Khi K2 mất điện làm cho:+ Tiếp điểm thường đóng K2 trang 156.1 đóng lại cấp nguồn cho đèn đỏ H1 sángbáo hiệu hệ thống bị sự cố + Tiếp điểm thường mở K2 trang 151.3 mở ra làm hở mạch của
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU CONTAINER 1800TEU 6
1 Giới thiệu về tàu container 1800 TEU 6
2 Giới thiệu về hệ thống điện tàu container 1800 TEU: 8
PHẦN I : TRANG THIẾT BỊ TÀU CONTAINER 1800 TEU 10
CHƯƠNG I : HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG TÀU 1800TEU 10
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống tự động 10
1.2 Hệ thống tự động cân bằng tàu 1800Teu 11
1.2.1 Hệ thống cân bằng tàu và các thiết bị chính của hệ thống cân bằng tàu 11
1.2.2 Giới thiệu hệ thống điều khiển cân bằng tàu 1800Teu 12
1.2.4 Nguyên lý hoạt động 15
1.2.5 Các bảo vệ 17
1.3 Hệ thống báo cháy tàu 1800Teu 19
1.3.1 Giới thiệu về hệ thống báo cháy 19
1.3.2 Giới thiệu một số phần tử hệ thống điều khiển báo cháy tàu 1800Teu 20
1.3.3 Nguyên lý hoạt động 22
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TÀU 1800TEU 25
2.1 Giới thiệu chung về hệ thống truyền động điện 25
2.2 Hệ thống điều khiển bơm la canh tàu container 1800Teu 26
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống bơm la canh 26
2.2.2 Giới thiệu phần tử của hệ thống điều khiển bơm la canh tàu 1800Teu 26
2.2.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống 27
2.2.4 Các chế độ báo động và bảo vệ cho hệ thống 29
2.3.Hệ thống điều khiển bơm quạt phục vụ buồng máy 30
Trang 22.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống bơm quạt phục vụ buồng máy 30
2.3.2 Hệ thống điều khiển của bơm quạt gió phục vụ buồng máy tàu 1800Teu 32
2.3.3 Hệ thống điều khiển bơm chuyển dầu cho máy chính tàu 1800Teu 32
2.3.4 Hệ thống điều khiển quạt thông gió buồng máy số 2 tàu 1800Teu 37
2.4 Hệ thống truyền động điện neo và tời quấn dây tàu container 1800Teu 40
2.4.1 Giới thiệu chung về hệ thống neo: 40
2.4.2 Sơ đồ điều khiển bơm thủy lực của tời số 1 tàu container 1800Teu 41
2.4.3 Sơ đồ điều khiển bơm thủy lực của tời số 1 tàu container 1800Teu 44
PHẦN II : ĐI SÂU NGHIÊN CỨU TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH 49
Chương III : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 49
3.1 Chức năng, yêu cầu và điều kiện công tác của trạm phát 49
3.2 Phân loại trạm phát điện tàu thuỷ 50
3.3 Giới thiệu chung về trạm phát điện tàu container 1800 TEU 50
Chương IV: TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU THỦY 1800TEU 51
4.1 Máy phát điện 51
4.1.1 Mạch sấy của máy phát 51
4.1.2 Mạch khởi động và dừng của máy phát 52
4.1.3 Mạch kích từ của máy phát 54
4.1.4 Ổn định điện áp cho máy phát điện 55
4.2 Bảng điện chính 58
4.2.1 Giới thiệu bảng điện chính tàu container 1800 TEU 59
4.2.2 Mạch động lực và đo lường của bảng điện chính máy phát số 1 63
4.2.3 Mạch điều khiển đóng áptômát chính của máy phát số 1 66
4.2.4 Mạch ngắt sự cố 68
4.2.5 Công tác song song của các máy phát 70
Trang 3CHƯƠNG V: BẢO VỆ CHO TRẠM PHÁT ĐIỆN 77
5.1.Khái niệm chung 77
5.1.1 Ý nghĩa và tầm quan trọng 77
5.1.2 Các yêu cầu cơ bản 77
5.1.3 Các loại bảo vệ cho trạm phát 78
5.2.Bảo vệ cho trạm phát điện tàu container 1800 TEU 80
5.2.1 Bảo vệ ngắn mạch 80
5.2.2 Bảo vệ quá tải 81
5.2.3 Bảo vệ công suất ngược 82
5.2.4 Bảo vệ điện áp thấp 83
Kết luận 84
Tài liệu tham khảo 86
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ven biển, có bờ biển dài 3260 Km Từ xa xưa nhândân ta đó biết sử dụng bờ biển để vận chuyển hàng hoá Ngày nay vận tải biển đóng vaitrò quan trọng trong giao thông vận tải Nó chiếm ưu thế về khối lượng hàng hóa và cảkhoảng cách vận chuyển, chính vì vậy mà ngày nay trong công cuộc đổi mới, hội nhập và
mở cửa thì vận tải đường biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nềnkinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập Để đápứng và khai thác triệt để tài nguyên trên, chúng ta cần có một nền công nghiệp tàu thuỷhiện đại với những công nghệ đóng mới, sửa chữa tàu thủy bắt kịp với trình độ phát triểncủa thế giới, ngoài ra cần phải đào tạo đội ngũ kỹ sư, thuyền viên có trình độ kiến thứcphù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ
Là một sinh viên học tập tại khoa điện -điện tử tàu biển của trường Đại Học HàngHải Việt Nam Sau hơn 4 năm học tập và rèn luyện, em đó được trang bị tương đối đầy
đủ các kiến thức cơ bản về những hệ thống điện năng trên tàu thuỷ và còn được tiếp cậnvới những trang thiết bị, công nghệ điều khiển hiện đại đó và đang được áp dụng trênnhiều con tàu vận tải hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam Được sự nhất trí của
ban chủ nhiệm khoa, em được giao đề tài thiết kế tốt nghiệp: “Trang thiết bị điện tàu CONTAINER 1800 TEU - Đi sâu nghiên cứu trạm phát điện chính”.
Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Điện - Điện Tử Tàu
Biển, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo Th.s Tống Lâm Tùng cùng các bạn bè đồng
nghiệp và sự nỗ lực cố gắng của bản thân, đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp.Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế, nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏithiếu sót Em rất mong được được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đồ án của em hoànthiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Tống Lâm Tùng, cùng các thầy cô giáo
và các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này
Hải Phòng, năm 2017
Trang 5
CHƯƠNG MỞ ĐẦU :GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU CONTAINER 1800TEU
Tàu container 1800 TEU là loại tàu chuyên dụng được thiết kế để chở các loạicontainer, do đặc thù như vậy nên loại tàu này có yêu cầu cao hơn về chất lượng cũngnhư kĩ thuật đóng ( như tính ổn định của tàu phải cao, thời gian làm hàng phải ngắn) Đây
là con tàu container hiện đại và lớn nhất từ trước đến nay được đóng tại Việt Nam Contàu được đóng tại tổng công ty đóng tàu Hạ Long Tàu có ba hầm hàng, buồng máy vàphòng sinh hoạt ở phía đuôi tàu, mũi bầu, một bánh lái cân bằng và chân vịt mũi
1 Giới thiệu về tàu container 1800 TEU
* Các thông số chính:
Chiều dài toàn tàu: khoảng 179,00m
Chiều dài giữa 2 đường vuông góc: 167,00m
Chiều rộng (lý thuyết ): 27,60m
Chiều cao trên boong chính: 15.900m
Mớn nước thiết kế: 9,00m
Mớn nước mô hình: 10.70m
* Chiều cao boong
Chiều cao boong lý thuyết tình từ đường tâm
Boong chính đến boong dâng mũi tại phía lái: ≈ 2,70m
Boong chính đến boong dâng lái: ≈ 3,0m
Boong dâng lái đến boong lầu lái (6 tầng ) ≈ 2,75m
Lầu lái đến boong la bàn ≈ 2,80m
Trang 6Trong hầm hàng khoảng 740TEU
Trên boong khoảng 1054TEU
* Dung tích két
Két L.O (đầy 100%)khoảng 125 m3
Két nước ngọt (đầy 100%) khoảng 200 m3
Két nước balát (đầy 100%) khoảng 8200 m3
* Tốc độ và công suất.
Vận tốc khai thác ở vùng biển sâu đáy tàu phẳng không bị hà bám, tốc độ khai thác là20,1 hải lý tại công suất định mức liên tục của máy chính bằng 14205 kW với độ dôi vậntốc bằng 15%
Công suất máy tương 90% MCR-vòng tua tối đa liên tục và tốc độ chân vịt là 101,4vòng/phút tương ứng với 14205 KW
* Độ bền và mức tiêu hao nhiên liệu
Mức tiêu hao nhiên liệu thiết kế của máy chính ở công suất định mức liên tục xấp xỉ 57tấn/ngày khi Fo có tỉ lệ toả nhiệt thấp (LCV) 42700 kj/kg
Độ bền dựa trên công suất định mức liên tục của máy chính khi tàu đạt vận tốc 20,1 lýbằng khoảng 15600 dặm.
* Nguyên lý thiết kế và mô phỏng chung.
Con tàu như mô tả là loại tàu viễn dương, chân vịt của tàu là loại chân vịt có bước cốđịnh được lai bởi một máy chính là loại động cơ 7UEC 60 LSE có công suất 15785 KWphù hợp với việc chở các loại container
Tàu có ba hầm hàng, buồng máy và phòng sinh hoạt ở phía đuôi tàu, mũi bầu, mộtbánh lái cân bằng và chân vịt mũi
* Danh mục thuyền viên
Trang 7Cấp thuyền trưởng Thuyền trưởng, máy trưởng 2
Máy 2 máy 3Máy 4, điện trưởng
Thuyền viên theo tiêu chuẩn kênh
đào SUEZ(không thuộc tổng số
thuyền viên)
6
2 Giới thiệu về hệ thống điện tàu container 1800 TEU:
* Trạm phát chính.
