1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trang thiết bị điện tàu container 700 teu. đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa diesel máy chính và chân vịt biến bước

72 922 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 773,5 KB

Nội dung

Ngoài ra tàu cũng được trang bị một hệ thống nguồn acquydùng để cấp nguồn cho một số thiết bị điều khiển tự động và là nguồn tiểu sự cố.. - Dung lượng: 135 Ah.Ngoài ra trạm phát tàu 700

Trang 1

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Các số liệu và kết quả trong đề tài làtrung thực, chưa được đăng trên bất kỳ tài liệu nào

Hải Phòng, ngày 12 tháng 02 năm 2010

Sinh viên thực hiệnNguyễn Minh Chung

Trang 2

Lời nói đầu

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, đi đôi với các lĩnh vực như: côngnghiệp, nông nghiệp… thì ngành giao thông vận tải biển cũng chiếm một vị trí quan trọng ởmỗi quốc gia Đó là mạch máu giao thông nối liền các vùng kinh tế của một đất nước và cácnước trên thế giới với nhau

Đất nước ta có bờ biển dài, trải dọc từ Bắc tới Nam, lại có nhiều sông ngòi Đó làđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành vận tải biển Mặc dù trong thời điểm hiện tại,chúng ta đang khắc phục dần nền kinh tế bị suy thoái Nhưng trong tương lai không xa,ngành đóng tàu cũng như vận tải tàu biển sẽ khôi phục lại thế mạnh vốn có của nó

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Điện-Điện tử tàu biển của trường Đạihọc Hàng Hải, em rất vinh dự và thấy rõ trách nhiệm của mình trong học tập cũng như việcphục vụ cho ngành giao thông vận tải biển trong tương lai

Sau khi học tập và rèn luyện tại trường cùng quá trình thực tập tại các nhà máy và đặcbiệt là quá trình thực tập tốt nghiệp tại nhà máy đóng tàu Nam Triệu, em được khoa Điện -

Điện tử tàu biển giao cho đề tài thiết kế tốt nghiệp: Trang thiết bị điện tàu container 700 teu.

Đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diesel máy chính và chân vịt biến bước.

Qua quá trình học tập và nỗ lực nghiên cứu của mình với sự hướng dẫn tận tình củathầy giáo - Th.s Nguyễn Tất Dũng, cô giáo – Th.s Nguyễn Thanh Vân và các thầy cô khoaĐiện - ĐTTB Em đã tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Mặc dù bản thân em đã cố gắng nhiều, đã đi tìm hiểu trong thực tế, với mong muốn hoànthành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất Song do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nêntrong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót Em mong nhận được các ýkiến đóng góp của các thầy cô giáo trong khoa

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

Mục lục

Trang

Phần III Đi sâu nghiên cứu hệ thống điều khiển từ xa Diesel máy chính và chân vịt

Trang 4

Chương IV Hệ thống điều khiển từ xa Diesel máy chính tàu Container 700 TEU. 384.1 Giới thiệu chung về hệ thống điều khiển Diesel máy chính 384.2 Phân tích cấu trúc điều khiển từ xa Diesel - Máy chính 464.3 Hệ thống điều khiển từ xa Diesel máy chính tàu Container 700 TEU 47

5.1 Giới thiệu chung về hệ thống chân vịt biến bước 595.2 Giới thiệu hệ thống chân vịt biến bước tàu Container 700 TEU 625.3 Hệ thống điều khiển bước chân vịt tàu Container 700 TEU-Hãng NORISTAR 2000 63

5.5 Nguyên lý mạch đo, hiển thị bước chân vịt và tốc độ máy chính 69

Trang 5

Phần I GIỚI THIỆU CHUNG TÀU CONTAINER 700 TEU.

Tàu container 700 TEU là con tàu được đóng mới tại Tổng Công ty Công nghiệp tàuthuỷ Nam Triệu ( thuộc tập đoàn kinh tế Vinashin) Đây là seri tàu đóng mới được ký kếtgiữa Nam Triệu với chủ tàu Công ty Horizont Schiffahrtsgesell mbH thuộc Tập đoàn MPCcủa CHLB Đức Thiết kế tàu do Tập đoàn MPC cấp, được cơ quan đăng kiểm GL củaCHLB Đức giám sát thi công và phân cấp, thoả mãn các công ước mới nhất về hàng hải

Tàu 700 teu là loại tàu chở container, đáy đôi, dẫn động bằng động cơ diesel và đượctrang bị các thiết bị hiện đại nhất theo tiêu chuẩn công nghiệp đóng tàu của Đức

Kết cấu thượng tầng, cabin với sườn ngang hoặc sườn dọc được trang bị các sống vàcột theo điều kiện của khu vực lắp đặt

Trang bị cánh gà cabin khép kín cho cabin lái, sử dụng vật liệu không nhiễm từ trongvùng từ Mũi tàu được làm bằng tôn uốn và được gia cường bằng cơ cấu khoẻ, hai hầm xíchneo ở phía trước của vách ngăn chống đâm va

Phần đuôi tàu được trang bị một mũi phá băng Đáy đôi có chiều cao xấp xỉ 1750/2250 mm được trang bị bên trong khu vực hầm hàng và buồng máy Trọng tải đáy trong 12t/m2

Tàu được trang bị 2 chân vịt, một chân vịt chính biến bước và một chân vịt mũi cóbước cố định Máy chính của tàu do hãng MAK sản xuất Tàu được trang bị 1 máy phátđồng trục, 2 máy phát chính và một máy sự cố Hệ thống lái của tàu là hệ thống lái điện thuỷlực, lái tự động là loại PT500 của Nhật Bản Tàu được trang bị một nồi hơi liên hợp phụ khí

xả Các hệ thống khác, hầu hết được điều khiển tự động hoặc bán tự động, bằng các thiết bịkhả trình PLC

Đặc biệt, tàu chở container 700 TEU có ưu việt là được trang bị các thiết bị hiện đạinhất, tính năng khai thác cao ,tiết kiệm chi phí, phạm vi hoạt động trên toàn thế giới, vậnhành an toàn và thân thiện với môi trường

Thông số kỹ thuật chính của tàu:

- Chiều dài giữa hai đường vuông góc : 126,80 m

- Tải trọng đăng ký toàn phần : 8.150 tấn

- Phân cấp Đăng kiểm GL

- Thiết kế do tập đoàn MPC cấp

Trang 6

- Máy chính : MAK 8M43.

Trang 7

Phần II TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU CONTAINER 700 TEU.

Chương I TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU CONTAINER 700 TEU.

1.1 Giới thiệu chung về trạm phát điện.

Hệ thống năng lượng trên tàu container 700teu bao gồm: 1 máy phát đồng trục, 2 máyphát chính và 1 máy phát sự cố Ngoài ra tàu cũng được trang bị một hệ thống nguồn acquydùng để cấp nguồn cho một số thiết bị điều khiển tự động và là nguồn tiểu sự cố Với cácthông số kỹ thuật như sau:

Trang 8

- Dung lượng: 135 Ah.

Ngoài ra trạm phát tàu 700 teu cũng có hệ thống nối điện bờ sử dụng trong trườnghợp tàu cập cảng, lên đà sửa chữa…

Bảng điện chính của tàu được đặt trong buồng điều khiển máy Bảng điện chính sửdụng hệ thống thanh cái phân đoạn, sử dụng các aptomat chính để đóng cắt nguồn đến cácphụ tải

1.2 Bảng điện chính tàu Container 700 teu.

1.2.1 Giới thiệu bảng điện chính.

Bảng điện chính tàu thực hiện chức năng tập trung năng lượng từ các máy phát, từ đóphân phối đến các bảng điện phụ và các phụ tải Trong bảng phân phối điện chính bao gồmcác thiết bị đo lường, kiểm tra, đóng cắt và điều chỉnh các thông số cần thiết, các đường dâytải năng lượng từ máy phát tới thanh cái rồi từ thanh cái tới các phụ tải, đặc biệt là các thiết

bị bảo vệ máy phát và hệ thống năng lượng

Bảng điện chính tàu container 700teu được đặt trong buồng điều khiển trung tâmbuồng máy, bao gồm 9 panel:

- Panel cấp nguồn 450V

- Panel cấp nguồn 450 V cho các phụ tải

- Panel điều khiển máy phát số 1

- Panel điều khiển máy phát đồng trục

- Panel hoà các máy phát công tác song song

- Panel điều khiển máy phát số 2

- Panel cấp nguồn 450V cho phụ tải

- Panel cấp nguồn 450V cho phụ tải

- Panel cấp nguồn 450 V cho các phụ tải

1.2.2 Mạch điều khiển đóng mở Aptomat máy phát số 1.

a Giới thiệu phần tử.

* Trang 26:

- Q1 : Aptomat máy phát số 1

- G : Máy phát đồng bộ không chổi than số 1 được lai bởi động cơ Diesel

- A1 : Khối điều khiển aptomat và bảo vệ máy phát

Trang 9

+Vị trí 1 là vị trí 0.

+Vị trí 2 là vị trí đo điện áp dây L1-L2

+Vị trí 3 là vị trí đo điện áp dây L2-L3

+Vị trí 4 là vị trí đo điện áp dây L3-L1

- T1, T2, T3: Các biến dòng đo lường

- MN : Cuộn giữ đồng thời là cuộn cắt aptomat

- K2 : Rơle trung gian

* Trang 28

- S8 : Công tắc chọn chế độ điều khiển máy phát Có 3 vị trí: off- manu- auto

- P2 : Đồng hồ đo công suất

- P1 : Đồng hồ đo dòng điện

- P5 : Đồng hồ đo thời gian hoạt động của máy phát

- H10 : Đèn báo máy phát đang trong quá trình tự kích

+ Vị trí đo dòng điện pha L1

+ Vị trí đo dòng điện pha L2

+ Vị trí đo dòng điện pha L3

- H14 : Đèn báo ngừng sấy máy phát

b Nguyên lý hoạt động.

* Đóng Aptomat:

Giả sử chúng ta thực hiện khởi động và đóng máy phát số 1 cấp điện lên cho thanhcái

Trang 10

Ta bật công tắc S8(28.1 MSB) sang vị trí 1 Manual nối 1-2.

