Trong nhiều năm qua, việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cách đánh giá của giáo viên cũng làm cho cán bộ quản lý nhà trường tốn nhiều công sức nhưng hiệ
Trang 1
TRUONG DAI HOC VINH
VU NGOC HANG
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC
KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HOC TAP
CUA HOC SINH CAC TRUONG TRUNG HOC CO SO
TREN DIA BAN QUAN 6 TP HO CHi MINH
LUAN VAN THAC SI KHOA HOC GIAO DUC
NGHE AN - 2013
Trang 2TRUONG DAI HOC VINH
VU NGOC HANG
MOT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC
KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HQC TAP
CUA HOC SINH CAC TRUONG TRUNG HOC CO SO
TREN DIA BAN QUAN 6 TP HO CHi MINH
Chuyén nganh: Quan li giao duc
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS THÁI VĂN THÀNH
NGHE AN - 2013
Trang 3Voi tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời
cảm ơn tới:
Trường Đại học Lĩnh, khoa Sau Đại học, các giảng viên, các nhà sư
phạm đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Thái Văn
Thành, người thây đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn
Trong quả trình học lập và nghiên cứu, được sự tng hộ giúp đỡ, nhiệt
tình của Quý thây cô là lãnh đạo trường Đại học Sài gòn, lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 6, quý thây cô Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, thầy cô giáo và các em học sinh ở các trường trung học cơ sở thuộc
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 6 đã động viên, khích lệ, hỗ trợ, cung cấp
cho tôi tài liệu ,, thông tin bồ ích, thiết thực đề tôi có thê hoàn thành luận văn
này, tôi xin chân thành cảm ơn tắt cả
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô, quý đồng nghiệp và học sinh trường Trung học cơ sở Hoàng Lê Kha, bạn hitu va nhát là gia đình đã không ngừng động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian tham dự khóa học
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng chắc rằng sẽ không thê tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được lời phê bình, góp ý, sự chia sẻ của Hội đồng khoa học, của quý thây cô và các bạn
đồng nghiệp đề luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cam on
Tran trong
Nghệ An, tháng 9 năm 2013 Người thực hiện
Vit Ngoc Hang
Trang 4Trang
000001 1
1 Lí do chọn để tài àĂ S2 nhe 1
4 Giả thuyết khoa học 2 22 121221221211121121821021121 2 sg 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu - ¿c2 2 2221221122222 11S5 2xx s> 3
8 Cấu trúc luận văn cà ànnhnhhehehree 5
Chuong 1 CO SO LY LUAN CUA QUAN LY CONG TAC KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ -22 S221 22222212125 52226 6
12 MỌT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 22 2121 12222212221 121522 15
13 MOT SO VAN DE Li LUAN VE QUAN LÍ CÔNG TAC KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC
DANH GIA KET QUA HOC TAP O CAC TRUONG THCS
TREN DIA BAN QUAN 6, THANH PHO HO CHi MINI 37
KHAI QUAT TINH HINH KINH TE, CHINH TRI, XA HỘI .37 THUC TRANG CONG TAC KIEM TRA, DANH GIA KQHT
CUA HOC SINH CAC TRUONG THCS TREN DIA BAN QUẬN 6, TP HCM 5 22 S2S 121212152211 12111212121222 1E ng 39
Trang 5GIÁ KQHT CỦA HỌC SINH - 222212121 152151E251 E2 54 24 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÈ THỰC TRẠNG - 22222 64
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 - 1 2112112112211 1511211125181 tr Ha 71 Chương 3 MỘT SO GIAI PHAP QUAN LY CONG TAC KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH CAC TRUONG THCS TREN DIA BAN QUAN 6, TP HO CHI MINH .73 3.1 NHUNG CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 2 sz>2 73
3.2 MOT SO GIAI PHAP QUAN LÝ CONG TAC KIEM TRA,
ĐÁNH GIÁ KET QUA HOC TAP CUA HS CAC TRUONG THCS TREN DIA BAN QUAN 6.0 000000.c.cccccsesceeseceseeeseeeetetseetees 74 3.3 THAM DO SU CAN THIET VA TINH KHA THI CUA CAC GIẢI PHÁP 2 2 2212125 1155111211112121112221121112221 12222 rey 89 KET LUAN CHUONG 3.0.0.00.0ccccccccccccccsccceeeceseecetteeestetteseetitteeeenens 91
KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 2-2 2222 2252525 121515512252222 xe 93
1 KẾtluận 22 22222211212 122222 93
2 Kiến nghị 222202 nan Ha na Hà na 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2252222 12521552251 1222181521122 2 1xe 97
PHỤ LỤC
Trang 6Giáo dục Giáo dục - Đào tạo
Giáo viên
Hạnh kiểm Học Lực Học sinh Học sinh giỏi Kết quả học tập Phụ huynh học sinh Trung học cơ sở
Trung học phô thong
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 7tại quận 6 TPHCM -c c2 2225222222222 4I Hạnh kiểm của học sinh quận 6 qua các năm 2011 - 2013 42 Học lực của học sinh quận 6 qua các năm 2011 - 2013 42
Chất lượng đảo tạo học sinh giỏi THCS toàn quận 6 giai
đoạn 2011 - 2013 2-22 222212122121121221151 1211118 s2 44
Kết quả thi tuyển sinh 10 của quận 6 và của TPHCM
giai đoạn 2010 - 2013 c2 2 22222222211 22222 xxz 44 Thực trạng về các khó khăn, sai sót và tiêu cực trong
việc làm điểm, đánh giá kết quả học tập của HS 51
Sự cần thiết của các giai phap 00.00 00 cee cece eee 90
Tinh khả thị của các giai phap 00 0000 cece eee ee eee 91
Trang 8Vai trò của công tác đánh giá trong nhà trường 7
Quá trình đánh giá kết quả học tập - -5- c2 s2 s2 14
Khái niệm quản lý -. - 22222 2225223222 csxxxz 16 Mối quan hệ của các thành tố trong quá trình giáo dục 20
Vị trí trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân - - +22 S21 1211221211211 151 151121221121 011 121221281 x2 21 Ảnh hưởng của công tác đánh giá đối với kết quả
Trang 9Giáo dục Việt Nam trong thé ki XXI dang ngay cang phat trién
Chương trình, sách giáo khoa của giáo dục Việt Nam đã và đang được đối mới và tiến hành thực hiện đại trà nền giáo dục cũng đã và đang mang lại nhiều thành tựu nổi bật cho sự phát triển của đất nước, vì thế Đảng và nhà
nước ta vẫn luôn xác định Giáo dục là quốc sách hàng đâu Song song đó, kế
từ năm 1991, ngành giáo dục đã trải qua 3, 4 lần thay đôi cách đánh giá xếp
loại học lực của học sinh theo các quyết định 1778 / năm 1991, quyết định 04/
năm 2001 và quyết định 40/ năm 2006 cùng hàng loạt các văn bản hướng dẫn
bố sung, chỉnh lý quyết định 40 /2006 và mới đây nhất ngày 12/12/2011
thông tư 58/2011 ra đời dé thay thế các quyết định, hướng dẫn trước và hiện nay đang áp dụng Chính vì có quá nhiều thay đôi cách xếp loại như vậy nên nhìn chung giáo viên cũng phải vất vả tiếp cận để làm theo, điều này cũng
làm cho tâm lí giáo viên không thật sự thoải mái
Lâu nay, lao động của Giáo viên cho việc ra đề kiểm tra, chấm điểm, làm điểm, thống kê, báo điểm, xếp loại học lực - hạnh kiểm nói chung là kiếm tra, đánh giá KQHT cho học sinh mỗi khi tới đợt giữa kì hoặc kết thúc một học kì, kết thúc năm học là hết sức nặng nhọc, tốn nhiều thời gian nhưng lại
hay sai sót mức độ chính xác lại không cao do công việc này vẫn chủ yếu
được thực hiện thủ công, bằng kinh nghiệm của giáo viên Trong nhiều năm
qua, việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cách đánh giá của giáo viên cũng làm cho cán bộ quản lý nhà trường tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả lại không cao, cán bộ quản lý các trường cũng