- Thay vì chọn 2 máy phát điện công suất 1710 KW và 01 máy 1330 KW nhà máy chọn
cả 3 máy phát điện công suất 1710KW có các thông số sau:
+ Công suất : 1710 KW
+ Cụm phát : 450 VAC, F3, 60Hz, 2742 A
+ Kiểu động cơ lai máy phát: 4 thì, động cơ tốc độ trung bình, piston kiểu ống dẫnđộng đơn ráp với một máy phát điện xoay chiều làm mát bằng khí
- Trạm phát điện chính tàu container 1800Teu sử dụng các máy phát không chổi than và
có các máy phát kích từ riêng có các thông số cơ bản sau:
Trang 8- Công suất ra : theo tiêu chí nhà chế tạo
FO, bộ làm sạch supap hút, bầu tiêu âm khí xả và hệ thống khởi động
Ngoài trạm phát chính và trạm phát sự cố tàu container B180 còn có bộ nguồn sự cố là hệthống các ácquy
PHẦN I : TRANG THIẾT BỊ TÀU CONTAINER
1800 TEU
Trang 9CHƯƠNG I : HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG TÀU 1800TEU
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống tự động
a Giới thiệu
Trên tàu thuỷ hiện nay sử dụng rất nhiều các hệ thống điều khiển tự động, nó thay thếcho sức lao động của con người, nâng cao tính ổn định và tính an toàn cho thiết bị và chongười vận hành Mục đích sử dụng các hệ thống điều khiển tự động cũng đa dạng phongphú tuỳ theo mục đích sử dụng và chức năng, yêu cầu cũng như điều kiện công tác củacác thiết bị và đối tượng điều khiển Trên tàu thuỷ ứng dụng rất nhiều các hệ thống này
và thực tế nó cũng đáp ứng từng phần các chức năng hoạt động của con tàu
• Hệ thống điều khiển tự động máy lạnh và điều hoà không khí
• Hệ thống tự động kiểm tra và giám sát
• Hệ thống phân ly dầu nước
c Yêu cầu chung
• Các thiết bị phải chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt
• Khả năng chịu rung lắc lớn
• Độ tin cậy, tính an toàn và độ bền cao
• Cấu tạo các thiết bị đơn giản, dễ khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa, thay thế
1.2 Hệ thống tự động cân bằng tàu 1800Teu
1.2.1 Hệ thống cân bằng tàu và các thiết bị chính của hệ thống cân bằng tàu
Trang 10a Hệ thống cân bằng tàu
Tàu thuỷ là phương tiện hoạt động trên nước Trong quá trình hoạt động di chuyển dotác động của nhiều yếu tố môi trường như sóng, gió, …tàu có thể bị mất cân bằngnghiêng ngang, chúi dọc, và một lí do chính khiến cho tàu mất cân bằng là khi tàu xếp dỡhàng hoá (xếp hàng không cân) hoặc trong quá trình di chuyển tàu tiêu hao nhiên liệu vànước ngọt dự trữ trong các két ở hai bên mạn tàu khiến cho trọng lượng của các két giảmxuống Đối với tàu chở container thì đặc điểm của nó là dung tích chứa hàng lớn, độ mớnnước thấp, tàu chạy không tải thì nhẹ nên vấn đề cân bằng tàu càng phải được chú trọngnhiều Trong quá trình xếp dỡ hàng hoá, tàu chạy không tải, tàu chạy có tải ở mỗi chế độlại phải có phương thức điều chỉnh và điều khiển riêng
Hệ thống cân bằng tầu là hệ thống rất quan trọng trên con tầu và nó không thể thiếuđược đối với bất kì một con tàu nào để đảm bảo cho sự an toàn trong quá tŕnh bốc xếphàng hoá cũng như trong quá trình hành hải của con tầu
b Các thiết bị chính của hệ thống cân bằng tàu
* Các két cân bằng tàu
Là những két chứa nước dùng để cân bằng tầu Các két này được bố trí đều nhau ở 2bên mạn tàu và là két treo Dung tích của các két cân bằng tàu phụ thuộc vào kích thướccủa con tầu, ở mỗi một két người ta đều trang bị ống đo, ống thông hơi và các cảm biếnmực nước của các két
* Bơm cân bằng tàu
Dùng để hút nước cân bằng tàu từ két cân bằng tàu này sang két cân bằng tàu khác.Bơm cân bằng tàu là loại bơm có lưu lượng lớn lên thường dùng bơm ly tâm Thôngthường thì hệ thống cân bằng tàu được ghép liền trực tiếp với hệ thống bơm ballast vàchúng làm việc có thể xong xong với nhau ở điều kiện cần thiết Tức là bơm ballast cóthể làm nhiệm vụ cân bằng tàu
* Hệ thống đường ống và các van
Dùng để nối các két cân bằng tàu với bơm cân bằng tàu: một bơm cân bằng tàu cóđường ống hút và càc van của nó từ bơm cân bằng tàu tới két cân bằng tàu được treo ởhai bên mạn tàu
Các hộp van của hệ thống cân bằng tàu và bơm cân bằng tàu thông thường được bố trí
ở ngay trong buồng máy Các van trong hệ thống cân bằng tàu thường là van chặn bìnhthường (khi mở thì van được nâng lên)
1.2.2 Giới thiệu hệ thống điều khiển cân bằng tàu 1800Teu
Hệ thống tự động cân bằng tàu của tàu 1800Teu gồm các phần tử chính được giới thiệutrong các sơ đồ sau đây:
Trang 11* Sơ đồ thiết bị nguồn điện (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 146:
- Q1: áptômát cấp nguồn AC3 x 440V/60Hz cho mạch bơm cân bằng tàu
- Q2: áptômát cấp nguồn cho bộ chỉnh lưu điện áp thành nguồn 1 chiều
- Q3: áptômát cấp nguồn AC x 230V/60Hz cho mạch điều khiển
- G1: bộ chỉnh lưu từ nguồn xoay chiều thành nguồn 1 chiều
- Q6: cầu dao cấp nguồn
- T1: biến áp hạ áp cấp nguồn cho hệ thống
* Sơ đồ thiết bị nguồn điện (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 147:
- F1: cầu dao cấp nguồn DC 24V cho hệ thống điều khiển (Sheet 148)
- F2: cầu dao cấp nguồn DC 24V cho hệ thống chỉ báo (Sheet 156)
- F3: cầu dao cấp nguồn DC 24V cho hệ thống PLC (Sheet 158)
- F4: cầu dao cấp nguồn AC 230V/60Hz cho hệ thống điều khiển (Sheet 148)
- KS1, KS2, KS3: các công tác tơ giám sát điện áp nguồn 1 chiều
- KS4: các công tác tơ giám sát điện áp nguồn xoay chiều
* Sơ đồ mạch dấu tam giác/sao của bơm cân bằng (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang
148:
- KM1: tiếp điểm thường mở công tắc tơ bơm mạn trái tàu
- KM2: tiếp điểm thường mở công tắc tơ bơm mạn phải tàu
- KM3: tiếp điểm thường mở công tắc tơ bơm hoạt động đấu tam giác
- KM4: tiếp điểm thường mở công tắc tơ bơm hoạt động đấu hình sao
- T2: biến dòng 200/5A
- P1: ampe mét
- M3: động cơ bơm 3 pha
- U1: bộ phát hiện rò rỉ nguồn
- K1: công tắc tơ của bộ phát hiện nguồn rò rỉ
* Sơ đồ hệ thống báo động (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 149:
- Eng.Alarm Panel: khối báo động (các tiếp điểm đóng khi hệ thống bình thường)
- KS1, KS2, KS3: tiếp điểm các công tác tơ giám sát điện áp nguồn 1 chiều
- KS4: tiếp điểm thường đóng công tác tơ giám sát điện áp nguồn xoay chiều
- K1: tiếp điểm thường đóng công tắc tơ của bộ phát hiện nguồn rò rỉ
Trang 12- K6: tiếp điểm mở đóng công tắc tơ bảo vệ động cơ
- K17:tiếp điểm thường đóng báo cảm biến lỗi
- K18: tiếp điểm thường đóng báo hệ thống lỗi
* Sơ đồ hệ thống điều khiển (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 150:
- UK1: bộ đặt giá trị giới hạn cho độ nghiêng của tàu
- S1: nút dừng sự cố
- K2, K3: các công tắc tơ dừng sự cố
- S2: nút chọn vị trí điều khiển (2: tại chỗ; 4: từ xa)
- K4: công tắc tơ điều khiển tại chỗ
- K5: công tắc tơ điều khiển từ xa
- K6: công tắc tơ bảo vệ động cơ
* Sơ đồ điều khiển bơm mạn trái (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 151:
- K7: công tắc tơ mở của mạn trái ở điều khiển tại chỗ
- K8: công tắc tơ điều khiển cho mạch mở cửa mạn trái
- S12: nút ấn điều khiển mạn trái mở
- H12: đèn báo mở cửa của mạn trái