Việc thực hiện khởi động diesel bằng cách nhấn tổ hợp phím A31(30.1 MSB) trênpanel máy phát Tín hiệu từ màn hình cảm ứng sẽ được gửi tới khối A3(30.2 MSB), nối chân

3 và chân 4 thuộc nhóm 1XD1 đưa tín hiệu xuống khởi động diesel máy phát số 1

Sau khi máy phát số 1 được khởi động và điện áp của máy phát đã đạt giá trị địnhmức, tần số cũng đạt giá trị định mức, các đại lượng này được theo dõi trên các đồng hồ chỉbáo Đèn H10(28.6 MSB) sáng Lúc đó muốn đóng máy phát số 1 lên lưới ta làm như sau:

Ấn nút S11(28.2 MSB) cấp tín hiệu đóng aptomat vào chân 1XT1.4 của khối A1(28.2MSB) Khi lưới chưa có điện thì rơle K11(37.1 MSB) chưa có điện nên tiếp điểm 31-32K11(28.3 MSB) vẫn đóng nên có thể ấn nút đóng aptomat S11 bất kì thời điểm nào Nhưngkhi lưới đã có điện thì tiếp điểm này mở nên chỉ ấn nút đóng aptomat S11 tại thời điểm tiếpđiểm 13-14 K20(28.2 MSB) được quyết định bởi bộ chọn thời điểm hòa P5(40.4 MSB)

Tiếp điểm hành trình (27.4 MSB) đã mở và lò xo đã được nén lại Khối A1 sẽ cho tínhiệu ra chân 1XS1.6 cấp nguồn cho cuộn đóng XF(27.5 MSB) nhả chốt giữ lò xo Lò xođược mở, đóng aptomat đưa máy phát số 1 vào hoạt động cấp điện lên lưới Cuộn giữMN(27.6 MSB) đã có điện, giữ cho aptomat được đóng khi mà nó đủ lực hút (đủ điện áp).Trong quá trình hoạt động, nếu xảy ra hiện tượng thấp áp thì cuộn giữ sẽ không đủ lực hútgiữ aptomat, aptomat sẽ bị nhả ra và máy phát ngừng cấp điện lên lưới

Tiếp điểm hành trình đóng, động cơ M(27.4 MSB) được cấp điện, nén lò xo lại Cuộnđóng XF(27.5 MSB) mất điện nhả chốt giữ lò xo Cuối hành trình, tiếp điểm hành trình mở,động cơ mất điện, chốt giữ lò xo ở trạng thái nén chuẩn bị cho lần đóng aptomat sau

Khi aptomat được đóng thì đèn S11(28.6 MSB) sáng báo máy phát số 1 đang cấp điệnlên lưới Đồng hồ P5(27.5 MSB) bắt đầu đếm thời gian Đèn H10 không sáng

* Cắt Aptomat:

Khi máy phát đang hoạt động bình thường vì môt lý do nào đó, ta muốn cắt máy phát

ra khỏi lưới ta ấn nút S10(28.3 MSB), tín hiệu mở aptomat sẽ được đưa tới chân 1XT1.5 củakhối điều khiển và bảo vệ máy phát (A1) Khối A1 sẽ xử lý tín hiệu và đưa tín hiệu đến cắtđiện cuộn MN ngắt aptomat và cắt máy phát số 1 ra khỏi lưới Đồng thời đưa tín hiệu đếnđèn H10 sáng báo mở aptomat và đèn S11 tắt

- Stator: Phần ứng của máy phát chính

- Rotor: Phần cảm của máy phát chính

- Auxilary winding: Cuộn dây phụ

- Tín hiệu điện áp thực 380v được lấy từ 2 pha T2-T3

Trang 11

- E- - E+ : Tín hiệu ra điều chỉnh dòng kích từ của máy phát kích từ.

- X1- X2, Z1- Z2: Lấy tín hiệu điện áp từ cuộn phụ đưa vào bộ R448 để cấp nguồn nuôi

- S1- S2: Đưa tín hiệu dòng từ biến dòng vào khối R448 để thực hiện việc phân bố tải vôcông

- ST4: Biến trở chỉnh định hệ thống

b Nguyên lý hoạt động.

Trạm phát chính trên tàu 700 TEU là hệ thống trạm phát không chổi than Nguồn kích

từ chính được lấy từ máy phát kích từ

Tín hiệu điện áp thực của máy phát được lấy từ pha T2 và T3 đưa vào chân 0-380 của

bộ R 448 Tại đây điẹn áp thực sẽ được so sánh với điện áp chuẩn Khi điện áp thực của máyphát sai lệch so với tín hiệu điện áp chuẩn thì xuất hiện tín hiệu sai lệch điện áp U điềukhiển dòng kích từ của máy phát kích từ, giá trị dòng kích từ ở cuộn kích từ chính của máyphát sẽ thay đổi để cho ra giá trị điện áp tương ứng của máy phát theo xu hướng làm giảmgiá trị sai lệch điều khiển đó

Giả sử máy phát đang hoạt động bình thường với giá trị điện áp là định mức vì lý do

nào đó mà điện áp máy phát giảm xuống thấp hơn điện áp định mức Khi đó, bộ R448 sẽ xử

lý và đưa tín hiệu điều chỉnh tăng dòng kích từ ra chân E- - E+ làm cho điện áp máy phát tănglên bằng điện áp định mức thì quá trình điểu chỉnh của bộ tự động điều chỉnh điện áp R448kết thúc

Khi điện áp máy phát tăng quá giá trị điện áp định mức thì bộ tự động điều chỉnh điện

áp R448 sẽ điều chỉnh để làm giảm dòng kích từ của máy phát từ đó làm điện áp máy phátgiảm xuống bằng điện áp định mức

* Quá trình tự kích ban đầu.

Khởi động động cơ Diesel lai máy phát đến tốc độ định mức Khi đó do có từ dư ởcuộn dây phần ứng xuất hiện tín hiệu điện áp có giá trị khoảng từ ( 25% ) Uđm Khi đó tínhiệu phản hồi điện áp được lấy thông qua pha T2-T3 được cấp cho bộ ổn định điện áp đểđiều chỉnh dòng kích từ của máy phát tăng dần lên đến giá trị điện áp định mức thì quá trình

tự kích của hệ thống kết thúc

* Chỉnh định hệ thống

Khi điện áp máy phát ra không đạt giá trị định mức thì ta có thể chỉnh chiết áp ST4tác động vào bộ ổn định điện áp R448 để điều chỉnh dòng kích từ phù hợp làm cho điện ápmáy phát ra là định mức

1.4 Công tác song song các máy phát

1.4.1 Hòa đồng bộ các máy phát công tác song song.

Ta có thể hoà đồng bộ tự động hoặc bằng tay Việc chọn máy phát để hoà được thựchiện trên Panel hoà (panel 5) bằng việc lựa chọn công tắc S7(41.3 MSB) Việc lựa chọn chế

độ hòa được thực hiện bằng cách chọn công tắc S8 (ở mỗi panel máy phát 1, 2, máy phátđồng trục).Có 2 chế độ hòa đó là: hòa bằng tay và hòa tự động

Trang 12

a Hoà bằng tay (Manual):

Giả sử máy phát 2 đang hoạt động trên lưới, ta muốn hòa máy phát điện số 1 lên làmviệc song song với máy phát 2

Trên panel hòa ta chọn máy phát cần hòa là máy phát số 1 bằng cách đưa công tắcchọn S7 trên (panel 5) panel hòa đồng bộ về vị trí máy phát số 1.Và chuyển công tắc chọnS8(28.1 MSB) sang vị trí Manu, việc điều chỉnh điện áp và tần số của máy phát cần hoà phụthuộc vào tốc độ quay của Diesel lai máy phát đó

Ta khởi động diesel máy phát số 1 Và sau đó quan sát đồng bộ kế Nếu kim trênđồng bộ kế quay cùng chiều kim đồng hồ có nghĩa là tần số máy phát 1 lớn hơn tần số củalưới ta cần tiến hành giảm nhiên liệu vào diesel lai máy phát 1 Cách làm như sau:

Ta đưa tay gạt 3S15(41.2 MSB) sang vị trí “TIEFER” tức tay gạt SPEEDADJUSTMENT (011.3 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1) gửi tín hiệugiảm tốc độ “speed decrease” vào chân “input diode 11” (011.3 GENERATOR PROTECTIONDISELGENERATOR 1), hệ thống xử lý và đưa tín hiệu ra chân “SPEED LOWER” (017.3GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1), Rơle K23 (017.3 GENERATORPROTECTION DISELGENERATOR 1) có điện đóng tiếp điểm 11-14 K23(26.2 GENERATORPROTECTION DISELGENERATOR 1), đưa tín hiệu điều khiển giảm tốc độ Diesel

Nếu kim trên đồng bộ kế quay ngược chiều kim đồng hồ có nghĩa là tần số máy phát

số 1 lớn hơn tần số lưới.Ta cần tiến hành giảm nhiên liệu cho diesel lai máy phát số 1 nhưsau:

Ta đưa tay gạt 3S15(41.2 MSB) sang vị trí “HOHER” tức tay gạt SPEEDADJUSTMENT (011.3 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1) gửi tín hiệutăng tốc độ “speed increase” vào chân “input diode 12” (011.3 GENERATOR PROTECTIONDISELGENERATOR 1), hệ thống xử lý và đưa tín hiệu ra chân “SPEED HIGHER” (017.4GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1), Rơle K24 (017.4 GENERATORPROTECTION DISELGENERATOR 1) có điện đóng tiếp điểm 11-14 K24(26.3 GENERATORPROTECTION DISELGENERATOR 1), đưa tín hiệu điều khiển tăng tốc độ Diesel

Ta điều chỉnh làm sao cho tốc độ quay của kim đồng bộ kế càng chậm càng tốt và cùngchiều kim đồng hồ tránh hiện tượng khi đóng máy phát lên lưới xảy ra hiện tượng công suấtngược Khi kim đồng bộ kế gần đi tới sát vạch đỏ, ta ấn nút đóng aptomat S11(28.2 MSB)

Để đóng điện từ máy phát số 1 lên lưới

Sau khi hòa xong ta tiến hành phân chia tải tác dụng cho 2 máy

b Hoà tự động (Automatic):

Sau khi chọn máy phát để hoà công tắc chọn S7, và chọn chế độ hoà tự động bằngcách đưa công tắc chọn S8(28.1 MSB) Tín hiệu hòa tự động được đưa vào chân 1XT1.3 củakhối A1(28.1 MSB) Khối A1 xử lý và cho tín hiệu ra chân “ output diode 8” Rơle K13 vàK14 có điện đóng tiếp điểm 13-14 K13(24.6 GENERATOR PROTECTIONDISELGENERATOR 1) cấp tín hiệu đến khối SYNCHRONIZING UNIT Đồng thời tiếpđiểm 13-14, 23-24 K14(011.2 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1) đóng lạigửi tín hiệu đến khối Input Diode 10(Tín hiệu đóng aptomat ở chế độ tự động hòa đồng bộ).Khi điều kiện hòa thỏa mãn, khối A1 sẽ đưa tín hiệu ra chân Output Diode 7 (015.6

Trang 13

GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1) Rơ le K12 có điện đóng tiếp điểm

13-14 K12(24.4 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1) gửi tín hiệu đóng aptomatđến khối BREAKER đóng aptomat lên lưới

Trong trường hợp hòa không thành công, tín hiệu “Synchr failure” sẽ được đưa ra chânOutput Diode 3 (014-6 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1), đèn sáng báolỗi hoà Nếu việc hòa thành công nghĩa là aptomat đã được đóng, có tín hiệu ra chân OutputDiode 2 (014.5 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1) đèn sẽ sáng báoaptomat đã đóng

1.4.2 Phân bố tải tác dụng.

a.Phân bố tải tác dụng.

a.1 Phân bố tải tác dụng bằng tay.