đã thực hiện nhiều hình thức và nhiều biện pháp quản lý khác nhau đề có thể
hạn chế các hiện tượng tiêu cực như “cấy” - sửa điểm, nâng điểm, tính toán sal, xép loại sai trong khi nhà trường có cả ngàn học sinh, ma để kiểm tra
Trang 10kỳ HKI hoặc HKII)
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nói chung ở nước ta hiện nay còn ở trình độ khá sơ đẳng, phát triển manh mún tự phát và chủ yếu chi ứng dụng và phát triển ở các lĩnh vực khối kinh tế như tài chính, ngân hàng và hiện nay cũng đang dần được quan tâm phát triển thêm trong lĩnh vực quản lý nhà nước như thuế quan, hộ tịch, hành chánh Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường vẫn còn đang bị bỏ ngỏ và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp Hơn nữa, do thiếu sự đồng bộ cũng
như sự đầu tư cần thiết mà hiện nay công nghệ thông tin vẫn chưa thực sự là yếu
tố tạo động lực phát triển cho ngành giáo dục nước nhà
Hiệu quả của việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên cũng như công việc quản lý việc thực hiện công tác này của nhà quản lý trường học vẫn còn là đề tài mới và chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu về nó Hiện nay trên thị trường kinh doanh phần mềm tại Việt Nam đã
có một số công ty thực hiện sản xuất và kinh doanh một số phần mềm tin
học quản lý nhà trường, trong đó có chương trình quản lý điểm, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Tuy nhiên các chương trình này có một số hạn chế như phí bản quyền còn khá cao so với khả năng tài chính của các trường: tính tương tác và chia sẻ không có, chỉ có thể thực
hiện trên một máy tính cho một đĩa CD - ROM, vì vậy chỉ có thể thực hiện
được ở địa điểm trường mà không thê để giáo viên thực hiện tại nhà: khó
tiếp cận với giáo viên vì các phần mềm này đa số được thực hiện trên nền Foxpro, Access, Visual Basic trong khi đó trình độ công nghệ thông tin của giáo viên hiện nay chỉ có thể thực hiện trên các phần mềm thông dụng như Microsoft Word hay Excel
Trang 11SỐ GIẢI PHÁP QUẦN LÝ CÔNG TÁC KIÊM TRA ĐÁNH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN 6 - TPHCM”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS quận 6 TPHCM góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của Quận
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thê nghiên cứu
Van dé quan lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
ở các trường trung học cơ sở
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở tại Quận 6 - TPHCM
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các giải pháp quản lý đảm bảo tính khoa học, khả thi thi sẽ nâng cao được chất luợng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
các trường THCS Quận 6, TPHCM
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS trên địa bàn Quận 6 - TPHCM
5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh các trường THCS Quận ó6, TPHCM
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan như sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các trang web chuyên ngành, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ chuyên
Trang 12tài nghiên cứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu bao gồm các phương pháp: Điều tra bằng phiếu hỏi: quan sát: Tông kết kinh nghiệm giáo dục; phương pháp chuyên gia: nghiên cứu các sản phâm hoạt động
Cụ thể là: Phỏng vấn gián tiếp CBQL, GV, HS bằng phiếu hỏi: thảo luận, phỏng vấn trực tiếp các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, các giáo viên cốt cán Xin ý kiến các chuyên gia giáo dục: thu thập và phân tích kết quả các kỳ
7.2 Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS trên địa bàn quận 6 -
Thành Phố Hồ Chí Minh
7.3 Xây dựng một số giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS góp phân nâng cao hiệu quả quản
lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với cán bộ quản
ly các trường THCS trong giai đoạn hiện nay
7.4 Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý các trường THCS trong việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trang 13Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh các trường THCS
Chương 2 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh các trường THCS trên địa bàn quận 6 - Thành Phó
Hồ Chí Minh
Chương 3 Một số giải pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh các trường THCS trên địa bàn quận 6 - Thành Phố Hồ
Chí Minh
Trang 14pANH GIA KET QUA HOC TAP CỦA HỌC SINH THCS
1.1 LICH SU NGHIEN CUU VAN DE
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Để có cơ sở lí luận vững chắc cho công tác nghiên cứu, có thể sơ lược
một vài công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra đánh giá trong nhà trường cũng như công tác kiểm tra đánh giá học sinh như sau:
Trong nghiên cứu về vai trò và vị trí của công tác đánh giá trong trường hoc véi nhan dé “Evaluation of schools providing Compulsory Education in Europe” nhóm tác giả của viện nghiên cứu giáo dục châu Âu đã khẳng định công tác đánh giá là chìa khóa để khăng định tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả của viện nghiên cứu giáo dục châu Âu cũng khẳng định việc đánh giá trong giáo dục rất có ý nghĩa đối với giáo viên và học sinh, cho cả hệ thống giáo dục nói chung, cho công tác quản lý nội bộ lẫn công tác đối ngoại bên ngoài Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ rõ ai sẽ là người tham gia vào công tác đánh giá, các hình
thức đánh giá trong trường học, mục tiêu, tiêu chuẩn và các thủ tục để thực
hiện công tác đánh giá [Š]
Ta thấy rằng công tác đánh giá có vị trí rất quan trọng trong nhà trường, nó giúp đánh giá công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường, đánh giá
giáo viên, đánh giá học sinh và đánh giá tông thể về nhà trường Qua đó,
những thông tin đánh giá được phản hồi ngược về cho các đối tượng cụ thể
để qua đó nhằm kiểm chứng thông tin đã thu thập được với mong muốn tìm
ra cách thức quản lý, cách thức giảng dạy hoặc cách thức học tập sao cho hiệu quả hơn
Trang 15
Hiệu trưởng |“
Sơ đồ 1.1 Vai trò của công tác đánh giá trong nhà trường
Trong bài nghiên cứu của mình với tựa đề Công tác đánh giá và tự đánh giá trong nhà trường, giảo sư Peter Rudd và giáo sư Deborah trường đại học Cardiff đã khẳng định về vai trò của công tác đánh giá như sau: “công fác đánh giá trong trường học là cân thiết đề giúp phát triển cơ chế giảm sát và cái thiện chát lượng giảng dạy và học tập; công tác đánh giá đòi hỏi phải có
một số chuẩn bị thật chu đáo và cẩn thận; mục đích của công tác đánh giá là
tự nâng cao tiêu chuẩn đề hỗ trợ giáo viên và học sinh phat triển ” [20]
Do đề tài có liên quan đến việc thực nghiệm ứng dụng công nghệ
thông tin, vì vậy xin được lược khảo thêm một số để tài nghiên cứu có liên
quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục hiện nay trên thế giới
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các ngành nói chung
