1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở phương liễu, trung học phổ thông hàm long tỉnh bắc ninh

102 315 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 15 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

PHAM THỊ THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ

CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG LIÊU, TRUNG HỌC

Trang 2

PHAN MO BAU 1 Lí do chọn đề tài

Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia, vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá Sự thịnh vượng của các quốc gia trong thế kỉ XXI sẽ được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh về trí tuệ của con

người, khác với trước đây là dựa trên sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam phải chuẩn bị một đội ngũ lao động được trang bị

tốt về mọi mặt, đủ năng lực từ quản lí sản xuất kinh doanh, đến điều hành vĩ

mô kinh tế- xã hội [55]

Với tiêu chí giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ) cho học sinh ở mọi lứa tuổi theo hướng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn và không ngừng thúc đẩy, nâng cao chất lượng đại trà, ngành giáo dục và đào tạo đang trên con

đường đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Để đạt được mục đích

này, ngành giáo dục và đào tạo đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chương trình, trang thiết bị dạy học, phương pháp day hoc [5],

[11]

Tuy nhiên, sự đổi mới này chỉ có hiệu quả khi áp dụng đúng với từng đối

tượng học sinh, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh ở từng lứa tuổi Do đó, nghiên cứu về trí tuệ và các chỉ số sinh học của con người nói chung, đặc biệt là lứa tuổi học sinh nói riêng, là một việc làm rất cần thiết Trí tuệ và các chỉ số sinh học được coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình đào tạo con người mới, phục vụ cho nền kinh tế tri thức hiện nay

Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực trí tuệ và các chỉ số sinh học trên các đối tượng học sinh, sinh viên [25], [26], [31], [35] [36]

Trang 3

con người thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã hội, đặc biệt là đối với các em

học sinh ở trung học cơ sở và trung học phổ thông

Bắc Ninh là một tỉnh có nền kinh tế phát triển khá tốt, luôn đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy và học tập Để góp phần cung cấp số liệu

tham khảo cho việc xây dựng các biện pháp phát triển nhân lực địa phương,

những nghiên cứu về con người, đặc biệt là học sinh trở thành một nhu cầu cần thiết Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:

" Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh

trường Trung học cơ sở Phương Liễu và Trường Trung học phổ thông Hàm

Long - Tỉnh Bắc Ninh"

2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định năng lực trí tuệ, khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ, trạng thái

cảm xúc, thời gian phản xạ cảm giác - vận động, chỉ số vượt khó của học sinh từ 12 đến 18 tuổi thuộc Trường Trung học cơ sở (THCS) Phương Liễu và

Trường Trung học phổ thông (THPT) Hàm Long - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bac Ninh

- Xác định mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học và

học lực của học sinh 3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) và mức trí tuệ

- Nghiên cứu khả năng chú ý (độ chính xác, độ tập trung chú ý) - Nghiên cứu khả năng ghi nhớ (trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác)

- Nghiên cứu trạng thái cảm xúc

- Nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động (phản xạ thị giác-vận động, phản xạ thính giác-vận động)

- Nghiên cứu chỉ số vượt khó (AQ)

Trang 4

trường THCS Phương Liễu và THPT Hàm Long - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh Đối tượng nghiên cứu có 7 nhóm với các độ tuổi khác nhau từ 12- 18 tuổi Tổng số có 891 học sinh Trong đó khối THCS có 505 em, khối THPT

có 386 em

Š Phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được chọn một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn khoẻ mạnh, không dị tật

- Năng lực trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm (test Raven)

- Trí nhớ được xác định bằng phương pháp Nechaiev

- Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon - Phản xạ cảm giác - vận động được xác định bằng phần mềm đồ hoạ của

Đỗ Công Huỳnh và cộng sự

- Trạng thái cảm xúc được nghiên cứu theo phương pháp tự đánh giá C.A.H

- Chỉ số AQ được xác định qua hồ sơ AQ của tiến sĩ Paul Stoltz 6 Ý nghĩa của đề tài

- Xác định được năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh

lứa tuổi từ 12 đến 18 tuổi thuộc trường THCS Phương Liễu và THPT Hàm Long- Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh

- Nghiên cứu về chỉ số AQ ở học sinh khối THCS và THPT

- Xác định mối liên quan giữa chỉ số IQ với một số chỉ số sinh học và học lực của học sinh Kết quả trong luận văn có thể sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập Trên cơ sở đó, các nhà giáo dục và bản thân các học sinh đề ra được các biện pháp giáo dục, rèn luyện hợp lí, bố

trí thời lượng học tập, thể dục thể thao, lao động phù hợp, thành lập chế độ

Trang 5

PHAN NOI DUNG

CHUONG 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1.NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ TUỆ

Trí tuệ là một khả năng rất quan trọng trong hoạt động của con người, có liên quan đến cả thể chất và tinh thần của họ Trí tuệ đã tạo ra những tiến bộ trong xã hội loài người Hoạt động trí tuệ được biểu hiện ra nhiều mặt, liên

quan đến nhiều hiện tượng tâm sinh lí và là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ

môn khoa học khác nhau như sinh học, triết học, y học, xã hội học, giáo dục học,

Cho đến nay vẫn còn tôn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ, có

thể phân chia thành ba khuynh hướng chính Khuynh hướng thứ nhất coi năng lực trí tuệ là năng lực nhận thức của cá nhân Khuynh hướng thứ hai coi năng lực trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng Khuynh hướng thứ ba lại coi năng lực trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân

Khuynh hướng thứ nhất đã có từ rất lâu Theo nhà tâm lý học

B.G.Ananhiev (theo [43]), trí tuệ là một đặc điểm tâm lý phức tạp của con người mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó Các nhà tâm lý học như N.D.Lêvitov, Duncanson I.P và một số tác giả khác cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết quả học tập và trí tuệ Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trí tuệ và kết quả học tập có mối liên hệ với nhau nhưng không đồng nhất Những công trình nghiên cứu trên sinh viên ở

trường Đại học tổng hợp Kiev kết luận: trong số sinh viên học yếu có cả

Trang 6

Khuynh hướng thứ hai khá phổ biến và đại diện là A.Binet Theo Binet,

trí tuệ là một chức năng chung đối với việc suy luận và giải quyết vấn đề trong

các tình huống khác nhau L.Terman cho rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm Như vậy, về thực chất, khuynh hướng này đã

thu hẹp khái niệm trí tuệ vào thành phần cốt lõi của nó là tư duy và gần như đồng nhất chúng với nhau

Khuynh hướng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con người đối

với thế giới xung quanh, đại điện cho khuynh hướng này là R Stern Ông coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con người đối với những điều kiện và

nhiệm vụ mới trong đời sống Theo D Wechsler, trí tuệ là khả năng tổng thể

để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lí, chế ngự được môi trường xung quanh Piaget J lại coi trí tuệ là một hình thái nhất định của sự cân bằng, hình thành trên nghiên cứu cơ sở tri giác, kỹ xảo Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong mối q uan hệ mới giữa cơ thể và môi trường (theo [26])

Sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm chỉ nêu

được một số mặt của trí tuệ, chứng tỏ trí tuệ là hoạt động phức tạp của con người

Năng lực trí tuệ biểu hiện ở nhiều mức độ và liên quan đến nhiều hiện

tượng tâm lý khác nhau Trước tiên, nó thể hiện qua mặt nhận thức như nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhớ hoặc biết tìm ra các quy luật Ngoài ra, nó còn thể hiện ở khả năng tưởng tượng phong phú Tiếp đến, nó biểu hiện qua hành động như nhanh trí, tháo vát, linh hoạt, sáng tạo Cuối cùng, năng lực trí tuệ

thể hiện qua phẩm chất như óc tò mò, lòng say mê, sự hứng thú, kiên trì Để hiểu thêm về năng lực trí tuệ chúng ta phải tìm hiểu thêm một số

khái niệm có liên quan tới nó như “trí khôn”, “trí thông minh”

Trang 7

năng trí tuệ, gắn chặt với các điều kiện văn hoá - xã hội nơi con người sinh ra và lớn lên Trí khôn là thuật ngữ thường dùng cho động vật và trẻ em

Thông minh là khả năng phản ứng có hiệu quả trong những tình huống mới, là phẩm chất cao của trí tuệ mà bản chất của nó là tư duy tích cực, chủ