Sau khi đã thực hiện việc hòa máy phát lên lưới bằng tay Việc thực hiện phân bố tảitác dụng bằng tay cho các máy phát được thực hiện trên PANEL số 5

- 3S15, 6S15(41 MSB): Là các công tắc điều khiển cấp nguồn cho động cơ secvo quay theochiều tăng hoặc giảm nhiên liệu vào các Diesel 1, 2 Có 3 vị trí tăng, giảm, tắt

- K23 Là rơle cấp nguồn cho động cơ secvô quay theo chiều tác động giảm nhiên liệu vàoDiesel

- K24: Là rơle cấp nguồn cho động cơ secvô quay theo chiều tác động tăng nhiên liệu vàoDiesel

+ K24: Là rơle cấp nguồn cho động cơ secvô quay theo chiều tác động tăng nhiên liệu vàoDiesel

Giả sử máy phát 1 đang hoạt động, ta hoà máy phát 2 lên lưới, lúc đó máy phát 2chưa nhận tải , muốn máy phát hai nhận tải thì ta phải thực hiện như sau:

- Đưa tay điều khiển động cơ secvo của máy phát 1 về vị trí giảm nhiên liệu

- Đưa tay điều khiển động cơ secvo của máy phát 2 về vị trí tăng nhiên liệu

Qúa trình tăng giảm phải thực hiện đồng đều cho đến khi ta quan sát trên 2 đồng hồ đo côngsuất thấy giá trị của chúng tương đương nhau thì dừng lại

a.2 Tự động phân bố tải tác dụng.

Quá trình tự động phân bố tải tác dụng được thực hiện khi công tắc S8 được đặt ở vịtrí AUTO Sau khi máy phát được hòa tự động, hệ thống sẽ tiến hành phân chia tải tác dụngcho máy phát Tín hiệu tải của máy phát sẽ được cảm nhận thông qua dòng tải của máy phátđược lấy từ các biến dòng được đưa vào các đầu X1.6, X1.7, X1.8 Khi tín hiệu công suấtcủa hai máy khác nhau sẽ có tín hiệu cấp nguồn cho động cơ secvô để thay đổi lượng nhiêuliệu vào Diesel do đó thay đổi được công suất tác dụng của máy phát

1.5 Bảo vệ cho trạm phát điện tàu 700 teu.

1.5.1 Bảo vệ công suất ngược.

Giả sử vì một lý do nào đấy mà máy phát số 1 bị hiện tượng công suất ngược khi đó

Trang 14

DISELGENERATOR 1) cấp điện cho rơ le K10 Rơle K10 có điện sẽ đóng tiếp điểm 13-14,23-24 K10(24 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR 1) cấp tín hiệu đến các chânXCR 1 và XCR 4 của khối RC-DEVICE tạo tín hiệu trễ ngắt aptomat của máy phát Đồngthời các chân XS1.7, XS1.8 khối BREAKER có tín hiệu xử lý và cấp điện cho cuộn MN saumột thời gian trễ, aptomat sẽ được ngắt, cắt máy phát ra khỏi lưới Đồng thời khối A1 cũngđưa tín hiệu ra chân Ind Rev Power(018.2 GENERATOR PROTECTION DISELGENERATOR1) hiện thị giá trị công suất ngược của máy phát.

Trang 15

Chương II MỘT SỐ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TÀU CONTAINER 700 TEU.

2.1 Hệ thống tời neo.

2.1.1 Giới thiệu chung.

Hệ thống tời neo của tàu 700 teu gồm tời neo phải và tời neo trái Động cơ tời neo làđộng cơ dị bộ 3 pha roto lồng sóc Thay đổi tốc độ của dây tời bằng cách thay đổi tốc độđộng cơ ( thay đổi số cặp cực stato: 2-4-16)

Hệ thống có 2 chức năng cơ bản: - Tời quấn dây

- Thu thả neo

2.1.2 Nguyên lý hoạt động.

a Giới thiệu phần tử.

- Q1 : Aptomat cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống

- M : Động cơ 3 pha roto lồng sóc

- Y : Cuộn phanh

- R : Cảm biến nhiệt độ động cơ

- T2 : Biến dòng đo lường

- V1 : Bộ biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều cấp nguồn cho cuộn phanh

- E : Điện trở sấy động cơ

- H1 : Đèn nguồn mạch sấy

- 2E1 : Điện trở sấy tay điều khiển

- 3E1 : Điện trở sấy bộ khuếch đại

- 3s1 : Cảm biến nhiệt độ bộ khuếch đại

- T1 : Biến áp hạ áp 440V/230V

- F1, F2, F3, F4, F5, F6: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch

- A1 : Rơle nhiệt độ

- A2 : Rơle dòng

- G1 : Bộ biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều 220 VAC/ 24VDC

- 2s1 : Tay điều khiển chính

Trang 16

- 2s2 : Công tắc xoay điều khiển chọn chế độ: 0/ HAND/ AUTO/ 20%/ 40%/ 60%/80%/100%.

- s1 : Công tắc hành trình vào ly hợp tời neo

- K2, K3, K4, K5, K6, K7: Các rơle trung gian

- 2P1 : Đồng hồ chỉ báo lực căng

- 2H1 : Đèn xanh chỉ báo hệ thống hoạt động chế độ bằng tay

- 2H2 : Đèn đỏ chỉ báo hệ thống bị lỗi

- 2H3 : Đèn trắng chỉ báo hệ thống hoạt động chế độ tự động

- AMP: Khối khuyếch đại

- A3, A4: Khối điều khiển PLC

- 3B1 : Cảm biến sức căng

b Nguyên lý hoạt động.

Ban đầu, mạch sấy của hệ thống luôn được cấp nguồn 230V/60Hz có cầu chỉ bảo vệ.Đèn H1(5.3) sáng báo nguồn sấy Khi đó động cơ (chưa hoạt động), tay điều khiển và mạchkhuyếch đại luôn được sấy Mạch khuyếch đại có cảm biến nhiệt 3s1(5.7) có tác dụng cắtnguồn của điện trở sấy 3E1(5.6) khi đạt nhiệt độ đặt

Để hệ thống hoạt động, ta đóng Aptomat Q1(4.0) cấp nguồn cho mạch động lực vàđiều khiển Công tắc xoay điều khiển 2s2(8.1) đang ở vị trí 0, K4(8.2) có điện, đóng tiếpđiểm 11-14 K4(8.7) khoá không cho hệ thống báo động Tời neo đang sẵn sàng nguồnnhưng chưa hoạt động

b1 Tời quấn dây.

Chuyển ly hợp sang chế độ điều khiển tời quấn dây Khi đó công tắc hành trìnhs1(8.4) mở

* Chế độ điều khiển bằng tay:

Chuyển công tắc điều khiển 2s2(8.1) sang vị trí Hand K3(8.1) có điện, đóng tiếpđiểm 21-24 K3(9.1) và 31-34 K3(9.2) gửi tín hiệu vào chân E0.1(9.2) của khối A3 Khối A3

sẽ đưa tín hiệu ra chân A0.4(11.3), đèn 2H1(9.3) sáng báo hệ thống hoạt động ở chế độ điềukhiển bằng tay Ngoài ra đèn 2p1(11.2) cũng sáng để quan sát đồng hồ chỉ báo sức căng

Tiếp điểm 11-14 K3(7.0) đóng Khi đó, động cơ không bị quá nhiệt thì cảm biến nhiệt

độ R(4.8) sẽ gửi tín hiệu về rơle nhiệt độ A1(6.1), A1 vẫn có điện và ở chế độ bình thường,đóng tiếp điểm 11-14 A1(7.0) Đồng thời, không có hiện tượng quá tải thì tín hiệu dòng từbiến dòng T2(4.2) gửi về rơle dòng A2(6.2) chưa đủ ngưỡng tác động, tiếp điểm 15-16A2(7.0) vẫn đóng Tiếp điểm 11-12 K5(7.0) vẫn đóng do rơle K5(8.3) chưa có điện

Lúc này, tay điều khiển 2s1(7.1) đang ở vị trí 0 K0 có điện, đóng tiếp điểm duy trì

1-2 K0(7.1) và đóng tiếp điểm 3-4 K0(7.1-2) cấp nguồn cho mạch điều khiển

+ Quá trình điều khiển tời quấn dây theo chiều thu và tốc độ tăng dần:

Trang 17

Đưa tay điều khiển 2s1 đến vị trí thu 1, tiếp điểm 3-4 2s1(7.2) đóng lại Tiếp điểm

21-22 KM2(7.2) vẫn đóng KM1(7.2) có điện, đóng các tiếp điểm chính 1-2; 3-4; 5-6 KM1(4.2)động cơ sẵn sàng quay theo chiều thu dây tời Tiếp điểm 51-52; 61-62 KM1(5.3) mở ra cắtmạch nguồn của điện trở sấy động cơ Tiếp điểm 21-22 KM1(7.3) mở ra cắt mạch nguồn củaKM2(7.3) khống chế chiều thả Tiếp điểm 13-14 KM1(7.3) đóng cấp nguồn cho mạch điềukhiển tốc độ

Cuộn hút KB1(7.8) có điện lập tức đóng các tiếp điểm 1-2 KB1(4.6); 3-4; 5-6KB1(4.7), cuộn phanh Y(4.6) có điện nhả phanh Tiếp điểm 13-14 KB1(7.9) đóng đợi sẵn

Đồng thời các tiếp điểm 21-22 K1(7.9); 61-62 KM6(7.9); 61-62 KM5(7.9) vẫn đóng(do các cuộn hút của chúng chưa có điện) Nên khi đó KM3(7.9) có điện, đóng tiếp điểmchính 1-2; 3-4; 5-6 KM3(4.2) Động cơ được cấp điện và quay theo chiều thu dây tời với tốc

Đưa tay điều khiển 2s1 đến vị trí thu 3, tiếp điểm 7-8 2s1(7.6) đóng lại Khi đó sau 2s(từ khi K1 có điện) tiếp điểm 67-68 K1 (7.6) đóng lại Đang ở chức năng tời quấn dây nênK7(8.4) vẫn chưa có điện, tiếp điểm 11-12 K7(7.6) vẫn đóng K2 có điện, 21-22 K2(7.5) mở

ra cắt mạch nguồn KM4 và KM6 Tiếp điểm 13-14 K2(7.7) đóng lại, KM5(7.7) có điệnđóng các tiếp điểm chính 1-2 KM5(4.4); 3-4; 5-6 KM5(4.5), động cơ được quay với tốc độ3