và đặc biệt là trong quản lý giáo dục đã được quan tâm và ứng dụng từ rất lâu, tác dụng và tầm ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả quản lý nhà
Trang 16ICT in schools đã nêu lên những nhận định của mình về tẦm quan trọng của
công nghệ thông tin trong giáo dục như sau: công nghệ thông tin giúp đơn giản hóa và giảm bới khối lượng công việc, những phép toán phức tạp và lồn
thời gian sẽ chỉ cân thực hiện bằng một nút nhắn trên máy vì tính, mà trước
đây công việc này phải mất vài ngày mới hoàn tất, công nghệ thông tin là một công cụ không thê thiếu trong công tác hành chánh Nó mang lại sự trợ giúp
to lớn; công nghệ thông tin giúp lưu giữ hô sơ cán bộ giáo viên và học sinh; công nghệ thông tin giúp vận hành nhà trường như lên kế hoạch, sắp xếp
nhân sự, tổ chức nội bộ, công tác quan ly, quản lý tài chánh, giảm sát học
sinh, quan ly lop hoc [3, 6 - 8]
Peter Van Gils da khang dinh tam quan trong cua viéc tmg dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học như là chìa khóa thành công cho nha quản lý Ông cũng đã chỉ rõ những tính năng ưu việt mà công nghệ thông tin đem lại cho công tác quản lý nhà trường để từ đó hướng tới sự thành công
Trước những luận điểm trên của Peter Van Gils, bản thân tôi đã nhận thức
được tầm quan trọng và tính đúng đắn khi xây dựng để tài này, công nghệ thông tin không chỉ giúp ích cho việc giảng dạy của thầy và việc học tập của trò mà nó còn giúp các nhà quản lý trường học nâng cao năng lực quản lý nhà
trường, giúp lãnh đạo nhà trường kiểm soát được các thông số, nhân lực về
đơn vị mình đang phụ trách
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Trong công tác kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, Giáo sư Trần Bá Hoành đã khẳng định kiểm tra đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Ông cũng nhận định rằng đánh giá không đơn thuân chỉ là ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất
Trang 17Đức, Đại học quốc gia Hà Nội lại đề cập đến khía cạnh thực trạng công tác
đánh giá trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay, ông cho rằng các hình thức kiểm tra đánh giá thiên về ghi nhớ, nhắc lại những nội dung giảng
dạy hiện nay tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế như không phát huy khả năng sáng tạo của người học, không tận dụng được khả năng linh hoạt, sáng
tạo của người học [10] Hay như TS Nguyễn Kim Dung, Viện nghiên cứu
giáo dục trường Đại học sư phạm TPHCM lại có cách nhìn khác về công tác
đánh giá hiện nay ở Việt Nam Trong nghiên cứu của mình, bà cho rằng đánh giá giáo dục hiện nay ở Việt Nam chỉ thiên về đo lường mà không thiên về khuyến khích phát triển người học, việc quản lý và cho đánh giá hiện nay tại
Việt Nam chủ yếu chỉ thực hiện theo chương trình sao cho đúng và đủ chứ
chưa quan tâm đến lợi ích thiết thực của người học Như vậy, công tác đánh giá trong nhà trường là rất quan trọng và rất có ý nghĩa cho sự phát triển của
nhà trường nhưng tại Việt Nam hiện nay, công tác đánh giá vẫn chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mức, chưa tạo ra động lực đề phát triển nhà
trường, chưa trở thành thước đo để đo lường nhằm mục tiêu thúc đẩy nhà
trường phát triển [7, 3]
Đánh giá trong giáo dục có nhiều dạng, tương ứng với những đối tượng
và mục đích đánh giá khác nhau có các dạng đánh giá khác nhau, như: đánh giá hệ thống giáo dục, đánh giá một bậc học, đánh giá cơ sở giáo dục, đánh
giá giáo viên, đánh giá học sinh, đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng, đánh giá Igiờ dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh Học
sinh là đối tượng, là sản phẩm giáo dục, đồng thời là chủ thể của quá trình
giáo dục, do đó việc đánh giá kết quả học tập của học sinh giữ vị trí đặc biệt
trong đánh giá giáo dục
Trang 18- Kiểm tra: Theo Từ điển giáo dục học: “Kiểm tra là bộ phận hợp
thành của quá trình hoạt động dạy - học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó đề tìm những biện pháp khắc phục những lỗ hồng, đồng thời củng có
và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động day - hoc” [14, tr.224]
— Mối quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá:
+ Kiểm tra trong đạy học là rà soát đề tìm kiếm thông tin phản hồi xem
học sinh biết gì, biết đến mức độ nào hoặc làm được gì theo mục tiêu học tập
Đánh giá là đưa ra nhận định tông hợp về các dữ kiện đo lường được qua các
hình thức kiểm tra trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn - mục tiêu Như vậy, kiểm tra và đánh giá là hai công đoạn liên hệ mật thiết với nhau,
không tách rời được Kiểm tra là công cụ là phương tiện và hình thức chủ yếu, quan trọng nhất của đánh giá Thông qua việc sử dụng bộ công cụ đo
được xây dựng trên những mục tiêu và tiêu chí xác định, kiểm tra có vai trò
cung cấp thông tin làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá Nếu coi đánh giá là
mục đích của một hoạt động thì kiểm tra là phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích, nói cách khác, nếu đánh giá dựa trên các mục tiêu được xác
định thì kiểm tra căn cứ trên các tiêu chí tương ứng với các mục tiêu, nếu đánh giá nhằm hướng tới một quyết định liên quan tới mục tiêu thì kiểm tra nhằm so sánh sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đã được định ra Vì kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá nên có loại hình đánh giá nào thì cũng có loại hình kiểm tra đó
+ Theo Hoàng Đức Nhuận “Kiểm tra, đánh giả là một bộ phận hợp
thành không thê thiếu của quá trình giáo dục Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối
cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục”[19, tr 13] Trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, có thể mô tả vị trí của đánh giá với các khâu khác bằng một
Trang 19chu trình như sau: Kiểm tra — Đánh giá > Tim ra nguyén nhan > Quyét
định — Thực hiện — Kiểm tra — Như vậy, kiểm tra là khâu mở đầu của
đánh giá, đánh giá là bước tiếp theo của kiểm tra, gắn liền với kiểm tra Sau khi đánh giá xong, kết quả đó là cơ sở để xác định nguyên nhân quyết định
biện pháp, tổ chức thực hiện Cứ tiếp tục như vậy, một chu trình mới như thế
lại bắt đầu Do đó, kiểm tra phải luôn gắn liền với đánh giá vì kiểm tra mà
không đánh giả sẽ không mang lại hiệu quả ngược lại đánh giá mà không dựa trên những số liệu của kiểm tra thì rất đễ mang tính ngẫu nhiên chủ quan, do
đó dễ dẫn tới những hậu quả không tốt về tâm lý, giáo dục
+ Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được
thực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra và thi một cách có hệ
thống, theo những quy định chặt chẽ Vì thế, kiểm tra và đánh giá là hai việc
thường đi liền với nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều hướng tới mục đích đánh giá
Còn về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này thì trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng trong thời đại phát triển nhanh của công nghệ thông tin, việc ứng dụng những thành tựu mà công nghệ thông tin đem lại như là một trong những xu thế tất yếu không chỉ