động, sáng tạo, linh hoạt trước những vấn đề thực tiễn lý luận Như vậy, trí

tuệ, trí khôn, trí thông minh là những khái niệm có nhiều điểm trùng nhau

nhưng lại có tính chất biểu hiện khác nhau Trong đó trí khôn, trí thông minh

là các phạm trù hẹp hơn nằm trong nội hàm trí tuệ

Vậy làm thế nào để đánh giá được trí tuệ của mỗi cá nhân? Có rất nhiều

phương pháp đánh giá Một phương pháp phổ biến là sử dụng trắc nghiệm

[30]

Theo nguyén nghia, trac nghiém (test) 1a phép thit, phép do D6 1a mot

công cụ đã được tiêu chuẩn hoá, dùng để đo lường khách quan một hay nhiều

khía cạnh của nhân cách hoàn chỉnh qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay

phi ngôn ngữ hoặc các loại hành vi khác Trắc nghiệm trí tuệ được chuẩn hoá

đầu tiên là thang đo lường trí tuệ của Binet-Simon (1905) Nhiệm vụ chính của nó là thử nghiệm óc phán đốn và sự thơng hiểu mà Binet cho là 2 thành phần của trí thông minh Trắc nghiệm này được coi là một phương pháp trước tiên

để chẩn đoán những trẻ em chậm phát triển trí tuệ

Người đầu tiên đưa ra khái niệm “chỉ số thông minh” là W.Stern (1912)

Chỉ số thông minh viết tắt là IQ (Intelligence Quotient), nó là chỉ số đo nhịp

Trang 8

CA (Chrorological Age) - là tuổi thời gian tính theo thời gian ngày tháng năm sinh

Như vậy, chỉ số IQ chỉ ra sự vượt lên trước hay chậm lại của tuổi trí khôn (MA) so với tuổi thời gian (CA) Giữa tuổi trí khôn và tuổi thời gian có mối tương quan tuyến tính

D.Wechsler không đồng tình với quan niệm của W.Stern Ông cho rằng,

sự phát triển trí tuệ diễn ra suốt đời người một cách không đồng đều nên chỉ số IQ của W.Stern không thể đánh giá được sự phát triển của trí tuệ và không phải là một chỉ số thông minh Cách tính này đã bộc lộ nhiều nhược điểm là

không đại diện được cho mọi lứa tuổi và mọi hình thái trí tuệ phức tạp của con người Wechsler đã sử dụng điểm IQ chuyển hoá trong các trắc nghiệm trí tuệ

dùng cho trẻ em và người lớn Đây là loại điểm IQ chuyển đổi từ điểm số của

bài trắc nghiệm của một người sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lí

thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một dân số người được phân bố bình thường và thang này có điểm trung bình = 100, độ lệch chuẩn = 15

Công thức tính: IQ = 15.Z + 100

Z la điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức

Trong đó: Z = <>

X: Điểm trắc nghiệm cá nhân

x: Điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi

SD: Độ lệch chuẩn

Mỗi điểm trắc nghiệm sẽ có một giá trị IQ tương đương Dựa vào hệ

Trang 9

Wais (1955) của D.Wechsler; Test hình phức hợp của A.Rey; Test khuôn hình

tiếp diễn chuẩn của J.C.Raven (1936); Test cấu trúc trí tuệ của Amthauer

(1953) để đánh giá trí tuệ và cấu trúc của nó đối với những người từ 15 đến 61

tuổi, Test Raven là trắc nghiệm được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất,

được xây dựng trên thuyết tri giác hình thể của tâm lý học Gestal và thuyết tân

phát sinh của Spearman Test Raven được công bố lần đầu tiên vào năm 1936,

sau hai lần chuẩn hoá vào năm 1945 và 1956, đã được UNESCO công nhận và

chính thức đưa vào sử dụng để chẩn đoán trí tuệ con người từ năm 1960 [1], [51]

Ưu điểm của test Raven là nó mang tính khách quan cao và có khả năng loại trừ cao những khác biệt về văn hoá, xã hội của khách thể nghiên cứu thuộc các quốc gia, dân tộc khác nhau, hoặc cùng một quốc gia, dân tộc Do

đó có thể áp dụng với tất cả mọi người trên thế giới Hơn nữa, kỹ thuật trắc

nghiệm tương đối đơn giản, dễ làm, tốn ít thời gian Bên cạnh đó, nó cũng thể

hiện một số hạn chế là test chỉ cho ta thấy kết quả cuối cùng mà không cho

biết quá trình diễn biến để đi đến kết quả đó Do vậy, trong quá trình trắc nghiệm phải tránh sự sao chép của các đối tượng được tiến hành thực nghiệm

Ở Việt Nam, trước năm 1975 việc sử dụng test vào nghiên cứu trí tuệ còn rất hạn chế Test đo lường trí tuệ thường được dùng trong ngành y tế để chẩn đoán bệnh [44] Từ những năm 80 trở lại đây, các công trình nghiên cứu

trí tuệ ngày càng nhiều Người đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam là Trần Trọng Thuỷ Ông đã sử dụng test Raven để tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh Kết quả cho thấy, chiều hướng, cường độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh qua các lứa tuổi khác nhau Từ

Trang 10

Trinh Van Bao (1994) nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố di truyền

và sự phát triển trí tuệ của học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh [6]

Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (1996) đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và nữ, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [36]

Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn (1995) đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và THCS Hà Nội và Quy Nhơn Kết quả cho thấy trí tuệ của

học sinh phát triển theo lứa tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao

hơn của học sinh Quy Nhơn Ngoài ra, các tác giả còn nghiên cứu mối tương

quan giữa năng lực trí tuệ của trẻ em với quá trình hoàn chỉnh hoá nhịp a 6

thuỳ chẩm và nhịp § ở vùng trán [41]

Trần Thị Loan [42], [43] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh từ

6 -17 tuổi quận Cầu Giấy - Hà Nội Kết quả cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt về giới tính

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ của nhiều tác giả khác

trên đối tượng học sinh, sinh viên cũng cho kết quả tương tự [34], [40] Một trong số những yếu tố cần thiết cho phát huy trí tuệ là khả năng ghi nhớ và sự tập trung chú ý

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ NHỚ

Trí nhớ là một quá trình tâm sinh lí phản ánh những gì chúng ta đã trải

qua Trí nhớ là sự tiếp nhận và tái hiện những sự vật, hiện tượng mà con người đã cảm giác, đã tri giác, đã suy nghĩ và hành động

Theo quan niệm của những người ủng hộ thuyết liên tưởng (Gartli, Miler,

Ben), liên tưởng là yếu tố quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ và các

Trang 11

cũng diễn ra đồng thời (hoặc kế tiếp nhau) với một hiện tượng tâm lý khác Họ đề cập đến vai trò của chú ý có chủ định và của ý chí như là điều kiện trong

ghi nhớ

Trí nhớ là một trong những chức năng tâm sinh lí cấp cao của não bộ,

có bản chất là việc hình thành các đường liên hệ thân kinh tạm thời lưu giữ và

tái hiện chúng Khi những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan tác

động vào cơ thể sẽ tạo ra cảm giác, trên cơ sở những cảm giác đơn lẻ, não bộ phân tích và tổng hợp để cho tri giác trọn vẹn các sự vật hiện tượng và để lại

dấu vết của chúng trên vỏ não L.Vưgotxki viết: “Bản chất của trí nhớ ở con người là con người dùng các dấu hiệu để nhớ một cách tích cực” [44]

Trí nhớ được phân chia thành hai nhóm: trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn

hạn Trí nhớ dài hạn là khả năng lưu giữ thông tin trong một khoảng thời gian dài, vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn liên quan đến sự thay đổi bên vững về mặt

vi thể, hình thành các protein hoạt hoá Trí nhớ ngắn hạn là sự lưu thông hưng phấn trong các vòng noron