+ Quá trình điều khiển tời quấn dây theo chiều thả, tốc độ giảm dần diễn ra ngược lại, tươngtự

Đưa tay điều khiển 2s1 đến vị trí thả 1, tiếp điểm 1-2 (7.3) đóng KM2 có điện, đóngcác tiếp điểm chính 1-2; 3-4; 5-6 KM2(4.3), động cơ sẵn sàng quay theo chiều thả dây tời.Tiếp điểm 51-52; 61-62 KM2(5.3) mở ra cắt mạch nguồn của điện trở sấy động cơ Tiếpđiểm 21-22 KM2(7.2) mở ra cắt mạch nguồn của KM1(7.2) khống chế chiều thu dây

Tiếp điểm 13-14 KM2(7.4) đóng Cuộn hút KB1(7.8) có điện đóng các tiếp điểm 1-2KB1(4.6); 3-4; 5-6 KB1(4.7), cuộn phanh Y (4.6) có điện nhả phanh

Đồng thời các tiếp điểm 21-22 K1(7.9); 61-62 KM6(7.9); 61-62 KM5(7.9) vẫn đóng,tiếp điểm 13-14 KB1(7.9) đóng lại KM3(7.9) có điện, đóng tiếp điểm chính 1-2; 3-4; 5-6KM3(4.2) Động cơ được cấp điện và quay theo chiều thu với tốc độ 1

Hoạt động thả ở tốc độ 2 và 3 của tời giống như hoạt động thu ở tốc độ 2 và 3 của tời

đã trình bày ở trên

* Chế độ điều khiển tự động:

Chuyển nút điều khiển 2s2 sang vị trí Auto 20% Cuộn hút của rơle K5 có điện, mởtiếp điểm 11-12 K5(7.0) cắt nguồn mạch điều khiển bằng tay Đồng thời đóng tiếp điểm 21-

Trang 18

24; 31-34 K5(9.2) gửi tín hiệu vào chân E0.2 của khối A3 Khối A3 sẽ đưa tín hiệu ra chânA0.6(11.4), đèn 2H3(11.4) sáng báo hệ thống hoạt động ở chế độ điều khiển tự động

Trong chế độ tự động, mọi hoạt động của tời được điều khiển bởi khối A3, A4 vàkhối cảm biến sức căng AMP(12.1) Đồng thời trong chế độ này động cơ chỉ hoạt động ở tốc

độ 1

Công tắc 2s2 đang đặt vị trí Auto 20% Cảm biến 3B1(12.6) sẽ cảm biến sức căng củadây tời đồng thời gửi tín hiệu chỉ báo sức căng đến khối A3, A4 và lên đồng hồ 2p1(12.3).Khi mà sức căng khác 20% mức tải định mức thì khối A3 sẽ xử lý và đưa tín hiệu ra Cụ thể:

- Khi sức căng trên 20%  mức tải định mức A3 sẽ đưa tín hiệu ra chânA0.1(10.2) gửi tới cấp nguồn cho KM2 và đưa tín hiệu ra chân A0.2(10.3) gửi tới cấp nguồncho KM3 Động cơ được quay theo chiều thả dây với tốc độ 1 Khi sức căng đã đạt 20%

 sức căng định mức thì A3 cắt tín hiệu tới A0.1 và A0.2, động cơ dừng hoạt động

- Khi dây trùng, sức căng dưới 20%  mức tải định mức A3 sẽ đưa tín hiệu rachân A0.0(10.1) gửi tới cấp nguồn cho KM1 và đưa tín hiệu ra chân A0.2(10.3) gửi tới cấpnguồn cho KM3 Động cơ được quay theo chiều thu dây với tốc độ 1 Khi sức căng đã đạt20%  thì A3 cắt tín hiệu tới A0.1 và A0.2, động cơ dừng hoạt động

Dây tời sẽ được duy trì sức căng 20%  mức tải định mức

Tương tự khi đặt nút điều khiển 2s2 ở các vị trí tự động khác Cần đặt núm điều chỉnh

ở vị trí phù hợp với điều kiện neo đậu của tàu Ví dụ: khi thời tiết sóng gió thì đặt ở vị trí20% để dây tời có độ trùng nhất định, tránh hiện tượng đứt dây hoặc quá tải động cơ

b2 Thu thả neo.

Chuyển ly hợp sang vị trí thu thả neo Khi đó công tắc hành trình s1(8.4) đóng.K7(8.4) có điện, tiếp điểm 21-24 K7(9.1) đóng sẵn sàng gửi tín hiệu điều khiển neo tới chânE0.0 của A3 Tiếp điểm 31-32 K7(12.1) mở, ngắt mạch đo sức căng Tiếp điểm 11-12K7(7.6) mở khống chế không cho động cơ hoạt động ở tốc độ 3 Nếu đưa tay điều khiển đến

vị trí tốc độ 3 thì động cơ quay ở tốc độ 2 Vì vậy ở chức năng thu thả neo này, động cơ chỉquay với tốc độ 1 hoặc 2

b3 Chế độ báo động, bảo vệ.

- Hệ thống được bảo vệ không bằng rơle K0(7.1)

- Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơle dòng A2(6.2) cảm nhận tín hiệu dòng thôngqua biến dòng T2(4.2) Khi quá tải tiếp điểm 15-16 A2(7.0) sẽ mở cắt nguồn điều khiển.Đồng thời 25-26 A2(9.8) mở ra ngắt tín hiệu đến chân E1.0 của A3 Khối A3 đưa tín hiệu rachân A0.5 làm đèn 2H2 sáng báo báo hệ thống lỗi Đồng thời khối A3 cũng đưa tín hiệu rachân A0.3 cấp nguồn cho rơle K6(10.4) Tiếp điểm 11-12 K6(8.8) mở ra đưa tín hiệu lỗi hệthống đến khối báo động

- Bảo vệ quá nhiệt cho động cơ bằng rơle nhiệt A1(6.1) Tín hiệu nhiệt độ của động

cơ được cảm biến qua R(4.8) gửi tới A1(6.1) Khi nhiệt độ của động cơ đạt đến ngưỡng tácđộng thì tiếp điểm 11-14 A1(7.0) mở ra ngắt nguồn mạch điều khiển Đồng thời tiếp điểm21-24 A1(9.8) cũng mở ra ngắt tín hiệu đến chân E1.0 của khối A3, khối A3 xử lý và đưa tínhiệu đi báo động

Trang 19

từ cấp tốc độ 1 và có thể tăng tốc tùy thuộc vào vị trí tay điều khiển.

- Có các quá trình tự động hoá hợp lý để đảm bảo tối đa về an toàn cho hệ thống

- Việc điều khiển hệ thống được thực hiện dễ dàng, thuận tiện và tiêu tốn ít năng lượng

* Nhược điểm:

- Động cơ thực hiện phải được chế tạo đặc biệt

- Quá trình hoạt động của hệ thống tương đối nặng nề Quá trình đóng mở các cực tiếpxúc diễn ra thường xuyên làm phát sinh tia lửa điện

- Trọng lượng, kích thước của thiết bị điều khiển tương đối lớn do nhiều khí cụ điện…

Trang 20

2.2 Hệ thống lái.

2.2.1 Giới thiệu chung.

Hệ thống lái thuỷ lực của tàu 700 teu sử dụng máy lái của hãng Rolls-Royce

2.2.2 Sơ đồ điều khiển động cơ lai bơm thuỷ lực

a Giới thiệu phần tử.

- S1 : Cầu dao cấp nguồn cho hệ thống

- T2 : Biến dòng đo lường

- A : Ampe kế đo dòng điện của động cơ

- K1 : Công tắc tơ cấp nguồn cho động cơ

- F2 : Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải

- F1 : Cảm biến mất pha

- T1 : Biến áp hạ áp Thứ cấp có hai cấp điện áp là 220VAC và 21VAC

- F10-61: Các cầu chì

- h : Đồng hồ đếm thời gian hoạt động của động cơ

- S2 : Công tắc chọn chế độ điều khiển

- V1 : Bộ chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành 1 chiều

- T3 : Biến áp cấp nguồn cho mạch sấy

- H2 : Đèn báo mạch sấy đang hoạt động

- K10-12: Rơle trung gian

Tiếp điểm 33-34 K11(1.6) đóng lại, cấp nguồn cho đồng hồ đo thời gian hoạt độngcủa động cơ Đèn H1 sáng báo động cơ hoạt động

Tiếp điểm 61-62; 71-72 K11(1.7) mở ra ngắt điện mạch sấy động cơ, đèn H2 tắt báomạch sấy đã được ngắt điện

Tiếp điểm 53-54 K11(1.5); 83-84 K11(1.6) đóng, gửi tín hiệu động cơ đang hoạtđộng đến vị trí khác

Trang 21

Muốn dừng động cơ ta chuyển công tắc S2 về vị trí Stop Khi đó rơle trung gian K11mất điện làm cho Contacto K1 mất điện, mở tiếp điểm của nó ở mạch động lực làm chođộng cơ mất điện.

* Bảo vệ hệ thống.

Sơ đồ điều khiển động cơ lai bơm thuỷ lực hệ thống lái tàu 700TEU không có bảo vệkhông Do vậy khi mất điện mà có điện trở lại thì động cơ lai bơm thuỷ lực sẽ được khởiđộng lại ngay phục vụ cho công việc bẻ lái

Bảo vệ ngắn mạch mạch điều khiển bằng các cầu chì

- Báo động mất nguồn điều khiển các van điện từ ( chỉ báo động khi điều khiển bơm

từ xa): Khi U1 có nguồn, tiếp điểm 5-6 U1(2.6) đóng lại Khi U1 mất nguồn, tiếp điểm này

mở ra, gửi tín hiệu tới khối Alarm unit báo động

2.2.3 Hệ thống điều khiển máy lái thủy lực.

Hệ thống lái thủy lực tàu Container 700 TEU gồm 2 mạch thủy lực hoạt động riêngrẽ

a Giới thiệu phần tử

- RUDDER ACTUATOR: Động cơ thủy lực lai bánh lái

- M: Động cơ lai bơm thủy lực

- P: Bơm thủy lực

- Vp1, Vp2: Van điện từ 3/2 tác động bẻ lái trái

- Vs1, Vs2: Van điện từ 3/2 tác động bẻ lái phải

- Va1, Va2: Van 5/3 hoàn nguyên ở vị trí giữa 0

- Vb1, Vb2: Van hành trình 4/3

- Vc1, Vc2, Vd1, Vd2: Van an toàn

- Ve1, Ve2: Van một chiều

- F1, F2: Đồng hồ chỉ báo áp lực dầu trong ống

Trang 22

b Nguyên lý hoạt động.