* Sơ đồ điều khiển bơm mạn phải (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 152:
- K9: công tắc tơ mở của mạn phải ở điều khiển tại chỗ
- K10: công tắc tơ điều khiển cho mạch mở cửa mạn phải
- S13: nút ấn điều khiển mạn phải mở
- H13: đèn báo mở cửa của mạn phải
* Sơ đồ hệ thống điều khiển mạch tam giác/sao (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 153:
- KM1: công tắc tơ điều khiển cho van mạn trái mở
- KM2: công tắc tơ điều khiển cho van mạn phải mở
- KT1: rơle thời gian
- KM4: công tắc tơ cho mạch đấu sao của động cơ bơm
- KM3: công tắc tơ cho mạch đấu tam giác của động cơ bơm
- Z1: bộ đếm thời gian
Trang 13* Sơ đồ ngắt mức thấp (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 154:
- Bộ báo mức thấp
- K11: công tắc mức thấp của mạn trái
- K12: công tắc mức thấp của mạn phải
- K13, K14: công tắc điều khiển van cân bằng Y68
- K15, K16: công tắc điều khiển van cân bằng Y69
* Sơ đồ giới hạn van cân bằng (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 155:
- LS68, LS69: các công tắc giới hạn của các van cân bằng
- Y68, Y69: các an cân bằng
* Sơ đồ hệ thống hiển thị (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 156:
- H1: đèn đỏ báo dừng sự cố
- H2: đèn đỏ báo có nguồn rò rỉ
- H3: đèn xanh lục báo hệ thống sẵn sang hoạt động
- H4: đèn vàng báo đang điều khiển từ xa
- H5: đèn vàng báo đang điều khiển tại chỗ
- H6: đèn đỏ báo lỗi hệ thống bơm cân bằng
- H7: đèn đỏ báo mức thấp mạn trái
- H8: đèn đỏ báo mức thấp mạn phải
- H9: đèn đỏ báo mức cao mạn trái
- H10: đèn đỏ báo mức cao mạn phải
* Sơ đồ hệ thống hiển thị (Bản vẽ số: 4 – 2836 – 3) trang 157:
- H11: đèn đỏ báo lỗi hệ thống van cân bằng
- H15: đèn đỏ báo van cân bằng 1 mở
- H14: đèn xanh lục báo van cân bằng 1 đóng
- H18: đèn đỏ báo van cân bằng 2 mở
- H17: đèn xanh lục báo van cân bằng 2 đóng
- H16: đèn đỏ báo cảm biến lỗi hay hệ thống lỗi
Trang 14- Đóng áptômát Q3 cấp nguồn AC x 230V/60Hz cho mạch điều khiển (trang 153)
b Hoạt động của hệ thống
Hệ thống tự động cân bằng tàu có 2 chế độ điều khiển:
-Điều khiển tại chỗ
- Điều khiển từ xa
* Chế độ điều khiển tại chỗ:
Giả sử tàu đang bi nghiêng phải cần bơm nước mở mạn trái để tàu cân bằng:
- Chọn công tắc S2 ở vị trí 2 khi đó K4 có điện:
+ Tiếp điểm 11-14 (trang 151) đóng cấp điện chờ cho mạch sau
+ Tiếp điểm 21-24 (trang 156) đóng đèn H4(vàng) sáng báo hệ thống đang làm việc
Trang 15+ Đóng các tiếp điểm 1-2, 3-4, 5-6 (trang 148) cấp nguồn cho mạch động lực củabơm chò hoạt động
+ Đóng tiếp điểm 13-14 (trang 153) cấp nguồn cho mạch điều khiển đấu sao - tamgiác của bơm
+ Đóng tiếp điểm 23-24 (trang 157) làm cho đèn H12(vàng) sáng báo đang mở cửacủa mạn trái
+ Mở tiếp điểm 41-42 (trang 153) mở làm nhiệm vụ khóa liên động ngắt hoàn toànKM2 ra khỏi lưới
- Khi mạch điều khiển đấu sao - tam giác của bơm có điện làm KT1 có điện, saukhoảng thời gian đặt 8s sẽ đóng mở tiếp điểm của nó do đó lúc đầu KM3 mất điện, KM4
có điện Khi KM4 có điện làm cho tiếp điểm 1-2, 3-4, 5-6 (trang 148) ở mạch động lựcbơm đóng lại làm bơm hoạt động theo chế độ sao Sau 8s đó thì KM4 mất điện, ngắt tiếpđiểm ở mạch động lực của bơm ra, bơm ngừng hoạt động ở chế độ sao Đồng thời KM3
có điện làm cho tiếp điểm 1-2, 3-4, 5-6 (trang 148) ở mạch động lực bơm đóng lại làmbơm hoạt động theo chế độ tam giác
* Chế độ điều khiển từ xa: cũng hoàn toàn tương tự chế độ điều khiển tại chỗ chỉ có điềulúc này công tắc S2 ở vị trí 4 làm cho K5 có điện:
- Đóng tiếp điểm 11-14 (trang 151) ở đường dây điều khiển từ xa tới công tắc tơ K8của mạch điều khiển mở van mạn trái
- Đóng tiếp điểm 21-24 (trang 152) ở đường dây điều khiển từ xa tới công tắc tơ K8của mạch điều khiển mở van mạn phải
- Đóng tiếp điểm 31-34 (trang 156) cấp nguồn cho đèn báo H4 (màu vàng) sáng báo hệthống đang hoạt động ở chế độ điều khiển từ xa
+ Cấp nguồn cho K8 (lúc này K12, K22 đóng vì không có báo động mức thấp haymức cao ở mạn phải lại có như o trên K5 đóng ),
Trang 16+ Đóng các tiếp điểm 1-2, 3-4, 5-6 (trang 148) cấp nguồn cho mạch động lực củabơm chò hoạt động
+ Đóng tiếp điểm 13-14 (trang 153) cấp nguồn cho mạch điều khiển đấu sao - tamgiác của bơm
+ Đóng tiếp điểm 23-24 (trang 157) làm cho đèn H12(vàng) sáng báo đang mở cửacủa mạn trái
+ Mở tiếp điểm 41-42 (trang 153) mở làm nhiệm vụ khóa liên động ngắt hoàn toànKM2 ra khỏi lưới
- Khi mạch điều khiển đấu sao - tam giác của bơm có điện làm KT1 có điện, saukhoảng thời gian đặt 8s sẽ đóng mở tiếp điểm của nó do đó lúc đầu KM3 mất điện, KM4
có điện Khi KM4 có điện làm cho tiếp điểm 1-2, 3-4, 5-6 (trang 148) ở mạch động lựcbơm đóng lại làm bơm hoạt động theo chế độ sao Sau 8s đó thì KM4 mất điện, ngắt tiếpđiểm ở mạch động lực của bơm ra, bơm ngừng hoạt động ở chế độ sao Đồng thời KM3
có điện làm cho tiếp điểm 1-2, 3-4, 5-6 (trang 148) ở mạch động lực bơm đóng lại làmbơm hoạt động theo chế độ tam giác
- Các tiếp điểm K22 (trang 151.3) (hoặc K23 (trang 152.3)) là báo mức cao (độnghiêng của tàu lớn hơn 5o) của hệ thống cân bằng bên mạn phải (hoặc mạn trái) Nếu vì
lí do nào đó mà có hiện tượng này xảy ra thì các tiếp điểm này sẽ được mở ra ngắt K8(trang 151) (hoặc K10 (trang 152)) làm cho mạch điều khiển cho hệ thống bơm cân bằng
hở ngừng hoạt động Đồng thời các tiếp điểm K22 (trang 156.7) (hoặc K23 (trang 156.8))đóng lại làm cho đèn đỏ H9 (hoặc H10) sáng báo động tàu đã nghiêng quá lớn cần sửdụng tới những biện pháp khác để đưa tàu về vị ttrí cân bằng
Trang 17- Nút dừng sự cố S1: khi có sự cố xảy ra sẽ làm cho S1 tự nhả ngắt nguồn cấp vàocông tắc tơ K2 làm cho K2 mất điện Khi K2 mất điện làm cho:
+ Tiếp điểm thường đóng K2 (trang 156.1) đóng lại cấp nguồn cho đèn đỏ H1 sángbáo hiệu hệ thống bị sự cố
+ Tiếp điểm thường mở K2 (trang 151.3) mở ra làm hở mạch của mạch điều khiểnbơm nước mở của cả 2 mạn ngắt bơm ra khỏi lưới điện
Nhận xét
Hệ thống tự động cân bằng tàu của tàu container 1800Teu hoạt động trên nguyên tắckhi tàu bị nghiêng thì sẽ có tín hiệu từ bộ phận đo độ nghiêng gửi đến khối xử lí trungtâm và từ đó sẽ gửi tín hiệu điều khiển tới tự động khởi động bơm ballast để bơm chuyểnnước từ két trái sang két phải nếu như tàu bị nghiêng sang trái và chuyển từ két phải sangkét trái nếu như tàu bị nghiêng sang phải Hệ thống bắt đầu hoạt động khi độ nghiêngcủa tàu lớn hơn 2,5o và nó sẽ dừng hoạt động khi độ nghiêng của tàu còn 0,5o và khi độnghiêng của tàu lớn hơn 5o thì bơm sẽ dừng hoạt động và có tín hiệu báo động bằng đèn.Mạch động lực của bơm trong hệ thống cân bằng tàu được đấu theo kiểu sao-tam giácnên rất dễ khởi động Chuyển đổi giữa sao sang tam giác cũng được đặt trong khoảngthời gian đủ để bơm hoạt động đạt năng suất cao nhất
Hệ thống cân bằng tàu của tàu container 1800Teu có 2 vị trí điều khiển là tại chỗ vàđiều khiển từ xa Ngoài ra nó còn sử dụng tới hệ thống PLC trong việc điều hành và giámsát họat động của hệ thống