Về cơ chế ghi nhớ có rất nhiều quan điểm khác nhau Theo P.I.Pavlov,

cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, lưu giữ và tái hiện lại những đường

liên hệ thần kinh tạm thời [44] Những đường liên hệ thần kinh tạm thời này được củng cố tương đối vững chắc do được lặp đi, lặp lại nhiều lần và có thời

gian củng cố Khi chúng ta nhớ lại một sự vật, hiện tượng nào đó cũng có nghĩa là những đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập trước đây đã được hồi phục lại B.F.Skinner, Thomson cũng cho rằng, việc hình thành phản

xạ có điều kiện đã tạo nên các “vết hằn” của trí nhớ Như vậy, phản xạ có điểu kiện là cơ sở sinh lý của trí nhớ

Theo Anôkhin, trí nhớ là một hệ thống chức năng phức tạp có cấu tạo

động, trong đó hưng phấn chạy theo những vòng neuron khác nhau và mỗi

Trang 12

Theo Hyden, cơ sở của trí nhớ là sự thay đổi cấu trúc phân tử acid ribonucleic (ARN) [33] Khi một kích thích nào đó tác động nhiều lần vào vòng neuron sẽ làm xuất hiện các điện thế hoạt động đặc trưng cho nó và làm

thay đổi sự cân bằng ion trong sinh chất của tế bào thần kinh liên hợp Chính

hiện tượng này sẽ hoạt hoá acid deoxyribonucleic (ADN) trong nhan té bao, làm thay đổi cấu trúc của nó theo một cách nhất định nhằm tạo ra (ARN)

ARN trung gian đặc biệt sẽ tham gia vào quá trình hình thành protêin trong sinh chất đặc trưng cho từng cá thể

Theo Beritov, mỗi lần tế bào bị hoạt hoá lại xuất hiện ARN trung gian

và một protein hoạt hoá Song tính chất này không đặc trưng cho từng trường

hợp cụ thể như của Hyden dự kiến Chúng chỉ khác nhau về mặt nồng độ và

cách phân bố bên trong tế bào tuỳ thuộc vào vùng sau xináp bị hoạt hoá Khi

các vòng nơron bị hoạt hoá thì protein hoạt hoá bền vững không chỉ xuất hiện theo cách nguyên phát tại vùng sau xinap của các nơron liên hợp Nó còn chịu tác động của hưng phấn thứ phát ngược chiều từ các sợi trục tới Nhờ vậy mà

chỉ cần có một tác động nào đó vào vật thể hay vào môi trường tồn tại của nó

cũng đủ để làm cho toàn bộ vòng nơron hoạt động

Như vậy, việc tái hiện lại các hình ảnh, các thông tin trong các thời điểm khác nhau có nguồn gốc phát sinh không giống nhau Trong giai đoạn

đầu, hình ảnh được tái hiện lại nhờ sự lưu thông hưng phấn trong các vòng

neuron Sau đó, trong vòng vài phút việc tái hiện lại các hình ảnh được thực hiện nhờ tăng tính thấm của các ion tại vùng xinap do tăng bài xuất chất môi giới thần kinh vào khe xinap sau khi ngừng kích thích Còn việc tái hiện hình

ảnh sau một thời gian đài là do xuất hiện protein hoạt hoá bền vững tại màng

sau xinap nên hưng phấn có thể được lưu giữ lâu dài hơn [19], [33]

Trí nhớ tốt là một điều kiện để học tập có kết quả, công tác thành công, cơ

Trang 13

Trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về trí nhớ L.X.Vugotxki(

1930); A.N.Leonchiev (1931) nghiên cứu về trí nhớ gián tiếp A.A.Smirnov (1943) nghiên cứu về vai trò hoạt động đối với trí nhớ P.M.Xêtrênop (1952)

nghiên cứu về cơ chế sinh lý của trí nhớ [33]

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về trí nhớ của nhiều tác

giả

Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu trí nhớ của học sinh từ 6 - 17 tuổi quận

Cầu Giấy, Hà Nội Kết quả cho thấy, trí nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều Trong cùng độ tuổi điểm trí nhớ trung bình của

nam cao hơn nữ khác nhau không đáng kể [43]

Để có khả năng ghi nhớ tốt thì cần phải có sự tập trung chú ý Vậy chú ý là gì?

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHÚ Ý

Trong một thời điểm nhất định người ta chỉ có thể nhận thức được một số

đối tượng hay hiện tượng nhất định Khi ta tập trung tư tưởng để nhận thức

những đối tượng, hiện tượng này thì đồng thời phải bỏ qua những đối tượng,

hiện tượng khác Sự tập trung tư tưởng để nhận thức một số đối tượng hay hiện tượng nào đó gọi là sự chú ý Như vậy, chú ý không phải là một quá trình tâm lý như những quá trình cảm giác, tri giác, tư duy mà chú ý là sự định hướng tích cực của con người vào một số đối tượng hay hiện tượng nhất định [49]

Chú ý là khả năng chủ thể tập trung hoạt động của mình vào một đối tượng nào đó trong khoảng thời gian nhất định, là sự tuyển chọn thông tin cần thiết cho một chương trình hành động có chọn lọc và duy trì việc kiểm tra quá

trình diễn biến của các hành động nhằm đảm bảo tính hiệu quả của chúng (theo [35])

Chú ý là trạng thái tâm lý tham gia vào mọi quá trình tâm lý tạo điều kiện

cho một đối tượng hay một số đối tượng được phản ánh một cách tốt nhất Chú

Trang 14

cho các loại hoạt động của con người, từ lao động chân tay đến lao động trí

óc Ở đâu và lúc nào không có nó tham gia hoặc nó tham gia không đầy đủ thì

kết quả của hoạt động giảm sút [35]

Chú ý được chia làm hai loại: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định Chú ý không chủ định thường xảy ra do đối tượng có những đặc điểm

khác bịêt, nổi bật, có sức hấp dẫn, lôi cuốn Chú ý không chủ định không nhằm một mục đích đặt ra từ trước, không cần những biện pháp và sự cố gắng,

không tốn nhiều thời gian, sức lực và không căng thẳng thần kinh vì nó không đòi hỏi sự nỗ lực nào Chú ý không chủ định phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng, chịu ảnh hưởng của nhu cầu, hứng thú, lợi ích, tâm trạng,

tình cảm, và sức khoẻ của cá nhân Do đó chú ý không chủ định thường kém

bền vững và ít phù hợp với những hoạt động ý chí của con người

Chú ý có chủ định là loại chú ý có mục đích nhất định, có kế hoạch và biện pháp khắc phục khó khăn để tập trung chú ý vào đối tượng đã định Chú ý có chủ định đòi hỏi một nỗ lực ý chí nhất định nên nó mang tính tích cực và chủ động Nó là hình thức cao của chú ý, xuất hiện và phát triển trong hoạt động của con người Mọi thành quả trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người

đều phải trải qua một quá trình lao động và đều phải đòi hỏi có sự tập trung chú ý cần thiết Với công việc đòi hỏi mức độ chính xác càng cao thì sự tập

trung chú ý càng lớn, cường độ chú ý càng cao, sự tiêu hao năng lượng lớn,

chóng gây mệt mỏi, chất lượng và kết quả chú ý sẽ giảm sút [43]

Để xác định khả năng chú ý của con người, người ta dựa vào những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Khối lượng chú ý, nói đến khả năng trong cùng một lúc con người có thể chú ý được bao nhiêu đối tượng, hay số lượng các đối tượng mà con người có thể tập trung ý thức vào đó trong một khoảng thời gian nhất định, nó liên quan đến mục đích cụ thể, phụ thuộc vào trình độ, khả năng, kinh nghiệm,

Trang 15

- Tập trung chú ý, biểu hiện ở khả năng của con người có thể hướng sự

chú ý của mình vào một phạm vi, mục tiêu hạn chế Phạm vi càng hẹp thì sự tập trung chú ý càng cao, cường độ chú ý càng lớn, hiệu quả công việc càng

cao

- Tính bền vững của chú ý, được xác định dựa vào cường độ và thời gian

làm việc liên tục có hiệu quả của chủ thể, chỉ tập trung vào một đối tượng nhất định mà không chuyển sang đối tượng khác Tính bền vững của chú ý phụ

thuộc vào tính chất, đặc điểm của kích thích, các yếu tố chủ quan của từng người như sức khoẻ, năng lực, hứng thú, tâm trạng

- Sự phân phối chú ý, thể hiện khả năng của chủ thể cùng một lúc có thể

thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ nào đó Đối tượng nào là chủ yếu sẽ