Điều khiển khối mạch thủy lực số 1

Khởi động bơm dầu thủy lực Ban đầu, van Va1 ở vị trí 0 (ở giữa) Dầu thủy lực đượcluân chuyển từ bơm P qua van một chiều Vc1, vào van Va1 và hồi về két bơm I Áp lực dầuđược báo trên đồng hồ áp lực F1 Nếu áp lực dầu lớn, dầu sẽ qua van an toàn Vc1 trở về kétbơm I luôn

Khi có tín hiệu bẻ lái phải, ta tác động vào van điện từ Vp1(tác động điện trong chế

độ lái từ xa hoặc tác động cơ trong chế độ lái tại chỗ - sự cố) làm van Vp1 lật trạng thái Dầuthủy lực từ điểm A sẽ tác động vào bên phải của van Va1 Lúc đó, áp lực dầu bên phải vanVa1 lớn hơn bên trái (do áp lực dầu tại điểm A lớn hơn Áp lực dầu tại điểm B) Vì vậy, vanVa1 sẽ chuyển trạng thái sang bên phải Dầu thủy lực từ bơm qua van Va1 tác động vàođộng cơ thủy lực lai báng lái, quay bánh lái sang trái Dầu hồi sẽ quay lại van Va1, khi áplực dầu hồi lớn sẽ mở van một chiều Vc1 cho dầu hồi về két bơm

Khi có tín hiệu bẻ lái trái, ta tác động vào van điện từ Vs1(tác động điện trong chế độlái từ xa hoặc tác động cơ trong chế độ lái tại chỗ - sự cố) làm van Vs1 lật trạng thái Dầuthủy lực từ điểm A sẽ tác động vào bên trái của van Va1 Lúc đó, áp lực dầu bên trái vanVa1 lớn hơn bên phải (do áp lực dầu tại điểm A lớn hơn Áp lực dầu tại điểm B) Vì vậy, vanVa1 sẽ chuyển trạng thái sang bên trái Dầu thủy lực từ bơm qua van Va1 tác động vào động

cơ thủy lực lai báng lái, quay bánh lái sang phải Dầu hồi sẽ quay lại van Va1, khi áp lực dầuhồi lớn sẽ mở van một chiều Vc1 cho dầu hồi về két bơm

Khi đã bẻ lái hết, van Vb1 sẽ bị tác động Dầu thủy lực không vào động cơ thủy lựcnữa mà qua van Vb1 hồi về két

*Các hình thức bảo vệ của mạch điều khiển thuỷ lực

Khi áp lực dầu thuỷ lực điều khiển lớn thì áp lực dầu thuỷ lực sẽ làm cho van Ve1

mở, van Ve1 thông, dầu thuỷ lực sẽ đi qua van Ve1 theo đường dầu hồi qua pin lọc và trở vềkét chứa

Khi áp lực dầu thuỷ lực đi vào động cơ thuỷ lực quá lớn thì sẽ làm cho khối van antoàn Vc1 hoặc Vd1 hoạt động thay đổi trạng thái Dầu thuỷ lực sẽ từ đường đến đi qua khốivan Vc1 hoặc Vd1 theo đường dầu hồi trở về két chứa

Mạch điều khiển thuỷ lực số 2 hoạt động tương tự như mạch diều khiển thuỷ lực số 1.Hai mạch điều khiển cùng điều khiển cấp dầu thủy lực cho một động cơ thuỷ lực lai bánh lái

2.2.4 Nhận xét, đáng giá.

* Ưu điểm:

- Hệ thống điều khiển bơm thủy lực máy lái tàu Container 700 TEU được thiết kếtheo hãng Rolls-Royce Hệ thống hoạt động đảm bảo độ tin cậy

Trang 23

- Đảm bảo đầy đủ chức năng của một hệ thống điều khiển bơm thủy lực máy lái bìnhthường.

- Được trang bị 2 hệ thống riêng biệt có thể hoạt động độc lập với nhau, sẵn sàng hoạtđộng khi hệ thống kia gặp sự cố

- Hệ thống sử dụng bơm dầu thủy lực có lưu lượng không đổi nên có thể thay đổi độtbiến năng lượng cấp cho máy lái, tận dụng hết công suất của phần tử, tốc độ bẻ lái nhanh

* Nhược điểm:

- Độ chính xác có thể không cao

Trang 24

Chương III MỘT SỐ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG TÀU CONTAINER 700 TEU 3.1 Hệ thống tự động cân bằng tàu.

3.1.1 Giới thiệu chung.

Hệ thống tự động cân bằng tàu được lắp đặt trên tàu Container với chức năng hạn chế

sự mất cân bằng của tàu trong điều kiện thời tiết sóng to gió lớn hoặc trong chế độ làm hàng

Hệ thống bao gồm: 2 két ở 2 bên mạn tàu; panel điều khiển toàn bộ hệ thống; panelđiều khiển bơm; hệ thống ống, các van điện từ; cảm biến mức nước và cảm biến độ nghiêng

Hệ thống giữ cân bằng cho tàu bằng cách bơm nước qua lại giữa 2 két WB22-WB23, nhờthay đổi chiều quay của động cơ điện lai bơm

Hệ thống điều khiển gồm 2 panel:

- Panel điều khiển cân bằng tàu (Anti-Heeling control panel)

1: Đèn Led báo “nghiêng >2,5O” và “nghiêng >5O

2: Thanh Led chỉ báo độ nghiêng

3: Đèn Led báo mức nước trong két thấp

4: Nút ấn thử đèn

5: Đèn Led hiển thị hoạt động của bơm ( Đỏ = bơm dừng; đỏ nháy = bơm lỗi; xanh = bơmnước sang phải; vàng = bơm nước sang trái)

6: Đèn Led hiển thị hoạt động của van ( Xanh = van mở, nước chảy sang phải; vàng = van

mở, nước chảy sang trái; đỏ nháy = van lỗi; xanh nháy = van mở hoặc đóng; vàng nháy =van mở hoặc đóng)

Trang 25

7: Đèn Led hiển thị chế độ hoạt động của hệ thống.

8: Nút ấn chọn chế độ và tắt báo động

9: Nút ấn điều khiển trong chế độ điều khiển bằng tay

- Panel khởi động động cơ lai bơm (Motor starer panel)

H0: Đèn nguồn

H1: Đèn báo bơm lỗi

H2: Đèn báo bơm nước sang trái

H3: Đèn báo bơm nước sang phải

Trang 26

- Khối A1: bộ điều khiển, chỉ báo và báo động.

- Khối A4: khối rơle

- Khối A3: khối nguồn

- A5: cảm biến độ nghiêng

Hệ thống có các chế độ điều khiển: tự động - bằng tay tại panel điều khiển hệ thống

và bằng tay tại panel điều khiển động cơ bơm

Trước tiên ta phải cấp nguồn cho hệ thống: Đóng aptomat Q1(1.2/5) sẵn sàng nguồncho động cơ M(1.2/5) lai bơm

* Điều khiển bằng tay tại Panel điều khiển động cơ

Đóng aptomat F2(2.1/5) cấp nguồn cho mạch điều khiển, đèn H0(3.1/5) sáng Rơlenhiệt độ F4(1.4/5) được cấp nguồn 24VAC vào chân A1-A2 Khi nhiệt độ cuộn dây nhỏ hơnnhiệt độ báo động thì tiếp điểm 13-14 F4(4.4/5) đóng đợi sẵn Trước đó Q1(4.4/5) đã đóng

do aptomat Q1 đã đóng

Chuyển công tắc S1(4.4/5) sang vị trí “Hand”

Để điều khiển chiều bơm nước ta sử dụng công tắc S2(4.8/5) Giả sử để bơm nước từkét mạn trái sang két mạn phải ta bật công tắc S2 sang bên phải nối 13/23 với 24 Khi đóQ1(4.6/5) đã đóng nên nối chân 33-48 cầu X3(4.5/5) của khối A3 Tín hiệu bơm sang phảiđược đưa vào chân 10 của khối A1(3.0/7) Khối A1 xử lý tín hiệu và đóng tiếp điểm R2, R3,R4(1/7) của nó lại, cấp nguồn cho rơle K2, K3, K4(1/7) của khối A4 Rơle K3, K4 có điệnđóng tiếp điểm K3, K4(2/7) cấp nguồn cho van điện từ Y1, Y2(2/7) Rơle K2 có điện đóngtiếp điểm K2(2.2/7) nối chân 1-6 cầu X4 của khối A4(2.0/7), K4(4.2/5) có điện Tiếp điểmK4(1.5/5) mở ra cắt nguồn điện trở sấy động cơ, tiếp điểm K4(3.4/5) mở cắt nguồn cho đènH4(3.4/5) báo mạch sấy ngừng hoạt động Tiếp điểm 13-14 K4(2.3/5) đóng, cấp nguồn choK02(2.3/5), tiếp điểm K02(1.3/5) đóng, động cơ được cấp nguồn và quay theo chiều bơmnước sang phải, tiếp điểm K02(3.4/5) đóng cấp nguồn cho đèn H3(3.4/5) sáng

Tương tự, để bơm nước từ két mạn phải sang két mạn trái ta bật công tắc S2 sang bêntrái nối 13/23 với 14 Khi đó Q1(4.6/5) đã đóng nên nối chân 33-47 cầu X3(4.5/5) của khốiA3 Tín hiệu bơm sang phải được đưa vào chân 9 của khối A1(3.0/7) Khối A1 xử lý tín hiệu

và đóng tiếp điểm R1, R3, R4(1/7) của nó lại, cấp nguồn cho rơle K1, K3, K4(1/7) của khốiA4 Rơle K3, K4 có điện đóng tiếp điểm K3, K4(2/7) cấp nguồn cho van điện từ Y1,Y2(2/7) mở Rơle K1 có điện đóng tiếp điểm K1(2.1/7) nối chân 1-5 cầu X4 của khốiA4(2.0/7), K3(4.1/5) có điện Tiếp điểm K3(1.5/5) mở ra cắt nguồn điện trở sấy động cơ,tiếp điểm K3(3.4/5) mở cắt nguồn cho đèn H4(3.4/5) báo mạch sấy ngừng hoạt động Tiếpđiểm 13-14 K3(2.2/5) đóng, cấp nguồn cho K01(2.2/5), tiếp điểm K01(1.2/5) đóng, động cơ

Trang 27

được cấp nguồn và quay theo chiều bơm nước sang trái, tiếp điểm K01(3.3/5) đóng cấpnguồn cho đèn H2(3.3/5) sáng.