1.3 Hệ thống báo cháy tàu 1800Teu
1.3.1 Giới thiệu về hệ thống báo cháy.
a Chức năng :
Theo quy định của đăng kiểm trên tàu cần trang bị hệ thống báo cháy và các hệ thốngchũa cháy.Hệ thống báo cháy tàu thủy có chức năng báo và dự báo các vùng cháy trêntàu Thường trên tàu chở hang có một hệ thống báo cháy vùng cabin tàu và một hệ thốngbáo cháy hầm hang (hay dùng báo khói) Theo mức độ hệ thống báo cháy còn có khả
Trang 18năng trợ giúp con người trong việc chữa chắynh tắt quạt thông gió, các bơm vận chuyểnnhiên liệu để ngăn chặn sự lan truyền đám cháy, mở buồng CO2để dập cháy
b Yêu cầu :
- Hệ thống phải tự động báo hiệu một cách chính xác vùng cháy
- Nguồn điện cung cấp phải được cấp từ 2 nguồn riêng biệt
- Hệ thống và cảm biến phải có độ nhạy cao, hoạt động tin cậy
- Phải có hệ chỉ báo vùng cháy (zone) tùy theo kết cấu, trọng tải tàu
- Các tín hiệu báo động gồm: chuông còi và kết nối với hệ thống chuông còi báo độngchung, đèn báo chung và báo vùng cháy, kết nối báo động tới nhiều vị trí cần thiết trêntàu
- Hệ thống phải tự báo khi mất nguồn chính, báo lỗi hệ thống, báo đứt cáp…
c Cấu trúc:
Một hệ thống tự động báo cháy có cấu trúc cơ bản sau:
- Khối xử lý trung tâm:
+ Khối xử lí tín hiệu
+ Khối báo sự cố hệ thống, mạch
+ Khối báo khu vực cháy
- Các thiết bị ngoại vi:
+ Các cảm biến
+ Báo động chung: các thiết bị dùng để báo động chung: chuông đèn, còi…
+ Nguồn cung cấp từ 2 hệ
+ Các thiết bị gửi đến ngắt bơm, quạt, thiết bị CO2 …
1.3.2 Giới thiệu một số phần tử hệ thống điều khiển báo cháy tàu 1800Teu
Hệ thống điều khiển báo cháy tàu 1800Teu gồm các thiết bị được đặt trên các vị trí cầnthiết của con tàu là các bộ cảm biến và các bộ ngắt có cài đặt thời gian trễ để tránh hiệntượng báo cháy ảo.Hệ thống gồm các thiết bị sau:
Trang 19- : Smoke Detector (N.W.T Surface) : bộ cảm biến khói
- : Smoke Detector (W.T Surface) : bộ cảm biến khói
- : EX Smoke Detector : bộ cảm biến khói
- : Flame Detector (W.T Surface) : bộ cảm biến lửa
- : Heat Detector (N.W.T Surface) : bộ cảm biến nhiệt
- : Heat Detector (W.T Surface) : bộ cảm biến nhiệt
- : Manual Call Point (N.W.T Surface) : điểm gọi bằng tay
- : Manual Call Point (W.T Surface) : điểm gọi bằng tay
- : Line Isolator (N.W.T Surface) : bộ cắt mạch điện
- : Line Isolator (W.T Surface) : bộ cắt mạch điện
- : Time Delay Unit For Workshop (DC 24V) : bộ cài đặt thời gian trễ cho cácbuồng trên tàu với điện áp 1 chiều 24V
- : Fire & Gen Alarm Bell With Lamp (NWT AC 220V, F130) : báo động bằngchuông với đèn cho hệ thống trạm phát
- : Fire & Gen Alarm Bell With Lamp (WT AC 220V, F200) : báo động bằngchuông với đèn cho hệ thống trạm phát
Chúng được đặt trên mọi vị trí quan trọng hoặc cần thiết của tàu nhằm đảm bảo cho sựhoạt động an toàn của tàu Các vị trí trên tàu thường được đặt hệ thống báo và bảo vệcháy là:
- Khu vực chứa máy phát chính và máy phát sự cố
- Các khoang hầm hàng, các boong tàu
- Khu vực sinh hoạt tập thể của các thành viên trên tàu
- Khu vực để máy chính, và hệ thống liên quan tới sự hoạt động của máy chính
- Ngoài ra chúng còn được đặt ở những nơi nhạy cảm với cháy nổ, những nơi có thể dễxảy ra cháy nổ nhất :
Trang 20+ Gen Em’cy Alarm Unit (P/A): có báo cháy (Fire Alarm), báo động máy phát sự cố(Gen Em’cy Alarm) và báo động Aire Alarm Mute
+ Khối VDR: có báo cháy (Fire Alarm) và báo lỗi nguồn (Power Fail)
+ Khối AMS: có báo cháy (Fire Alarm) và báo lỗi nguồn (Power Fail)
Ứng với mỗi vị trí, mỗi khu vực thì hệ thống điều khiển báo cháy đựơc quản lí bởi mộtmạng riêng biệt nhưng các mạng này được liên hệ với nhau bởi bộ xử lí trung tâm của hệthống.Các mạng riêng biệt gồm một số mạng sau:
- Loop 1: quản lí hệ điều khiển báo cháy ở các boong trên tàu, nó bao gồm các vị trísau: mặt sàn boong tàu (Bridge Deck), các boong E, D, C, B, A của tàu(E-Deck, D-Deck,C-Deck, B-Deck, A-Deck ), và các boong thượng tầng đuôi tàu (Poop-Deck(như ở phòng
ăn của thủy thủ, phòng ăn của sĩ quan, phòng chứa máy phát sự cố))
- Loop 2: quản lí hệ điều khiển báo cháy ở khu vực buồng điều khiển trung tâm trêntàu như: phòng cơ cấu của máy lái (Steering Gear Room), phòng của động cở (E.Workshop), phòng điều khiển động cơ (Engine Control Room)
- Loop 3: quản lí hệ điều khiển báo cháy ở buồng phía dưới của con tàu như: vùngPaint Store, phòng Bosun Store, phòng cho động cơ đẩy chân vịt (Bow Thruster &Emer.F.P.Room)
- Loop 4: quản lí hệ điều khiển báo cháy ở khu vực lò đốt rác (Incinerator Top), ởphòng chứa các máy phát (No.1 Generator Top, No.2 Generator Top, No.3 GeneratorTop), ở khu vực nồi hơi (Boiler Top), khu vực các máy lọc (Purifiers Top), và khu vựccủa động cơ chính (Main Engine Top)
1.3.3 Nguyên lý hoạt động.
Tất cả các hiện tượng cháy hay khói ở trên các khoang tàu, vùng hay khu vực nhạy cảm
đã đựơc gán thiết bị của hệ thống báo cháy sẽ đựơc cảm biến và các phần tử khác đặt trênmỗi khu vực đó của hệ thống báo cháy gửi tín hiệu đưa về các mạng riêng biệt của chúngquản lí như:
- Hệ điều khiển báo cháy ở các khoang tàu và trên boong tàu sẽ được gửi về chânP11+(58) - L11(59) và P12+(60) - L12(61) của mạng Loop 1
- Hệ điều khiển báo cháy ở khu vực buồng điều khiển trung tâm của tàu được gửi về chânP21+(62) – L21(63) và P22+(64) – L22(65) của mạng Loop 2
Trang 21- Hệ điều khiển báo cháy ở buồng phía dưới của tàu được gửi về chân P31+(66) -L31(67)
4005, “RM-6” Module Address 4006, “RM-7” Module Address 4007 Từ đó tín hiệu đầu
ra của các khối này được đưa tới:
- Đầu ra của khối “RM-1” Module Address 4001 sẽ đươc đưa tới các chân S11-S12 rồithành Start Signal For Section 1
- Đầu ra của khối “RM-2” Module Address 4002 sẽ đươc đưa tới các chân S21-S22 rồithành Start Signal For Section 2
- Đầu ra của khối “RM-3” Module Address 4003 sẽ đươc đưa tới các chân S31-S32 rồithành Start Signal For Section 3
- Đầu ra của khối “RM-4” Module Address 4004 sẽ đươc đưa tới các chân S41-S42 rồithành Start Signal For Section 4
- Đầu ra của khối “RM-5” Module Address 4005 sẽ đươc đưa tới các chân S51-S52 rồithành Start Signal For Section 5
- Đầu ra của khối “RM-6” Module Address 4006 sẽ đươc đưa tới các chân S61-S62 rồithành Start Signal For Section 6
- Đầu ra của khối “RM-7” Module Address 4007 sẽ đươc đưa tới các chân S71-S72 rồithành Start Signal For Section 7
Mỗi phận từ Section này nếu nhận được tín hiệu xử lí thì nó sẽ gửi tới FR-M-12 rồiđược đưa tới tác động vào Water Mist Local Pump Starter làm cho bơm hoạt động phunnước để dập cháy dưới chế độ phun sương mù để dập cháy
Khi đã dập được cháy hay các tín hiệu kiên quan tới cháy hay khói mát hoàn toàn thì
hệ thống sẽ cảm biến của bộ : Line Isolator (N.W.T Surface) : bộ cắt mạch điện vàcủa bộ : Line Isolator (W.T Surface) sẽ bị mất tín hiệu và nó ngắt tín hiều về cácmạng riêng Loop 1 Loop 2, Loop 3, hay Loop 4 nên làm mất tín hiệu đầu vào các khối sẽ
xử lí do đó các khối “RM-1” Module Address 4001, “RM-2” Module Address 4002,
“RM-3” Module Address 4003, “RM-4” Module Address 4004, “RM-5” ModuleAddress 4005, “RM-6” Module Address 4006, “RM-7” Module Address 4007 sẽ không
Trang 22có tín hiệu đầu vào nên không có tín hiệu đầu ra hay nói cách khác không có tín hiệu đưatới bơm làm cho bơm ngừng hoạt động trở về trạng thái ban đầu khi chưa có tác động Hệthống báo cháy sẽ ngừng hoạt động.
