1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh lý thần kinh của học sinh hệ bổ túc Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc

110 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Đến năm 1972, các công trình nghiên cứu về thông khí phổi đã được tập hợp lại trong Hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam lần thứ hai 1972.. Đo thông khí phổi có liên quan đến các chỉ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong cơ thể chúng ta, các tế bào sống được, hầu hết là nhờ năng lượng được giải phóng trong quá trình oxy hóa ở ty thể Sản phẩm cuối cùng và chủ yếu của các phản ứng là carbon dioxid cần được thải khỏi tế bào Một cơ thể đơn bào có thể được thỏa mãn điều đó rất đơn giản và dễ dàng, là trao đổi khí oxy và CO2 trực tiếp với môi trường xung quanh

Nhưng đối với một cơ thể phức tạp như cơ thể người, thì phần lớn các

tế bào nằm sâu trong khối cơ thể, không tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh Do đó động vật có cơ thể to lớn muốn tồn tại phải phát triển những hệ thống chuyên biệt có khả năng cung cấp oxy và đào thải CO2, đó là

bộ máy hô hấp

Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở các đô thị ở Việt Nam Đây là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản mãn tính, viên phổi cấp tính, bệnh lao, tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Đo các thể tích, dung tích và lưu lượng thở là một loại xét nghiệm đánh giá chức năng phổi Trong điều tra sức khỏe cộng đồng đo thông khí phổi có thể góp phần phát hiện sớm một số bệnh phổi phế quản Đo thông khí phổi còn được dùng để tìm ảnh hưởng của các bệnh đến chức năng tim và phổi, theo dõi ảnh hưởng của môi trường và nghề nghiệp, tác dụng của thuốc lên chức năng phổi, đánh giá nguy cơ phẫu thuật và thể lực của con người

Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về thể tích phổi được đề cập tới từ sau ngày hòa bình lập lại ở Đông Dương (1954) Các tài liệu đã được tập hợp lại trong Hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam lần thứ nhất (1968) Ở

Trang 2

hội nghị này, các tài liệu tập trung về số dung tích sống Sau hội nghị nhiều nghiên cứu về thông khí phổi được tiến hành đi sâu hơn và rộng hơn Đến năm 1972, các công trình nghiên cứu về thông khí phổi đã được tập hợp lại trong Hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam lần thứ hai (1972) Hội nghị

đã thống nhất được giá trị bình thường của một số thông số thông khí phổi

Đó là: thể tích lưu thông, các thể tích dự trữ hít vào và thở ra, dung tích sống, tần số thở, thông khí phút, thông khí tối đa Các số liệu này đã được xuất bản năm 1975 Sau đó, giá trị dung tích sống bình thường đã được xây dựng thành công thức theo tuổi và chiều cao đứng cùng toán đồ để tính số đối chiếu dùng cho người Việt Nam [18]

Đo thông khí phổi có liên quan đến các chỉ số sinh học hô hấp như dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giây, chỉ số TIFFENEAU, các FEF, FVC…

Việc nghiên cứu các chỉ số hô háp có vai trò rất quan trọng Thông qua các chỉ số đó, chúng ta có thể đánh giá đươc tình trạng sức khỏe, phát hiện chuẩn đoán và điều trị nhiều căn bệnh về đường hô hấp Ngoài ra, việc nghiên cứu các chỉ số hô hấp còn có vai trò quan trọng với ngành vệ sinh cộng đồng, giúp phát hiện được hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí thông qua các chỉ số hô hấp

Học sinh trung học cơ sở là đối tượng đang trong thời kỳ phát triển vượt bậc về thể chất và trí tuệ, thời kỳ biến động mạnh về tâm lý

Nghiên cứu các chỉ số hô hấp trên đối tượng học sinh trung học cơ sở là

đề tài rất mới mẻ Qua đó, giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của hệ hô hấp của học sinh

Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên

cứu các chỉ số hô hấp của học sinh Trường trung học cơ sở Thị Trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu

- Xác định các chỉ số hô hấp trên đối tượng học sinh Trường THCS Thị Trấn

Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh

- Tìm hiểu về các chỉ số hình thái và tuổi dậy thì trong mối tương quan với

các chỉ số hô hấp

- Rút ra nhận xét về sự phát triển của hệ hô hấp thông qua các chỉ số hô hấp

của học sinh qua các lớp 6, 7, 8, 9

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, tìm hiểu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan các chỉ số hô

hấp của học sinh THCS

- Thu thập tại thực địa một số chỉ số hô hấp: dung tích sống (VC), dung

tích sống thở mạnh (FVC), thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (FEV1), dung tích hít vào (IC), thể tích khí lưu thông (TV), dấu hiệu mô tả về dậy thì chính thức

- Thu thập một số dữ liệu để tìm hiểu các yếu tố liên quan tới các chỉ số hô

hấp cơ bản

- Rút ra nhận xét về sự phát triển của hệ hô hấp, các chỉ số hô hấp cơ bản của

học sinh qua các lớp 6, 7, 8, 9

4 Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng là học sinh trường THCS Thị Trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

* Phạm vi nghiên cứu:

- Các chỉ số hô hấp cơ bản của học sinh Trường THCS Thị Trấn Chờ, huyện

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

* Phương pháp thu thập thông tin (để tạo cơ sở dữ liệu):

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài

* Phương pháp thực nghiệm trên đối tượng học sinh:

- Dùng kỹ thuật nhân trắc học (đo đạc) các chỉ số hình thái cơ bản

- Dung tích sống (VC), dung tích sống thở mạnh (FVC), thể tích khí thở ra tối

đa trong giây đầu (FEV1), dung tích hít vào (IC), thể tích khí lưu thông (TV) được đo bằng máy

* Phương pháp xử lý số liệu:

- Kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý trên máy tính bằng chương trình

Microsoft Excel và chương trình SPSS

6 Những đóng góp mới của đề tài

Đánh giá sự thay đổi của của một số chỉ số hô hấp và mối quan hệ giữa các chỉ số hô hấp với một số chỉ số hình thái và tuổi dậy thì của học sinh từ 12 – 15 tuổi

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.1 Các vấn đề về hoạt động hô hấp

Là hoạt động của phổi và lồng ngực làm cho không khí ra, vào phổi Mục đích làm cho không khí trong phế nang thường xuyên đổi mới để cho quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch phổi xảy ra liên tục

Thông khí phổi diễn ra bình thường được là nhờ vào sự toàn vẹn về cấu trúc cũng như chức năng của: Lồng ngực, đường dẫn khí, nhu mô phổi

1.1.1.1 Cấu tạo bộ máy hô hấp

- Lồng ngực

Lồng ngực cấu tạo như một hộp cứng kín có khả năng thay đổi được thể tích, nó gồm có khung xương (12 đốt sống ngực, 12 đốt xương sườn, xương ức) và cơ bám vào khung xương (các cơ liên sườn, cơ hoành) Trong

đó cơ hoành là cơ quan trọng nhất trong hoạt động hô hấp bình thường, khi cơ hoành liệt hoạt động hô hấp sẽ bị rối loạn

- Đường dẫn khí

Không khí qua mũi hoặc miệng đến hầu (họng) Từ hầu xuống đường dẫn khí là thanh quản, nơi có hai dây thanh âm Hai dây này có vai trò quan trọng trong việc phát âm Tiếp theo thanh quản là khí quản, khí quản lại chia thành hai phế quản gốc đi vào hai lá phổi Trong lá phổi các phế quản chia nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ hơn, cuối cùng ống nhỏ nhất là ống phế nang dẫn vào phế nang Đường dẫn có những cấu trúc đặc biệt thực hiện được chức năng quan trọng là dẫn khí và các chức năng khác [6]

Trang 6

Đường dẫn khí được cấu tạo bởi sụn và cơ, chính vì vậy mà đường dẫn khí luôn mở để cho không khí ra vào phổi một cách dễ dàng và có thể thay đổi