* Chế độ điều khiển bằng tay tại panel điều khiển hệ thống

Chuyển công tắc S1(4.4/5) sang vị trí Auto Ấn nút ấn Mode trên màn hình cảm ứngchuyển sang chế độ Manu

Giả sử cần bơm nước sang mạn trái, ấn nút ON có mũi tên sang trái, tức là ấn nútS1(3.6/7) đưa tín hiệu vào chân 9 của khối A1(3.0/7) Khối A1 xử lý tín hiệu và đóng tiếpđiểm R1, R3, R4(1/7) của nó lại, cấp nguồn cho rơle K1, K3, K4(1/7) của khối A4 Rơle K3,K4 có điện đóng tiếp điểm K3, K4(2/7) cấp nguồn cho van điện từ Y1, Y2(2/7) mở Rơle K1

có điện đóng tiếp điểm K1(2.1/7) nối chân 1-5 cầu X4 của khối A4(2.0/7), K3(4.1/5) cóđiện Tiếp điểm K3(1.5/5) mở ra cắt nguồn điện trở sấy động cơ, tiếp điểm K3(3.4/5) mở cắtnguồn cho đèn H4(3.4/5) báo mạch sấy ngừng hoạt động Tiếp điểm 13-14 K3(2.2/5) đóng,cấp nguồn cho K01(2.2/5), tiếp điểm K01(1.2/5) đóng, động cơ được cấp nguồn và quaytheo chiều bơm nước sang trái, tiếp điểm K01(3.3/5) đóng cấp nguồn cho đèn H2(3.3/5)sáng

* Chế độ điều khiển tự động

Ấn nút Mode trên màn hình cảm ứng chuyển sang chế độ Auto, khi đó đèn Led

“Ready” sáng Van sẽ tự mở và bơm sẽ tự chạy khi tàu nghiêng từ 0,4O- 2O Cảm biến độnghiêng của tàu A5(7.2/7) đưa tín hiệu vào khối A1(7.0/7) để xử lý

Hệ thống sẽ tự động dừng khi tàu ở vị trí thẳng đứng hoặc khi nước ở một trong haikét báo mức thấp

Khi nước trong két ở mức thấp, tiếp điểm B1 hoặc B2(4/7) sẽ đóng lại tương ứng vớimức nước két trái hoặc phải ở mức thấp Tín hiệu sẽ đưa tới khối A1 báo đèn trên màn hìnhnhưng nước vẫn tiếp tục được bơm

Trang 28

3.2 Hệ thống điều khiển nồi hơi tàu Container 700 TEU.

3.2.1 Giới thiệu chung.

- Chiều dài thẳng của đường ống chứa nước : 1,3 (m)

- Sản lượng hơi nước nóng đốt bằng dầu : 1400 (kg/h)

- Sản lượng hơi nước nóng do nhiệt khí xả của máy chính sinh ra: 1200(kg/h)

- Nhiên liệu đốt: diesel oil (DO) , heavy fule oil (HFO)

- Thông số của mạch điện:

+ Điện áp mạch động lực: 3 x 440VAC

+ Điện áp điều khiển mạch công tắc tơ rơ le 230V, mạch điện tử 24V

3.2.2 Giới thiệu các phần tử chính.

* Trang 10:

- Q1B : Cầu dao cấp nguồn cho hệ thống

- Q4B : Aptomat cấp nguồn cho điện trở sấy dầu đốt

- E4G : Điện trở sấy dầu đốt

- Q6B : Aptomat cấp nguồn cho động cơ đốt nồi

- M6G: Động cơ đốt nồi

- Q8B, Q10B : Aptomat cấp nguồn cho bơm dầu đốt số 1 và số 2

- M8G, M10G : Bơm dầu đốt số 1 và số 2

- F12B : Aptomat cấp nguồn cho mạch điều kiển

- M13G : Quạt thông gió bảng điều khiển

Trang 29

- M9G: Bơm két nước nóng nồi hơi.

* Trang 22:

- S2B : Nút ấn dừng sự cố từ xa

- S3B : Nút ấn dừng sự cố tại chỗ trên panel điều khiển

- S3D : Công tắc cấp nguồn điều khiển

- S11B, S12B: Tiếp điểm hành trình của van 3 ngả chọn dầu đốt

- S14B: Nút ấn thử đèn

* Trang 24:

- A3B : Khối tiếp điểm cảm biến mức nước cao và quá cao

- A6B : Khối tiếp điểm cảm biến mức nước thấp

- A9B : Khối tiếp điểm điều khiển bơm “Stand by” và bơm tự động

- A1D : Cảm biến mức nước

- P4D, P6D: Thiết bị chỉ báo mức nước nồi

* Trang 26:

- A2B : Khối khuếch đại tín hiệu mức nước quá thấp mức 1

- A3C : Khối điện cực cảm biến mức nước

- B11C: Cảm biến áp suất hơi cao

* Trang 27:

- A2B: Khối khuếch đại tín hiệu mức nước quá thấp mức 1

- A3C : Khối điện cực cảm biến mức nước

* Trang 30:

- A2A : Khối khuếch đại nồng độ muối trong nước

- A5C : Cảm biếm nồng độ muối trong nước

- A10A: Khối điều khiển, xử lý tín hiệu dầu lẫn trong nước

- S1A: Công tắc chọn chế độ điều khiển bơm “Hot well”

- S2B, S2D: 2 cảm biến mức điều khiển bơm “Hot well” ở chế độ tự động

- S7D, S9D, S11D: Các cảm biến mức nước két “Hot well” để báo động

Trang 30

*Trang 58:

- S1A, S6A: Công tắc chọn chế độ điều khiển bơm cấp nước số 1 và 2

* Trang 64:

- A7A: Khối phát hiện ngọn lửa

- B12G: Cảm biến phát hiện ngọn lửa số 1

* Trang 65:

- S1A: Khóa chọn chế độ đốt nồi

- S1B: Công tắc điều khiển quá trình đốt nồi

* Trang 66:

- A7A: Khối điều khiển đốt tự động

* Trang 68:

- Y2D, Y2E: Van an toàn

- T4E: Biến áp đánh lửa

- Y6E: Van điện từ vòi phun số 1

- B9C: Cảm biến ngọn lửa số 2

* Trang 69:

- A2G: Động cơ secvo điều khiển mở cửa gió

- Y14E: Van điện từ vòi phun số 2

* Trang 71:

- A3B: Khối tiếp điểm cảm biến áp suất hơi thấp và điều khiển vòi phun số 1

- A6B: Khối tiếp điểm điều khiển vòi phun số 2

- A2D: Cảm biến áp suất hơi

3.2.3 Nguyên lý hoạt động.

Đóng aptomat Q1B(10) cấp nguồn cho hệ thống Đóng aptomat F12B(10), F13D(10)cấp nguồn cho mạch điều khiển Rơle K1F(22) có điện, đóng tiếp điểm 22K1F(80/1B) cấpnguồn cho đèn H1F(80/1F) báo nguồn sẵn sàng Tiếp điểm 22K1F(91/1B) đóng gửi tín hiệunguồn bình thường đến hệ thống báo động

Bật công tắc S3D(22) sang vị trí “ON/RESET”, tiếp điểm 1-2 S3D(22) đóng cấpnguồn cho rơle K3F(22) Tiếp điểm 3-4 K3F(22/3D) đóng duy trì nguồn cho rơle K3F khi

mà công tắc S3D hoàn nguyên (tiếp điểm 1-2 S3D mở ra) Tiếp điểm 13-14 K3F(22/4B) cấpnguồn cho mạch điều khiển 230 VAC Tiếp điểm 22K3F(10/14D) cấp nguồn cho mạch điềukhiển 24VDC Tiếp điểm 22K3F(80/2B) đóng sẵn sàng nguồn cho mạch đèn báo

Chú ý, cần giữ công tắc S3D(22) ở vị trí “ON/RESET” trong vài giây để tiếp điểm

5-6 S3D(22/5B) đóng cấp nguồn cho các rơle K5F, K5-6F, K7F(22) đủ thời gian để đóng cáctiếp điểm thường mở của chúng lại

Trang 31

a Chức năng cấp nước nồi hơi.

Hệ thống thực hiện cấp nước nồi bằng 2 bơm cấp nước M1G(11) và M3G(11) cócông suất mỗi bơm là 2,2 kW Hai bơm này sẽ bơm nước từ két nước “Hot well” lên nồi hơi

Vì vậy trước khi cấp nước nồi ta phải cấp nước cho két “Hot well”

Việc cấp nước cho két “Hot well” được thực hiện bởi bơm M9G(11) có công suất0,75 kW Bơm có thể được điều khiển bằng tay hoặc tự động Đóng aptomat Q9B(11) sẵnsàng nguồn cho bơm M9G(11) Bật công tắc S1A(34/2B) sang vị trí “MAN”, tiếp điểm 5-6S1A(34/4B) đóng cấp nguồn cho mạch điều khiển bằng tay và khống chế mạch điều khiển tựđộng Ấn nút Start S3D(34/4D) hoặc S2D(34/3D) cấp nguồn cho contactor K3F(34/4F) vàđèn H2F(34/3F) sáng Các tiếp điểm chính 34K3F(11/9C) đóng cấp nguồn cho bơm “Hotwell” hoạt động Tiếp điểm 13-14 K3F(34/5D) và 53-54 K3F(34/1D) đóng duy trì Tiếpđiểm 34K3F(80/10B) đóng cấp nguồn cho đèn H9F(80/10F) báo bơm “Hot well” đang hoạtđộng Tiếp điểm 34K3F(94/3D) đóng gửi tín hiệu bơm “Hot well” đang hoạt động đến hệthống báo động Quan sát ống thủy chỉ báo trên két “Hot well”, khi mức nước đạt yêu cầu thì

ấn nút Stop S3E(34/4E) hoặc S2E(34/3E) để dừng bơm

Khi đó ta mới thực hiện điều khiển 2 bơm M1G và M3G để cấp nước cho nồi hơi.Bơm được điều khiển ở các chế độ : Man – Auto – Stand by

a1 Chế độ cấp nước bằng tay.

Để điều khiển bơm nước bằng tay cần đảm bảo yêu cầu khi đó nước trong nồi không

ở mức quá cao – tiếp điểm K5F(26/13A) và K6F(26/13B) đóng sẵn sàng nguồn cho mạchđiều khiển cấp nước bằng tay

Bật công tắc S1A(58/1A) sang vị trí “MAN” để điều khiển bằng tay bơm cấp nước số

1, tiếp điểm 7-8 S1A(58/3A) đóng Ấn nút S4B(58/4B) hoặc S2D(58/2D) cấp nguồn chocontactor K1F(58/1F) và đèn H1D(58/1D) sáng Tiếp điểm 58K1F(11/1C) đóng cấp nguồncho bơm cấp nước số 1 hoạt động Tiếp điểm 73-74 58K1F(80/6B) đóng cấp nguồn cho đènH6F(80/6F) sáng, tiếp điểm 58K1F(94/9B) đóng gửi tín hiệu đến buồng điều khiển trungtâm báo bơm cấp nước số 1 đang hoạt động

Quan sát thiết bị chỉ báo mức nước nồi, khi mức nước nồi đã đạt yêu cầu thì có thểdừng bơm tại chỗ hoặc từ xa bằng cách ấn nút S2E(58/2E) hoặc S2D(58/2D)

Tương tự ta có thể điều khiển bơm cấp nước số 2

a2 Chế độ cấp nước tự động.