được tập trung nhiều hơn

- Sự di chuyển chú ý, được xác định dựa vào khả năng chủ thể nhanh chóng di chuyển sự chú ý của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác khi mục đích hành động thay đổi Sự di chuyển chú ý thể hiện tính linh hoạt, mềm dẻo của hoạt động thần kinh, nó mang tính chất tích cực chủ động, giúp con người thích ứng với sự thay đổi của môi trường Người có khả năng di chuyển

chú ý nhanh, nhạy bén thì thích ứng nhanh, có thể bước vào hoạt động mới một cách chủ động, kịp thời

Cơ sở thần kinh của chú ý là phản xạ định hướng khi hưng phấn xuất

hiện tại một trung khu tương ứng trên vỏ não Theo A.A.Ukhotomxki, điểm

hưng phấn mạnh nhất sẽ thu hút hưng phấn của những điểm yếu về phía mình tạo nên ổ hưng phấn cực đại theo nguyên tắc ưu thế Đường ra của điểm ưu thế trở thành “con đường chung cuối cùng” cho tất cả các điểm hưng phấn khác

Trang 16

giác như ổ hưng phấn cực đại ban đầu đã lơi cuốn tồn bộ các trung khu của não bộ vào guồng hoạt động của cấu trúc đã tạo ra nó [32], [33] Đặc điểm

của điểm ưu thế là nó có thể được hình thành dưới tác động của nhiều yếu tố

khác nhau Trong đó các yếu tố như hoocmon, các chất hoá học làm tăng hưng

tính và chèn ép ức chế trong các tế bào thần kinh Do vậy, khi tồn tại một điểm ưu thế nào đó thì hiệu quả tác động của kích thích tương ứng tăng lên rất nhiều

Pavlov cho rằng, khi ổ hưng phấn cực đại xuất hiện, nó sẽ ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh thuộc các vùng bao quanh nó làm cho hưng phấn không thể lan toả được ra các phần khác nhau trên vỏ não Do đó, khi

chúng ta hướng sự chú ý cao độ vào một việc gì đó thì những kích thích khác không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất yếu ớt đến chúng ta Nhờ vậy, công việc

cần làm sẽ đạt hiệu quả cao Đặc biệt, hệ thống tín hiệu thứ hai giúp cho con

người có thể chủ động điều khiển được hoạt động của mình, tập trung chú ý vào đối tượng mình đang theo dõi, không bị các mục tiêu khác chi phối [33]

Như vậy, chú ý là một trạng thái tâm sinh lí tham gia vào mọi quá trình

hoạt động của cơ thể Chú ý được ví như chiếc đèn pha chiếu rọi vào một vật

nào đấy, với độ sáng khác nhau, sẽ mang lại kết quả soi sáng nhiều hay ít

Nhà giáo dục học Nga- Usinxki đã viết: “Chú ý là cánh cửa, qua đó tất cả

những cái gì của thế giới bên ngoài đi vào tâm hồn con người”

Trong giáo dục việc rèn luyện năng lực chú ý cho học sinh là một yêu

cầu rất quan trọng Khả năng chú ý của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Trang 17

- Lớp học (ánh sáng, không khí, vệ sinh )

Vì vậy, giáo viên cần phải có phương pháp phù hợp, bài giảng sinh động để thu hút được sự chú ý của học sinh [1 1], [55]

Ở Việt Nam Trần Thị Loan (2002) đã nghiên cứu khả năng chú ý của

học sinh từ 6 - 17 tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội và cho thấy khả năng chú ý tăng dần theo tuổi, không có sự khác biệt giữa nam và nữ [43]

Mai Văn Hưng (2004), nghiên cứu khả năng chú ý của sinh viên một số

trường đại học phía Bắc Việt Nam ở độ tuổi 18 - 25 Kết quả cho thấy, tốc độ chú ý của sinh viên nam cao hơn so với nữ, độ tập trung chú ý ở sinh viên tăng từ tuổi 18 - 19, sau đó giảm dần theo lớp tuổi và không có sự khác biệt về giới

tính [26]

1.4 NHỮNG NGHIÊN CỨU VE PHAN XA CAM GIAC - VAN DONG

Phản xạ gốc từ tiếng La Tỉnh nghĩa là sự phản ánh Đecac (nha bác học

người Pháp) là người đầu tiên đưa ra khái niệm phản xạ Ông dùng phản xạ để

giải thích những hành vi bậc thấp, loại trừ những hoạt động ý thức (theo []) Bằng lập luận và thực nghiệm khoa học, Xêtrênôp và Pavlov đã chỉ ra rằng mọi hoạt động của con người đều là các phản xạ [12], [25]

Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với tác động từ môi trường bên

ngoài hay bên trong lên cơ thể Hoạt động phản xạ gồm phản xạ không điều

kiện và có điều kiện Phản xạ không điều kiện, là phản ứng bẩm sinh, di truyền, không cần luyện tập cũng có Một dạng hoạt động phản xạ không điều

kiện đặc biệt là các bản năng Bản năng là tập hợp các phản xạ đã được

chương trình hoá về mặt di truyền, nó rất phức tạp nhưng mang tính chất máy

móc, rập khuôn Bản năng giúp cá thể có thể phản ứng một cách nhanh chóng,

hợp lí trong điều kiện sống tương đối ổn định Nhung phản xạ có điều kiện

mới là những phản ứng thích nghi của cá thể với môi trường sống luôn thay

đổi Phản xạ có điều kiện là các phản ứng được hình thành trong quá trình

Trang 18

Hoạt động phản xạ của não bộ là cơ sở của mọi hoạt động hành vi Vi

hành vi là thể hiện hoạt động tổng hợp liên quan với hoạt động của tất cả các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể Nhờ vậy mà nó được biểu hiện như một khối thống nhất [33]

Theo thuyết hệ thống chức năng của Anokhin, phản xạ là các yếu tố thành phần tạo thành hành vi Trong quá trình hình thành hành vi, các phản xạ

sẽ tập hợp với nhau để tạo thành các hệ thống chức năng từ thấp tới cao bao

gồm ba giai đoạn: tổng hợp hướng tâm, đưa ra cách giải quyết và thông tin

ngược chiều

Theo Pavlov, cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu đại diện cho tín hiệu và

cho tác nhân củng cố trên vỏ bán cầu đại não Theo quan niệm hiện nay, cơ

chế hình thành phản xạ có điều kiện là hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai trung khu trên vỏ não và trong các cấu trúc bên dưới Vị trí khu

trú của các phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào mức độ phức tạp của phản ứng

và vào bậc thang tiến hoá của động vật [33]

Hình thành phản xạ có điều kiện là cơ sở hình thành các thói quen, kĩ

năng, kĩ xảo (mọi hoạt động hành vi) Vì vậy, việc nghiên cứu các hoạt động

phản xạ ở trẻ em thuộc các lứa tuổi khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

đối với quá trình dạy và học

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác

nhau trên đối tượng học sinh, sinh viên về vấn đề này [24], [25], [34] [42] Đỗ Công Huỳnh và cs (1997) nghiên cứu thời gian phản xạ của thanh

thiếu niên từ 6- 18 tuổi ở khu vực Nam, Bắc sân bay Biên Hoà và xã Vạn

Phúc, Hà Đông Kết quả cho thấy, thời gian phản xạ cảm giác - vận động

giảm dần theo tuổi Điều này chứng tỏ, quá trình xử lý thông tin ngày càng tốt

Trang 19

giác - vận động và thính giác - vận động Phương pháp này đã được rất nhiều tác giả sử dụng [25], [34] [43]

Tạ Thuý Lan, Mai Văn Hưng (2001) nghiên cứu thời gian phản xạ thị giác- vận động và thính giác- vận động của học sinh, sinh viên từ 15 - 21 tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian phản xạ thị giác - vận động và thính

giác - vận động của học sinh, sinh viên tăng dần theo tuổi và có liên quan đến

giới tính Nam học sinh, sinh viên có thời gian phản xạ ngắn hơn so với nữ

[34]

Trần Thị Loan (2002) nghiên cứu thời gian phản xạ thị giác - vận động và thính giác - vận động của học sinh từ 6 - 17 tuổi Kết quả nghiên cứu cho

thấy, thời gian phản xạ của học sinh nam ngắn hơn của học sinh nữ, mức

chênh lệch này giảm dần theo tuổi, cao nhất lúc 6 tuổi và thấp nhất lúc 17 tuổi

[43]