- Hệ thống cũng có bộ ngắt rất nhạy với mục đích tránh những lỗi báo cháy ảo của cáccảm biến hay hệ thống còn có bộ tạo trễ nhằm xác định cụ thể có cháy xảy ra tại khu vựcbáo cháy hay đó chỉ là hiện tượng ngay lúc báo có cháy để hệ thống làm việc đạt hiệu quảhơn làm cho hệ thống hoạt động luôn đảm bảo
Nhận xét chung về hệ thống tự động tàu container 1800Teu
- Hệ thộng tự động của tàu container 1800Teu có các chế độ bảo vệ làm việc hết sứcnhạy nhằm đảm bảo tính ổn định cho con tàu trong các quá trình công tác Mỗi một hệthống điều khiển đều có chức năng quản lí và điều khiển một phạm vi riêng của chúngnhung nhìn chung nó đều đảm bảo tốt các yêu cầu công tác cho tàu và các quy định củađăng kiểm:
+ Hệ thống tự động cân bằng tàu nhằm đảm bảo cho tàu tránh bị nghiêng hay lệchsang bên mạn nào giúp cho quá trình hành trình trên biển và các quá trình điều động khácdiễn ra an toàn
+ Hệ thống tự động báo cháy có chức năng thông báo khu vực có cháy đồng thờiđưa tín hiệu xử lí nhằm mục đích dập cháy tại khu vực đã được xác định là có cháy,không những thế hệ thống còn cảnh báo các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy nổ để chúng
Trang 23ta đề phòng trước khi cháy nổ xảy ra đảm bảo cho cả con tàu trong các quá trình hoạtcũng như khi neo đậu
- Qua một số hệ thống ta đã tìm hiểu ở trên chúng ta có thể nhận thấy rằng hệ thộng tựđộng của tàu container 1800Teu làm việc tin cậy an toàn, hoạt động chính xác và đặc biệtcấu tạo của các thiết bị đơn giản, giúp cho người vận hành dễ khai thác, bảo dưỡng vàsửa chữa, cũng như thay thế
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TÀU 1800TEU
2.1 Giới thiệu chung về hệ thống truyền động điện
Trang 24• Hệ thống truyền động điện neo - tời quấn dây
• Hệ thống truyền động điện thiết bị làm hàng
• Hệ thống truyền động điện máy nén khí
• Hệ thống truyền động điện bơm - quạt gió
• Hệ thống truyền động điện chân vịt
c Yêu cầu chung
Với từng loại thiết bị chúng sẽ có các yêu cầu cụ thể để đảm bảo tính hoạt động ổn định
và lâu dài Tuy nhiên chúng phải thoả mãn một số các đặc tính, yêu cầu chung như:
• Độ bền cao, làm việc tin cậy
• Dễ bảo dưỡng, khai thác, sửa chữa
• Ảnh hưởng ít tới lưới điện
• Tiêu thụ ít năng lượng
• Có độ dự trữ cần thiết
• Hệ thống điều khiển đơn giản, dễ vận hành, thao tác
• Giá thành hạ, làm việc trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Hệ thống truyền động điện trên tàu container 1800Teu cũng giống như các hệ thốngtruyền động điện trên các tàu khác luôn đảm bảo các yêu cầu đề ra cho hoạt động khaithác của con tàu Chúng hoạt động tin cậy, độ bền cao, và hệ thống điều khiển đơn giản
dễ thao tác giúp cho người khai thác hệ thống dễ sử dụng và bảo dưỡng khi có hỏng hocxảy ra
Sau đây chúng ta cần đi nghiên cứu một số hệ thống truyền động điện cơ bản trên tàucontainer 1800Teu để làm rõ thêm điều đó:
2.2 Hệ thống điều khiển bơm la canh tàu container 1800Teu
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống bơm la canh
a Nhiệm vụ
Hệ thống la canh được trang bị dưới tàu nhằm:
- Hút và phân ly lượng nước bẩn tích tụ trong buồng máy, ở các hầm hàng ra ngoài tàu
và tách các tạp chất dầu cặn ra khỏi nước bẩn tích tụ để đốt hoặc đưa lên bờ
Tất cả các nước và dầu tích tụ trong buồng máy trong các hầm hàng gọi chung là nước
la canh Nước la canh tồn tại là do nước hoặc dầu rò rỉ từ các hệ thống khác trên tàu hoặc
từ trong máy ra, hoặc nước rò lọt từ ngoài vào qua phần làm kín trục chân vịt, khi rửa vệsinh hầm hàng hoặc buồng máy Nước la canh tồn tại trong tàu đều trút xuống các hố lacanh Các hố la canh này được bố trí thích hợp nằm rải rác trong buồng máy và các hầmhàng
b.Yêu cầu
- Hệ thống la canh được bố trí sao cho đơn giản tối thiểu
Trang 25- Tất cả các bơm la canh là loại tự mồi hoặc chúng được bố trí sắp xếp sao cho khi cầnthì chúng ngay lập tức hoạt động được
- Phải có thiết bị phân ly dầu nước (Oily-Water Separator) trong hệ thống bơm la canh
vì nó rất cần thiết trên các tàu thuỷ để tránh việc xả dầu ra biển khi bơm la canh, khi rửacác két
c.Cấu trúc và hoạt động
- Cấu trúc: hệ thống la canh bao gồm một hoặc vài bơm nối với hệ thống đường ống
thông tới các hố la canh thông qua các van được bố trí thích hợp, các bơm đó được gọi làbơm la canh Bơm la canh còn có đường ống hút thông ra biển và đường xả qua thiếtbịphân ly nước la canh (Oily-Water Separator) ra ngoài mạn tàu
- Hoạt động: muốn hút nước la canh ở vị trí nào trong buồng máy hoặc trong hầm hàng
thì ta mở van tương ứng của vị trí đó trên cụm van một chiều, mở van chặn tới bơm lacanh (trước và sau bơm) rồi mở van thoát mạn Nước canh sẽ hút qua van 1 chiều, quaphin lọc tới bơm la canh để đưa qua máy phân ly dầu - nước la canh.Tại đây nước sạchđược tách ra và đưa ra mạn tàu qua van thoát mạn, còn dầu cặn cũng được tách ra và đưa
về két dầu cặn qua các van điện từ
2.2.2 Giới thiệu phần tử của hệ thống điều khiển bơm la canh tàu 1800Teu
Hệ thống điều khiển bơm la canh của tàu 1800Teu có cấu tạo và hoạt động như nhau
do đó ta chỉ cần tìm hiểu sơ đồ của bơm la canh thứ nhất được thể hiện thông qua sơ đồnhóm khởi động bơm la canh và chữa cháy số 1 (Bản vẽ số: HV02GSP) trang 30:
- GL: đèn báo bơm la canh hoạt động
- 27X: rơle trung gian báo có nguồn GPM-4L cấp vào máy tính
- 3-OX: rơle trung gian ngắt nguồn vào chân AE4
- 3-0: nút dừng
Trang 26- 3-C: nút khởi động
- RPB: tủ điều khiển bơm ở xa
- RHM: bộ đếm thời gian hoạt động của bơm la canh
- 4X: rơle trung gian cấp nguồn cho công tắc tơ 88
2.2.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Đóng áptômát 52 cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống, khi đó:
- Nguồn cấp cho mạch động lực của bơm có chờ sẵn
- Nguồn cấp qua biến áp T cấp nguồn cho mạch điều khiển chờ sẵn đồng thời nó quachân AE1 và AE4 của bộ điều khiển phía dưới làm đóng tiếp điểm giữa AE2 và AE3 lạichuẩn bị cho việc hoạt động của hệ thống
- Đèn nguồn màu trắng WL sáng báo đã có nguồn cấp cho mạch điều khiển
- Rơle trung gian 27X có điện đóng tiếp điểm 27X lại cấp nguồn qua chân A1 – A2 cónguồn GPM-4L cấp nguồn vào máy tính
Hoạt động của hệ thống được điều khiển tại chỗ và từ xa:
a Chế độ điều khiển tại chỗ:
* Để cho bơm hoạt động, ta ấn nút khởi động 3C khi đó:
- Bộ đếm thời gian RHM được cấp nguồn và bắt đầu chạy để đếm thời gian hoạt độngcủa bơm la canh
- Tiếp điểm R của bộ điều khiển phía dưới đóng lại duy trì cho nút ấn 3C
- Rơle trung gian 4X được cấp nguồn
Khi rơle 4X có điện nó sẽ:
- Đóng tiếp điểm 4X lại cấp nguồn qua chân G1 – G2 cấp tới máy tính báo đã có tínhiệu hệ thống bắt đầu chạy
- Đóng tiếp điểm 4X lại cấp nguồn cho công tắc tơ cấp nguồn cho bơm la canh 88, nó
sẽ đóng các tiếp điểm thường mở của nó lại:
+ 3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm đóng lại cấp nguồn cho bơmlàm cho bơm la canh bắt đầu hoạt động
+ Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho đèn xanh GL sáng báo hiệu bơm
la canh đang chạy
* Khi bơm la canh đang hoạt động mà chúng ta muốn dừng lại ta chỉ việc ấn nút 3-0 lúcnày rơle 3-OX có điện làm nhả tiếp điểm thường đóng của nó ra ngắt nguồn của bộ điềukhiển phía dưới làm cho mở tiếp điểm giữa AE2 và AE3 ra ngắt nguồn của:
- Bộ đếm thời gian RHM bị cắt nguồn và làm cho nó ngừng đếm thời gian hoạt độngcủa bơm la canh lại
- Rơle 4X mất điện làm cho mở tiếp điểm 4X lại ngắt nguồn của công tắc tơ cấpnguồn cho bơm la canh 88, nó sẽ mở các tiếp điểm thường mở của nó ra:
Trang 27+ 3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm lại mở ra ngắt nguồn củabơm làm cho bơm la canh ngừng hoạt động
+ Tiếp điểm thường mở 88 lại mở ra làm mất nguồn cho đèn xanh GL tắt báo hiệubơm la canh đã ngừng hoạt động