Để bơm có thể tự động cấp nước nồi thì ngoài điều kiện mức nước trong nồi chưa ởmức quá cao (tiếp điểm K5F(26/13A) và K6F(26/13B) đóng) thì còn cần đảm bảo nồng độmuối trong nước không cao (tiếp điểm 30K3F(26/13C) và 30K4F(26/13C) đóng) và lượngdầu lẫn trong nước ở mức thấp (tiếp điểm 30K11F(26/13D) và 30K12F(26/13E) đóng) Khi

đó mới sẵn sàng nguồn cho mạch điều khiển tự động cấp nước

Bật công tắc S1A(58/1A) sang vị trí “AUTO” để tự động điều khiển bơm cấp nước số

1, tiếp điểm 5-6 S1A(58/2A) đóng Ở chế độ này, sự hoạt động của bơm cấp nước đượcđiều khiển bởi bộ cảm biến mức nước A3B(24/3B), A6B(24/6B), A9B(24/9B)

Trang 32

Nếu mức nước nồi ở mức h hmin qua bộ cảm biến mức nước A1D(24/1E) gửi tới xử

lý tại bộ điều khiển A9B(24/9B) tiếp điểm 24A9B(58/14A) đóng lại Rơle K14F(58/14F) cóđiện đóng tiếp điểm 58K14F(58/1C) cấp nguồn cho contactor K1F(58/1F) ContactorK1F(58/1F) có điện, đóng tiếp điểm cấp nguồn cho bơm cấp nước số 1 hoạt động

Nếu mức nước trong nồi tăng lên và ở mức hminh hmax qua bộ cảm biến mức nướcA1D(24/1E) gửi tới xử lý tại bộ điều khiển A9B(24/9B) tiếp điểm 24A9B(58/14A) vẫnđóng, bơm vẫn hoạt động cấp nước vào nồi

Nếu mức nước trong nồi đạt mức h = hmax qua bộ cảm biến mức nước tiếp điểm24A9B(58/14A) mở ra, rơle K14F(58/14F) mất điện mở tiếp điểm 58K14F(58/1C) ngắtnguồn contactor K1F(58/1F), bơm cấp nước ngừng hoạt động

Trong quá trình nồi hơi hoạt động mức nước giảm xuống hmin h hmax tiếp điểm24A9B(58/14A) vẫn mở, bơm cấp nước vẫn chưa hoạt động trở lại

Nếu mức nước trong nồi giảm xuống mức hmin1h hmin tiếp điểm 24A9B(58/14A)đóng lại và bơm hoạt động trở lại, và tiếp điểm 24A6B(83/5A) đóng lại cấp tín hiệu báođộng mức nước thấp lên buồng máy

a3 Chế độ “STAND BY”.

Khi một bơm ở chế độ tắt, “MAN” hay “AUTO” thì bơm còn lại đặt ở chế độ

“STAND BY” để bơm ở chế độ “STAND BY” có thể tự động hoạt động khi mà mức nướcgiảm đến mức “Start pump” nhưng bơm kia không hoạt động hoặc lưu lượng bơm quáthấp…

Chú ý, khi bật công tắc S3D(22) sang vị trí “ON” và giữ trong vài giây thì rơleK6F(22) đủ thời gian đóng tiếp điểm 22K6F(58/13A) cấp nguồn cho rơle K11F(58) (bìnhthường tiếp điểm 24A9B(58/12B) đóng) mở tiếp điểm K11F(58/1B) và K11F(58/6B)

Đặt bơm cấp nước số 2 ở chế độ “STAND BY”, ta bật công tắc S6A(58/6A) sang vịtrí “STAND BY” đóng tiếp điểm 1-2 S6A(58/6A) Giả sử mức nước giảm đến mức “Startpump”, tiếp điểm K14F(58/1C) và K14F(58/6C) đóng Nhưng bơm số 1 vẫn không hoạtđộng Mức nước tiếp tục giảm đến mức “Auto Stand by pump”, tiếp điểm 24A9B(58/12B)

mở ra ngắt điện rơle K11F(58), tiếp điểm K11F(58/6B) đóng Contactor K6F(58) được cấpđiện, tiếp điểm 58K6F(11/3C) đóng cấp điện cho bơm cấp nước số 2 hoạt động Đồng thờicác tiếp điểm 58K11F(83/8A) và 58K11F(91/11B) mở ra báo bơm hoạt động ở chế độ Stand

by tới khối báo động của nồi hơi và trung tâm điều khiển buồng máy

Trong quá trình cấp nước vào nồi hơi, ta có thể bơm thêm chất khử vào làm sạchnước bằng cách ấn nút S2A(32) để cấp nguồn cho bơm hóa chất M4D(32)

b Chức năng sấy dầu đốt.

Nồi hơi tàu Container 700 TEU có thể đốt bằng 2 loại dầu DO và HFO Do đặc tínhcủa dầu nặng HFO là độ nhớt cao, quá trình phun sương khó khăn nên dầu nặng phải đượcsấy giảm độ nhớt trước khi phun vào buồng đốt Nhiệt độ dầu đốt luôn được duy trì ở mứccho phép tmint tmax

Khi chọn đốt bằng dầu nặng, ta mở van 3 ngả sang vị trí sử dụng dầu nặng, tiếp điểmhành trình S12B(22) đóng lại (tiếp điểm hành trình S11B(22) mở ra), cấp điện cho rơle

Trang 33

K12F(22) Tiếp điểm 22K12F(81/4C) và 22K12F(94/11F) đóng báo hệ thống đang sử dụngdầu nặng tới khối báo động của nồi hơi và trung tâm điều khiển buồng máy Tiếp điểm22K12F(62/4E) đóng đợi sẵn Tiếp điểm 22K12F(63/7A) đóng sẵn sàng cấp nguồn cho cácmạch sấy thiết bị dầu đi qua.

Khi nhiệt độ dầu ở mức t  tmin thì khi đó tiếp điểm B2B(62) và B2C(62) đóng lại,cấp nguồn cho rơle K1F, K2F, K3F, K4F(62) đóng tiếp điểm 62K2F(10/4C) và62K4F(10/4D) đưa điện trở sấy bầu hâm vào hoạt động Dầu luân chuyển qua bầu hâm làmnhiệt độ dầu tăng lên Tiếp điểm 62K4F(81/6C) đóng lại báo điện trở sấy đang hoạt động

Khi nhiệt độ dầu thấp thì các tiếp điểm B3B(62), B3C(62) đóng lại, cấp tín hiệu chokhối báo động nhiệt độ dầu thấp A4A(62) Khối này cấp nguồn cho các rơle K5F, K6F(62)gửi tín hiệu báo động Đồng thời cấp nguồn cho các điện trở sấy E13D, E14D, E13E,E14E(63) sấy một số thiết bị dầu đi qua

Khi nhiệt độ dầu đốt tăng nhưng vẫn ở mức tmin  t  tmax thì tiếp điểm B2B(62), vàB2C(62) vẫn vẫn đóng và mạch hâm vẫn đang hoạt động

Khi nhiệt độ dầu đốt tăng lên t tmax thì tiếp điểm B2B(62) và B2C(62) mở ra, mạchhâm dầu ngừng hoạt động

c Chức năng cấp dầu.

Hệ thống nhiên liệu đốt nồi hơi tàu Container 700 TEU được cấp bởi 2 bơm M8G,M10G(10) có công suất mỗi bơm là 0,45 kW Bơm có thể hoạt động ở chế độ: “MAN –STAND BY”

c1 Chế độ “MAN”.

Bật công tắc S1A(75) sang vị trí “MAN”, tiếp điểm 5-6 S1A(75) đóng lại Ấn nútS3C hoặc S2C(75) để khởi động bơm tại chỗ hoặc từ xa Khi đó contactor K3F(75) có điện,đóng các tiếp điểm 75K3F(10/8C) cấp nguồn cho động cơ lai bơm cấp dầu số 1 hoạt động.Tiếp điểm K3F(75/4C) đóng duy trì nguồn cho rơle K3F(75) Tiếp điểm K3F(75/7B) mởkhống chế hoạt động cấp dầu bơm số 2 Tiếp điểm 53-54 75K3F(80/4B) đóng cấp nguồncho đèn H4F(80) sáng báo bơm cấp dầu số 1 hoạt động Tiếp điểm 75K3F(94/3B) đóng gửitín hiệu tới trung tâm điều khiển buồng máy

Quan sát thiết bị chỉ báo áp lực dầu, khi áp lực dầu đã đủ thì ấn nút S3D hoặcS2D(75) để dừng tại chỗ hoặc từ xa bơm cấp dầu

c2 Chế độ “STAND BY”.

Khi bơm một bơm điều khiển ở chế độ “MAN” thì bơm còn lại phải đặt ở chế độ

“STAND BY” để có thể tự động hoạt động khi cần thiết

Ban đầu khi bật công tắc S3D(22) thì rơle K11F(75) cũng được cấp điện luôn Nêntiếp điểm K11F(75/1B) và K11F(75/5B) mở Sau một khoảng thời gian thì 76K4F(75/12B)

mở ra, đưa cảm biến áp lực dầu B11B(75) vào hoạt động

Giả sử, đặt bơm cấp dầu số 2 ở chế độ “STAND BY” bằng cách chuyển công tắcS5A(75) sang vị trí “STAND BY”, tiếp điểm 1-2 S5A(75) đóng Khi áp suất dầu thấp, tiếpđiểm cảm biến áp suất dầu B11B(75) mở ra, ngắt điện rơle K11F(75) Tiếp điểm

Trang 34

hoạt động Tiếp điểm 75K11F(83/7A) và 75K11F(91/7B) mở ra, báo động bơm cấp dầu hoạtđộng ở chế độ “STAND BY”.

d Chức năng đốt nồi.

Chức năng điều khiển đốt nồi hơi tàu Container 700TEU có thể được thực hiện bằngtay hoặc tự động

d1 Chế độ đốt nồi hơi bằng tay.