1.5 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢM XÚC

Mọi phản ứng của người và động vật đều xuất hiện nhằm đáp ứng một

nhu cầu nhất định nào đó của cơ thể đối với tác động của môi trường Ví dụ

nhu cầu về mặt đinh dưỡng, sinh sản, tự vệ Mỗi hành vi nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó đều xảy ra đồng thời với những thay đổi nhất định về mặt cảm xúc [3]

Cảm xúc phản ánh mối quan hệ của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan với nhu cầu con người [I0] Cảm xúc là hiện tượng tâm sinh lí

phức tạp Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cảm xúc

Theo I.Pavlov, cảm xúc là khả năng thoả mãn những đòi hỏi của cơ thể Trong đó, sự đòi hỏi là nhu cầu của cơ thể nhằm đảm bảo cuộc sống một cách tốt nhất, ông coi như là phản xạ không điều kiện Cơ sở của cảm xúc là sự

hưng phấn thần kinh của các trung tâm dưới vỏ và do các quá trình sinh lí diễn

Trang 20

này gây ra những thay đổi chủ quan đối với hiện thực “ Có thể nghĩ rằng các quá trình thân kinh của các bán cầu đại não trong khi thành lập và duy trì

động hình là cảm xúc với hai loại cơ bản là tích cực hay tiêu cực, có cường độ khác nhau” Con người cảm thay dé dàng hay khó khăn, thích thú hay buồn rầu, vui sướng hay mỏi mệt là tuỳ thuộc vào sự duy trì hay phá vỡ các động hình Tình cảm tiêu cực xuất hiện khi mối tương quan bình thường giữa hưng phấn và ức chế bị phá vỡ [3] Theo Hodge (1935), cảm xúc xuất hiện khi não

bộ không đưa ra được câu trả lời đúng hoặc còn nghi ngờ về khả năng trả lời

đúng đối với một kích thích nào đó Cường độ biểu hiện cảm xúc tỉ lệ nghịch với khả năng đưa ra câu trả lời đúng của não bộ Trên cơ sở đó, ông đã kết luận: “ Cảm xúc là sự tổng hợp không thành công của vỏ não”

Khi nghiên cứu cơ chế bẩm sinh của sự sợ hãi, Hebb (1946) cho rằng, cảm xúc sợ hãi xuất hiện khi tồn tại nỗi lo lắng không đồng nhất được hình

thành trên cơ sở xuất hiện cảm giác hướng tâm về tình huống ban đầu với sự tham gia của hệ Limbic Theo Anokhin (1964), cảm xúc liên quan trực tiếp với các hệ thống chức năng tạo nên hành vi Phản ứng cảm xúc dương tính hay âm tính là biểu hiện của quan hệ tương thích giữa các phân tích quan với cơ quan thừa hành Theo Pribram (1967), cảm xúc là khả năng tiếp nhận và khả

năng hành động, là mối tương tác giữa khả năng tiếp nhận kích thích và khả

năng tạo ra các phản ứng thích hợp

1.6 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ VƯỢT KHÓ

Trang 21

Chỉ số IQ (Intelligence Quotient- chỉ số thông minh) thể hiện trí thông minh "thô" nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng, nó chỉ là một yếu tố nhỏ tạo

nên thành công

1Q, theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lí học Howard Gardner đã mở rộng khái niệm IQ, khi chứng minh sự tồn tại của 8 dạng thức thông minh khác

nhau và các yếu tố này đều ảnh hưởng đến thành công của một người

Năm 1995, Daniel Goleman đã giới thiệu một khái niệm mới: Năng lực xúc cảm (EQ- Emotional Quotient) như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công Sự phát hiện này giải thích tại sao một số người không thông minh lý

tinh (IQ) nhung có sự nhạy cam cao lại thành công hơn những người có chỉ số

1Q cao

Năm 1997, nhà tâm lí học người Mỹ Paul Stoltz lần đầu tiên đưa ra một

khái niệm mới: AQ (Adversiy Quotient) trong cuốn sách ” Adversity Quotient: Turning Obstacles into Oppotunities" (AQ: Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội) Trong đó, ông định nghĩa AQ là đại lượng đo khả năng đối diện

và xoay sở của một người trước các thay đổi, áp lực và các tình huống khó

khăn

Trong cuốn sách xuất bản sau đó, Adversity Quotient @ Work, bàn kĩ hơn

về vấn đề tương tự ông giải thích cụ thể hơn cách thức áp dụng khái niệm AQ,

để có thể mang lại lợi ích

Tác giả khẳng định, AQ giải thích tại sao một số người không hẳn đã

thông minh, hay được giáo dục tốt, đồng thời thiếu hiểu biết xã hội, mà lại

thành công trong khi nhiều người khác thất bại

Trang 22

bài tập dành cho các vận động viên thể thao Olympics, những trường học, những tập đoàn, doanh nghiệp dùng để đào tạo nhân viên

Paul Stoltz đã phát triển khá nhiều ý tưởng của mình từ những nhà tâm lí học đi trước, như Abraham Maslow, từ Martin Seligman, tác giả của sách "

Học lac quan", va Stephen R Covey, tac gia cua " 7 théi quen của người thành dat"

Nhiều nhà tâm lí đã ủng hộ rất nhiệt tình cho thuyết AQ này Điều này

góp phần khẳng định, việc lượng hoá những phẩm chất tâm lí bậc cao là một điều có thể làm được như đã từng làm với trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ)

Paul Stoltz cho rằng, những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai

Ông phân định ra 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối điện với những khó khăn thử thách trong cuộc đời Đó là: Quitter, Camper và Climber [49]

- Quitter: Là những người dễ buông xuôi Họ dễ dàng nản chí, đễ dàng từ

bỏ việc theo đuổi một công việc, một dự định và cao hơn là một mục đích

sống Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, nhận thất bại hoặc kết quả

không như ý

- Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn

đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới một mức độ nhất định

nào đó trong cuộc sống Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân

để thấy như vậy là đủ

- Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn Họ luôn học

hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có

thể trong khả năng Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận một tình

Trang 23

Theo đó, ông coi chỉ số đo khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn

là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con ngudi

Theo Paul Stoltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sáng tạo,

năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người Nó cũng chính là một cảnh báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

- Đối diện khó khăn

- Xoay chuyển cục diện

- Vượt lên nghịch cảnh - Tìm được lối ra

Theo quan niệm của nhiều người, IQ và EQ là những khái niệm " fix", có

nghĩa là phần nhiều thuộc về " thiên phú", khó có khả năng thay đổi Trong

khi đó, AQ là đại lượng có thể rèn luyện để cải thiện và nâng cấp

Chỉ số AQ gồm 4 chỉ số thành phần: C, O, R, E

- Chỉ số C (Control): Kiểm soát, điều khiển

Những người có AQ cao có thể kiểm soát được tốt các tình huống xảy ra hơn là người có AQ thấp Ngay cả trong tình huống xuất hiện quá khả năng

của họ thì những người có AQ cao vẫn có thể tìm thấy giải pháp Những người có AQ thấp thì ít hoặc khơng kiểm sốt tốt

Đo chỉ số C để xác định mức độ kiểm soát của một người khi họ trải qua

trở ngại Đó là khả năng phục hồi về thể chất va tinh thần - Chỉ số O (Ownership): Quyền sở hữu

Những người có AQ cao thường có trách nhiệm giữ mình để đối phó với

bất kì tình huống nào do họ gây ra Những người có AQ thấp thường cảm thấy cô đơn và cần giúp đỡ

Đo chỉ số O để xác định mức độ chịu trách nhiệm và khả năng xử lí tình huống, hành động

Trang 24

Những người có AQ cao chấp nhận thất bại và thách thức trong mọi thời

điểm, không cho chúng bị ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của họ