b Chế độ điều khiển từ xa (tại hộp điều khiển RPB):
* Để cho bơm la canh hoạt động, ta ấn nút phía dưới R3 tại hộp điều khiển RPB cấpnguồn khi đó:
- Bộ đếm thời gian RHM được cấp nguồn và bắt đầu chạy để đếm thời gian hoạt độngcủa bơm la canh
- Tiếp điểm R của bộ điều khiển phía dưới đóng lại duy trì cho nút ấn R3 của hộpđiều khiển RPB
- Rơle trung gian 4X được cấp nguồn
Khi rơle 4X có điện nó sẽ:
- Đóng tiếp điểm 4X lại cấp nguồn qua chân G1 – G2 cấp tới máy tính báo đã có tínhiệu hệ thống bắt đầu chạy
- Đóng tiếp điểm 4X lại cấp nguồn cho công tắc tơ cấp nguồn cho bơm la canh 88, nó
sẽ đóng các tiếp điểm thường mở của nó lại:
+ 3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm đóng lại cấp nguồn cho bơmlàm cho bơm la canh bắt đầu hoạt động
+ Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho đèn xanh GL sáng báo hiệu bơm
la canh đang chạy
* Khi bơm la canh đang hoạt động mà chúng ta muốn dừng lại ta chỉ việc ấn nút phía trênR1 tại hộp điều khiển RPB lúc này rơle 3-OX có điện làm nhả tiếp điểm thường đóng của
nó ra ngắt nguồn của bộ điều khiển phía dưới làm cho mở tiếp điểm giữa AE2 và AE3 rangắt nguồn của:
- Bộ đếm thời gian RHM bị cắt nguồn và làm cho nó ngừng đếm thời gian hoạt độngcủa bơm la canh lại
- Rơle 4X mất điện làm cho mở tiếp điểm 4X lại ngắt nguồn của công tắc tơ cấpnguồn cho bơm la canh 88, nó sẽ mở các tiếp điểm thường mở của nó ra:
+ 3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm lại mở ra ngắt nguồn củabơm làm cho bơm la canh ngừng hoạt động
+ Tiếp điểm thường mở 88 lại mở ra làm mất nguồn cho đèn xanh GL tắt báo hiệubơm la canh đã ngừng hoạt động
2.2.4 Các chế độ báo động và bảo vệ cho hệ thống
- Bảo vệ quá dòng: khi động cơ đang hoạt động đột nhiên bị quá dòng khi đó rơle nhiệt
51 sẽ làm việc ngắt tiếp điểm 51 ở mạch điều khiển ngắt nguồn cấp của bộ điều khiểnphía dưới và làm mất điện rơle 4X làm cho ngắt nguồn vào công tắc tơ chính 88 làm mở
Trang 28tiếp điểm 88 ở mạch động lực ngắt bơm la canh ra khỏi lưới điện làm hệ thống ngừnghoạt động
- Bảo vệ ngắn mạch: vì một lí do náo đó mà hệ thống ngắn mạch khi đó:
+ Các cầu chì F1 và F2 đặt trước biến áp hạ áp hay F3 và F4 đặt sau biến áp hạ áp
sẽ bị đứt ngắt nguồn cấp cho hệ thống điều khiển làm công tắc tơ chính 88 bị mất nguồnnên nó làm mở các tiếp điểm 88 ở mạch động lực ngắt bơm la canh ra khỏi lưới điện làmcho hệ thống ngừng hoạt động
+ Áptômát chính 52 sẽ nhảy và ngắt nguồn cho toàn bộ mạch điều khiển và mạchđộng lực của hệ thống điều khiển bơm la canh do đó làm cho toàn bộ hệ thống sẽ ngừnghoạt động
Nhận xét
Hệ thống bơm la canh tàu 1800Teu đơn giản mà lại hoạt động đáng tin cậy hệ có các chỉbáo cũng như bảo vệ giúp người vận hành khai thác và sửa chữa một cách dễ dàng
Hệ thống bơm la canh tàu 1800Teu cũng giống như hệ thống bơm la canh các tàu khác là
có lắp đặt thiết bị phân ly nước la canh vì trên các tàu thuỷ có dầu và sản phẩm lẫn dầutrong nước la canh nếu xả ra nước sẽ gây nguy hiểm cho sinh vật, làm ô nhiễm bờ biển
2.3.Hệ thống điều khiển bơm quạt phục vụ buồng máy
2.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống bơm quạt phục vụ buồng máy
a.Đặc điểm chung của thiết bi bơm quạt gió phục vụ buồng máy
Trên tàu thuỷ, truyền động điện thiết bị bơm quạt điện xếp vào nhóm máyphụ quan trọng Ta đã biết, truyền động điện các máy phụ trên tàu tiêu thụ tới90% tổng công suất của toàn trạm, trong đó nhóm máy phụ buồng máy chiếmtới 50% ở những tàu chuyên dụng (ví dụ như tàu chở dầu ) truyền động điệnthiết bị bơm quạt gió có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và công suất màchúng tiêu tốn cũng khá lớn
Truyền động điện thiết bị bơm quạt trên tàu thuỷ thực hiện các chức năng:
- Phục vụ cho hành trình của con tàu: Các loại bơm dầu đốt, dầu bôi trơn chomáy chính, máy nén khí, các loại bơm nước làm mát
- Đảm bảo an toàn khi chạy tàu: Các loại bơm chuyển dầu đốt, dầu nhờn, bơm
la canh, bơm balát, bơm cứu hoả
Trang 29- Đảm bảo sinh hoạt cho thuyền viên: Các quạt thông gió ở phòng ở, các nơisinh hoạt công cộng, các bơm nước sinh hoạt
- Phục vụ cho khai thác: Các loại bơm thuỷ lực của thiết bị làm hàng, bơmchuyển dầu ở các tàu chở dầu, các quạt gió thông gió hầm hàng
Các loại bơm, quạt có hai tham số cơ bản: lưu lượng và chiều cao cột áp
- Lưu lượng là lượng chất lỏng hoặc chất khí đi qua tiết diện của đường ống
ra trong một đơn vị thời gian Thường lấy đơn vị là m3/s; m3/ph; m3/h hay kg/s;tấn/giờ Trên tàu thuỷ thường sử dụng nhóm bơm, quạt có lưu lượng thay đổitrong phạm vi rộng từ một vài m3/giờ đến hàng nghìn m3/giờ Lưu lượng được
ký hiệu là Q.
- Chiều cao cột áp: Ký hiệu là H - là năng lượng để chuyển tải một đơn vị
trọng lượng chất lỏng hoặc chất khí qua bơm quạt H thường được đo bằng độ
cao cột chất lỏng hay chất khí được bơm Năng lượng này nhằm đảm bảo tốc
độ cần thiết cho chất lỏng hoặc khí được bơm và thắng được sức cản trênđường ống Đơn vị đo chiều cao cột áp là m hoặc milimét cột nước, tương ứng
là KG/cm2 hoặc KG/m2
ở 00C - một mét chiều cao cột nước = 0,1KG/cm2 = 0,1at
1mm chiều cao cột nước = 1KG/m2
ở 200C - 10,3m chiều cao cột nước = 1KG/cm2
Chiều cao cột áp của các loại quạt thường nằm trong phạm vi từ (50 ¸ 300) mm chiều cao cột áp, các loại bơm (5 ¸ 30) mm chiều cao cột áp
b Phân loại bơm quạt gió :
Để phân loại bơm, quạt chúng ta có thể dựa vào nhiều cơ sở:
- Theo nguyên lý công tác: Có bơm quạt ly tâm, hướng tâm, bơm biến lượng,bơm piston Trên tàu thuỷ hầu như có sử dụng đầy đủ các loại bơm quạt này(ví dụ: bơm lacanh - dùng bơm piston; các loại quạt - quạt ly tâm, bơm dầumáy lái - bơm biến lượng hình sao )
- Theo công dụng: Gồm các loại bơm phục vụ cho máy chính, các loại bơmquạt phục vụ cho các mục đích khác (đảm bảo an toàn, phục vụ cho sinh hoạtcủa thuyền viên )
- Theo áp lực công tác có thể phân thành ba loại:
Trang 30+ áp suất trung bình :trong khoảng (5 ¸ 50) KG/cm2
- Theo lưu lượng có thể phân thành:
Tàu thuỷ thường dùng nhóm bơm có lưu lượng trong khoảng (20 ¸ 60)
bơm chống thủng Loại này có thể có lưu lượng đến 10.000 m3/giờ ở các tàu
gió ở trên tàu thường có lưu lượng trong khoảng (100 ¸10.000) m3/giờ
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại bơm quạt theo loại dòng điện (mộtchiều hay xoay chiều), theo chiều lắp đặt (đặt đứng hay nằm ngang) Chúng ta
có thể tham khảo các bảng thống kê sau đây của các loại bơm, quạt thườngdùng trên tàu thuỷ ở đây ta có thể thấy được mục đích sử dụng lưu lượng vàchiều cao cột áp của các loại bơm và quạt này
2.3.2 Hệ thống điều khiển của bơm quạt gió phục vụ buồng máy tàu 1800Teu
Nhìn chung hệ thống phục vụ máy chính tàu container 1800Teu cũng giống như hầuhết các tàu thủy khác, nó bao gồm rất nhiều hệ thống điều khiển bơm và quạt khác nhau
và riêng biệt nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau đó là cùng làm một nhiệm vụ chungvới mục đích phục vụ cho sự hoạt động của máy chính.Chúng ta cần tìm hiểu một số hệthống sau:
- Hệ thống điều khiển bơm chuyển dầu cho máy chính tàu 1800Teu
- Hệ thống điều khiển quạt gió cho máy chính tàu 1800Teu
2.3.3 Hệ thống điều khiển bơm chuyển dầu cho máy chính tàu 1800Teu
a Phần tử trong sơ đồ:
* Sơ đồ bơm dầu nặng H.F.O (Bản vẽ số: HV02GSP) trang 24:
- Công tắc chọn có 3 vị trí: No.1 TK Auto - Manu - No.2 TK Auto
- 52: áptômát chính
Trang 31- SHT: cuộn ngắt
- A: đồng hồ ampe kế đo dòng điện
- T 440/220-20V, 100VA: biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển bơm dầu nặng
- 23, 27X: các rơle trung gian
- 43A: công tắc chọn vị trí H.F.O và M.D.O
- 88: công tắc tơ cấp nguồn cho quạt
* Sơ đồ bơm dầu nhẹ M.D.O (Bản vẽ số: HV02GSP) trang 25
- 89: áptômát chính
- A: đồng hồ ampe kế đo dòng điện
- T 440/220-20V, 100VA: biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển bơm dầu nhẹ
- F1, F2, F3, F4: các cầu chì
- WL: đèn báo nguồn
- GL: đèn báo bơm dầu nhẹ hoạt động
- 51: rơle nhiệt
-0 27X: rơle trung gian báo có nguồn GPM-4L cấp vào máy tính
- RHM: bộ đếm thời gian hoạt động của bơm
- 3-0: nút dừng
- 3-C: nút khởi động
Trang 32- 43A: công tắc chọn vị trí H.F.O và M.D.O
- 88: công tắc tơ cấp nguồn cho quạt
b Nguyên lí hoạt động:
* Cấp nguồn cho hệ thống:
Đóng áptômát 52 cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống, khi đó:
- Nguồn cấp cho mạch động lực của bơm có chờ sẵn
- Nguồn qua biến áp T cấp nguồn cho mạch điều khiển, đèn WL sáng lên báo đã cónguồn ở mạch điều khiển
- Nguồn qua biến áp T cấp nguồn cho mạch điều khiển, rơle trung gian 27X1 có điệnđóng tiếp điểm thường mở 27X1 lại cấp nguồn chờ sẵn cho mạch No.1 TK Auto và No.2
TK Auto của hệ thống
* Hệ thống điều khiển bơm chuyển dầu nặng H.F.O(Sheet No.24): có 2 chế độ điều khiển
là bằng tay và tự động:
Bật công tắc 43A sang chế độ H.F.O cấp nguồn cho mạch điều khiển H.F.O chờ sẵn:
- Chế độ điều khiển bằng tay:
+ Chọn công tắc chọn vị trí ở chế độ Manu khi đó tiếp điểm 1 nối với tiếp điểm 2, còntiếp điểm 3 với 4 và tiếp điểm 7 với 8 mở ra:
+ Để cho bơm hoạt động ta ấn nút khởi động 3C khi đó công tắc tơ chính 88 được cấpnguồn nó sẽ đóng tất cả các tiếp điểm thường mở đóng lại:
Tiếp điểm thường mở 88 ở mạch điều khiển đóng lại duy trì thay thế cho nút ấnkhởi động 3C
3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm dầu H.F.O đóng lại cấp nguồncho quạt làm bơm họat động
Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho đèn GL sáng báo hiệu bơm đanghoạt động
+ Khi bơm dầu đang chạy mà muốn dừng lại ta chỉ việc ấn nut 3-0 lúc này công tắc tơcấp nguồn cho bơm 88 mất nguồn làm cho tiếp điểm thường mở của nó lại mở ra:
Trang 333 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm mở ra ngắt nguồn cho bơmlàm bơm dừng họat động
Tiếp điểm thường mở 88 mở ra ngừng cấp nguồn cho đèn GL tắt báo bơm dừnghoạt động
- Chế độ điều khiển tự động:
+ Chọn công tắc chọn vị trí ở chế độ No.1 TK Auto (hay No.2 TK Auto), giả sử tachọn công tắc ở vị trí No.1 TK Auto khi đó tiếp điểm 7 với tiếp điểm 8, còn tiếp điểm 1với 2 mở ra
+ Khi mức dầu ở dưới mức cảm biến thấp thì tiếp điểm 33L của nó sẽ tự động đóng lạicấp nguồn cho rơle trung gian 23X có điện, khi đó nó đóng tiếp điểm thường mở 23X ởmạch H.F.O cấp nguồn cho công tắc tơ chính 88 có điện, nó sẽ đóng tất cả các tiếp điểmthường đóng lại:
3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm dầu H.F.O đóng lại cấp nguồncho bơm làm bơm họat động
Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho đèn GL sáng báo hiệu bơm đanghoạt động
+ Khi mức dầu ở trên mức cảm biến cao thì tiếp điểm 33H của nó sẽ tự động mở rangắt nguồn của rơle trung gian 23X mất điện, khi đó nó mở tiếp điểm thường mở 23X ởmạch H.F.O ngắt nguồn cho công tắc tơ chính 88 mất nguồn làm cho tiếp điểm thường
mở của nó lại mở ra:
3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm mở ra ngắt nguồn cho bơmlàm bơm dừng họat động
Tiếp điểm thường mở 88 mở ra ngừng cấp nguồn cho đèn GL tắt báo bơm đangdừng hoạt động
* Hệ thống điều khiển bơm chuyển dầu nhẹ M.D.O(Sheet No.25): có 2 chế độ điều khiển
là bằng tay và tự động:
Bật công tắc 43A sang chế độ M.D.O cấp nguồn cho mạch điều khiển M.D.O chờ sẵn:
- Chế độ điều khiển bằng tay:
+ Chọn công tắc chọn vị trí ở chế độ Manu khi đó tiếp điểm 5 nối với tiếp điểm 6, còntiếp điểm 3 với 4 và tiếp điểm 7 với 8 mở ra:
Trang 34+ Để cho bơm quạt hoạt động ta ấn nút khởi động 3C, khi đó bộ đếm thời gian hoạtđộng của bơm RHM có điên bắt đầu hoạt động đồng thời công tắc tơ cấp nguồn cho bơm
88 có điện, nó sẽ đóng tiếp điểm thường mở của nó lại:
Tiếp điểm thường mở 88 ở mạch điều khiển đóng lại duy trì thay thế cho nút ấnkhởi động 3C
3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm đóng lại cấp nguồn cho bơmdầu M.D.O làm bơm họat động
Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho đèn GL sáng báo hiệu bơm đanghoạt động
+ Khi quạt gió đang chạy mà muốn dừng lại ta chỉ việc ấn nút 3-0 lúc này bộ đếm thờigian hoạt động của bơm RHM mất điên ngừng hoạt động đồng thời công tắc tơ cấpnguồn cho quạt 88 mất nguồn làm cho tiếp điểm thường mở của nó lại mở ra:
3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm mở ra ngắt nguồn cho bơm dầuM.D.O làm bơm dừng họat động
Tiếp điểm thường mở 88 mở ra ngừng cấp nguồn cho đèn GL tắt báo bơm dừnghoạt động
- Chế độ điều khiển tự động:
+ Chọn công tắc chọn vị trí ở chế độ No.1 TK Auto (hay No.2 TK Auto), giả sử tachọn công tắc ở vị trí No.1 TK Auto khi đó tiếp điểm 7 nối tiếp điểm 8 còn tiếp điểm 5với 6 mở ra:
+ Khi mức dầu ở dưới mức cảm biến thấp thì tiếp điểm 33L của nó sẽ tự động đóng lạicấp nguồn cho rơle trung gian 23X có điện, khi đó nó đóng tiếp điểm thường mở 23X ởmạch M.D.O làm cho bộ đếm thời gian hoạt động của bơm RHM có điên bắt đầu hoạtđộng đồng thời cấp nguồn cho công tắc tơ chính 88 có điện, nó sẽ đóng tất cả các tiếpđiểm thường đóng lại:
3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm dầu M.D.O đóng lại cấp nguồncho quạt làm bơm họat động
Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho đèn GL sáng báo hiệu bơm đanghoạt động
+ Khi mức dầu ở trên mức cảm biến cao thì tiếp điểm 33H của nó sẽ tự động mở rangắt nguồn của rơle trung gian 23X mất điện, khi đó nó mở tiếp điểm thường mở 23X ởmạch H.F.O lúc này bộ đếm thời gian hoạt động của bơm RHM mất điên ngừng hoạt
Trang 35động đồng thời ngắt nguồn cho công tắc tơ chính 88 mất nguồn làm cho tiếp điểm thường
mở của nó lại mở ra:
3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của bơm mở ra ngắt nguồn cho bơmlàm bơm dừng họat động
Tiếp điểm thường mở 88 mở ra ngừng cấp nguồn cho đèn GL làm cho đèn tắt báobơm dừng hoạt động
c Các loại bảo vệ:
* Hệ thống điều khiển bơm chuyển dầu nặng H.F.O
- Bảo vệ ngắn mạch: khi có hiện tượng ngắn mạch xảy ra sẽ làm cho
+ Các cầu chì F1(3A), F2(3A), F3(3A), F4(1A) bị đứt ngắt nguồn cho toàn bộmạch điều khiển khi đó mất điện ở công tắc tơ 88 làm cho 3 tiếp điểm thường mở 88 ởmạch động lực của bơm dầu H.F.O mở ra ngắt nguồn cho bơm làm bơm dừng họat động.+ Hoặc ngắn mạch làm cho áptômát chính 52 nhảy ngắt nguồn cả mạch điều khiển
và mạch động lực làm bơm mất nguồn nên ngừng hoạt động
- Bảo vệ quá tải: khi có hiện tượng quá tải xảy ra sẽ làm cho rơle nhiệt 51 hoạt động sẽ
mở tiếp điểm thường đóng ra làm mất điện ở công tắc tơ 88 khi đó thì 3 tiếp điểm thường
mở 88 ở mạch động lực của bơm dầu H.F.O mở ra ngắt nguồn cho bơm làm bơm dừnghọat động
- Bảo vệ điện áp thấp: khi có hiện tượng điện áp thấp xảy ra điện áp này sẽ nhỏ hơn giátrị giữ của cuộn ngắt SHT khi đó cuộn ngắt SHT sẽ không còn có đủ lực giữ áptômát ở vịtrí đóng được nữa nó sẽ làm nhẩy áptômát ngắt nguồn cấp cho toàn bộ hệ thống điềukhiển và hệ thống động lực của quạt Do đó bơm dầu H.F.O sẽ bị dừng họat động
* Hệ thống điều khiển bơm chuyển dầu nhẹ M.D.O
- Bảo vệ ngắn mạch: khi có hiện tượng ngắn mạch xảy ra sẽ làm cho:
+ Các cầu chì F1(3A), F2(3A), F3(3A), F4(1A) bị đứt ngắt nguồn cho toàn bộmạch điều khiển khi đó công tắc tơ 88 bị ngắt nguồn nên làm cho 3 tiếp điểm thường mở
88 ở mạch động lực của bơm dầu M.D.O vẫn mở ra ngắt nguồn cho bơm làm bơm ngừnghoạt động
+ Hoặc ngắn mạch làm cho áptômát chính 52 nhảy ngắt nguồn cả mạch điều khiển
và mạch động lực làm bơm mất nguồn nên ngừng hoạt động
Trang 36- Bảo vệ quá tải: khi có hiện tượng quá tải xảy ra sẽ làm cho rơle nhiệt 51 hoạt động sẽ
mở tiếp điểm thường đóng ra làm mất điện ở công tắc tơ 88 khi đó thì 3 tiếp điểm thường
mở 88 ở mạch động lực của bơm dầu M.D.O mở ra ngắt nguồn cho bơm làm bơm dừnghọat động
2.3.4 Hệ thống điều khiển quạt thông gió buồng máy số 2 tàu 1800Teu
a Phần tử trong sơ đồ:
Hệ điều khiển quạt gió làm mát máy chính của tàu container 1800Teu được thể hiện qua
sơ đồ quạt thông gió số 2 (Bản vẽ số: HV02GSP) trang 27, nó gồm có:
- 52: áptômát chính
- SHT: cuộn ngắt
- A: đồng hồ ampe kế đo dòng điện
- T 440/220-20V, 100VA: biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển quạt
- F1, F2, F3, F4: các cầu chì
- WL: đèn báo nguồn
- GL: đèn báo quạt quay
- EOCR: rơle nhiệt
- 27X: rơle trung gian báo có nguồn GPM-4L cấp vào máy tính
- 3-0: nút dừng
- 3-C: nút khởi động
- RHM: bộ đếm thời gian hoạt động của quạt
- 88: công tắc tơ cấp nguồn cho quạt
b Nguyên lí hoạt động:
Đóng áptômát 52 cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống, khi đó:
- Nguồn cấp cho mạch động lực của quạt có chờ sẵn
Trang 37- Nguồn qua biến áp T cấp nguồn cho mạch điều khiển, đèn WL sáng lên báo đã cónguồn ở mạch điều khiển
Để cho quạt hoạt động, ta ấn nút khởi động 3C khi đó công tắc tơ cấp nguồn cho quạt 88
có điện, nó sẽ đóng tiếp điểm thường mở của nó lại:
- 3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của quạt đóng lại cấp nguồn cho quạt làmquạt họat động
- Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho đèn GL sáng báo hiệu quạt đanghoạt động
- Tiếp điểm thường mở 88 đóng lại cấp nguồn cho bộ đếm thời gian hoạt động củaquạt RHM hoạt động
Khi quạt gió đang chạy mà muốn dừng lại ta chỉ việc ấn nut 3-0 lúc này công tắc tơ cấpnguồn cho quạt 88 mất nguồn làm cho tiếp điểm thường mở của nó lại mở ra:
- 3 tiếp điểm thường mở 88 ở mạch động lực của quạt mở ra ngắt nguồn cho quạt làmquạt dừng họat động
- Tiếp điểm thường mở 88 mở ra ngừng cấp nguồn cho đèn GL tắt báo quạt đangdừng hoạt động
- Tiếp điểm thường mở 88 mở ra ngắt nguồn cho bộ đếm thời gian hoạt động của quạtRHM làm nó ngừng hoạt động
c Các loại bảo vệ:
- Bảo vệ ngắn mạch: khi có hiện tượng ngắn mạch xảy ra sẽ làm cho:
+ Các cầu chì F1(3A), F2(3A), F3(3A), F4(1A) bị đứt ngắt nguồn cho toàn bộ mạchđiều khiển khi đó mất điện ở công tắc tơ 88 nó sẽ trở về vị trí ban đầu làm cho 3 tiếpđiểm thường mở 88 ở mạch động lực của quạt mở ra ngắt nguồn của quạt làm quạt ngừnghọat động
+ Áptômát chính 52 nhảy ngắt nguồn cả mạch điều khiển và mạch động lực của quạtgió làm mát làm cho quạt ngừng hoạt động
- Bảo vệ quá tải: khi có hiện tượng quá tải xảy ra sẽ làm cho rơle nhiệt EOCR hoạt động
sẽ mở tiếp điểm thường đóng ra làm mất điện ở công tắc tơ 88 khi đó thì 3 tiếp điểmthường mở 88 ở mạch động lực của quạt mở ra ngắt nguồn cho quạt làm quạt dừng họatđộng
Trang 38- Bảo vệ điện áp thấp: khi có hiện tượng điện áp thấp xảy ra điện áp này sẽ nhỏ hơn giátrị giữ của cuộn ngắt SHT khi đó cuộn ngắt SHT se không còn có đủ lực giữ áptômát ở vịtrí đóng được nữa nó sẽ làm nhẩy áptômát ngắt nguồn cấp cho toàn bộ hệ thống điềukhiển và hệ thống động lực của quạt Do đó quạt sẽ bị dừng họat động
Nhận xét
Hệ điều khiển các hệ thống phục vụ buồng máy của tàu container 1800Teu hoạt độngtin cậy, dễ khai thác vận hành và sửa chữa bảo dưỡng Nó đảm bảo cho sự hoạt động tốtnhất của máy chính (cung cấp nhiên liệu cho sự vận hành cũng như làm mát động cơ)cũng như buồng máy (đảm bảo cho buồng máy luôn thông thoáng và khô ráo nên hạn chếđược tối đa khả năng gặp sự cố của các động cơ đang hoạt động trong buồng máy) giúpcho hoạt động của con tàu trong mọi chế độ hoạt động đựơc chính xác và an toàn hơnCác bơm quạt phục vụ máy chính hoạt động trơn chu và theo quy trình lập sẵn trongquá trình khởi động cũng như quá trình công tác của máy chính
2.4 Hệ thống truyền động điện neo và tời quấn dây tàu container 1800Teu
2.4.1 Giới thiệu chung về hệ thống neo:
a Đĩnh nghĩa:
Neo thuộc nhóm thiết bị điện quan trọng ở trên tàu, giữ an toàn cho con tàu, nó cóquan hệ trực tiếp đến quá trình vận hành khai thác của con tàu
Các chức năng của hệ thống neo:
- Giữ tàu ở vị trí cố định trong các vùng neo đậu
- Hỗ trợ tàu trong quá tình điều động
+ Dùng neo để hỗ trợ tàu khi quay trở trong luồng hẹp
+ Dùng neo để hỗ trợ tàu khi ra vào cảng hoặc dừng tàu khi tàu đang có trớn
- Dùng neo để tăng sức ì cho tàu, khi tàu buộc phải đi trong mưa bão
- Hệ thống dùng để thu thả cáp khi tàu ra vào cầu hoặc khi tàu được lai dắt
Với chức năng như vậy, neo được xếp vào nhóm máy phụ quan trọng trên tàu Sự hoạtđộng tin cậy của hệ thống có ý nghĩa lớn đối với an toàn của con tàu
b Các yêu cầu đối với hệ thống neo:
Tời neo là thiết bị rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho con tàu trong quá trình neo đậu tại các vùng thả neo, khi ra vào luồng lạch Trong quá trường hợp đặc biệt
có thể sử dụng cả hai neo hoặc dùng hết xích neo để giữ cố định cho con tàu Khi tàu
Trang 39hành trình trên biển do sự cố của máy chính, tàu có thể phải được thả trôi Khi đó neo phai được thả để hạn chế sự trôi dạt của tàu Do vậy hệ thống truyền động điện tời neo phải đáp ứng các yêu cầu sau
* Yêu cầu chung:
- Có thể sử dụng hệ thống trong mọi điều kiện thời tiết, mọi trạng thái mặt biển vớicác yêu cầu kỹ thuật đã cho trước
- Tránh các tác dụng của nước biển và các điều kiện môi trường xung quanh khác như
độ ẩm lớn, nồng độ muối cao và sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ giữa các vùng…
Thời gian thu neo không quá 30 phút (thu một neo ở độ sâu định mức)
* Yêu cầu về tốc độ:
- Tốc độ thu xích neo trung bình Vtb ≤ 10m/ phút
- Tốc độ đưa neo vào lỗ là V ≤7 m/ phút
- Tốc độ thu dây cáp ứng với tải định mức là 18 m/ phút
- Tốc độ thu thả cáp chung V ≥ 25 m/ phút
- Đảm bảo lực lực kéo neo cần thiết khi tốc độ động cơ bị giảm hoặc bị dừng dướiđiện 1 phút
- Cần có 1 phạm vi điều chỉnh tốc độ thu neo trung bình đền tốc độ đưa neo vào lỗ
* Yêu cầu về động cơ:
- Có thể khởi động động cơ với toàn bộ phụ tải của hệ thống: Mkđ= 2Mđm
- Momen khởi động lớn hơn 2 lần momen khởi động trên đĩa hình sao
- Động cơ có thể dừng dưới điện 30 giây sau khi đã công tác định mức
* Các yêu cầu khác:
- Có khả năng hạn chế được sự dao động của dòng điện khi tải thay đổi, không gây ra xung dòng điện tại thởi điểm bắt đầu đưa hệ thống vào làm việc
- Phải có khả năng giữ cố định được neo và xích neo khi hệ thống đột ngột mất điện
- Động cơ thực hiện phải được chế tạo dưới dạng kín nước, chống nổ
- Hệ thống điều khiển phải gọn gàng đơn giản dễ dàng và tin cậy trong vận hành
- Phải đảm bảo thu thả neo an toàn
- Thuận tiện trong lắp ráp, vận hành, thay thế sửa chữa
Trang 40thống neo bảo đảm cho hệ thống hoạt động chính xác, đúng tiêu chuẩn và quy trình, đáp ứng được yêu cầu và tính an toàn của con tàu.
Hệ thống tời neo tàu container 1800Teu được sử dụng các bơm trong nhiệm vụ tờineo của nó Sau đây chúng ta tìm hiểu về sơ đồ điều khiển bơm tời và neo:
2.4.2 Sơ đồ điều khiển bơm thủy lực của tời số 1 tàu container 1800Teu
* Mạch sấy:
- 43SH1, 43SH2: các công tắc chọn sấy
- SH: điện trở sấy
- 2TH: rơle thời gian
- 2Y: rơle trung gian
- OL1, OL2: các đèn báo mạch sấy đang hoạt động
- 2X: rơle cấp nguồn cho mạch chỉ thị sấy
- F6, F7, F8: các cầu chì bảo vệ mạch chỉ thị sấy
- T1 440/15V 600VA: biến áp cho mạch hiển thị sấy
* Mạch điều khiển:
- 89: áptômát chính cấp nguồn cho toàn mạch
- 51: rơle nhiệt
- F1, F3, F4, F5: các cầu chì cho mạch điều khiển
- 88: công tắc tơ cấp nguồn cho bơm
- T 440/5 /220V 200VA: biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển
- WL: đèn trắng báo có nguồn ở mạch điều khiển
- GL: đèn xanh báo bơm đang hoạt động
- 4X: rơle trung gian cấp nguồn cho công tắc tơ chính
- 3-0: nút dừng
- 3C: nút khởi động
* Mạch chỉ báo:
- 27X: rơle trung gian
- 63T1: rơle thời gian
- 63X1, 23X1: các rơle cấp nguồn cho đèn chỉ thị