cho doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế mà còn đối với cả những cơ quan hành chánh sự nghiệp Ông Trần Thọ Đạt, viện trưởng viện đào tạo sau đại học trường đại học Kinh tế quốc dân, trong đề án quản lý đào
tạo bằng phần mềm đã chỉ ra rằng: “phương thức làm việc truyền thống đã
bộc lộ rất nhiều bắt cập như cơ sở dữ liệu thông tin về sinh viên nằm rải rác ở
các phòng, các khoa khác nhan không tập trung, nhiều công đoạn quản lý trùng lặp, không hỗ trợ tra ctu Vi du, voi yêu cầu đơn giản là xin xác nhận bảng điểm, cán bộ quản lý phải mất rất nhiễu thời gian cho việc tra cứu, từn kiếm thông tin ” [2]
Trang 20Kết quả học tập: Học tập là quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng dưới sự dạy bảo, hướng dẫn của giáo viên Học tập luôn đi đôi và gắn
liền với hoạt động giảng dạy của giáo viên và hợp thành hoạt động dạy - học
trong lĩnh vực sư phạm Trong nhà trường, mọi hoạt động học tập tất yêu dẫn đến kết quả học tập
Liên quan đến kết quả học tập có nhiều khái niệm khác nhau: kết quả
học tập, thành tích học tập, chất lượng học tập, hiệu quả học tập Tuy nhiên,
với những cách gọi này, kết quả học tập lại được xem xét trên những phương
diện khác nhau Cu thé 1a:
~ Khi nói kết quả học tập, có nghĩa là nói về thành tích học tập của học
sinh nhưng ở hiện trạng những gì đạt được trong mối quan hệ với mục tiêu đã
xác định
— Khi nói thành tích học tập lại thiên về mức độ đạt được những mục tiêu của học sinh này với các học sinh cùng học khác sau một quá trình tham gia học tập so với những yêu cầu của mục tiêu môn học
~— Khi nói đến chất lượng học tập lại thiên về đánh giá cả định tính và
định lượng những gì đạt được của học sinh trong quả trình hoàn thiện và phát
triển về trí tuệ, nhân cách, thể chất so với những mục tiêu môn học đã đặt ra
~ Khi nói hiệu quả học tập lại thiên về đánh giá kết quả đạt được những
mục tiêu môn học trên cơ sở những đầu tư về nhân lực, vật lực, thời gian và công sức bỏ ra sau một giai đoạn học tập
Theo James Madison University (2003) “Kết quả học tập là bằng chứng
sự thành công của học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục” và “Kết quả học tập được thể hiện cụ thê ở các chỉ số học tập” [18, tr.115] Từ đó có thể hiểu, kết quả học tập của học sinh là mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ so với những yêu cầu, mục tiêu dạy học - giáo dục
Trang 21Đánh giá KQHT: Theo Từ điển Giáo dục học, thuật ngữ đánh giá
KQHT được định nghĩa: “Xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo của học sinh so với yêu cầu các chương trình đê ra Nội dung đánh giá
là những kết quả học tập hằng ngày, cũng như những kết quả phản ánh trong những kỳ kiểm tra định kỳ và kiêm tra tông kết các mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của từng môn học Yêu cầu đánh giá là chủ trọng xem xét mức
độ thông hiểu và bền vững của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo so với chuẩn của chương trình Kết quả của việc đánh giá được thê hiện chủ yếu bằng số điểm cho theo thang điểm quy định của Bộ GD-ĐT hiện nay là 10 điểm ngoài ra
có thê được thê hiện bằng lời nhận xét của giáo viên” [14, tr73-74] Theo
Hoàng Đức Nhuận, đánh giá KQHT “/à quá trình thu thập và xử lý thông tin
về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập, về tác động và nguyên
nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh đề họ học tập ngày một tiễn
bộ hơn” [19, Tr 13]
Từ đó có thể hiện, đánh giá KQHT là thuật ngữ chỉ quá trình hình
thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phâm chất của học sinh, hoặc đưa ra những quyết định về việc đạy học dựa
trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá
trình kiểm tra Là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế
đạt được của học sinh để tìm hiểu và chuẩn đoán trước và trong quá trình dạy học hoặc sau một quá trình học tập với kết quả mong đợi đã xác định
trong mục tiêu dạy học Vì vậy, đánh giá KQHT của học sinh là đánh giá
mức độ người học sinh đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối chiếu với
các mục tiêu dạy học - giáo dục
Về thực chất, đánh giá kết quả học tập của học sinhlà hoạt động đánh
giá chất lượng học tập sau những tác động có chủ đích, có quá trình của hoạt
động dạy học tới học sinh Do tính ồn định của chất lượng học tập - sản phẩm
Trang 22đang trong quá trình hoàn thiện, nên muốn đánh giá chính xác kết quả học tập cua hoc sinh, người giáo viên phải đánh giá theo qua trình và phải dựa trên các tiêu chí đánh giá được xây dựng từ chuẩn
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá loại sản phẩm giáo dục quan trọng nhất, phản ánh tập trung nhất chất lượng giáo dục Việc đánh
giá học sinh là trách nhiệm và là nhiệm vụ chính của giáo viên Đánh giá học
sinh trong quá trình giáo dục chính là đánh giá kết quả học tập, chủ yếu diễn
ra trong quá trình dạy học Người ta cho rằng khó khăn nhất hiện nay khi
đánh giá chất lượng giáo dục là đánh giá kết quả học tập của người học
Người ta cũng ước tính rằng các hoạt động liên quan đến đánh giá chiếm khoảng một phần ba lượng thời gian lao động của một giáo viên và họ liên tục
sử dụng đánh giá đề định hướng cho việc ra các quyết định của mình
* Quá trình đánh giá kết quả học tập:
Quá trình đánh giá KQHT gồm 4 khâu:
Sơ đồ 1.2 Quá trình đánh giá kết quả học tập
(1) Lượng hóa (Do lường): chỉ việc ghi nhận và mô tả kết quả làm
bài kiểm tra của mỗi học sinh bằng một số đo, dựa theo quy tác đã định
Đo lường kết quả học tập của học sinh là phương pháp tìm hiểu và xác
định mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có được sau một
quá trình học tập (không bao hàm việc mô tả về chất lượng) Trong dạy
học, lượng hóa được thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập được từ trắc
nghiệm hoặc đo lường đề cho điểm, xếp loại (hoặc xếp hạng) người học (2) Lượng giá: là đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức, kỹ năng của người học bằng cách dựa vào các số đã có Có hai hướng lượng giá:
Trang 23— Lượng giá theo chuẩn: Đây là sự so sánh tương đối kết quả đo
lường được với chuẩn chung của một tập hợp học sinh
— Luong gia theo tiêu chí: Đây là sự đối chiếu kết quả đo lường được với những tiêu chí đã đề ra
(3) Đánh giá: là việc nhận định sự xứng đáng của một đối tượng
(chương trình, nhà trường, người học ) so với những tiêu chuẩn, yêu
cầu hoặc mục tiêu định trước Đánh giá có thể là định lượng (dựa vào
các con sô) hặc định tính (dựa vào các ý kiến và giá trị)
(4) Những thông tin thu thập được từ việc đánh giá sẽ làm căn cứ cho việc ra quyết định, đó là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá 1.2 MOT SO KHAI NIEM CO BẢN
1 2.1 Khai niém quan ly
Khái niệm quản lý là một khái niệm tổng quát, nó được dùng trên rất
nhiều lĩnh vực xã hội, khoa học, sản xuất Tùy theo cách tiếp cận mà có