Những người có AQ thấp thường bị rơi vào trạng thái thê thảm, bị thất bại Do chi s6 R để xác định mức độ, phạm vi tiếp cận sự kiện, sức chịu đựng

các cấp độ căng thẳng

- Chỉ số E (Endurance): Khả năng chịu đựng, tính nhãn nại

Những người có AQ cao luôn đối diện với khó khăn với thái độ lạc quan và giữ vững hy vọng Những người có AQ thấp xem trở ngại như là khó khăn

không giải quyết nổi

Đo chỉ số E để xác định thời gian chịu đựng các sự kiện xấu, là thước đo

về sự lạc quan, hi vọng [56]

1.7 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VỚI CÁC CHỈ SỐ SINH

HỌC VÀ HỌC LỰC CỦA HỌC SINH

Năng lực trí tuệ là khả năng nhận thức, hoạt động trí óc và khả năng thực

hành của con người Nó là tổ hợp các đặc điểm tâm sinh lý của mỗi người

nhằm đáp ứng nhu cầu và sự thành công của hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực hành [5]

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy mối tương quan

thuận giữa năng lực trí tuệ va hoc luc [13], [16], [20], [30], [54], Hoc sinh 6 trường năng khiếu, trường chuyên thường có chỉ số IQ cao hơn trường không

chuyên, trong cùng một trường thì các học sinh giỏi, khá có chỉ số IQ đạt loại

cao Các công trình nghiên cứu của ban tâm lý học ở trường Đại học tổng hợp Kiev cho thấy, trong những sinh viên học yếu có cả những người có chỉ số IQ cao Điều này được giải thích do thiếu động cơ học tập, lười biếng, thiếu chuyên cần (theo [43])

Theo L.X.Vưgotxki, dạy học theo đúng chức năng của nó, phải đi trước

và kéo theo sự phát triển trí tuệ Hơn nữa ở lứa tuổi nhỏ như học sinh tiểu học

Trang 25

triển trí tuệ, năng khiếu, tình cảm, tâm hồn của các em phụ thuộc nhiều vào

hoạt động học tập Hoạt động học tập tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của học sinh Đáng chú ý ở bậc học này là sự phát triển trí tuệ của

các em Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này [36], [37], [46]

Trần Thị Loan (1996), nghiên cứu mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh Kết quả cho thấy, kết quả học tập của học sinh phụ

thuộc đáng kể vào năng lực trí tuệ Phần lớn học sinh có năng lực trí tuệ thuộc loại rất thông minh và thông minh là những em có học lực giỏi, khá Học sinh có trí tuệ khá và trung bình có học lực khá, trung bình Đa số học sinh có trí

tuệ trung bình, yếu trở xuống có học lực trung bình Năm 2002, theo kết quả nghiên cứu của tác giả trên đối tượng học sinh từ 6 - 17 tuổi quận Cầu giấy,

Hà Nội thì trí tuệ và học lực có mối tương quan thuận Tuy nhiên, trong số học sinh khá và giỏi cũng có những học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình Ngược lại, trong số học sinh có học lực trung bình hoặc yếu cũng có những học sinh có chỉ số IQ ở mức xuất sắc hoặc thông minh Như vậy, kết quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào năng lực trí tuệ mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa [43]

Những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập và cũng là nhân tố phát huy năng lực trí tuệ đó là khả năng chú ý, ghi nhớ và tốc độ phản xạ Nếu một

người có chỉ số IQ cao cộng thêm khả năng chú ý, ghi nhớ tốt, tốc độ phản xạ nhanh thì mọi công việc đều trở thành đơn giản Điều này có nghĩa là năng lực trí tuệ có mối tương quan nhất định với các chỉ số sinh học (khả năng chú ý, trí nhớ, thời gian phản xạ cảm giác - vận động)

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mối tương quan này Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa năng lực trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương

Trang 26

xạ cảm giác - vận động [25] Giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ có mối tương quan thuận [43]

Chỉ số AQ có thể đo được những phẩm chất mà riêng IQ không làm được, vì chỉ số thông minh IQ chỉ nói lên được người đó mạnh hay yếu về sức

Trang 27

CHUONG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của

trường THCS Phương Liễu và THPT Hàm Long - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh Điểm thi tuyển đầu vào của học sinh thấp hơn nhiều so với các trường THPT khác trong huyện, trong tỉnh Điều này cũng ảnh hưởng đến chất

lượng giáo dục cũng như kết quả học tập chung của học sinh toàn trường Hiện nay, cán bộ, giáo viên và học sinh của trường đang cố gắng phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục

Đối tượng nghiên cứu có 7 nhóm với các độ tuổi khác nhau từ 12- 18

tuổi Tổng số có 891 học sinh Trong đó khối THCS có 505 em, khối THPT có 386 em Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính được thể hiện qua bang 2.1

Trang 28

2.2 PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu

Đối tượng được chọn để nghiên cứu trong đề tài là học sinh có độ tuổi từ 12 — 18 tuổi ở các lớp khác nhau của trường THCS Phương Liễu và trường

THPT Hàm Long Học sinh của các lớp được chọn một cách ngẫun nhiên Đối

tượng nghiên cứu đều ở trạng thái khỏe mạnh, không có dị tật về hình thể và

các bệnh mãn tính, trạng thái tâm sinh lý bình thường

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số 2.2.2.1 Nghiên cứu về trí tuệ

Trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test khuôn

hình tiếp diễn chuẩn của Raven loại dành cho người lớn [I], [2] Test Raven gồm 60 khuôn hình, chia thành 5 bộ A, B, C, D, E, mỗi bộ gồm 12 khuôn

hình có cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ 1 đến 12 trong mỗi bộ mỗi bộ có nội dung khác nhau

- Bộ A: Thể hiện tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc Khi làm các bài tập

này nghiệm thể cần bổ sung các phần còn thiếu Kết quả cho phép đánh giá

các quá trình tư duy phân biệt các yếu tố cơ bản của cấu trúc, vạch ra mối quan hệ giữa chúng, đồng nhất hoá phần còn thiếu của cấu trúc và đối chiếu chúng với các mẫu trong bài tập

- Bộ B: Thể hiện sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình

Nghiệm thể cần nghiên cứu phân biệt dần các yếu tố để tìm ra sự tương đồng,

sự giống nhau giữa các cặp hình

Trang 29

- Bộ E: Xác định khả năng phân tích cấu trúc các bộ phận, bộ này phức

tạp nhất, muốn giải được nó yêu cầu nghiệm thể phải huy động tư duy, phân tích, tổng hợp

Mỗi học sinh (nghiệm thể) được phát một phiếu điều tra (phụ lục 1) và

một quyển test Raven Người điều tra (trắc nghiệm viên) yêu cầu nghiệm thể

ghi đây đủ thông tin cá nhân trên phiếu điều tra Sau khi nghe hướng dẫn cách

làm bài, các nghiệm thể làm bài một cách độc lập theo trình tự từ bộ A đến bộ E, từ bài I đến bài I2 Thời gian làm bài không hạn chế, song trên thực tế không có nghiệm thể nào làm bài quá 60 phút Sau khi làm xong, phiếu điều

tra của các nghiệm thể được thu lại để xử lí kết quả

Cách tính điểm được thực hiện theo khoá chấm điểm của Raven Mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, số điểm tối đa là 60 điểm Căn cứ vào điểm test của mỗi nghiệm thể, tính chỉ số IQ theo công thức của D.Wechsler [14] X-X 10= Q SD x15+100 Trong đó: SD: là độ lệch chuẩn