Khẩu kính đường dẫn khí, để điều hòa lượng khí ra vào phổi

Niêm mạc của đường dẫn khí là biểu mô trụ giả có lông chuyển bao gồm các tế bào trụ có lông chuyển (mỗi tế bào có khoảng 2000 lông) tế bào tiết nhày, tế bào không có lông chuyển (tế bào tiết nước), tế bào đảy Vì vậy

nó bảo đảm cho không khí ra vào phổi được làm sạch, làm ẩm, làm ấm

- Áp suất âm trong khoang màng phổi

Màng phổi là lớp thanh mạc lót mặt trong lồng ngực (lá thành), liên tiếp lót mặt ngoài của phổi (lá tạng)

Khoang màng phổi là một khoang ảo nằm giữa lá thành và lá tạng, trong đó có một ít dịch để cho lá thành và lá tạng có thể trượt lên nhau một cách dễ dàng dịch đó được bài tiết từ lá thành và hấp thu ở lá tạng, mặt trên cơ hoành chủ yếu hấp thu bằng đường bạch huyết (bơm bạch huyết)

Khoang màng phổi có áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển nên gọi là áp suất âm Áp suất âm trong khoang màng phổi cùng với hệ quả của nó là áp suất trong lồng ngực, có ý nghĩa đặc biệt trong sinh lý hô hấp và tuần hoàn

Áp suất âm màng phổi thay đổi theo chu kỳ thở Cuối thì thở ra thông thường

Áp suất âm trong khoang màng phổi chừng - 4 mmHg, cuối thì hít vào bình thường ngực nở thêm, phổi nở theo thêm, sợi đàn hồi mô phổi bị căng thêm tạo sức co đàn hồi mạnh hơn nên áp suất âm trong khoang màng phổi càng

âm hơn tới chừng - 7mmHg Khi hít vào hết sức, áp suất màng phổi có thể xuống chừng - 30mmHg Khi thở ra hết sức áp suất vẫn còn hơi âm chừng - 1mmHg hoặc xấp xỉ 0 mmHg (xấp xỉ bằng áp suất khí quyển) [6]

1.1.1.2 Các động tác hô hấp

- Động tác hít vào

Trang 7

Hít vào là động tác chủ động, tốn năng lượng do co các cơ hít vào, làm tăng thể tích lồng ngực theo cả ba chiều trong đó cơ hoành là cơ quan trọng nhất

Đúng lúc trước khi hít vào bắt đầu tức là vào lúc thì thở ra của chu kỳ trước đã kết thúc, các cơ hô hấp ở trạng thái dãn và không có dòng khí lưu chuyển Lúc này áp suất ở phổi chừng - 4mmHg Còn áp suất trong phế nang thì bằng áp suất khí quyển (=0 mmHg), thì phế nang thông với khí quyển qua đường hô hấp và không có dòng khi lưu chuyển [6]

Bắt đầu hít vào, cơ hoành co làm hạ thấp vòm hoành tăng đường kính thẳng đứng của lồng ngực Đồng thời các cơ liên sườn co làm xương sườn nâng lên tăng đường kính ngang của lồng ngực Xương ức cũng nâng lên và nhô ra phía trước, làm tăng kích thước trước - sau của lồng ngực Lồng ngực tăng thể tích nhờ áp suất âm, phổi nở ra theo Phổi nở ra, phế nang mở ra theo làm áp suất phế nang giảm xuống thấp hơn áp suất khí quyển có tác dung hút không khí ngoài trời vào đường hô hấp đến phế nang Mỗi lần hít vào bình thường, (rất nhiều khi là vô ý thức) [6]

Đã huy động một lượng khí vào phổi chừng 0,5 lít đó gọi là thể tích lưu thông

Hít vào tối đa là động tác chủ động, có thêm sự tham gia của cơ ức đòn chũm nâng xương ức, cơ serrati trước nâng nhiều xương sườn, và cơ sealaen lên trên hơn nữa Động tác này huy động thêm vào phổi lượng khí chừng hơn

1 lít Đó gọi là thể tích khí dự trữ hít vào [6]

- Động tác thở ra

Là động tác thụ động, không cần đến năng lượng, các cơ hô hấp không

co nữa mà giãn ra, lực co đàn hồi của phổi làm cho lồng ngực trở về vị trí ban đầu Các xương sườn hạ thấp và thu vào nhau, xương ức hạ thấp, cơ hoành lại

Trang 8

nhô lên cao phía ngực Lồng ngực thu nhỏ làm phổi thu nhỏ, phế nang thu nhỏ, áp suất trong phế nang tăng lên đẩy khí ra ngoài [6]

Như vậy, cử động của lồng ngực ở thì thở ra là ngược chiều với thì hít vào Thở ra tối đa là hoạt động theo ý muốn, có thêm vai trò của các cơ liên sườn trong cơ thành bụng có tác dụng hạ thấp các xương sườn xuống dưới (ngược chiều động tác hít vào làm nâng xương sườn do các cơ liên sườn ngoài), và cơ thẳng bụng đẩy tạng ở bụng nâng cao thêm vòm hoành ở phía lồng ngực Động tác này đẩy thêm khối một lượng khí gọi là thể tích khí dự trữ thở ra [6]

Các chỉ tiêu chức năng hô hấp bao gồm các chỉ tiêu về thông khí phổi, khuếch tán khí, các chỉ tiêu về phân áp các chất khí trong máu Các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi thường được nghiên cứu và sử dụng trong thăm dò chức năng phổi là dung tích sống, dung tích sống thở mạnh, thể tích khí lưu thông, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu [24], [38]

Thể tích khí lưu thông ký hiệu là TV (Tidal Volume) là thể tích của một lần hít vào hoặc thở ra bình thường Ở người trưởng thành bình thường, thể tích khí lưu thông khoảng 0,5lít, bằng 12% dung tích sống [23]

- Dung tích sống

Trang 9

Dung tích sống là lượng khí mà phổi của một người sau khi đã hít vào gắng sức rồi thở ra tận lực

VC = IRV + TV + ERV (IRV là thể tích khí dự trữ hít vào, ERV là thể tích khí dự trữ thở ra, TV là thể tích khí lưu thông) [6]

Nhiều tác giả đã nghiên cứu về dung tích sống và chức năng hô hấp [45] Dung tích sống của học sinh phụ thuộc vào sự phát triển của hệ hô hấp

Số lượng và kích thước phế nang tăng dần theo tuổi Số lượng phế nang và dung tích của chúng cũng tăng dần theo tuổi làm cho dung tích sống học sinh tăng dần theo tuổi và tăng mạnh vào thời kỳ dậy thì Đến đầu thời kỳ dậy thì, dung tích sống của học sinh tăng gấp 10 lần và đến cuối thời kỳ này dung tích sống của học sinh tăng gấp 20 lần so với lúc sinh mới sinh Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dung tích sống không đồng đều, thời kỳ đầu tăng chậm, thời kỳ dậy thì tăng nhanh và nhanh nhất ở nam lúc 12 - 13 tuổi, còn ở nữ lúc 11 - 12 tuổi

Ở thời kỳ dậy thì có sự khác biệt dung tích sống theo giới tính Dung tích sống của nữ thấp hơn của nam Dung tích sống còn phụ thuộc vào các đặc điểm hình thái của con người như chiều cao đứng, cân nặng Dung tích sống

là lượng khí mà phổi của một người sau khi đã hít vào gắng sức rồi lại thở ra tận lực (theo [58]) Theo các số liệu được công bố trong cuốn ”Hằng số sinh học người Việt Nam ” năm 1975 [82], dung tích sống của người Việt Nam có

xu hướng giảm theo tuổi, tăng theo chiều cao đứng và dung tích sống của nam cao hơn so với nữ

Các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi phụ thuộc vào tuổi, giới và chiều cao đứng Ở lứa tuổi ≤ 16 tuổi các chỉ số chức năng thông khí phổi tăng lên theo tuổi Từ 17 - 25 tuổi, chúng thay đổi chậm và sự tăng lên không đáng kể, nhưng từ 26 tuổi trở đi các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi giảm theo tuổi Chức năng thông khí phổi còn phụ thuộc vào tư thế đo của đối tượng, tư thế nằm thường thấp hơn tư thế đứng và tư thế ngồi (theo [85])