những khái niệm phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể Khái niệm quản lý được một số tác giả nước ngoài định nghĩa như sau:
Mary Parker Follet, chuyên gia nghiên cứu quản lý và xã hội của Mi, ba nhận định về quản lý như sau: “quản lý là hoạt động của một nhóm người cùng hướng về một mục đích”[L8 35] Follet cũng chỉ ra nhiều dạng quản lý khác nhau như quản lý trong kinh doanh (in business), quan ly trong y hoc (in medicine), quan ly trong thé thao (in sports), quan ly trong nghé thuat (in art), quan lý trong may tinh (in computing) [16, 35]
Tác giả Marina Pinto, một nhà nghiên cứu xã hội học thi cho rằng:
“Quản lý là một hoạt động thiết vếu nảy sinh khi có một nỗ lực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung ” [18, 35]
Gần giống với quan điềm của tac gid Marina Pinto, Harold Koontz, mét
chuyên gia thương mại Mĩ lại nhận định: “Quản lý là một hoạt động thiết yéu,
Trang 24no dam bao phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của
nhớm.”[L2 36]
Trong khi đó, một số tác giả Việt Nam lại có những nhận định như sau:
Trong quyền “Lý thuyết quản lý”, Đỗ Hoàng Toàn định nghĩa: “Quản
lý là sự tác động có tô chức, có định hướng của chủ thê quản lÿ đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiêm năng, các cơ hội của hệ
thống dé dat được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường ”[25 50]
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Quản hy là một quá
trình tác động có định hướng, có tồ chức, lựa chọn trong số tác động có thể
có, dựa trên các thông tin về tinh trạng của đói tượng và môi Irường, nhằm giữ cho sự vận hành của đói tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới
mục đích nhất định ” [4 3]
Nguyễn Minh Đạo lại định nghĩa như sau: “Quản ý là sự tác động liên tục có lỗ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thê về các mặt
chính trị, văn hóa, xã hội, kinh lế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm lạo ra môi trường và điều kiện cho sự phái triển của đối tượng ” [9 9]
Sơ đồ 1.3 Khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý, tùy theo cách tiếp cận của mỗi tác giả mà có nhiều
cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên ta có thể rút ra một số vấn đề cốt lõi của
Trang 25quản lý như sau: chủ thể quản lý là con người hoặc tổ chức do con người lập
nên: khách thé quản lý là con người, sự vật hoặc sự việc
Giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ tác động qua lại, tương hỗ nhau, chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động quản lý, còn
khách thê quản lý thi lam nay sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử
dụng trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thỏa mãn mục đích của chủ thể quản lý Trong quản lý, chủ thể quản lý phải có tác động phù hợp và sắp xếp hợp lí các tác động đó nhằm đạt mục tiêu quản lý Do đó, quản lý phải kết hợp chặt chẽ giữa tri thức và lao động Xét dưới góc độ điều khiển học hành động thì quản lý chính là quá trình điều khiển sắp xếp tác động làm cho đối tượng quan ly thay đổi trạng thái
Muốn phát huy tiềm năng của đối tượng quản lý thì phải có cơ chế quản lý đúng Cơ chế quản lý là phương thức mà nhờ nó hoạt động quản lý được diễn ra, quan hệ tương tác giữa chú thê và khách thể quản lý được vận
hành và phát trién Để thực hiện các quá trình quản lý phải có các điều kiện,
phương tiện quản lý Điều kiện, phương tiện quản lý không chỉ là máy móc kĩ thuật mà còn là nhân cách của nhà quản lý Hiệu quả quản lý là sản phẩm kép, nghĩa là trong quá trình quản lý, đối tượng quản lý phát triển và phẩm chất năng lực của nhà quản lý cũng phát trin
Xét dưới góc độ hoạt động, quản lý có 4 chức năng cơ bản như sau:
~ Chức năng lập kế hoạch: việc dự kiến các bước đi hợp lý và các điều
kiện cụ thể cùng việc giải quyết các tình huống, các vấn đề xảy ra
- Chức năng tổ chức: sự liên kết các bộ phận để tạo ra sức mạnh tổng hợp của bộ máy, trong đó đặc biệt là liên kết con người
— Chức năng điều hành, thúc đầy: sự chỉ huy, dẫn dắt, tác động làm cho
bộ máy hoạt động, trong quá trình hoạt động có điều chỉnh và thúc đây
~ Chức năng kiểm tra: nắm tình hình hoạt động của bộ máy để từ đó
điều chỉnh hoạt động của bộ máy để đạt đến mục tiêu
Trang 26Nhìn chung, quan lý là hoạt động có chủ đích của con người, quản lý không nằm ngoài mục tiêu là giúp vận hành hệ thống được tốt hơn Đề phục
vụ cho công tác quản lý thì có các chức năng quản lý, các chức năng này giúp cho nhà quản lý thực hiện đầy đủ chức năng quản lý của mình Theo bản thân người viết, quản lý là hoạt động mà trong đó nhà quản lý vận dụng các chức năng quản lý nhằm giúp đối tượng quân lý thực hiện đầy đủ và đúng đắn mục tiêu quản lý đã đề ra
1.2.2 Khái niệm Quản lý giáo dục
Cũng như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng được định nghĩa dưới nhiều cách thức khác nhau tùy theo cách tiếp cận của người
đưa ra khái niệm, có thể liệt kê một số khái niệm như sau:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thê quản lý nhằm huy động, tô chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát
một cách có hiệu quả các nguồn luc giao duc phục vụ cho mục tiêu phát triển
giáo dục, đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế xã hội ” [15, 36]
Nguyễn Ngọc Quang trong Những khái niệm cơ bản về lí luận giáo đục
có định nghĩa như sau: “quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống
vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo đục của Đảng, thực hiện được các tỉnh chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa liệt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thé hé trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,
tiễn lên trạng thái mới về chát.” [23, 25]
Theo TS Hồ Văn Liên: “cững như quản lý xã hội nói chưng, quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm đeo đuổi những mục dich của mình ” [ L6, 9]
Như vậy, có thể khẳng định rằng bản chất của quản lý giáo dục là quá
trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý và các
Trang 27thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện có hiệu
quả mục tiêu giáo dục
Một số tác giả khác lại cho rằng: “Quản hy giáo đục là tác động có ý thức, có mục đích của chủ thê quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống, nhằm mục đích bảo đảm giáo đục cộng sản chủ nghĩa cho
thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển hài hòa và toàn điện của họ, trên cơ sở nhận
thức đứng và sử dụng các quy luật chung vốn có của chủ nghĩa xã hội, cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên ” [22 9] Ngoài ra, quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý, nó cũng có các chức năng riêng của mình, có thể kể ra một số chức năng của quản lý giáo dục như sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: soạn thảo, thông qua và xây dựng được hệ
thống những chủ trương, những quyết định quản lý giáo dục
- Chức năng tổ chức, chi dao giáo dục: thực hiện các quyết định quản