X: là điểm trắc nghiệm cá nhân

X : là điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi

Trang 30

2.2.2.2 Nghiên cứu về trí nhớ

Trí nhớ ngắn hạn được xác định bằng phương pháp Nechaiev

Trí nhớ thị giác ngắn hạn được nghiên cứu bằng cách sử dụng một bảng

số (20em x 40cm) trên đó có viết 12 số có 2 chữ số, ghi đậm, rõ ràng Thứ tự

các số không sắp xếp theo một quy luật nhất định, không trùng nhau, không

chấn chục Trắc nghiệm viên phổ biến cách làm cho nghiệm thể, sau đó cho

nghiệm thể quan sát bảng số trong 30 giây để nghiệm thể cố gắng ghi nhớ và

không được chép lại trong khi quan sát Hết 30 giây quan sát trắc nghiệm viên

cất bảng số, nghiệm thể có thời gian 30 giây để ghi lại các số đã nhớ được

không cần theo thứ tự Quá trình làm hoàn toàn độc lập

Nghiên cứu trí nhớ thính giác ngắn hạn cũng thực hiện tương tự như trí nhớ thị giác ngắn hạn, chỉ khác thay việc nhìn vào bảng số bằng việc nghe đọc 12 số.Trắc nghiệm viên đọc chậm, to, rõ ràng 12 số cho nghiệm thể nghe 3

lần, 12 số đọc khác với 12 số trong bảng số Sau đó yêu cầu nghiệm thể ghi lại

những số đã nhớ được

Đánh giá kết quả số chữ số ghi đúng trong thời gian 30 giây của nghiệm

thể, mỗi chữ số đúng được tính 1 điểm

2.2.2.3 Nghiên cứu về khả năng chú ý

Khả năng chú ý được xác định bằng phương pháp Ochan Bourdon

Chúng tôi nghiên cứu 2 chỉ tiêu của chú ý là: độ tập trung, độ chính xác Mỗi nghiệm thể được phát một phiếu trắc nghiệm Ochan Bourdon (phụ

lục 2) Nghiệm viên phổ biến cách làm cho nghiệm thể, yêu cầu các em rà soát và gạch vào một loại chữ cái nhất định theo nguyên tắc từ trái sang phải,

từ trên xuống dưới trong 5 phút

Căn cứ vào kết quả rà soát của nghiệm thể xác định các chỉ số sau:

Trang 31

- Độ chính xác chú ý được tính theo công thức: cm Trong đó A: là độ chính xác chú ý

T: là tổng số chữ cái gạch đúng trung bình trong một phút

S: là số chữ bỏ sót trung bình trong một phút

2.2.2.4 Nghiên cứu về phản xa cdm giác - vận động

Dụng cụ đo là máy vi tính với phần mềm đồ hoạ theo phương pháp của Đỗ Công Huỳnh và cộng sự [24]

Đo thời gian phản xạ cảm giác - vận động: nghiệm thể ngồi thoải mái

trước màn hình máy vi tính, đặt ngón tay thuận lên phím Enter của bàn phím, mắt nhìn lên màn hình Khi thấy đèn xanh trên màn hình chuyển sang đèn đỏ

thì nhấn nút Enter với tốc độ nhanh nhất để đèn trở lại màu xanh Thao tác này

được lặp lại 5 lần theo thứ tự quy định trên máy

Đo thời gian phản xạ thính giác - vận động, được thực hiện ngay sau khi đo thời gian phản xạ thị giác - vận động bằng cách nhấn tiếp nút Enter, các thao tác được tiến hành tương tự, chỉ khác là tín hiệu đèn đỏ được thay bằng tín hiệu âm thanh là tiếng kêu “tit” trên máy

Các kết quả được tính riêng cho mỗi lần đo và trung bình cho cả 5 lần đo của mỗi nghiệm thể

2.2.2.5 Nghiên cứu trạng thái cẩm xúc

Trạng thái cảm xúc của đối tượng xác định bằng phương pháp tự đánh giá CAH

Trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi đánh giá trạng thái cảm xúc theo các mặt:

Sức khoẻ, tính tích cực, tâm trạng

Trắc nghiệm viên phát phiếu cho đối tượng nghiên cứu Yêu cầu đối

tượng đọc kỹ từng trạng thái cảm xúc trong bảng và tự đánh giá mức độ trạng

thái cảm xúc của mình theo thang điểm từ 1 đến 9 bằng cách dùng bút khoanh

Trang 32

Điểm số được tính theo tổng số điểm của các nhóm câu hỏi theo biểu

hiện của trạng thái cảm xúc:

- Nhóm C (thể hiện trạng thái cảm xúc về sức khoẻ) gồm cdc cau: 1, 2, 7, 8, 13, 14, 19, 20, 25, 26 - Nhóm A (thể hiện trạng thái cảm xúc về tính tích cực) gồm các câu như: 3, 4, 9, 10, 15, 16, 21, 22, 27, 28 - Nhóm H (thể hiện trạng thái cảm xác về tâm trạng) gồm các câu: 5, 6, 11, 12, 17, 18, 23, 24, 29, 30

Tổng số điểm của 30 câu dùng để xác định trạng thái cảm xúc theo bảng tiêu chuẩn đánh giá sau

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá về cảm xúc STT Mức điểm Tổng điểm Đánh giá 1 Tối đa 270 Rất tốt 2 Trung bình 150 Bình thường 3 Tối thiểu 30 Rất xấu 2.2.2.6 Nghiên cứu chỉ số AO

Chỉ số AQ được xác định qua hồ sơ AQ (phụ Iục), được sáng tạo bởi Tiến sĩ Paul Stoltz - Chủ tịch và Giám đốc điều hành học viện Peak- Công ty tư vấn và nghiên cứu tại San Luis Obispo Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng

Adversity Quotient và Adversity Quotient @ Work AQ gồm bốn chỉ số C, O, R,E

Người nghiên cứu phát cho đối tượng nghiên cứu Hồ sơ AQ Hồ sơ AQ gồm 20 câu hỏi Mỗi câu hỏi đều có các mức độ trả lời khác nhau, đạt từ 1 đến 5 điểm Đối tượng nghiên cứu khoanh tròn câu trả lời của mình trong Hồ sơ AQ, sau đó tổng kết các điểm đạt được vào bảng dưới, rồi tính tổng cho mỗi cột C, O, R, E tương ứng Chỉ số AQ được xác định thông qua công thức sau:

AQ=(C+O+R+E)x2

Trang 33

Hồ sơ AQ cần hoàn thành trong vòng từ 8 đến 10 phút Bảng 2.4 Phân loại các chỉ số thành phần của AQ C O R E 1 2 3 4 1 6 5 13 11 9 10 15 16 12 14 17 18 20 19 Tổng: Tổng: Tổng: Tổng: 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 2.2.3.1 Xử lý thô

Xử lý số liệu về nghiên cứu năng lực trí tuệ

Sau khi chấm điểm, trắc nghiệm viên lấy điểm từng bộ bài tập của mỗi cá

nhân trừ đi điểm trung bình kỳ vọng của từng bộ và tổng điểm của cá nhân đó

Nếu điểm của một cá nhân trong một bộ sai lệch trong khoảng + 2, thì dùng được kết quả đó, còn nếu vượt quá + 2 phải loại bỏ và cho làm lại Tổng điểm

thực trừ đi điểm số kỳ vọng của tất cả các bộ phải < 6 đơn vị

2.2.3.2.Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho y

sinh học

Kết quả mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô sẽ được nhập vào

máy tính theo chương trình Excell, cần đảm bảo độ chính xác trong khi nhập

Sau đó được xử lý bằng toán thống kê xác suất

Với cỡ mẫu n > 30, chúng tôi đã xác định được các đại lượng sau:

yx,

- Giá trị trung bình: X=-£_——

Trang 34

- D6 léch chudn: SD =,|491(x,- FF

Trong đó: X là giá trị trung bình

X, là giá trị thứ ¡ của đại lượng X

n là số cá thể ở mẫu nghiên cứu

_ Hệ số tương quan Pearson( r):

1 XY (OXY)

5n) xy | aa “> 19 Trong đó

X: từng giá trị của đại lượng X Y;: từng giá trị của đại lượng Y

n: số mẫu có trong công thức

r: hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y

Sự sai khác của hai giá trị trung bình của hai mẫu ngẫu nhiên khác nhau

được kiểm định bằng hàm “ T-test” theo phương pháp Student - Fisher

Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các kết quả nghiên cứu trong

Trang 35

CHUONG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.NĂNG LỰC TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH

3.1.1 Chi s6 thong minh (IQ) của học sinh 3.1.1.1 Chỉ số thông mình của học sinh theo tuổi

Kết quả nghiên cứu chỉ số IQ của học sinh từ 12 đến 18 tuổi được trình bày trong bang 3.1 va hinh 3.1

Bang 3.1 Chi số IQ của học sinh theo tuổi Tuổi n X +SD Tang 12 123 99,98 + 14,59 - 13 128 100,66 + 13,43 0,68 14 135 100,80 + 14,83 0,14 15 119 103,17 + 13,65 2,37 16 132 102,05 + 15,05 - 112 17 126 102,09 + 15,10 0,04 18 128 105,12 + 15,05 3,03 Tổng 891 101,97 + 14,52 - Tang trung binh/nam 0,86