Để có thể điều khiển đốt nồi bằng tay cần đảm bảo các điều kiện:

+ Mức nước trong nồi không quá thấp : 2 cảm biến mức nước của nồi hơi 26A2B(7C)

và 27A2B(26/9C) đóng lại cấp điện cho cuộn hút rơle 26K7F và 26K8F, 26K9F và 26K10Fđóng tiếp điểm 26K7F(66/1A), 26K8F(66/1B), 26K9F(66/1C) và 26K10F(66/1C) đóng lạichờ cấp nguồn cho mạch điều khiển đốt nồi hơi

+ Áp suất hơi không quá cao: Cảm biến áp lực hơi 26B11C vẫn đóng, cuộn hút củarơle 26K11F và 26K12F vẫn có điện, tiếp điểm 26K11F(66/1D) và 26K12F(66/1E) đóng lạichờ cấp nguồn cho mạch điều khiển đốt nồi hơi

+ Áp lực trên đường dầu hồi phải đảm bảo: Tiếp điểm của cảm biến áp lực dầu60B14E vẫn đóng (áp lực đã đủ), rơle 60K14F bị tác động đóng tiếp điểm 60K14F(1C).Rơle 60K1F và 60K2F có điện đóng tiếp điểm 60K1F(66/1E) và 60K2F(66/1F) đóng lại chờcấp nguồn cho mạch điều khiển đốt nồi hơi

+ Cửa buồng đốt nồi hơi đóng kín lại: Tiếp điểm hàng trình 60S5C đã đóng, cuộn hútcủa rơle 60K5F và 60K6F có điện đóng tiếp điểm 60K5F(66/2F) và 60K6F(66/2E) đợi sẵn

+ Bộ cảm biến ngọn lửa bình thường: Bộ cảm biến ngọn lửa đóng tiếp điểm, cuộn hútcủa rơle 64K9F và 64K10F có điện đóng tiếp điểm 64K9F(66/2E) và 64K10F(66/2D) chờcấp nguồn cho mạch điều khiển đốt nồi hơi

+ Quạt gió không bị quá tải: Khi khởi động quạt gió, đóng Aptomat 10Q6B tiếp điểmphụ 10Q6B(60/3A) đóng cấp nguồn cho cuộn hút rơle 60K3F và 60K4F có điện đóng tiếpđiểm 60K3F(66/2C) và 60K4F(66/2C) đóng lại chờ cấp nguồn cho mạch điều khiển đốt

* Hoạt động:

Điều khiển quá trình đốt lò bằng tay được thực hiện trên công tắc S1B(65) theo thứ tựnhư sau:

- Bật khóa S1A(65) sang vị trí “MAN”, tiếp điểm 3-4 S1A đóng lại

- Chuyển công tắc S1B(65) sang vị trí “MOT MAN”, tiếp điểm 3-4 S1B đóng lại.Rơle K4F(65) được cấp nguồn Tiếp điểm 65K4F(81/9C) đóng đưa tín hiệu báo chế độ đốtbằng tay vào khối báo động của hệ thống Tiếp điểm K4F(65/2C) mở khống chế mạch đốt tựđộng Tiếp điểm 65K4F(68/1C) đóng, cấp nguồn mở 2 van an toàn Y2D và Y2E(68) Tiếpđiểm 65K4F(66/6E) đóng cấp điện cho rơle K7F(66) Tiếp điểm 65K4F(67/5C) đóng cấpđiện cho rơle trung gian K6F(67) và rơle thời gian K5F(66)

Rơle K7F(66) có điện, đóng tiếp điểm 66K7F(81/7C) và 66K7F(91/5B) báo mở khóa

an toàn cho hệ thống và trung tâm điều khiển buồng máy Tiếp điểm 66K7F(65/6C) đóng,đợi sẵn

Trang 35

Rơle K6F(67) có điện, đóng tiếp điểm 67K6F(10/6C) cấp nguồn cho động cơ bộ đốt.Động cơ bộ đốt lai quạt gió thổi sạch khí dữ cháy nổ lưu trữ trong lò Tiếp điểm67K6F(81/5C) và 67K6F(94/7B) đóng gửi tín hiệu động cơ đốt hoạt động tới khối báo động

và trung tâm điều khiển buồng máy Sau một khoảng thời gian, tiếp điểm thời gian67K5F(60/8C) mở ra đưa cảm biến áp lực gió thấp vào hoạt động

- Chuyển công tắc S1B(65) sang vị trí “IGN”, tiếp điểm 5-6 S1B đóng lại cấp điệncho rơle trung gian K5F(65) và rơle thời gian K6F(65)

Rơle thời gian K6F(65) có điện, sau một khoảng thời gian thiếp điểm 65K6F(68/3C)đóng lại Biến áp đánh lửa T4E(68) được cấp nguồn Rơle K8F(68) có điện đóng tiếp điểm68K8F(69/8B) Cấp nguồn cho rơle K8F(67) và rơle thời gian K9F(67)

Rơle K8F(67) có điện đóng tiếp điểm K8F(67/7A) cấp nguồn cho rơle K7F(67) Tiếpđiểm 67K7F(68/5C) đóng, sẵn sàng cấp nguồn cho van điện Y6E

- Chuyển công tắc S1B(65) sang vị trí “NOZ I”, tiếp điểm 7-8 S1B(56/7B) đóng.Rơle K7F(65) có điện, đóng tiếp điểm 65K7F(68/5C) cấp nguồn đóng van Y6E(68) VanY6E đóng tạo áp lực phun dầu vào buồng đốt theo đường vòi 1 Dầu đốt kết hợp lửa xảy ra 2khả năng:

+ Nếu cháy thành công, cảm biến ngọn lửa sẽ phát hiện và báo cháy thành công

+ Nếu cháy không thành công, cảm biến ngọn lửa sẽ đưa tín hiệu báo cháy không thànhcông Người vận hành sẽ chuyển công tắc S1B(65) về vị trí 0 và thao tác lại từ đầu

- Khi đã cháy thành công, muốn đốt cả vòi 2 ta chuyển công tắc S1B sang vị trí “NOZI+II”, cấp điện cho rơle K8F(65) Sau một khoảng thời gian cửa gió mở rộng ra (50-70O)tiếp điểm 65K8F(69/6C) đóng cấp nguồn mở van điện Y14E(69) Van Y14E mở, phun dầuqua vòi 2 vào buồng đốt Nồi hơi hoạt động ở chế độ đốt cao

+ Tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích sử dụng mà ta có hoặc không cho mạch bảo vệnồng độ muối và dầu vào hoạt động: Cảm biến nồng độ muối A5C(30) gửi tín hiệu qua bộ

xử lý tín hiệu nồng độ muối A2A(30) cấp nguồn cho rơle K3F(30) và K4F(30) đóng tiếpđiểm 30K3F(66/3A) và 30K4F(66/3B) Bộ xử lý tín hiệu nồng độ dầu A10A(30) cấp nguồncho rơle K11F(30) và K12F(30) đóng tiếp điểm 30K11F(66/3C) và 30K12F(66/3C)

+ Áp lực khí đốt không quá thấp: Cảm biến áp lực B7C(60) đóng cấp nguồn cho rơleK7F, K8F(60) đóng tiếp điểm 60K7F(66/3D) và 60K8F(66/3E) chờ cấp nguồn cho mạchđiều khiển đốt nồi hơi

+ Tất cả các Van nồi hơi đóng hoàn toàn: Công tắc hành trình S9C(60) đóng cấpnguồn cho rơle K9F, K10F(60) đóng tiếp điểm 60K9F(66/3E) và 60K10F(66/3F) chờ cấp

Trang 36

+ Điều kiện về áp lực dầu trên đường dầu hồi không quá thấp: Cảm biến áp lực dầuthấp B12C(60) đóng cấp nguồn cho rơle K12F, K13F(60) đóng tiếp điểm 60K12F(66/4F) và60K13F(66/4E) chờ cấp nguồn cho mạch điều khiển đốt nồi hơi.

+ Nhiệt độ dầu đốt phải đảm bảo:

+ Nhiệt độ trong ket không quá cao: Cảm biến nhiệt độ trong két S13C(32) đóng cấpnguồn cho rơle K13F(32) và K14F(32) đóng tiếp điểm 32K13F(66/4A) và 32K14F(66/4B)chờ cấp nguồn cho mạch điều khiển đốt nồi hơi

* Hoạt động:

Bật khóa S1A(65) sang vị trí “AUTO”

- Chuyển công tắc S1B(65) sang vị trí “NOZ I”, cấp nguồn cho rơle K2F(65) vàK3F(65)

Rơle K3F(65) có điện đóng các tiếp điểm 65K3F(69)

Rơle K2F(65) có điện đóng tiếp điểm 65K2F(66/7B) cấp nguồn cho cam chươngtrình A7A(66) Cam chương trình cấp nguồn cho rơle K1F(67) đóng tiếp điểm K1F(67/5A)cấp nguồn cho động cơ đốt nồi lai quạt gió và bơm tăng áp

Tiếp điểm 65K2F(69/5B) đóng cấp nguồn cho rơle K7F(67) đóng tiếp điểm67K7F(68/2C) cấp nguồn mở van điện Y2D(68) và Y2E(68)

Tiếp điểm 65K2F(68/4C) đóng cấp nguồn cho biến áp đánh lửa

Tiếp điểm 65K2F(68/6C) đóng cấp nguồn đóng van Y6E(68) Van Y6E đóng chặnđường dầu hhồi, tạo áp lực dầu, dầu được phun ra vòi 1

Dầu kết hợp với lửa có 2 xay ra 2 khả năng:

+ Cháy thành công, cảm biến ngọn lửa phát hiện sẽ cắt nguồn ra chân 16 của66A7A(68/4B), biến áp đánh lửa mất điện

+ Cháy không thành công, cảm biến ngọn lửa gửi tín hiệu báo đốt không thành công Ngườivận hành thực hiện thao tác lại từ đầu

e Chức năng điều chỉnh và duy trì áp suất hơi :

Trong quá trình đốt, áp suất hơi sẽ tăng dần lên hoặc trong quá trình đem hơi đi sửdụng áp suất hơi giảm dần xuống Do đó cần phải duy trì áp suất hơi trong giới hạn cần thiếtcho yêu cầu khai thác

Cảm biến áp suất hơi A2D(71) và khối tiếp điểm cảm biến áp suất A3B, A6B(71)dùng để tự động đốt hoặc tắt nồi hơi

- Giả sử chọn chế độ đốt 1 vòi Đặt khóa S1A(65) ở vị trí tự động, công tắc S1B(65) ở

vị trí đốt vòi I Áp suất hơi luôn được duy trì ở mức PminP Pmax

Nếu áp suất hơi P Pmin cảm biến qua bộ cảm biến áp suất hơi A2D(71) gửi tín hiệuđến đóng tiếp điểm 71A3B(60/11A) Cấp nguồn cho K11F(60) đóng tiếp điểm60K11F(66/14B) cấp tín hiệu cho bộ A7A(66) điều khiển đốt lò

Ngày đăng: 30/08/2014, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w