lý bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lý, tạo nên mạng
lưới quan hệ tổ chức, tuyển lựa, sắp xếp, bồi dưỡng cán bộ làm cho mục tiêu trở nên có ý nghĩa, tăng tính hiệu quả về mặt tổ chức Chỉ dẫn, động viên, điều hành và phối hợp các lực lượng giáo dục (cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh ) theo sự phân công và kế hoạch đã định nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục mong muốn
- Chức năng kiểm tra, đánh giá: chức năng này có liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá các hoạt động của hệ thống giáo dục Chức năng
kiểm tra, đánh giá, thực hiện việc xem xét tình hình thực hiện công việc, đối
chiếu với yêu cầu đã đề ra để có sự đánh giá đúng đắn những nhiệm vụ giáo
dục đã đề ra
Nếu như quản lý theo nghĩa chung nhất được hiểu rộng cho các chuyên ngành khác nhau thì quản lý giáo dục, với chức năng của mình lại mang bản
Trang 28chất sư phạm Nhà quản lý giáo dục không thực hiện các chức năng quản lý vào mục tiêu tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần mà quản lý giáo dục vận dụng các chức năng quản lý đặc thù của chuyên ngành đê thực hiện các
đường lối, chính sách của chế độ, cao hơn nữa là thực hiện thành công mục
tiêu giáo dục con người hướng tới các điều chân - thiện - mĩ
1.2.3 Khái niệm quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là quá trình nắm vững các văn bản pháp quy, nắm
vững thực trạng nhà trường về cán bộ giáo viên và các điều kiện vật chất: nắm được các thông tin về môi trường, từ đó lựa chọn, sắp Xếp, hướng dẫn thực
hiện các quyết định quản lý theo một phương án tối ưu, nhằm làm cho các đối
tượng quản lý vận động hướng tới việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ
Sơ đồ 1.4 Mối quan hệ của các thành tố trong quá trình giáo dục
Trong “Mội số vấn dé giáo đục và khoa học giáo dục”, Phạm Minh
Hạc viết: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lỗi giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
Trang 29nguyên lí giáo duc để tiến tới mục tiêu giáo đục, mục tiêu đào tạo đối với các
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh "[11 tr 22]
Việc quản lý nhà trường bao gồm các quan hệ giữa nhà trường và xã hội Quản lý nhà trường bao gồm các nhiệm vụ như: quản lý quá trình sư phạm là quản lý các quá trình giáo dục: quản lý cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực trong nhà trường
Nhà trường là một hệ thống xã hội có 3 thành tố chính là con người, vật
chất và tinh thần Sự liên kết giữa 3 thành tố này diễn ra trong không gian và thời gian tạo thành các quá trình xã hội Trong nhà trường, quá trình đó là quá trình giáo dục
Trường trung học cơ sở trước đây gọi là trường cấp II, sau được ghép với cấp I gọi là trường phô thông cơ sở, từ những năm 90, trường tiêu học
được tách ra khỏi trường trung học cơ sở đề hình thành một cấp học riêng
trong hệ thống giáo dục quốc dân Sơ đỗ 1.5 sẽ cho ta thấy rõ vị trí và vai trò của trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam:
Sơ đồ 1.5 Vị trí trường trung học cơ sở trong hệ thống
giáo dục quốc dân
Trang 30Tw so dé 1.5 ta thấy giáo dục trung học cơ sở là bộ phận của giáo dục phố thông tiếp nối ngay sau giáo dục tiêu học và là bước chuyên tiếp đi lên giáo dục trung học hoặc giáo dục nghề nghiệp Như vậy, giáo dục trung học
cơ sở được xem như là “nấc thang” chuyển tiếp người học tiến lên những bậc học cao hơn hoặc hướng nghiệp cho học sinh và là bước chuyền tiếp không
thể thiếu nếu người học muốn tiếp tục theo học cao hơn để lĩnh hội tri thức
cũng như kĩ năng nghề nghiệp
Luật giáo dục 2009 quy định:
* Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở
Giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học, có
trình độ học vấn phô thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và
hướng nghiệp đề tiếp tục học trung học phố thông, trung học chuyên nghiệp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động sinh hoạt sau này
* Nội dung của giáo dục trung học cơ sở
Củng cố phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có được những hiểu biết phố thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học,
ngoại ngữ, có những hiểu biết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp
* Nhiệm vụ của giáo dục trung học cơ sở
Điều 16 điều lệ trường trung học ban hành năm 2000 như sau: “Cứn bô
quan ]ý giữ vai trò quan trong trong việc tô chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục lì vậy, Cán bộ quản lý phải không ngừng học lập, nâng cao
phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá
Trang 31Anh, danh gia (evaluation) dugc hiéu Ja hé thong xac dinh nhiing uu diém,
giá trị và tầm quan trọng của một ai đó bằng cách sử dụng các tiêu chỉ với một bộ các tiêu chuẩn [L] Theo từ dién tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng
1997, đánh giá được hiểu là nhận định một giá trị
Theo Trần Bá Hoành thì đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phản đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông
tin thu được Đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đê ra nhằm đề xuất
những quyết định thích hop dé cải thiện thực trạng, điêu chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.[ 13]
Các nhận định trên đã cho ta hình dung được khái niệm về đánh giá
và tầm quan trọng của công tác đánh giá Đánh giá không đơn giản chỉ là xác định những thông tin của đối tượng mà dựa trên những thông tin thu
thập đó, thông qua đối chiếu với các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đã được xác lập
nhằm để xuất những quyết định, những quyết sách nhằm cải thiện thực trạng của đối tượng
1.212 Đánh giá trong giáo dục
* Khái niệm đánh giá trong giáo dục
Cũng như các ngành nghề khác, đánh giá trong giáo dục cũng có vị trí
va vai trò riêng của nó Theo Ths Vũ Trọng Nghị: “rong quá trình dạy học
nói riêng hay giáo đục va dao tao noi chung, kiểm tra đánh giá là một trong
những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thê thống nhất trong quy trình đào tạo Liệc kiểm tra đánh giá không đơn thuần chỉ chủ trọng vào kết
quả học tập của học sinh, mà còn có vai trò to lớn trong việc thúc đây động
cơ, thái độ tích cực của người học, hoàn thiện quả trình dạy học, kiểm định
chất lượng, hiệu quả dạy học và trình độ nghề nghiệp của người ấy ” [L7] Theo hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả học tập học sinh trung học cơ sở thì: “đánh giá là tập hợp các chiến lược đánh giá nhằm
Trang 32thu thập và phân tích thông tim đê nhận xét, phán đoán kết quả học tập của
học sinh dựa theo mục tiêu chương trinh mon hoc.” [1]
Theo Đỗ Công Tuất, giảng viên trường Đại học An Giang trong giáo trình Đánh giá trong giáo dục có đưa ra khái niệm về công tác đánh giá trong giáo dục như sau: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin
thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn nhằm đề xuất ra những quyết định thích họp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chat lượng và