Chỉ số IQ của học sinh từ 12 - 18 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi đạt

101,97 điểm, xếp loại trí tuệ trung bình Chỉ số IQ của học sinh có mức tăng là 0,86/nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số IQ của học sinh tăng dan tir 12 dén

18 tuổi Chỉ số IQ thấp nhất ở độ tuổi 12 (99,98) và cao nhất ở độ tuổi 18

(105,12) Tốc độ tăng chỉ số IQ trong giai đoạn này không đều Chỉ số IQ tăng

nhanh nhất ở độ tuổi 17- 18 (tăng 3,03), sau đó là ở độ tuổi 14-15 (tăng 2,37)

Trang 36

36 Chỉ số IQ 110 ¬ 99,98 100,66 - 100,8 12 13 14 15 16 17 18 Tuổi

Hình 3.1 Biểu đồ về chỉ số IQ của học sinh theo lớp tuổi

3.1.1.2 Chỉ số thông mình của học sinh theo giới tính

Trang 37

Chỉ số IQ 110 1 100 + 90 3 O Nam mNữ 80 70 12 13 14 15 16 17 18 Tuổi

Hình 3.2 Biểu đồ về chỉ số IQ của học sinh theo giới tính

Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh

nữ đều ở mức trung bình Chỉ số IQ của học sinh nam (101,88) thấp hơn của học sinh nữ (102,08) là 0,2 Chênh lệch này không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (p >0.05)

Chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo lứa tuổi Chỉ số

IQ của học sinh nam thấp nhất ở lứa tuổi 12 (99,64), cao nhất ở lứa tuổi 18

(105,61) Chỉ số IQ của học sinh nữ thấp nhất ở lứa tuổi 12 (100,41), cao nhất là ở lứa tuổi 18 (104,63) Mức tăng trung bình của học sinh nam và học sinh nữ không giống nhau, ở học sinh nam 1a 0,99/nam, ở học sinh nữ là 0,70/năm

Trong cùng một độ tuổi, chỉ số IQ của học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch (từ 0,07 - 1,16) Tuy nhiên, mức chênh lệch về chỉ số IQ giữa học sinh nam và học sinh nữ không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt giữa nam và nữ về năng lực trí tuệ

3.1.2 Phân bố học sinh theo các mức trí tuệ

Trang 38

Tuổi | Giới tính | n 1 Il IH IV Vv VỊ VH 12 Nam 69 | 1,45 | 2,90 | 15,94 |56.52|1739| 435 | 1,45 Nữ 54 | 3,72 | 1,85 | 14,81 | 51,85 | 14,81) 12,96 | 0,00 Chung | 123 | 2,44 | 2,44 | 15,45 | 54,47 | 16,26} 8,13 | 0,81 13 Nam 71 | 0,00 | 2,82 | 21,13 | 49,30 | 18,30] 5,63 | 2,82 Nữ 57 | 3,51 | 7,02 | 15,79 | 45,61 | 12,28] 10,53 | 5,26 Chung | 128 | 1,56 | 4,69 | 18,75 | 47,66 | 15,63| 7,81 | 3,90 14 Nam 86 | 3,49 | 3,49 | 19,77 | 46,50 | 19,77) 3,49 | 3,49 Nữ 49 | 2,04 | 2,04 | 10,20 | 51.02 |14.29| 18.37 | 2,04 Chung | 135 | 2,96 | 2,96 | 16,30 | 48,15 | 17,78| 8,89 | 2,96 15 Nam 59 | 3,39 | 1,69 | 18,65 | 47,46 | 13,56) 11,86 | 3,39 Nữ 60 | 1,67 | 3,33 | 21,67 | 53,33 | 16,67] 3,33 | 0,00 Chung | 119 | 2,52 | 2,52 | 20,17 | 50,42 | 15,13| 7,56 | 1,68 16 Nam 72 | 4.17 | 2,78 | 11,11 | 55,56 | 12,50] 12,50 | 1,39 Nữ 60 | 3,33 | 6,67 | 25,00 | 46,67 |15.00| 3.33 | 0,00 Chung | 132 | 3,79 | 4,54 | 17,42 | 51,52 | 13,64| 8,33 | 0,76 17 Nam 70 | 2,86 | 1,43 | 11,43 | 57,14 | 12,86] 12,86 | 1,43 Nữ 56 | 3,57 | 7,15 | 16,07 | 46.43 |14.29| 10/71 | 1,79 Chung | 126 | 3,18 | 3,97 | 13,49 | 52,38 | 13,49| 11,90 | 1,59 18 Nam 64 | 3,13 | 4,69 | 21,88 | 51,56 | 15,63] 3,13 | 0,00 Nữ 64 | 3,13 | 4,69 | 20,31 | 50.00 |18.75| 3.13 | 0,00 Chung | 128 | 3,13 | 4,69 | 21,09 | 50,78 | 17,19} 3,12 | 0,00 Tổng Nam 491 | 2,65 | 2,85 | 17,11 | 51,93 | 15,88 | 7,54 | 2,04 Nữ 400 | 3,00 | 4,75 | 18,00 | 49,25 | 15,25} 8,50 | 1,25 Chung | 891 | 2,81 | 3,70 | 17,51 | 50,73 | 15,60} 7,97 | 1,68

Các số liệu trên bảng 3.3 cho thấy, sự phân bố học sinh theo các mức trí

Trang 39

Học sinh có mức trí tuệ cao (mức I, II) và mức trí tuệ thấp (mức VI, VII)

chiếm tỷ lệ thấp hơn

Tỷ lệ học sinh đạt mức trí tuệ I (rất xuất sắc) là 2,81% Tỷ lệ học sinh nam chiếm 2,65%, học sinh nữ chiếm 3,00% Số học sinh có mức trí tuệ II là 3,70% và số học sinh có mức trí tuệ III là 17,51%

Tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ V chiếm 15,60% và học sinh có trí tuệ VI chiếm 7,97% Tỷ lệ học sinh có trí tuệ VII chiếm 1,68% Học sinh có mức trí tuệ loại VII tap trung nhiều ở 2 lứa tuổi 13, 14 Trong đó, tỷ lệ học sinh loại này ở tuổi 13 là 3,90 %, tuổi 14 là 2,96%

Tỷ lệ học sinh nam và nữ ở từng mức trí tuệ khác nhau không đáng kể

(0,29 — 2,68%) Điều này chứng tỏ, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ

giữa học sinh nam và học sinh nữ (hình 3.3) Tỉ lệ % 605 50 3 40 ONam RNữ 30 20 10

I Il II ov Vv v6 vụ Mure tri tue

Hình 3.3 Su phân bố học sinh theo các mức trí tuệ và giới tính

Trang 40

Bang 3.4 Phân bố học sinh ở khối THCS và THPT theo các mức trí tuệ Cấp Tỷ lệ học sinh theo mức trí tuệ (%) học n I Il Ill IV Vv VI Vil THCS | 505 2,38 3,17 17,62 50,10 | 16,24 | 8,12 | 2,38 THPT | 386 | 3,37 4,40 17,36 51,55 14,77 | 7,77 | 0,78 Tong 891 2,81 3,70 17,51 50,73 15,60 | 7,97 1,68 Tile % 60 5 50 + 40 OTHCS 30 B THPT Hình 3.4 Tỉ lệ học sinh ở khối THCS và THPT theo các mức trí tuệ 20 10 I Il IV V VỊ Vil Mức trí tuệ

Kết quả trong bảng 3.4 cho thấy, học sinh ở mức trí tuệ trung bình chiếm

tỷ lệ cao nhất (50,73%) Trong đó, số học sinh thuộc khối THCS ở mức trí tuệ

trung bình (50,10%) có tỷ lệ thấp hơn khối THPT' (51,55%) Tỷ lệ học sinh có

mức trí tuệ trên trung bình là 24,02% Trong đó, số học sinh thuộc khối THCS

(23.17%) chiếm tỉ lệ thấp hơn khối THPT (25,13%) Tỷ lệ học sinh có mức trí

tuệ dưới trung bình là 25,25% Trong đó, học sinh khối THCS (26,74%) chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh khối THPT (23,32%) Đặc biệt, tỷ lệ học sinh

Ngày đăng: 29/10/2014, 19:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN