháp quản trị khả thi đối với nguồn huy động Điều này có ý nghĩa tolớn đối với doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính khó khăn, khả năngthanh toán thấp.

4.6 Kế hoạch huy động tài chính cho chi trả

Nguồn tài chính huy động hôm nay sẽ phải thanh toán chi trả khi đáohạn (đối với những khoản vay) do đó doanh nghiệp cần phải có kế hoạch huyđộng thanh toán, chi trả.

5 Các chỉ tiêu liên quan đến huy động vốn:

Khi doanh nghiệp thực hiện huy động vốn từ các nguồn thì các chủ tàichính như ngân hàng, các chủ đầu tư thường cân nhắc và xem xét các chỉ tiêuvề khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính và các chỉ tiêu về khả năng sinh lợivốn của doanh nghiệp.

- Các chỉ số về khả năng thanh toán:+ Khả năng thanh toán chung =

Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh và từng thời kỳ kinh doanhsong chủ nợ ngắn hạn sẽ tin tưỏng hơn nếu chỉ số này lớn hơn 2.

+ Khả năng thanh toán nhanh =

Nếu chỉ số này  1 có nghĩa là doanh nghiệp không có nguy cơ bị rơivào tình trạng vỡ nợ và các chủ nợ ngắn hạn sẽ tin tưởng doanh nghiệp hơn.

+ Khả năng thanh toán tức thời = - Các chỉ số mắc nợ:

+ Chỉ số mắc nợ chung =

Về mặt lý thuyết chỉ số này nằm trong khoảng > 0 và < 1 nhưng thôngthường nó dao động xung quanh giá trị 0,5 Bởi vì lẽ nó bị tự điều chỉnh từhai phía: chủ nợ và con nợ Nếu chỉ số này càng cao, chủ nợ sẽ rất chặt chẽ

Trang 16

khi quyết định cho vay thêm Mặt khác về phía con nợ, nếu vay nợ quá nhiềusẽ bị mất chủ quyền kiểm soát nhiều bên đồng thời bị chia lợi nhuận quánhieèu cho sự vay nợ của mình.

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rất rộng rãi trong cả các lĩnh vựckinh tế xã hội và kỹ thuật Xong ở đây chúng ta chỉ xem xét hiệu quả kinh tếcủa hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuấtkinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phảnánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị, máy móc, nguyênnhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kếtquả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kếtquả ở mức độ nào Vì vậy có thể mô tả bằng công thức:

+ Hiệu quả kinh doanh (H) =

trong đó: K: là kết quả đạt được

C: hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả.+ Suất hao phí:

Q =

Trang 17

Từ hai loại chỉ tiêu này ta sẽ đi xem xét với yếu tố đầu vào là vốn cốđịnh và vốn lưu động.

2 Mục đích của phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

Làm thông tin giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có các quyết địnhđúng đắn, kịp thời.

- Xác lập được một cơ cấu vốn hợp lý

- Giúp cho các nhà quản trị đánh giá được tình hình thực tế về vấn đề sửdụng vốn.

- Từ đó tìm ra những mặt yếu kém, chưa có hiệu quả phát hiện ra nhữngnguyên nhân để tìm ra những biện pháp khắc phục Tuy nhiên để công việcphan tích hiệu quả sử dụng vốn là đúng, xác thực và phát huy được nhữngmục đích trên thì cần quán triệt một số nhiệm vụ sau:

+ Thông tin thu thập để phân tích được lấy từ các báo cáo tài chính, báocáo thực hiện kế hoạch, của doanh nghiệp và nguồn thông tin từ bên ngoàidoanh nghiệp như báo cáo về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp khácđặc biệt cùng ngành.

+ Xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thích hợp.

3 Quản lý vốn cố định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng

3.1 Quản lý vốn cố định

* Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:

Trong quá trình sử dụng tham gia vào sản xuất, do chịu sự tác động củanhiều nhân tố khác nhau nên tài sản cố định bị hao mòn hữu hình và hao mònvô hình.

- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng (tức là sự giảm vềchất lượng và sự giảm về tính năng kỹ thuật) và giá trị do chúng được sử dụngtrong sản xuất hoặc do tác động của yếu tố tự nhiên gây ra Tài sản cố định bịhao mòn hữu hình trước hết là nó trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quátrình sản xuất kinh doanh, giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sảnphẩm mới được sản xuất ra Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên thì trong khi sử

Trang 18

dụng và không sử dụng tài sản cố định bị hao mòn hữu hình là do tác độngcủa các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, khí hậu, thời tiết

- Hao mòn vô hình của tài sản cố định: là do sự giảm thuần tuý về mặtgiá trị của tài sản cố định do có những tài sản cố định cùng loại nhưng đượcsản xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn.