Trang 10

Dung tích hít vào (IC) là số lít khí hít vào được tối đa kể từ vị trí nghỉ

thở thư giãn [6]

IC = TV + IRV (TV là thể tích khí lưu thông, IRV là thể tích dự trữ hít vào)

Dung tích sống thở mạnh (FVC) cũng chính là dung tích sống (VC), chỉ

có khác là đo bằng phương pháp thở ra mạnh Động tác thở ra mạnh và đồ thị FVC có rất nhiều ứng dụng trong đánh giá chức năng thông khí Ở người bình thường FVC bằng VC, cho nên trong điều tra, phân loại sức khỏe rộng rãi ở cộng đồng đo FVC là rất nhanh gọn, tiện lợi [6]

Thể tích thở ra tối đa giây đầu (FEV 1 ): ở nước ta trước đây kí hiệu là

VEMS, là số lít tối đa đã thở ra được trong một giây đầu FEV1 thường có giá trị 80% dung tích sống, và giảm khi co hẹp đường dẫn khí, thí dụ hen phế quản [6]

Thể tích lưu thông (TV) là số lít khí của một lần thở ra hoặc hít vào

ở Việt Nam nam giới cao hơn nữ giới khoảng 8 - 11 cm [12]

Có rất nhiều ý kiến giải thích sự gia tăng về CCĐ ở thế hệ sau tốt hơn thế

hệ trước Tuy nhiên, về nguyên nhân ảnh hưởng tới CCĐ có 2 yếu tố chính:

Trang 11

+ Yếu tố di truyền và yếu tố lai giống đứng hàng đầu trong việc ảnh hưởng tới chiều cao đứng Nó tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ con cháu

+ Yếu tố ngoại cảnh nói chung, trong đó bao gồm cả điều kiện sinh hoạt tinh thần và vật chất, khí hậu và ánh nắng, sự thích nghi với môi trường, v.v Ảnh hưởng ở mức độ lớn tới tốc độ phát triển cũng như CCĐ cuối cùng ở người lớn, tuy nhiên yếu tố ngoại cảnh tác động từ từ, chậm chạp và cần phải liên tục

Tuy nhiên, cân nặng của một người nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ các chất và tiêu hao năng lượng Cân nặng của một người bao gồm 2 phần:

+ Phần cố định, chiếm 1/3 tổng cân nặng gồm xương, da, tạng và thần kinh

+ Phần thay đổi, chiếm 2/3 tổng cân nặng, trong đó bao gồm 3/4 là khối lượng của cơ và 1/4 là mỡ và nước Điều này cho thấy tăng cân là tăng phần cân thay đổi, trong đó khối lượng của cơ chiếm tới 3/4, vì vậy tăng cân nói lên phần nào mức độ tăng thể lực cơ thể

Nhìn chung, để đánh giá chính xác thể lực của một người bình thường, người ta thường phối hợp cân nặng với một số kích thước khác của cơ thể

Trang 12

1.1.2.3 Vòng ngực trung bình

VNTB là một trong những kích thước quan trọng do nó phối hợp với CCĐ, cân nặng để đánh giá thể lực của con người Tuy nhiên, đây cũng là kích thước dễ thay đổi, người ta nhận thấy đo nhiều lần trên cùng một người, các kết quả có thể chênh lệch nhau 2 - 3 cm VNTB lớn thì thể lực tốt, do nó liên quan đến khả năng hô hấp của con người [12]

1.1.3 Các vấn đề về tuổi dậy thì

1.1.2.1 Dậy thì nam

Dậy thì là một thời kỳ có những biến động lớn về thể chất, tâm lý và đặc biệt là hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản Ở trẻ nam, mốc để đánh dấu tuổi dậy thì bắt đầu đó là thể tích tinh hoàn tăng trên 4 ml, còn mốc

để đánh dấu thời điểm dậy thì chính thức là lần xuất tinh đầu tiên Tuy nhiên, rất khó xác định chính xác về thời điểm xuất tinh lần đầu tiên vì các em ít để ý (do thường là mộng tinh) Tuổi dậy thì hoàn toàn của nam khoảng 15 - 16 tuổi (đối với trẻ em Việt Nam) [12]

- Những biến đổi trong thời kỳ dậy thì:

Vào thời kỳ này, dưới tác dụng của hoóc môn sinh dục nam (testosteron) phối hợp cùng các hoóc môn tăng trưởng khác, cơ thể đứa trẻ phát triển nhanh, đặc biệt khối lượng cơ tăng nhanh Từ khi đứa trẻ sinh ra, tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) im lặng cho tới lúc này mới bắt đầu hoạt động Tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng và bài tiết testosteron Dưới tác dụng của testosteron, cơ thể lớn nhanh và xuất hiện các đặc tính sinh dục nam thứ phát như dương vật to lên, túi tinh và tuyến tiền liệt phát triển, cơ nở nang, da thô dày, giọng nói trầm Đứa trẻ bắt đầu có khả năng hoạt động tình dục và sinh sản [93]

- Cơ chế dậy thì:

Trang 13

Trước kia, người ta cho rằng dậy thì là thời điểm tinh hoàn “chín” Sau này khi phát hiện ra các hoóc môn hướng sinh dục của tuyến yên người ta lại cho rằng nguyên nhân của dậy thì là “sự chín” của tuyến yên Ngày nay, với các thực nghiệm ghép tinh hoàn và tuyến yên của động vật non vào động vật trưởng thành người ta thấy cả hai tuyến đó đều có khả năng hoạt động như của động vật trưởng thành nếu có những kích thích phù hợp Không những thế, ngay cả vùng dưới đồi cũng có khả năng bài tiết đủ lượng GnRH Tuy nhiên, trong thực tế cả ba vùng này đều không hoạt động trong suốt thời kỳ từ sau khi sinh đến trước tuổi dậy thì vì thiếu một tín hiệu kích thích đủ mạnh từ các trung tâm phía trên vùng dưới đồi, mà ngày nay người ta thường cho rằng trung tâm đó chính là vùng limbic [93]

Như vậy, dậy thì chính là quá trình trưởng thành hay quá trình “chín” của vùng limbic Khi vùng limbic trưởng thành, những tín hiệu xuất phát từ vùng limbic sẽ đủ mạnh để kích thích vùng dưới đồi bài tiết đủ lượng GnRH và phát động hoạt động chức năng của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục

1.1.2.2 Dậy thì nữ

Sau khi trẻ gái ra đời, buồng trứng không hoạt động cho tới khi nhận được kích thích phù hợp từ tuyến yên Hai buồng trứng bắt đầu hoạt động, thể hiện bằng hoạt động sinh giao tử và bài tiết hoóc môn sinh dục nữ dẫn đến những thay đổi về thể chất, tâm lý, sự trưởng thành và hoàn thiện về chức năng sinh dục Thời kỳ phát triển và trưởng thành này được gọi là dậy thì

- Những biến đổi về cơ thể:

Trong thời kỳ này cơ thể các em gái phát triển nhanh về chiều cao cũng như khối lượng Cơ thể trở nên cân đối, mềm mại, thân hình có đường cong do lớp mỡ dưới da phát triển, đặc biệt ở một số vùng như ngực, mông, khung chậu nở rộng hơn Xuất hiện một số đặc tính sinh dục thứ cấp như hệ

Trang 14

thống lông mu, lông nách Tâm lý cũng có những biểu hiện thay đổi so với trước như xấu hổ khi đứng trước bạn khác giới, hay tư lự và ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cách cư xử, v.v

- Hoạt động của tuyến sinh dục:

Chức năng sinh giao tử của buồng trứng bắt đầu hoạt động Hàng tháng, dưới tác dụng của hoóc môn tuyến yên, các nang trứng nguyên thuỷ phát triển, có khả năng tiến tới chín và phóng noãn Như vậy từ thời kỳ này, các em gái bắt đầu có khả năng sinh con Tuy nhiên, vì chức năng của các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản chưa phát triển thành thục nên chưa đủ khả năng mang thai, nuôi con vì vậy cần tư vấn cho các em cách ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới, cách phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Chức năng nội tiết của buồng trứng thể hiện là buồng trứng bắt đầu tiết hoóc môn sinh dục estrogen và progesteron Dưới tác dụng của 2 hoóc môn này, chuyển hóa của cơ thể tăng, cơ thể phát triển nhanh, các cơ quan sinh dục như tử cung, vòi trứng, âm đạo, âm hộ, tuyến vú phát triển về kích thước và chức năng [93]

Một dấu hiệu đặc biệt quan trọng đánh dấu em gái đã dậy thì chính thức

đó là xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng Tất cả những biến đổi về cơ thể, tâm

lý và hoạt động của hệ thống sinh sản đều do tác dụng của các hoóc môn hướng sinh dục của tuyến yên và các hoóc môn của buồng trứng Các dấu hiệu dậy thì ở nữ thường thể hiện rõ rệt hơn ở nam giới

- Thời gian xuất hiện dậy thì:

Tuổi dậy thì không phải là một thời điểm mà là một khoảng thời gian

có thể thay đổi theo từng cá thể nhưng thường kéo dài 3 - 4 năm Thời điểm bắt đầu dậy thì ở nữ thường được đánh dấu bằng biểu hiện tuyến vú bắt đầu phát triển Ở Việt Nam, thời điểm này thường vào lúc 8 - 10 tuổi Thời điểm

Trang 15

dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên, ở người Việt Nam vào khoảng 13 - 14 tuổi

- Cơ chế dậy thì:

Ở nữ, vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng đều có khả năng bài tiết hoóc môn, nhưng trong thực tế các tuyến này không hoạt động cho tới tuổi dậy thì vì chúng thiếu những tín hiệu kích thích phù hợp từ vùng limbic Thời gian dậy thì chính là khoảng thời gian trưởng thành hay “chín” của vùng limbic

- Chu kỳ kinh nguyệt:

Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng của các hoóc môn tuyến yên và buồng trứng Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian tính từ ngày bắt đầu hành kinh kỳ này đến ngày bắt đầu hành kinh kỳ sau Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ Việt Nam thường là 28 - 30 ngày

Khoảng 2 ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hóa, nồng độ estrogen và progesteron đột ngột giảm xuống mức rất thấp Kinh nguyệt được gây ra do sự giảm đột ngột nồng độ hai hoóc môn sinh dục nữ, đặc biệt là progesteron Do nồng độ hoóc môn giảm, niêm mạc tử cung bị thoái hóa tới 65% chiều dày Các động mạch xoắn co thắt do tác dụng của các sản phẩm được bài tiết từ niêm mạc bị thoái hóa, trong đó có prostaglandin Một mặt do các động mạch nuôi dưỡng lớp niêm mạc chức năng bị co thắt gây tình trạng thiếu máu, mặt khác do thiếu tác dụng kích thích của hoóc môn nên lớp niêm mạc này bắt đầu hoại tử đặc biệt là các mạch máu Kết quả là mạch máu bị tổn thương và máu chảy đọng lại dưới lớp niêm mạc chức năng Vùng chảy máu lan rộng nhanh trong 24 - 36 giờ và lớp niêm mạc bị hoại tử

sẽ tách khỏi tử cung Sau khoảng 48 giờ kể từ lúc xảy ra hiện tượng chảy máu, toàn bộ lớp niêm mạc chức năng bong ra

Trang 16

VC phụ thuộc vào giới, tuổi, chiều cao đứng [82] Vào năm 1948 Balfwin và cộng sự là người đầu tiên lập ra phương trình hồi quy để tính số VC bình thường dựa trên thế giới, tuổi, và chiều cao đứng vào năm 1948 Ông cũng nhấn mạnh công thức đưa ra có sai chuẩn lớn có lẽ vì kích thước mẫu nhỏ nhưng tác giả không nêu phương pháp, số đối tượng [82]

Sau đó nhiều tác giả nghiên cứu về VC như Bateman (1950), Whitefied, Needham (1954), Goldman (1959) Kory (1946)… Hầu hết các phương trình tính VC theo hai biến số là tuổi và chiều cao đứng Cho đến năm 1983 cộng đồng than thép Châu Âu và Tổ Chức Y Tế Thế giới đã tập hợp những công trình công bố của các tác giả của nhiều nước Châu Âu khác,

đã lập ra phương trình tính VC cho người Châu Âu theo tuổi và chiều cao đứng Cũng từ những năm đầu của thế kỷ 20, dung tích sống được dùng để đánh giá hạn chế hô hấp và nó vẫn còn được dùng tiếp tục ở nhiều Labo cho đến ngày nay [82]

Vào những năm đầu của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã đo thể tích thở ra tối đa giây bằng cách thở ra tối đa (FEV1) đánh giá tắc nghẽn đường thở Tiffeneau đã dùng tỉ lệ FEV1/VC gọi là chỉ số để đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí Sau đó Geansler để đánh gía tắc nghẽn đường dẫn khí Kể từ

đó FVC cũng được dùng để đánh giá hạn chế hô hấp Một số tác giả đã dùng

Trang 17

FVC để đánh giá hạn chế hô hấp Một số tác giả để nghiên cứu chức năng phổi trong cộng đồng vì không phải đo VC Đến những năm 50 của thế kỷ 20 nhiều tác giả đã đo FVC và trên đường ghi FVC người ta còn tính được lưu lượng tối đa trong một khoảng nhất định của FVC, lưu lượng tại những thể tích phổi khác nhau trên đường ghi FVC Trong điều tra sức khỏe cộng đồng các tác giả dùng FVC thay cho VC [82]

Năm 1959 Miller đã xây dựng phương trình tính FVC ở 77 nam và 76

nữ có độ tuổi từ 20 đến 59 Chiều cao trung bình nam là 1,74m và nữ là 1,67m, đo bằng Spiometer ướt nhưng không nói rõ tư thế Feris (1965) đã xây dựng phương trình tính FVC trên 165 nam có tuổi từ 24 - 74 và 443 nữ có tuổi từ 25 - 74 bằng Spirometer ướt ở tư thế đứng Cotes (1966), Dickman (1969), Ericson (1969) đã đo FVC ở tư thế ngồi và bằng Spiromater Và rất nhiều tác giả khác nghiên cứu về FVC như Moriss (1971), Knudson (1976), Quanjer (1978)…[82]

Ở Việt Nam các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi người bình thường được nghiên cứu từ những năm 50 Sau hội nghị hằng số sinh học người Việt Nam lần thứ II (1972), dưới sự giúp đỡ của Bộ Y tế, giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng đã chủ biên và xuất bản cuốn “HSSH” (1975) Các tác giả đã công bố các số đo trung bình của dung tích sống theo tuổi, giới và chiều cao đứng

Trang 18

Một số chỉ tiêu khác như thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (FEV1) được đưa ra dưới dạng tỷ lệ % của dung tích sống (theo [85])

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, một số tác giả đã xây dựng phương trình tuyến tính tính dung tích sống của người bình thường Từ sau

1975 đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các chỉ tiêu chức năng thông khí phổi ngày càng được nghiên cứu đầy đủ hơn Hầu hết các tác giả Việt Nam đều chỉ ra các số liệu người bình thường Việt Nam đa số thấp hơn của người Âu, Mỹ (theo [85]) Nguyễn Đình Hường và cs [45] từ kết quả nghiên cứu trên người Hà Nội, đã xây dựng được các phương trình tính giá trị bình thường của một số chỉ số, đồng thời khẳng định các chức năng thông khí phổi trên người Việt Nam thấp hơn so với người châu Âu

Theo các công trình nghiên cứu của Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Hường, Nguyễn Văn Tường [24], [45] thì dung tích sống của trẻ em thay đổi mạnh theo quá trình phát triển cá thể Các chỉ số khác liên quan với quá trình thông khí phổi của trẻ em Việt nam cũng tăng dần theo tuổi và tăng nhanh theo lớp tuổi dậy thì Các thông số hô hấp ở các em nam luôn lớn hơn của các em nữ cùng lớp tuổi và đến cuối thời kỳ dậy thì, chức năng phổi của nhiều em đã gần như người lớn

Công trình của Đoàn Yên và cs [95] nghiên cứu nhịp thở, dung tích sống, thể tích khí lưu thông của người Việt Nam từ 6 - 79 tuổi cho thấy, dung tích sống tăng nhanh đến 19 tuổi sau đó ổn định, từ 30 tuổi trở đi bắt đầu giảm Dung tích sống của người Việt Nam nhỏ hơn so với người Âu, Mỹ

Nghiên cứu của Trần Thị Loan [60] trên học sinh từ 6 - 17 tuổi cho thấy, dung tích sống của học sinh tăng dần theo lớp tuổi và ở nam tăng nhanh hơn ở nữ Theo tác giả thời điểm tăng nhanh dung tích sống diễn ra cùng một lúc với thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao đứng

Trang 19

Theo Nghiêm Xuân Thăng [81], khí hậu có ảnh hưởng lên chức năng

hô hấp của cư dân Nghệ Tĩnh, trong đó tần số hô hấp và dung tích sống chịu ảnh hưởng nhiều nhất của khí hậu

Theo nghiên cứu của Đào Mai Luyến [64] trên người Êđê và người Kinh định cư ở Đăk Lăk, các chỉ số hô hấp tương quan thuận với chiều cao đứng và tương quan nghịch với tuổi

Theo Trịnh Bỉnh Dy và cs [22] thì tốc độ gia tăng các thông số chức năng phổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, chiều cao đứng, vòng ngực…, nhưng quan trọng nhất vẫn là các yếu tố tuổi, chiều cao đứng và giới tính

1.2.2 Lịch sử nghiên cứu về các chỉ số hình thái

1.2.2.1 Trên thế giới

Sinh học cơ thể là một môn khoa học cổ điển ra đời từ rất sớm trong lịch sử hình thành xã hội loài người và đang ngày càng phát triển [38] Nghiên cứu hình thái - thể lực của con người được xem như là một bộ phận của sinh học cơ thể, nó cũng có lịch sử tồn tại và phát triển hết sức phong phú thể hiện

ở sự tăng trưởng, phát triển đặc trưng theo chủng tộc, giới tính, v.v

Một trong số các vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu con người là hình thái Từ thế kỷ XIII, Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực [70] Sau này các nhà giải phẫu học kiêm họa sỹ thời Phục hưng như Leonard de Vinci, Mikenlangielo, Raphael, v.v đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối tương quan giữa các bộ phận cơ thể người để đưa vào những tác phẩm hội họa của mình Mối quan hệ giữa hình thái với môi trường sống cũng được nghiên cứu tương đối sớm mà đại diện cho nó là nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski

Một hướng khắcc đi sâu nghiên cứu sự tăng trưởng về mặt hình thái, đó

là nghiên cứu sự tăng trưởng của cơ thể và có thể đo lường được bằng kỹ

Trang 20

thuật nhân trắc [56] Công trình đầu tiên trên thế giới cho thấy sự tăng trưởng một cách hoàn chỉnh ở các lứa tuổi từ 1 đến 25 là luận án tiến sĩ của Christian Frdrich Jumpert người Đức vào năm 1754 Công trình này được nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang do có ưu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện được trên nhiều đối tượng cùng một lúc Cũng thời gian này Philibert Guerneau de Montbeilard thực hiện nghiên cứu dọc trên con trai mình từ năm

1759 đến năm 1777 Đây là phương pháp rất tốt đã được áp dụng cho đến nay Sau đó còn có nhiều công trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, Carlschule ở Đức, H.P Bowditch ở Mỹ, v.v Năm 1977, Hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành lập [88] đánh dấu một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới

so với ở trẻ nữ và cho rằng đây có lẽ đây là lứa tuổi mà trẻ nam bắt đầu bước vào tuổi dậy thì Trong khi đó kích thước vòng ngực của trẻ nữ luôn cao hơn của trẻ nam ở tất cả các lứa tuổi THCS Điều này cũng phù hợp với sự xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp của cơ thể nữ khác với cơ thể nam

Trần Văn Dần và cộng sự [14], [16] đã tiến hành nghiên cứu trên học sinh trường phổ thông cơ sở ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình trong khoảng thời gian từ 1990 - 1995 So với Hằng số sinh học người Việt Nam” [7], thì sự phát triển chiều cao của trẻ em từ 6 đến 16 trong nghiên cứu này cao hơn

Trang 21

có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là trẻ em ở thành phố hay thị xã Sự tăng về cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em ở Hà Nội, còn ở nông thôn chưa có sự thay đổi đáng kể này

Trần Đình Long và cộng sự [62] đã tiến hành nghiên cứu trên học sinh nhóm tuổi 6 đến 16 ở thị xã Thái Bình Các tác giả nhận thấy từ 11 đến 14 tuổi thì trẻ nữ vượt trội hơn trẻ nam về các kích thước nghiên cứu Điều này phù phợp với phtát triển của trẻ nam và trẻ nữ do liên quan đến độ tuổi dậy thì Trong luận án tiến sĩ, Trần Thị Loan [60] đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ số thể lực của 3023 học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại một số trường phổ thông thành phố

Hà Nội Theo số liệu trong luận án này thì chiều cao và cân nặng tăng vọt ở lớp tuổi 14 - 15, còn học sinh nữ tăng vọt ở lớp tuổi 12 - 13 và cân nặng ở lớp tuổi

13 - 14 Thời điểm tăng vọt về kích thước vòng ngực của học sinh nam (15 - 16 tuổi) đến muộn hơn so với ở học sinh nữ (13 - 14 tuổi)

Năm 2006, Trung tâm Tâm lý học và sinh lý lứa tuổi thuộc Viện Chiến lược Chương trình giáo dục [83] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản về sinh lý tâm lý của 12.824 học sinh phổ thông từ 8 đến 20 tuổi Kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng cho thấy học sinh nam lớp tuổi 11 - 15 và nữ ở mọi lớp tuổi (trừ 16 và 18 tuổi) đã thoát khỏi tình trạng còi cọc

1.2.3 Lịch sử nghiên cứu về tuổi dậy thì

1.2.3.1 Trên thế giới

Trong hơn một nửa thế kỷ trước, việc nghiên cứu về sinh lý sinh dục và sinh sản ngày càng được quan tâm nhiều hơn, mở rộng hơn, nhất là từ khi vấn

đề hạn chế sinh đẻ được đề ra một cách khẩn trương trên toàn thế giới Ngoài

ra còn có các công trình nghiên cứu về các hiện tượng sinh học xảy trong quá trình sinh sản như sinh noãn, sinh tinh trùng, hiện tượng thụ tinh và làm tổ của trứng đã được thụ tinh…Nhờ đó mà những hiểu biết về sinh lý học sinh sản ngày càng rõ hơn [49], [50], [51], [52]

Trang 22

Từ năm 1927, nhóm nghiên cứu của Achleim & Zondek (Đức) và nhóm nghiên cứu của Smith & Engel (Mỹ) đã được độc lập nghiên cứu và đồng thời cũng tìm ra kết quả là trong nước tiể có hai chất tác dụng lên hoạt động của tuyến sinh dục là Prolan A và Prolan B, mà sau này gọi là kích nang

tố (FSH) và kích hoàng thể tố (LH)

Đến năm 1961, Baracluogh và Gorski đã kích thích điện vào vùng Hypothalamus đã tìm thấy 2 trung khu điều hòa chức năng sinh dục, sinh sản: Trung khu trước điều hòa sự bài tiết kích dục tố có tính chất chu kỳ Ở con đực trung khu này không hoạt động

Trung khu sau điều hòa bài tiết kích dục tố không theo chu kỳ, đây là các kích dục tố thường gặp ở động vật giống đực

Như một đồng hồ sinh học, các xung thần kinh nhịp nhàng từ trung khu trước đến trung khu sau để điều hòa sự bài tiết theo chu kỳ các hoóc môn kích dục tố

Trước năm 1970, các nhà khoa học chỉ nói tới vai trò các chất nội tiết trong điều hòa chức năng sinh sản, đến nay người ta nhận thấy tham gia vào điều hòa chức năng sinh sản gồm có cơ chế thần kinh và nội tiết Sự điều hóa sinh sản theo cơ chế thần kinh và nội tiết được thực hiện theo nhiều bậc, có sự tham gia của vỏ não [67]

Những nghiên cứu về các giai đoạn dậy thì của trẻ em cũng được đặc biệt quan tâm Hiện tượng này không chỉ thay đổi bởi các yếu tố bên trong cơ thể mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như giới tính, chủng tộc, môi trường sống có ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như giới tính, chủng tộc, môi trường sống trong cả nước Thể dục và lao động cũng làm xuất hiện sớm dậy thì

Trang 23

1.2.3.2 Ở Việt Nam

Trong những năm 60 và nửa đầu thập kỷ 70, nhiều tác giả Việt Nam đã nghiên cứu về tuổi có kinh lần đầu cũng nhu chu kỳ kinh nguyệt của công nhân, nông dân, học sinh nông thôn và thành thị Những kết quả này đã thống

kê trong tập “Hằng số sinh học người Việt Nam”

Vào năm 1965, Nguyễn Huy Cận và cộng sự (theo [52]) tiến hành nghiên cứu về tuổi thấy kinh nguyệt lần đầu từ người Việt Nam, đã nhận định được kết quả là 16,5 tuổi Năm 1970, Vũ Thục Nga (theo [52]) đã nghiên cứu kích dục

tố tuyến yên toàn phần trong vòng kinh bình thường của phụ nữ Việt Nam Năm 1971, Ngô Thế Phương (theo[52]) đã nghiên cứu sự biệt hóa sinh dục của vùng Hypothlamus, kết quả là đã xác định được những hoóc môn sinh dục tại Hypothalamus Ở nước ta, theo Hằng số sinh học người Việt Nam [86] tuổi dậy thì hoàn toàn ở các em gái trong khoảng 13 - 14 tuổi, ở các em trai trong khoảng 14 - 16 tuổi

Từ năm 1976 đến 1980, Đinh Kỷ, Lương Bích Hồng [51], Cao Quốc Việt

và cộng sự [93] đã nghiên cứu những biến đổi của cơ thể ở lứa tuổi dậy thì trên 2780 em học sinh có độ tuổi từ 8 đến 18 thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng nông thôn tỉnh Thái Bình Việc nghiên cứu gồm thời điểm mọc lông mu, lông nách ở cả 2 giới, riêng ở nữ còn phát triển thêm tuyến vú và tuổi có kinh lần đầu (ở Hà Nội là 13,83 tuổi, ở thành phố Hồ Chính Minh là 13,87 tuổi)

Từ năm 1982 đến 1988, Nguyễn Thu Nhạn, Cao Quốc Việt, Nguyễn Nguyệt Nga và cộng sự [77] đã tiến hành nghiên cứu trên 72 trẻ trai và 84 trẻ gái từ 6-12 tuổi ở hai trường THCS Trung Tự (Hà Nội) và Bắc Lý (Hà Nam Ninh) Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dọc, các đối tượng được theo dõi trong suốt 7 năm bằng phỏng vấn và khám lâm sàng Các nghiên cứu

Trang 24

gồm kích thước tinh hoàn, tuổi bắt đầu phát triển tuyến vú, lông mu, lông nách, xuất tinh và có kinh lần đầu

Cũng theo nghiên cứu trên, năm 1989 nhóm các tác giả Đào Huy Khuê, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Chế Nghĩa [47] đã tiến hành nghiên cứu trên 1478 học sinh lứa tuổi từ 6 đến 17 tuổi

Cao Quốc Việt, Nguyễn Phú Đạt và cộng sự [97] đã tiến hành phỏng vấn

và kết hợp thăm khám lâm sàng, chụp điện quang trên đối tượng trẻ 6 đến 17 tuổi ở các vùng nội thành Hà Nội,

Các tác giả Phạm Thị Minh Đức, Lê Thu Liên, Phùng Thị Liên và cộng sự [31] đã tiến hành nghiên cứu trên nữ sinh các trường THCS, THPT và phụ nữ

từ 13 - 60 tuổi tại xã Liên Ninh (ngoại thành Hà Nội) gồm 573 nữ sinh từ

9-17 tuổi và 820 phụ nữ và tại phường Thượng Định (Nội thành hà Nội)

Gồm 1589 nữ và 9 - 17 tuổi và 805 phụ nữ Các nghiên cứu này được tiến hành và so sánh với các nghiên cứu trước đó cũng tại địa điểm này ở các thập kỷ khác nhau

Năm 1996, Phạm Thị Sang [79] đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ số sinh lý - sinh dục ở nữ và phụ nữ trên địa bàn thành phố Huế Tác giả đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa kích thước nhân trắc với việc có kinh nguyệt ở nữ sinh cho rằng, ở lớp tuổi 11 - 15, chiều cao và cân nặng của nhóm học sinh nữ đã có kinh nguyệt vượt trội hơn so với các em chưa có kinh nguyệt cùng lứa tuổi Một số kết quả nghiên cứu đáng lưu ý khác của tác giả,

đó là tuổi có kinh lần đầu sớm nhất là 10 tuổi và chậm nhất là 17 tuổi Tác gi cũng nhận định rằng tuổi có kinh lần đầu ngày càng sớm nếu so sánh giữa các thập kỷ trước với thập kỷ 90

Trong cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90

- thế kỷ XX” [5] Các tác giả đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu giá trị sinh học về chức năng sinh dục sinh sản ở nữ Các tác giả nhận định tuổi có kinh

Trang 25

nguyệt lần đầu tiên ở trẻ gái thay đổi theo vùng miền, ở nội thành Hà Nội là

13 năm 3 tháng, ở nông thôn là 14 năm, nội thành Huế là 13 năm 7 tháng, ở thị xã Đông Hà là 14 năm 5 tháng

Các nghiên cứu về tuổi dậy thì ở trẻ nam, ở trẻ nữ và tuổi mãn kinh đã và đang được nhiều tác giả tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau nhằm rút ra quy luật phát triển của con người Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau

và sống ở những vùng miền khác nhau

Trang 26

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, có lớp tuổi từ 12 đến 15 thuộc trường Trung học cơ sở Thị Trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm học 2010 - 2011 Các đối tượng nghiên cứu có sức khỏe tốt, trạng thái tâm sinh lý bình thường, tuổi của các đối tượng được tính theo quy ước chung của tổ chức Y tế thế giới (theo [26])

2.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1 Phân bố các đối tượng nghiên cứu

và giới tính được thể hiện qua bảng 2.1

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Các chỉ số được nghiên cứu

Trang 27

- Các chỉ số về hình thái thể có liên quan đến các chỉ số hô hấp: chiều

cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình

- Các chỉ số chức năng thông khí phổi: dung tích sống (VC), dung tích

sống thở mạnh (FVC), thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (FEV1), dung tích hít vào (IC), thể tích khí lưu thông (TV)

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái có liên quan đến các chỉ số hô hấp

- Phương pháp nghiên cứu nhân trắc học của Nguyễn Quang Quyền [47]

- Nơi đo đạc: được đảm bảo đầy đủ tiện nghi và điều kiện cho người đo

và người được đo (rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ thích hợp,

có phòng đo nam riêng, nữ riêng)

- Trước khi đo, các dụng cụ đều được kiểm tra, người đo được tập huấn

kỹ về kỹ thuật nhân trắc

- Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu các chỉ số:

Chiều cao đứng (đơn vị: cm): được đo bằng thước đo y tế của Trung

Quốc có vạch chia đến mm Khi đo, đối tượng ở tư thế đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, đầu để thẳng so cho đuôi mắt và điểm giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể, đồng thời đảm bảo 4 điểm chẩm, lưng, hai mông, gót chạm vào thước đo

Cân nặng (đơn vị: kg): được xác định bằng cân điện tử SECA của Nhật

Bản có độ chính xác đến 0,1kg, cân được điều chỉnh chính xác trước khi cân

và được đặt trên mặt đất cứng, phẳng Khi cân đối, đối tượng chỉ mặc quần áo mỏng, nhẹ, không đi giày, dép Cân vào buổi sáng khi học sinh chưa ăn sáng

Vòng ngực trung bình (đơn vị: cm): được xác định bằng loại thước dây

không co giãn của Trung Quốc, độ chính xác đến mm Vòng ngực được đo ở

tư thế đứng thẳng, vòng thước quấn quanh ngực, phía sau vuông góc với cột

Trang 28

sống sát dưới xương bả vai, phía trước qua mũi ức, sao cho mặt phẳng do thước dây tạo ra song song với mặt đất

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số chức năng thông khí phổi

Các chỉ số hô hấp: dung tích sống (VC), dung tích sống thở mạnh (FVC), thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu (FEV1), dung tích hít vào (IC), thể tích khí lưu thông (TV)

Các chỉ số hô hấp được đo theo điều kiện tiêu chuẩn tại phòng y tế của các trường THCS bằng máy đo chức năng hô hấp Spirolab II của Italya Trước khi đo, kỹ thuật viên phải giải thích cho đối tượng về cách thức đo, đồng thời khởi động và kiểm tra kỹ thuật phế dung kế [12]

Nạp thông tin vào máy

Cho đối tượng ngậm ống giấy và kẹp mũi đối tượng Nhắc đối tượng thở bình thường Dạng sóng thở hiển thị trên màn hình Khi máy phát hiện 3 nhịp thở bình thường, bộ vi xử lý phát bộ vi xử lí phát ra tiếng Beep

Đo dung tích sống VC: Ấn phím VC Đối tượng đo ở tư thế đứng, nhắc đối tượng hít vào hết sức đến mức có thể, sau đó thở ra hết sức mà không phải gắng sức Khi đối tượng không thể thở ra nhiều hơn nữa thì trở về bình thường, ấn phím stop, bỏ ống ngậm miệng và bỏ kẹp mũi cho đối tượng Nếu phép đo không được thực hiện tốt, ấn phím Start để bắt đầu đo lại từ thời gian cân bằng và lặp lại các bước

Đo dung tích sống thở mạnh FVC: Ấn phím FVC Nhắc đối tượng hít vào hết sức đến mức có thể, sau đo thở ra thật nhanh và mạnh với toàn bộ khả năng có thể Nhắc đối tượng cố gắng thở ra toàn bộ khí trong khoảng hơn 5 giây Khi đã thở ra cực đại yêu cầu đối tượng hít sâu vào, khi đối tượng không thể hít vào nhiều hơn nữa thì trở về bình thương, ấn phím stop, bỏ ống ngậm miệng và bỏ kẹp mũi cho đối tượng Nếu phép đo không thực hiện tốt, ấn phím Start để bắt đầu đo lại từ thời gian cân bằng và lặp lại các bước

Trang 29

Các chỉ số khác được phế dung kế đo và tính ra kết quả

Chức năng hô hấp được tính theo phương trình hồi quy có dạng :

y = aH + bA + c Trong đó :

y: thông số về thể tích (lít) a,b: hệ số của H và A H: chiều cao đứng tính bằng mét c: hằng số

A:tuổi

Số liệu về thông số khí của phổi được chia theo lớp tuổi, sau đó xử lý thống kê trên máy tính với chương trình SPSS để tìm ra phương trình hồi quy

2.2.2.3 Phương pháp đánh giá về tuổi dậy thì

Điều tra tuổi dậy thì của học sinh được thực hiện bằng phương pháp điều tra thông qua các bảng hỏi Phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu về tuổi dậy thì và ghi chép lại các nội dung nghiên cứu

2.2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý theo toán xác suất thống kê dùng trong y, sinh học [46] Việc tính toán số liệu được thực hiện trên máy vi tính bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 Các số liệu được nhập đầy đủ sẽ được máy tính

xử lý để tính: giá trị trung bình (X ), độ lệch chuẩn (SD)

- Tính giá trị trung bình:

n

X X

n

i i

 1

Trong đó: X - Giá trị trung bình; Xi - Giá trị thứ i của đại lượng X; n -

Số cá thể ở mẫu nghiên cứu

- Tính độ lệch chuẩn theo công thức:

Trang 30

 

n

X X SD

n

i n

n i

n

i i

i

Y Y

n X

X n

Y X

Y X n

r

1

2 1

2 1

2 1 2

Trong đó: Xi - Từng giá trị của đại lượng X; Yi - Từng giá trị của đại lượng Y; n - Số mẫu có trong công thức; r - Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y

- Số liệu về thông số khí của phổi được chia theo lớp tuổi, sau đó xử lý thống kê trên máy tính để tìm ra phương trình hồi quy

Sự sai khác của hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau được kiểm định bằng hàm “T – test” theo phương pháp Student – Fisher

Kết quả nghiên cứu được so sánh với số liệu trong quyển “Hằng số sinh học của người Việt Nam” và các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây của các tác giả khác

Trang 31

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 CÁC CHỈ SỐ HÔ HẤP CƠ BẢN CỦA HỌC SINH

3.1.1 Dung tích sống của học sinh

Dung tích sống là thể tích khí huy động được sau một lần hít vào gắng sức và thở ra hết sức Nó là thể tích tối đa có thể trao đổi trong một lần hô hấp

do đó phần nào thể hiện thể lực của con người

Chỉ số dung tích sống lớn hay nhỏ phụ thuộc vào sự phát triển, mở rộng của khung xương sườn và sự co giãn của các cơ hô hấp Chính vì vậy đây là một trong các chỉ tiêu đánh giá chức năng hô hấp nói riêng và tình trạng sức khỏe nói chung

Kết quả nghiên cứu dung tích sống của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1, hình 3.2

Bảng 3.1 Dung tích sống của học sinh

Trang 32

Các số liệu trong bảng 3.1, hình 3.1 và hình 3.2 cho thấy :

Dung tích sống trung bình của học sinh nam là 3,18 ± 0,51lít, của học sinh nữ là 2,71 ± 0,38 lít Dung tích sống của học sinh nam tăng từ 2,59 ± 0,47 lít lúc 12 tuổi lên 3,68 ± 0,55 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 0,09 lít, tăng trung bình 0,36 lít/năm Dung tích sống của học sinh nữ tăng từ 2,39 ± 0,37 lít lúc

12 tuổi lên 2,90 ± 0,38 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 0,51lít, tăng trung bình 0,17 lít/năm Như vậy, từ 12 - 15 tuổi, dung tích sống của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng dung tích sống của học sinh nam nhanh hơn so với tốc độ tăng dung tích sống của học sinh nữ

Tuy nhiên, tốc độ tăng dung tích sống của học sinh theo lớp tuổi không đồng giữa các năm Cụ thể, dung tích sống của học sinh nam tăng nhiều nhất

là 0,52 lít ở giai đoạn từ 14 - 15 tuổi, tăng ít nhất là 0,2 lít ở giai đoạn 13 - 14 tuổi Dung tích sống của học sinh nữ tăng nhiều nhất là 0,32 lít ở giai đoạn

12-13 tuổi, tăng ít nhất là 0,08 ở giai đoạn 14 - 15 tuổi

Trong cùng một độ tuổi, dung tích sống của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 0,78 lít lúc 15 tuổi, ít nhất 0,2 lít lúc 12 tuổi

Ở học sinh nam và học sinh nữ đều có thời điểm dung tích sống tăng nhanh Thời điểm này ở học sinh nữ xuất hiện lúc 12 - 13 tuổi, sớm hơn so với ở học sinh nam 14 - 15 tuổi là hai năm Mức tăng dung tích sống của học sinh nam ở thời điểm tăng nhanh lớn hơn nhiều so với học sinh nữ Như vậy, thời điểm tăng nhanh dung tích sống của học sinh xảy ra cùng lúc với thời điểm tăng nhanh về chiều cao đứng của học sinh

Sự chênh lệch dung tích sống của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi

có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Trang 33

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện dung tích sống của học sinh

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng dung tích sống của học sinh

Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa dung tích sống (VC - tính bằng lít) với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:

Nam : VC = 3,9536H + 0,0047A - 2,7324

Nữ : VC = 2,5558H + 0,0034A - 2,8876

Trang 34

3.1.2 Dung tích sống thở mạnh của học sinh

Kết quả nghiên cứu dung tích sống thở mạnh của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.3, hình 3.4

Bảng 3.2 Dung tích sống thở mạnh của học sinh

Các số liệu trong bảng 3.2, hình 3.3 và hình 3.4 cho thấy :

Dung tích sống thở mạnh trung bình của học sinh nam là 3,55 ± 0,27 lít, của học sinh nữ là 2,58 ± 0,26 lít Dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng từ 2,75 ± 0,24 lít lúc 12 tuổi lên 3,90 ± 0,24 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 1,15 lít, tăng trung bình 0,38 lít/năm Dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ tăng

từ 2,15 ± 0,25 lít lúc 12 tuổi lên 2,99 ± 0,28 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 0,84 lít, tăng trung bình 0,28 lít/ năm Như vậy, từ 12 - 15 tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh nam nhanh hơn so với tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ

Trang 35

Tuy nhiên, tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh theo lớp tuổi không đồng giữa các năm Cụ thể, dung tích sống thở mạnh của học sinh nam tăng nhiều nhất là 1,06 lít ở giai đoạn từ 13 - 14 tuổi, tăng ít nhất là 0,01 lít ở giai đoạn 14 - 15 tuổi Dung tích sống thở mạnh của học sinh nữ tăng nhiều nhất là 0,54 lít ở giai đoạn 13 - 14 tuổi, tăng ít nhất là 0,1 lít ở giai đoạn

14 - 15 tuổi

Trong cùng một độ tuổi, dung tích sống thở mạnh của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh

nữ nhiều nhất là 1 lít lúc 14 tuổi, ít nhất 0,1 lít lúc 15 tuổi

Sự chênh lệch dung tích sống thở mạnh của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa dung tích sống thở mạnh (FVC - tính bằng lít), với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:

Nam: FVC= 2,87651H + 0,0065A - 2,6513 Nữ: FVC = 1,9832H + 0,0023A - 2,6732

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện dung tích sống thở mạnh của học sinh

Trang 36

Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng dung tích sống thở mạnh của học sinh 3.1.3 Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh

Kết quả nghiên cứu thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh 12 -

15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.5, hình 3.6

Bảng 3.3 Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh

Các số liệu trong bảng 3.3, hình 3.5 và hình 3.6 cho thấy :

Thể tích khí thở ra tối đa giây đầu trung bình của học sinh nam là 3,21

± 0,26 lít, của học sinh nữ là 2,61 ± 0,28 lít Với học sinh nam, giai đoạn từ

12 - 15 tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu tăng liên tục Cụ thể, thể tích

Trang 37

khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam tăng từ 2,59 ± 0,23 lít lúc 12 tuổi lên 3,78 ± 0,27 lít lúc 15 tuổi, tăng thêm 1,19 lít, tăng trung bình 0,40 lít/năm Với học sinh nữ, giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nữ tăng liên tục, nhưng giai đoạn 14 - 15 tuổi thì thể tích khí thở

ra tối đa giây đầu lại có chiều hướng giảm nhẹ Cụ thể, thể tích khí thở ra tối

đa giây đầu tăng từ 2,15 ± 0,25 lít lúc 12 tuổi lên 2,99 ± 0,28 lít lúc 14 tuổi, tăng thêm 0,39 lít Nhưng đến giai đoạn 14 - 15 tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu giảm từ 2,78 ± 0,31lít lúc 14 tuổi xuống 2,77 ± 0,34 lít lúc 15 tuổi, giảm 0,01 lít Mỗi năm, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam tăng trung bình 0,40 lít/năm, của học sinh nữ tăng trung bình 0,13 lít/năm Điều này cho thấy, từ 12 - 15 tuổi, tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu trung bình của học sinh nam lớn hơn so với tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nữ

Trong cùng một độ tuổi, thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam luôn lớn hơn của học sinh nữ Mức chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ nhiều nhất là 1,01 lít lúc 15 tuổi, ít nhất 0,19 lít lúc 13 tuổi

Sự chênh lệch về thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Trang 38

Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học sinh

Các phương trình hồi quy thể hiện mối tương quan giữa thể tích khí thở

ra tối đa giây đầu (FEV1 - tính bằng lít) với tuổi (A - tính bằng năm) và chiều cao đứng (H - tính bằng mét) của học sinh như sau:

Nam : FEV1 = 2,5565 H + 0,02885A - 2,345

Nữ : FEV1 = 1,7653H + 0,02456A - 2,457

Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng thể tích khí thở ra tối đa giây đầu của học

sinh

Trang 39

3.1.4 Thể tích khí lưu thông của học sinh

Thể tích khí lưu thông là thể tích khí vận chuyển trong một lần hít vào bình thường hoặc thở ra bình thường

Thể tích khí lưu thông sẽ quyết định lượng không khí được đổi mới trong mỗi nhịp thở và từ đó quyết định lượng oxi cung cấp cho cơ thể Vì vậy đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của bộ máy hô hấp

Kết quả nghiên cứu thể tích khí lưu thông của học sinh 12 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.4 và hình 3.7, hình 3.8

Bảng 3.4 Thể tích khí lưu thông của học sinh

Các số liệu trong bảng 3.4, hình 3.7 và hình 3.8 cho thấy :

Thể tích khí lưu thông trung bình của học sinh nam là 0,51 ± 0,26 (lít), của học sinh nữ là 0,47 ± 0,32 (lít) Với học sinh nam, giai đoạn từ 12 - 14

Trang 40

tuổi, thể tích khí lưu thông tăng dần Cụ thể, thể tích khí lưu thông lúc 12 tuổi

là 0,45 ± 0,25 lít, đến 14 tuổi đạt được 0,58 ± 0,22 lít, tăng thêm 0,13 lít Giai đoạn 14 - 15 tuổi, thể tích khí lưu thông giảm (mức giảm 0,09 lít) Với học sinh nữ, giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, thể tích khí lưu thông tăng dần Cụ thể, thể tích khí lưu thông lúc 12 tuổi là 0,46 ± 0,27 lít, đến 14 tuổi đạt được 0,49 ± 0,36 lít, tăng thêm 0,03 lít Giai đoạn 14 - 15 tuổi, thể tích khí lưu thông giảm (mức giảm 0,05 lít) Như vậy, thể tích khí lưu thông của học sinh nam và học sinh nữ tăng trong giai đoạn 12 - 14 tuổi, giảm trong giai đoạn trong giai đoạn 14 - 15 tuổi

Ở cùng một lớp tuổi, thể tích khí lưu thông của học sinh nam và học sinh

nữ cũng không giống nhau Cụ thể là, lúc 12 tuổi, thể tích khí lưu thông của học sinh nữ có trị số lớn hơn của học sinh nam Nhưng đến giai đoạn 13 - 15 tuổi, thể tích khí lưu thông của học sinh nam lại có trị số lớn của học sinh nữ

Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện thể tích khí lưu thông của học sinh

Sự chênh lệch về thể tích khí lưu thông của học sinh nam và nữ giữa các lớp tuổi đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w