hiệu quả công tác giáo dục ”.[26]
Tuy nhiên, trong giáo dục, việc đánh giá lại được tiến hành trên nhiều
cấp độ khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau với những mục đích khác nhau như: đánh giá nền giáo dục của một quốc gia để xem xét chỉ số giáo dục của quốc gia đó trên bình diện với các quốc gia khác trong khu vực (như khu vực
ASIA, khu vực ASEAN ) trong khối (như khối APEC, cộng động Pháp
ngữ ), đánh giá công tác giáo dục của một đơn vị (cấp Sở giáo dục, cấp Phòng giáo dục hoặc cấp trường, cấp điểm trường), hay đánh giá công tác quản
lý của lãnh đạo cơ sở giáo dục, đánh giá giáo viên hay đánh giá học sinh
* Mục đích của việc đánh giá trong giáo dục
Đánh giá nền giáo dục của một quốc gia là công việc của các tổ chức
quốc tế như UNESCO, hoặc đó là công việc của nhà nước, của chính phủ
Đánh giá các đơn vị giáo dục là trách nhiệm của cơ quan chủ quản giáo dục cấp trên của đơn vị được kiểm tra đánh giá Đánh giá giáo viên là trách nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục Đánh giá học sinh là trách nhiệm của giáo viên giảng dạy Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu về
công tác đánh giá học sinh Việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau: +Làm sáng tỏ mức độ đạt và chưa đạt về các mục tiêu dạy học, kiến
thức, kĩ năng, thái độ của học sinh về chương trình nhằm phát hiện những sai
sót, điều chỉnh hoạt động học
Trang 33+Đưa ra các nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển các kĩ năng tự đánh giá
+Giúp giáo viên có cơ sở thực tế đề nhận ra những điểm mạnh yếu của
mình để từ đó tự điều chỉnh, tự hoàn thiện chất lượng giảng dạy và hiệu quả
Sơ đồ 1.6 Ảnh hưởng của công tác đánh giá
đối với kết quả giảng dạy
Qua so dé 1.6, cé thé nhận ra được mối quan hệ giữa công tác đánh giá
và công tác giảng dạy của giáo viên, giữa chất lượng giảng dạy và hiệu quả giảng dạy Công tác đánh giá sẽ chi phối ngược trở lại kết quả giảng dạy và công tác giảng dạy, công tác giảng dạy của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy và công tác đánh giá
* Ý nghĩa của việc đánh giá trong giáo dục
Đối với học sinh: việc đánh giá cung cấp kịp thời những thông tin phản
hồi ngược giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học, giúp học sinh nhận ra được lượng kiến thức mà mình đã được học tới mức độ nào, ngoài ra nó còn
giúp học sinh phát huy trí thông minh sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức
đã học đề giải quyết những tình huống thực té
Đối với giáo viên: việc kiểm tra đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi nhằm giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy,
nó còn giúp giáo viên nắm chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đỡ riêng từng cá thể Người
Trang 34giáo viên nên thường xuyên xem kiểm tra đánh giá là công cụ để giúp học
sinh tự đánh giá và hoàn thiện bản thân
Đấi với cán bộ quản lý giáo dục: Kiểm tra đánh giá giúp cho cán bộ quản lý các cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục nhằm kịp thời uốn nắn những lệch lạc, khiếm khuyết có thể
có trong quá trình quản lý cơ sở
1.213 Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, số lần kiểm tra:
-Hình thức kiêm tra: Kiểm tra miệng (kiêm tra bằng hỏi - đáp), kiểm
tra viết, kiểm tra thực hành
Các loại bài kiểm tra:
+Kiểm tra thường xuyên (KT¿,) gồm: Kiểm tra miệng: kiểm tra viết
dưới 1 tiết: kiểm tra thực hành dưới 1 tiết
+Kiêm tra định kỳ (KT) gồm: Kiểm tra viết từ I tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên: Kiểm tra học kỳ (KTix)
Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
+Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường
xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3
+Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều tính 1 lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ
~Số lần kiểm tra và cách cho điểm:
+§ố lần KTạy được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn
+86 lan KTix: Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần kiểm tra
thường xuyên của từng môn học bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:
Trang 35—M6n hoc coé 1 tiết trở xuống/ tuần: Ít nhất 2 lần;
Môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết tuần: Ít nhất 3 lần:
Môn học có từ 3 tiết trở lên/ tuân: Ít nhất 4 lần
+Số lần kiểm tra đối với các môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy
định tại khoản 1, khoản 2 điều này, hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể
quy định thêm 1 số bài kiểm tra đối với môn chuyên
+Điểm cac bai KT, theo hinh thitc tu luận là số nguyén, diém KT,, theo
hình thức trắc nghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTạy là số nguyên hoặc số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn sé
+Những học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại khoản
1, khoản 2 điều này phải được kiểm tra bù Bài kiểm tra bù phải có hình thức,
mức độ kiến thức, kỹ năng và thới lượng tương đương với bài kiểm tra bị
thiếu Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học
đánh giá bằng cho điểm) hoặc nhận xét mức CĐ (đối với những môn học đánh gái bằng nhận xét) Kiểm tra bù được hoàn thành trong từng học kỳ hoặc
cuối năm học
* Hình thúc đánh giá kết quả học tập:
Hình thức đánh giá:
-Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng
nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục Căn cứ chuẩn kiến
thức, kỹ năng môn học quy định trong chương trình giáo dục phô thông, thái
độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra
Trang 36sCó cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu
cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra
-Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân:
+Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn giáo dục công dân
quy định trong chương trìng giáo dục phố thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:
+Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc
rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục
công dân quy định trong chương trình giáo dục phố thông cấp THCS, cấp
THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ,
cả năm học
+Kết quả nhận xét sự tiến bộ và thái độ hành vi trong việc rèn luyện
đạo đức, lối sống của học sinhkhông ghi vào sô gọi tên - ghi điểm, mà được
giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và
phối hợp với giáo viên chú nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm
-Đánh giá bằng cho điểm số đối với các môn học còn lại
~Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm
10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đối về thang điểm này
Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:
-Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình
môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ cả năm hoc; -Đối với các môn học đánh giả bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và chưa đạt yêu cầu
(CĐ): nhận xét về năng khiếu (nếu có).
Trang 371.2.2 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh THCS
1.211 Giải pháp
Theo “ Từ Điền Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên thì: “ Giải pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.”[21]
Theo cuốn “ Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng” của tác giả
Nguyễn Văn Đạm: “ Giải pháp là cách làm, cách hành động đối pho dé di đến
một mục đích nhất định” [8S]
Như vậy, nghĩa chung nhất của giải pháp là cách làm, thực hiện một
công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra
1.212 Giải pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh THCS
Giải pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá là cách làm, cách hành động cụ thé để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Chất lượng quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất lượng chung của nhà trường và góp phần tạo nên chất lượng quản lý của ngành
Mục tiêu quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh là tạo dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi đề thực hiện tốt mục
tiêu, kế hoạch phát triên nhà trường, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho đội ngũ GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường
Với mục tiêu như trên, quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh bao gồm:
-Quản lý kế hoạch đánh giá
-Quản lý ra đề của giáo viên
Quản lý quá trình đánh giá học sinh của giáo viên
Trang 38-Quản lý quá trình ghi, lưu kết quả
-Tống hợp điểm của giáo viên chủ nhiệm
1.3 MOT SO VAN DE Li LUAN VE QUAN LÍ CÔNG TÁC
KIEM TRA, DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA HOC SINH THCS 1.3.1 Ý nghĩa của việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá
1.3.1.1 Déi véi hoc sinh
Việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh:
~Có hiều biết kịp thời những thông tin “ liên hệ ngược” bên trong
—Điều chỉnh học tập của chính mình
Và vấn đề này được thể hiện ở ba mặt sau:
~Về mặt giáo dưỡng: Việc kiểm tra, đanh giá giúp các em học sinh thấy
được: Tiếp thu bài học ở mức độ nào? Cần phải bố khuyết những gì? Có cơ
hội nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong từng chương trình học tập
~Về mặt phát triển: Thông qua việc kiểm tra, danh gia, học sinh có điều
kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như: Ghi nhớ, Tái hiện, chính xác hóa,
khái quát hóa, hệ thống hóa, hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức đã học, phát triển năng lực chú ý, phát triển năng lực tư duy sáng tạo
Như vậy, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt thì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận
dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế
~Vắn đề giáo dục: Kiểm tra đánh giá nếu được tổ chức tốt sẽ mang lại
ý nghĩa giáo dục đáng kề Việc kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh:
+Hình thành nhu cầu thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tỉnh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày
«
càng cao, đề phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như “ trung bình chủ
Trang 39nghĩa”, tư tưởng đối phó, tư tưởng đối phó với thi cử, nâng cao ý thức ký luật
tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử
+Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của minh, dé phong va khắc phục được tính ở lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan,
phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh đượ chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra
+Nâng cao được ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh
với tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường mối quan hệ thầy trò
Như vậy việc kiểm tra đánh giá học sinh có tác dụng đối với học sinh như sau: Giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học tập,
cũng có và phát triển trí tuệ cho các em, giáo dục cho học sinh một số phẩm
chất đạo đức nhất định
1.312 Đắi với giáo viên
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những “ thông tin ngược ngoài”, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động
dạy học cho phù hợp Cụ thể như sau:
-Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thường xuyên tạo điều kiện cho người giáo viên nắm được chính xác trình độ năng lực của từng học
sinh trong lớp mình giảng dạy từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, từ học sinh giỏi đến học sinh yếu kém qua đó nâng cao được năng lực và chất lượng học tập của học sinh Qua đó kịp thời động viên khen thưởng các em tạo không khí thân thiên trong nhà trường
Ngoài ra kiểm tra, đánh gia két quả học tập của học sinh tạo cơ hội
cho giáo viên cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức mà người giáo viên đang tiến hành đồng thời hoàn thiện việc dạy của mình bằng các biện pháp khác nhau
Trang 401.313 Đối với Cán bộ quản lý giáo dục
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ cung cấp cho người quản lý giáo dục những thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học trong đơn
vị của mình để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những sai lệch nếu có,
khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay có những biện pháp để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của đơn vị nói riêng và của toàn ngành nói chung
1.3.2 Nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của HS
1 Với câu hỏi đặt ra cho chúng ta là công tác kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh có quan trọng trong nhà trường không? Nó ảnh hưởng
tới việc dạy và học như thế nào? ảnh hưởng gì tới sự phát triển nhân cách của học sinh? Nó có quan hệ ra sao đối với sự phát triển xã hội? Và nó ảnh hưởng
như thế nào đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10? Những vấn đề được giải quyết từng bước theo cơ sở biện chứng của lý luận khoa học giáo dục đất nước ta
đang trên đà phat trién CNH - HĐH, đổi mới giáo dục chính là chìa khóa để
phát triển các mặt kinh tế, văn hóa xă hội và khoa học kỹ thuật, tạo chỗ đứng
vững chắc trên trường quốc tế và phát triển bền vững Quan điểm của Đảng là đối mới quản lý giáo dục, đổi mới cách đánh giá xếp loại học sinh và đổi mới trong thi tuyên nhằm tạo sự công bằng trong giáo dục, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng với thời đại áp dụng công nghệ thông tin 2.Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là cần quản lý tốt các mặt sau:
-Quản lý kế hoạch đánh giá: Ngay từ đầu năm học người CBQL cần
thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá cho nhà trường và có kế hoạch thời gian
cụ thể cho từng công việc cụ thể từ đó có sự phân công rõ ràng cho các thành viên trong tổ kiểm tra của công tác này
-Quản lý việc ra đề của giáo viên: Dựa vào kế hoạch giảng dạy hàng tuần của giáo viên, cũng như Phân phối chương trình của môn học nhà quản