Như vậy nguyên nhân của hao mòn vô hình là do kỹ thuật ngày càng tiếnbộ, tổ chức sản xuất ngày càng hoàn thiện.

- Khấu hao tài sản cố định:

Trong quá trình sử dụng và bảo quản, tài sản cố định bị hao mòn Bộphận giá trị của tài sản cố định tương ứng với mức hao mòn mà nó được dịchchuyển dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định Sau khisản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹthành quỹ khấu hao tài sản cố định Quỹ khấu hao tài sản cố định được coi làmột nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trongsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:

Việc tính khấu hao tài sản cố định chính xác kịp thời, đầy đủ và biệnpháp để bảo toàn vốn cố định, để phòng ngừa hao mòn vô hình của tài sản cốđịnh và chống lại hiện tượng “ăn vào vốn” - một thực tế khá phổ biến trong ácDNNN ở nước ta trong thời gian qua Cho nên việc lựa chọn phương pháptính khấu hao là quan trọng.

+ Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng (phương pháp tính khấuhao cố định):

Trang 19

NGt : giá trị còn lại của tài sản cố định ở cuối năm thứ tNG0 : nguyên giá tài sản cố định.

* Kế hoạch khấu hao tài sản cố định:

Là một biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định cả trên phương diệnbảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Kế hoạch khấu hao tài sản cố định phản ánh các chỉ tiêu giá trị về tài sảncố định trong năm kế hoạch, tổng giá trị tài sản cố định ở đầu kỳ, xác địnhtổng giá trị tài sản cố định bình quân cần tính khấu hao, mức khấu hao phảitính trong năm và tình hìnhh phân phối sử dụng quỹ khấu hao.

- Tài sản cố định không phải tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữalớn (như đất đai).

- T i s n c ài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào mộtnh t ng thêm trong n m k ho ch: n u t ng v o m tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ế hoạch: nếu tăng vào một ạch: nếu tăng vào một ế hoạch: nếu tăng vào một ăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ộtng y n o ó c a tháng thì tháng sau m i tính kh u hao.ài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một đ ủa tháng thì tháng sau mới tính khấu hao ới tính khấu hao ấu hao.

thángsẽ sửdụngTSCĐ

12- Tài sản cố định giảm bớt trong năm kế hoạch: n u gi m trongế hoạch: nếu tăng vào một ản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào mộtm tng y n o ó c a tháng thì tháng sau m i không ph i tính kh u hao.ột ài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một đ ủa tháng thì tháng sau mới tính khấu hao ới tính khấu hao ản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ấu hao.

sửdụngTSCĐ12

Trang 20

- Tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính trrong năm kế hoạchđược xác định theo công thức:

= + - Kế hoạch khấu hao tài sản cố định được coi là biện pháp quan trọng đểquản lý vốn cố định.

3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn cố định, cho biết mộtđồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợinhuận Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu quả sử dụng vốncố định càng cao.

4 Quản lý vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụngvốn lưu động

- Muốn xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch doanh nghiệp phảilần lượt tính toán vốn lưu động định mức ở từng khâu (dự trữ, sản xuất, lưuthông) và đối với từng loại nguyên vật liệu (chính, phụ) sau đó tổng hợp lạivốn lưu động định mức kỳ kế hoạch Tuy nhiên sử dụng phương pháp nàytương đối phức tạp.

- Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động: nội dungphương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn,chia làm 2 trường hợp:

Trang 21

+ Thứ nhất: dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loạitrong ngành để xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.

+ Thứ hai: dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳtrước của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho thời kỳ tiếptheo, đồng thời xem xét với tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh vàsự cải tiến tổ chức sử dụng vốn lưu động để xác định toàn bộ nhu cầu vốn laođộng thường xuyên cần thiết Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản.

* Bảo toàn vốn lưu động

Bảo toàn vốn lưu động là khâu quan trọng quyết định sự tồn tại và pháttriển của mỗi doanh nghiệp Tuỳ theo đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệpcó phương pháp bảo toàn vốn lưu động hợp lý Các biện pháp đó là:

- Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ vật tư hànghoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, để xác định số vốn lưu động hiện cócủa doanh nghiệp theo giá trị hiện tại.

- Những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày không thể sử dụng được dokém hoặc mất phẩm chất phải xử lý, kịp thời bù đắp.

- Đối với doanh nghiệp bị lỗ kéo dài, cần tìm biện pháp để loại trừ lỗtrong kinh doanh.

- Để đảm bảo vốn lưu động trong điều kiện lạm phát, khi phân phối lợinhuận cho mục đích tích luỹ và tiêu dùng, doanh nghiệp phải dành ra một phầnlợi nhuận để bù đắp số hao hụt vốn vì lạm phát và phải được ưu tiên hàng đầu.

4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =

Chỉ tiêunày cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh thì đemlại mấy đồng giá trị sản lượng hay doanh thu Như vậy chỉ tiêu này càng caothì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

- Mức đảm nhiệm vốn lưu động:Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng sản phẩm tiêu thụ thì cần baonhiêu vốn lưu động.

Trang 22

- Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động =

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động cho biết mộtđồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận.Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

5 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung:

- Hiệu quả sử dụng vốn:HVSD =

trong đó:

HVSD : hiệu quả sử dụng vốn sản xuất

D : là doanh thu hoặc số lượng sản phẩm tiêu thụ

- Các khoản nợ phải trả bao gồm:

+ Các khoản phải trả người bán, người mua+ Các khoản phải nộp ngân sách

+ Các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên+ Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng.

Trang 23

+ Các khoản phải trả khác.

Phân tích khả năng thanh toán để biết được các khoản phải thu, phải trả,tìm ra nguyên nhân của các khoản nợ đến hạn chưa đòi hoặc nguyên nhân củacác khoản nợ đến hạn.

Trang 24

Phần II

THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Công ty bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch đối ngoại là Hải HàConfectionerry Company (gọi tắt là Haihaco)

*******

2 Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty 5 năm qua

Biểu 1:

n v : Tri u ngĐơn vị: Triệu đồng ịnh tăng thêm trong năm kế hoạch: nếu tăng vào một ệu đồng đồng

*******

3 Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới huy động và sử dụng vốn

3.1 Bộ máy tổ chức của công ty

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo mô hình trực tuyến,tham mưu do đó có sự thống nhất cao trong công việc, tách biệt rõ ràng cáctrách nhiệm Đứng đầu công ty là giám đốc - người chịu trách nhiệm chungtrước nhà nước, trước cấp trên, trước pháp luật và tập thể công nhân viên

Trang 25

chức trong công ty về mọi hoạt động của công ty Tham mưu và trợ giúp chogiám đốc là bốn phó giám đốc: Phó giám đốc chỉ đạo công tác sản xuất, phógiám đốc kỹ thuật an toàn và đầu tư, phó giám đốc đời sống, phó giám đốc vềkế toán tài chính và kiểm toán.

Biểu 2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty*******

Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lýsản xuất kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty Cácphòng ban chức năng gồm có:

- Phòng tổ chức nhân sự: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp quản lý lao độngcủa công ty sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất Nghiên cứu các biện pháptổ chức thực hiện giảm lao động gián tiếp, nghiên cứu hoàn thiện công tác trảlương và phân phối lương.

- Phòng thống kê kế toán tài chính: Giám sát toàn bộ tài chính của côngty, tổ chức bộ máy kế toán từng xí nghiệp Quản lý việc phân phối cho cácđơn vị thành viên lập kế toán tài chính, vay vốn.

Tập hợp cung cấp tin tức tổng thể về tình hình sản xuất kinh doanh củacông ty.

- Phòng thương mại: Tham mưu cho Giám đốc xác định mặt hàng, thịtrường giá cả, ký kết hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước đồng thờithực hiện các nghĩa vụ về xuất khẩu.

- Phòng kỹ thuật an toàn sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất cung ứng chocác đơn vị thành viên, quản lý triển khai các kế hoạch.

- Văn phòng công ty: Làm công tác đối nội, đối ngoại, tiếp khách hàngtrong và ngoài nước, tổ chức hội nghị và hội thảo với các đơn vị thành viêncủa công ty.

- Phòng thanh tra - pháp chế: giúp giám đốc thanh tra, kiểm tra việc thựchiện chính sách pháp luật.

Tuy mỗi phòng thực hiện nhiệm vụ riêng của mình nhưng các phòng đềucó mối quan hệ chặt chẽ với nhau tập trung vào sự điều hành chỉ huy thốngnhất của giám đốc Công tác quản lý tài chính tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Trang 26

xác định nguyên nhân, sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chínhvà có biện pháp tăng cường quản lý tài chính Vì đây là một DNNN nên huyđộng vốn cần chú ý đến vẫn đề sở hữu của doanh nghiệp.

Bộ máy tổ chức của công ty ngày càng mở rộng và lớn mạnh, điều đótồn tại hai mâu thuẫn: Công ty có thể tiếp cận sâu được vào thị trường nên sẽđạt được sự phục vụ khách hàng tốt hơn Nhưng bên cạnh đó sẽ làm chậmvòng quay của vốn lưu động bởi vì sự luân chuyển của đồng tiền phải qua cácchi nhánh, xí nghiệp rồi mới trở về công ty Nên người chủ doanh nghiệp phảitính toán để xông vào khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn Đồng thờibiết tổ chức luân chuyển tiền, thu hồi tiền nhanh.

3.2 Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất

Nhiệm vụ của công ty tương đối ổn định, vẫn sản xuất các loại mặthàngtruyền thống: Khối lượng công việc ngày càng nhiều, theo kế hoạch sản lượngmỗi năm của công ty tăng từ 3% đến 5% Công ty phải thường xuyên đầu tư,đổi mới công nghệ, tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên của côngty cho phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận.

Công ty có 6 xí nghiệp trực thuộc bao gồm: Xí nghiệp kẹo mềm, xínghiệp kẹo cứng, xí nghiệp bánh, nhà máy thực phẩm Việt Trì, nhà máy bộtdinh dưỡng trẻ em Nam Định.

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng đổi mới công nghệ như:năm 1997 trang bị cho xí nghiệp thực phẩm Việt Trì một dây chuyền Jellykhuôn và Jelly cốc Năm 1997, đã đầu tư mua máy gói kẹo của hãngKLOCNER HANSEL TEVONPHAN với công suất 1000 viên/phút Năm1998, Công ty đầu tư thêm máy đóng gói nhỏ các loại bánh có công suất 1tấn/ngày, máy quật kẹo với công suất 10 tấn/ngày Dây chuyền sản xuất bánhxốp dạng que công suất 10 tấn/ngày Dây chuyền sản xuất kẹo caramel cócông suất 200-300kg/giờ Công nhân của nhà máy là 1709 người.

Đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn để thực hiện hoạt động kinhdoanh, ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn của công ty

3.3 Đặc điểm về lao động

Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Trang 27

Biểu 3: Tình hình lao động của công ty

Từ tổng kết bảng trên ta thấy rằng lực lượng lao động của Công ty quacác năm từ 1997-1998 có sự tăng lên rõ rệt Tỷ lệ lao động nữ cũng có xuhướng tăng lên.

Ta thấy rằng đội ngũ lao động của công ty chủ yếu lao động nữ (gần80%) Vì đặc điểm của nữ là cần cù, khéo léo, rất thích hợp với công việc góikẹo, cân kẹo Song bên cạnh đó còn có những hạn chế là lao động nữ thườnghay đau ốm, thai sản, nuôi con nhỏ dẫn đến hoạt động sản xuất bị ảnhhưởng, có khi làm gián đoạn sản xuất.

3.4 Đặc điểm về nguyên vật liệu

Hiện nay, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty chủ yếu từ hainguồn trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài Các nguyên vật liệu bao gồm:bột mỳ, bơ, bột ca cao, hương liệu, phẩm màu Các cơ sở trong nước cung cấpnguyên vật liệu cho công ty bao gồm: nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi,công ty sữa Việt Nam Đây là nhà cung cấp thường xuyên nguyên vật liệu chocông ty, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý Tuy nhiên, công ty bánh kẹoHải Hà phần nào chịu ảnh hưởng của những nhà cung cấp ở nước ngoài Cácnguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài như Singapo, Malaixia, Thái Lan

Để tránh bị ép giá công ty luôn luôn theo dõi, bám sát thị trường tìmnguồn hàng có chất lượng tốt Công ty rất năng động trong việc tìm nguồncung cấp, có chính sách thưởng cho các cá nhân, tổ chức nào tìm được nguồncung cấp tốt, ổn định, giá rẻ.

Về thị trường cung ứng nguyên vật liệu:

Hàng năm, công ty sản xuất và kinh doanh một khối lượng lớn bánh kẹodo vậy nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột mỳ, tinh dầu, gluco,

Trang 28

nha Trong khi đó thị trường trong nước mới chỉ cung cấp được nguyên liệunhư đường, bột gạo, bột mỳ, nha từ các nhà máy Lam Sơn, Quảng Ngãi,công ty Cái Lân Còn phần lớn các loại nguyên liệu khác phải nhập và chịu sựbiến động giá cả trên thị trường thế giới Tỷ giá hối đoái thường thay đổi đãgây ra nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, làmảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Để khắc phục tình trạng này công ty đãchủ động ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với một số công ty, nhà máychuyên sản xuất và kinh doanh các loại nguyên vật liệu nhằm giảm bớt chiphí và bảo quản nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh.

3.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm của công ty được đông đảo người dân tin dùng, đời sống đượcnâng cao, người tiêu dùng mua bánh kẹo không chỉ vì hàm lượng dinh dưỡngcủa nó, không chỉ để ăn mà còn dùng vào mục đích biếu tặng, cưới xin, lễtết Đây còn là yếu tố thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Khác với trước đây, việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chỉ bó hẹptrong phạm vi chỉ tiêu của Nhà nước do Nhà nước phân phối và bao cấp thìnay sản phẩm của công ty được tiêu thụ theo đơn đặt hàng của mọi đối tượngvà được bán rộng rãi trên thị trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mọitầng lớp dân cư Để thực hiện công tác tiêu thụ một cách có hiệu quả nhất,công ty chọn phương thức tiêu thụ tổng hợp.

Cho đến nay, công ty đã thiết lập một mạng lưới bán hàng rộng khắp ởhầu hết các thành phố lớn và thị xã ở cả ba miền Việc tiêu thụ sản phẩm củacông ty chủ yếu do các đại lý đảm nhận, công ty đã có trên 200 đại lý và cáccửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc Tuy nhiên thị trường của côngty mới chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, HảiPhòng, Nam Định còn ở các khu vực khác tiêu thụ không đáng kể.

Thị trường tiêu thụ có rộng và hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty Hiện nay, thị trường Hà Nội là thịtrường tiêu thụ sản phẩm mạnh nhất Năm 1999, thị trường Hà Nội tiêu thụkhoảng 4837 tấn sản phẩm bánh kẹo các loại trong đó sản lượng tiêu thụ ởcông ty Hải Hà là 2902 tấn, chiếm 60%; Hải Châu chiếm 15%; Công ty Biên

Ngày đăng: 07/12/2012, 10:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình QTKDTH - Chủ biên: GS.TS nhà giáo ưu tú Ngô Đình Giao - Nxb Khoa học kỹ thuật, năm 1999 Khác
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên PTS. Lưu Thị Hương- Nxb Giáo dục, 1998 Khác
3. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Chủ biên PGS. PTS Phạm Thị Gái - Khoa Kế toán Đại học KTQD, Nxb Giáo dục, 1997 Khác
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp - Josete Peyrard, Nxb Thống kê, 1994 Khác
5. Tạp chí xây dựng số 7/1998, Tạp chí tài chính số 4,5/1997 Khác
6. Tài liệu từ công ty: Báo cáo quyết toán các năm: 1998, 1999, 2000; Báo cáo tăng giảm TSCĐ, Báo cáo công nợ của công ty Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ 1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển (Trang 24)
Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Biểu 3: Tình hình lao động của công ty - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
nh hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Biểu 3: Tình hình lao động của công ty (Trang 27)
II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐ NỞ CÔNG TY 1. Khái quát chung về tình hình huy động vốn - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
1. Khái quát chung về tình hình huy động vốn (Trang 29)
Qua xem xét Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty, ta có kết quả tổng tài sản các năm như sau: - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
ua xem xét Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty, ta có kết quả tổng tài sản các năm như sau: (Trang 30)
Biểu 8: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
i ểu 8: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty (Trang 32)
Biểu 12: Tình hình nợ dài hạn của công ty - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
i ểu 12: Tình hình nợ dài hạn của công ty (Trang 34)
d. Nợ dài hạn - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
d. Nợ dài hạn (Trang 34)
Ở bảng số liệu này các biến động đến vốn cố định chủ yếu tập trung vào: - Tăng do công ty mua sắm. - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
b ảng số liệu này các biến động đến vốn cố định chủ yếu tập trung vào: - Tăng do công ty mua sắm (Trang 37)
4. Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
4. Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động (Trang 41)
4.2. Tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
4.2. Tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty (Trang 42)
4.3. Tình hình quản lý vốn lưu động ở công ty - Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà
4.3. Tình hình quản lý vốn lưu động ở công ty (Trang 42)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w